Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan - Pdf 28


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Những chữ viết tắt dùng trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1.1.1. Phát triển thể chất 3
1.1.2. Tập quán dinh dưỡng 3
1.1.3. Suy dinh dưỡng 3
1.1.4. Các kích thước nhân trắc thường dùng trong đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trẻ em 4
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM QUA TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG 7
1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam 9
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI,
HMÔNG VÀ DAO 11
1.3.1. Người Thái 11
1.3.2. Người Hmông 13
1.3.3. Người Dao 15
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ, TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 17
1.4.1. Trên thế giới 17
1.4.2. Tại Việt Nam 23

3.3.1. Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi 93
3.3.2. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi 102
3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC HÌNH
THÁI CƠ THỂ THÔNG QUA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA
TRẺ EM 106
3.4.1. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi 107
3.4.2. Nhóm trẻ 8-10 tuổi 111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 124
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BDLMDD
: Bề dày lớp mỡ dưới da
BDLMDD DMB
: Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả
BDLMDD CTĐCT
: Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm cơ tam đầu cánh tay
BMI
: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
GTSH
: Giá trị sinh học
OR
: Odds Ratio (Tỷ suất chênh)
SDD
: Suy dinh dưỡng
SDD cân nặng/chiều cao

Bảng 3.10. Kích thước vòng đầu/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn của WHO 57
Bảng 3.11. Vòng đầu (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 57
Bảng 3.12. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 59
Bảng 3.13. Kích thước vòng cánh tay trái duỗi/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn
của WHO 60
Bảng 3.14. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 61
Bảng 3.15. Vòng ngực bình thường (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 62
Bảng 3.16. Vòng bụng qua rốn (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 63
Bảng 3.17. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 65
Bảng 3.18. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi so với chuẩn
của WHO 66
Bảng 3.19. BDLMDD (mm) tại điểm I15 của trẻ 8 -10 tuổi 67
Bảng 3.20. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 68
Bảng 3.21. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả theo tuổi so với chuẩn của WHO70
Bảng 3.22. BDLMDD (mm) tại điểm E6 của trẻ 8-10 tuổi 70
Bảng 3.23. BDLMDD (mm) tại điểm G15 của trẻ 8 -10 tuổi 72
Bảng 3.24. BDLMDD (mm) tại điểm A8 của trẻ 8 -10 tuổi 73
Bảng 3.25. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu 76
Bảng 3.26. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi . 77
Bảng 3.27. Các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng cánh
tay trái duỗi (Mô hình 1), giữa BDLMDD tại điểm A8 và E6 (Mô hình 2),
giữa BDLMDD tại điểm I5 và G15 (Mô hình 3) 79
Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ 8-10 tuổi 80
Bảng 3.29. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi 81
Bảng 3.30. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 82
Bảng 3.31. Tỷ lệ còi của trẻ dưới 5 tuổi các dân tộc theo nhóm tuổi 84
Bảng 3.32. Tỷ lệ còi của bé trai và bé gái dưới 5 tuổi 85

Bảng 3.33. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 85
Bảng 3.34. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo nhóm tuổi 86

nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Hmông 120
Bảng 3.62. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân
nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Dao 121
Bảng 3.63. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ còm ở trẻ 8-10 tuổi người
Thái 122
Bảng 3.64. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị còm của trẻ 8-10 tuổi
người Hmông 123

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu 38
Hình 2.2. Các điểm mỡ dưới da A8, E6, I15 và G15 ở người 39
Hình 3.1. So sánh cân nặng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi
với nghiên cứu khác 51
Hình 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-
10 tuổi với nghiên cứu khác 54
Hình 3.3. So sánh kết quả về vòng đầu của bé gái (bên trái) và bé trai (bên phải)
dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao với nghiên cứu khác 56
Hình 3.4. So sánh vòng đầu trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi
với nghiên cứu khác 58
Hình 3.5. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai
(b) dưới 5 tuổi với nghiên cứu khác 60
Hình 3.6. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai
(b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 61
Hình 3.7. So sánh vòng ngực trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10
tuổi với nghiên cứu khác 63
Hình 3.8. Vòng bụng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 64
Hình 3.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay trung bình của các bé gái
(a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi 66

sâu vào nghiên cứu thực nghiệm (tìm hiểu nhu cầu về dinh dưỡng của con người,
vai trò của các chất dinh dưỡng cũng như những hậu quả do thiếu dinh dưỡng gây
ra, v.v.) thì có một hướng khác là nghiên cứu thực địa, tìm hiểu những tập quán
chăm sóc dinh dưỡng nhằm tìm ra những tập quán tốt, có lợi, giúp con người hấp
thu tốt nguồn dinh dưỡng hiện có, đồng thời chỉ ra những tập quán lạc hậu, ảnh
hưởng đến tình trạng hấp thụ nguồn dinh dưỡng của con người.
Gordon M. Wardlaw (1999) đã cho thấy: ngoài việc cung cấp đủ số lượng và
chất lượng các chất dinh dưỡng thì việc chăm sóc cho trẻ em (chế độ ăn), cách chế
biến thức ăn (tập quán) là những vấn đề không thể thiếu trong dinh dưỡng học
[112]. Barbara A. Bowman, Robert M. Russel (2001) cho rằng: ngay từ những ngày
đầu trong thời tiền sử, con người đã có nhận thức về dinh dưỡng và sự nhận thức
ngày càng được bổ sung [102]. Tuy nhiên, cho đến nay hiểu biết về dinh dưỡng vẫn
khác nhau ở các cộng đồng người, phụ thuộc nhiều vào tập quán và có những nhận
thức sai lệch về dinh dưỡng.
Các nguyên nhân của suy dinh dưỡng (SDD) là phức hợp từ nguyên nhân
trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc mà bắt nguồn từ sự nghèo
đói, v.v. Theo Viện Dinh dưỡng, năm 2007 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn
quốc là 21,2%, tỷ lệ này ở tỉnh Yên Bái là 26,7% [93]. Nước ta đưa ra chỉ tiêu đến
năm 2010, phải hạ tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% [3].
Viện Dinh dưỡng và Bộ môn Dinh dưỡng của trường Đại học Y Hà Nội ngay
từ khi mới thành lập đã có những nghiên cứu về dinh dưỡng, đi sâu vào thực
nghiệm, tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho các lứa tuổi và các đối tượng lao động.

2
Những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đã được tiến hành. Các nhà
dinh dưỡng Việt Nam đã đưa ra bảng khẩu phần ăn cho người trưởng thành cũng
như trẻ em.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tập quán chăm sóc và sự phát triển cơ thể
của trẻ, nhưng những công trình về mối liên quan giữa tập quán chăm sóc và sự
phát triển cơ thể trẻ của từng vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế.

giai đoạn tiếp theo. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
số lượng, chất lượng chất dinh dưỡng và cách thức sử dụng, cung cấp nguồn dinh
dưỡng đó (còn gọi là tập quán dinh dưỡng). Tập quán dinh dưỡng của người Việt
Nam rất đa dạng, phụ thuộc vào từng vùng sinh thái, từng tộc người.
1.1.3. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là một trạng thái nghèo dinh dưỡng liên quan tới việc hấp
thụ không đủ hoặc quá nhiều thức ăn, hấp thụ không đúng loại thức ăn và phản ứng
của cơ thể với hàng loạt các lây nhiễm dẫn tới hấp thụ không tốt hoặc không có khả
năng sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để duy trì sức khỏe. Về mặt lâm
sàng, SDD được đặc trưng bởi sự hấp thụ thừa hoặc thiếu protein, năng lượng và
các vi chất như vitamin và hậu quả là sự xuất hiện của các bệnh lây nhiễm và rối
loạn [143].
Theo WHO (2006), có các loại SDD sau: SDD thể còm (wasting), thể còi
(stunting), thể nhẹ cân (underweight), thừa cân hay quá cân (overweight) và béo phì
(obesity) [140].

4
Theo ước tính của WHO (2002) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ tương
đương 26,7% tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 182 triệu trẻ bị SDD thể
còi. Trên 2/3 trẻ bị SDD trên thế giới tập trung ở Châu Á (đặc biệt là Nam Á) và
25,6% nằm ở Châu Phi. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm nhiều, năm 1985 là
51,5% giảm xuống còn 28,4% vào năm 2003 [1].
Mặc dù SDD có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng các
loại SDD đều có ảnh hưởng giống nhau đến sức khỏe. Mức độ hậu quả từ nhẹ đến
nặng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào và thời gian kéo dài của vấn đề này [59].
Nguyên nhân chính của SDD là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,
một bộ phận dân số (nhất là những người sống ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa)
vẫn chưa đủ ăn. SDD là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến (hay
nguyên nhân dẫn đến) các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, bệnh đường hô
hấp, v.v. So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ em SDD thường có chiều cao

còi tăng nhanh ở trẻ sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định, sau đó chiều cao
đứng trung bình đi song song với chiều cao đứng của quần thể tham khảo.
Cân nặng theo chiều cao đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại; cân nặng
theo chiều cao đứng thấp phản ánh SDD thời kỳ hiện tại (thể gày còm), trẻ thiếu ăn,
làm cho ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm. Ở các nước nghèo, nếu không khan
hiếm thực phẩm, tỷ lệ này thường dưới 5%; nếu từ 10-14% là cao và trên 15% là rất
cao. Thường tỷ lệ này cao nhất ở 2 tuổi [41].
Tuy nhiên, để kiểm soát sự tăng trưởng của trẻ em nói chung thì việc chỉ sử
dụng chỉ số cân nặng theo tuổi là không đủ. Vì vậy, người ta thường sử dụng thêm
các chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi, vòng cánh tay trái duỗi (VCTTD), vòng đầu
và bề dày lớp mỡ dưới da (BDLMDD) tại một số điểm trên cơ thể.
BMI theo tuổi: chỉ số này được dùng để bổ sung cho chỉ số chiều cao/tuổi
trong việc đánh giá mức độ gầy (BMI/tuổi thấp), thừa cân và béo phì (BMI/tuổi
cao) cùng với còi (chiều cao/tuổi thấp) ở trẻ em trong độ tuổi đi học và người
trưởng thành. Sử dụng riêng chỉ số cân nặng/tuổi chỉ có thể đánh giá sự tăng trưởng
của trẻ trong giai đoạn trước 10 tuổi, bởi vì sau 10 tuổi thì chỉ số cân nặng/tuổi

6
không phân biệt được chiều cao đứng và cân nặng trong giai đoạn này khi có nhiều
trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng do dậy thì và nhiều trẻ có biểu hiện thừa cân
nhưng thực tế là do chúng chỉ cao lên đơn thuần [121].
Vòng cánh tay trái duỗi: Vòng cánh tay trái duỗi (VCTTD) dựa trên một
ngưỡng duy nhất cho trẻ dưới 5 tuổi đã được sử dụng trong nhiều năm trước với tư
cách là một kích thước thay thế để đánh giá tình trạng của trẻ trong các cuộc khủng
hoảng đói và tị nạn, đồng thời cũng là một công cụ sàng lọc trong các tình huống
không khẩn cấp. Tuy vậy, gần đây có nhiều câu hỏi đặt ra về việc liệu VCTTD có
độc lập với tuổi và giới tính hay không. Sau khi xem xét các bằng chứng khoa học
về việc sử dụng và giải thích VCTTD, Hội đồng chuyên gia của WHO đã đề xuất
dữ liệu tham chiếu VCTTD theo tuổi sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên trong
một số phạm vi, khó có thể xác định được tuổi của trẻ, vì vậy VCTTD theo chiều

Theo WHO, các khuynh hướng của SDD thể còi từ năm 1980 đến năm 2020
cho thấy tỷ lệ SDD thể còi tổng số ở các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục giảm từ
29,8% (năm 2000) xuống còn 16,3% (năm 2020). Tuy nhiên khuynh hướng tiếp tục
giảm này sẽ không đều ở các khu vực khác nhau. Từ năm 2000 tới 2020, tỷ lệ còi ở
Châu Phi sẽ giảm ít hơn (từ 39,4% xuống 31,1%) nhưng số lượng trẻ bị SDD thể
còi lại tăng (từ 44 triệu vào năm 2000 lên 48 triệu vào năm 2020) do sự gia tăng dân
số. Ở Châu Á, Mỹ La tinh và Caribê thì cả phần trăm và số lượng trẻ bị còi được dự
đoán là tiếp tục giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2020 [118].
1.2.1.2. Suy dinh dưỡng thể thừa cân và thể còm
Thừa cân phản ánh một cực khác của SDD ở trẻ, tình trạng thừa cân của trẻ
đã và đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Ở các quốc gia phát triển, một vài
nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ nhỏ đang có chiều hướng tăng [119].
Trong khi đó ở các quốc gia đang phát triển thì vấn đề này còn ít các nghiên cứu đề
cập tới. Dữ liệu mới nhất về tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân và còm ở 102 quốc gia
cho thấy: các quốc gia có tỷ lệ còm cao tập trung chủ yếu ở Trung Đông, Bắc Phi và

8
Mỹ La tinh. Tỷ lệ còm nói chung cao hơn so với tỷ lệ thừa cân, ở Châu Á và Châu
Phi tỷ lệ còm cao gấp 2,5-3,5 lần so với tỷ lệ thừa cân.
1.2.1.3. Những khuynh hướng của suy dinh dưỡng trên toàn thế giới
Một phân tích dữ liệu đại diện cho 39 quốc gia trong các nghiên cứu gần đây
ở các nước đang phát triển đã cho thấy rằng trung bình z-score khi sinh của chiều
cao/tuổi tương tự nhau ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ La tinh và cũng gần với trung
bình của quần thể chuẩn. Tuy nhiên, ở cả 3 khu vực này lại có sự giảm mạnh của
trung bình z-score trong giai đoạn từ 0-24 tháng tuổi và tiếp tục giảm trong 3 năm
đầu cho dù với tốc độ chậm hơn. Độ lớn của sự giảm ở Mỹ La tinh và Caribê là
khoảng 1,25 SD trong khi đó con số này ở Châu Phi và Châu Á là 2 SD [131].
Những dữ liệu thu được của WHO cho phép có thể mô tả và đánh giá chính
xác được độ lớn và phân bố địa lý của thiếu dinh dưỡng (undernutrition) và thừa
dinh dưỡng (overnutrition) trên toàn cầu. Có thể nói thiếu dinh dưỡng ở trẻ là một

Đồng thời để theo kịp sự chuyển dịch dinh dưỡng nói trên thì cần chuyển
trọng tâm sử dụng chỉ số cân nặng/tuổi truyền thống sang chỉ số chiều cao/tuổi và
chỉ số cân nặng/chiều cao. Việc chuyển sự tập trung sang các chỉ số liên quan tới
chiều cao đứng cho phép xác định được những trẻ bị còi với cân nặng/tuổi thấp
nhưng cân nặng/chiều cao lại bình thường, những trẻ này không nên hấp thu thêm
năng lượng bởi điều này sẽ dẫn tới béo phì [136].
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam
Tuy tỷ lệ SDD ở Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân của thế giới,
nhưng theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì Việt Nam là một trong số
các nước có mức giảm SDD ấn tượng nhất [137].
1.2.2.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Theo số liệu của WHO năm 2000, tình trạng SDD thể nhẹ cân của Việt Nam
là 26,7%. Cho tới năm 2008 thì con số này là 19,9% (theo thống kê của Bộ Y tế
Việt Nam). Rõ ràng tỷ lệ trẻ em SDD ở Việt Nam đã giảm liên tục từ năm 2000 đến
2008 với tốc độ trung bình 1,5% mỗi năm. Việt Nam cam kết phấn đấu để giảm tỷ
lệ SDD ở trẻ em xuống dưới 20% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015 và giảm
các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt và iốt.

10
Hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế
và Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm 2008 cho biết “tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm từ 23,4% (năm 2006) xuống còn
21,2% (năm 2007)”. Nói cách khác, cứ 5 trẻ em ở nước ta thì có 1 em SDD và đó là
một vấn nạn y tế cộng đồng. Có lẽ tỷ lệ 1/5 còn thấp so với thực tế. Theo báo cáo
của UNICEF, trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được
xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ La tinh. Trong
số này có khoảng 2 triệu em ở Việt Nam. Theo thống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở
nước ta hiện nay khoảng 5,65 triệu (chiếm 6,71% dân số toàn quốc), vậy nên con số
2 triệu em thiếu cân cũng có nghĩa là cứ 3 em thì có 1 em thiếu cân.
Trong một nghiên cứu về tình trạng SDD trong cộng đồng ở tỉnh Đồng Nai,

Tỷ lệ còm của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 6,1%. Phân bố theo các nhóm
tuổi của loại SDD này có những điểm đáng chú ý đó là sự tăng giảm thất thường
của suy dưỡng thể còm trong các giai đoạn khác nhau của trẻ dưới 5 tuổi. Trong giai
đoạn trẻ từ 0 đến 5 tháng tuổi, tỷ lệ còm giảm sau đó lại tăng ở giai đoạn 6-11 tháng
tuổi. Nói chung thì tỷ lệ còm có xu hướng giảm khi trẻ sinh ra cho tới 60 tháng tuổi.
Theo số liệu của WHO, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người Việt Nam bị thừa cân
là 2,5%. Xét theo khu vực thì tỷ lệ trẻ bị thừa cân ở thành thị cao gấp gần 2,5 lần so
với nông thôn (4,8% ở thành thị so với 2% ở nông thôn) [146].
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI,
HMÔNG VÀ DAO
1.3.1. Người Thái
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Thái có
1.328.725 người, đứng thứ hai về dân số trong các dân tộc thiểu số (sau dân tộc
Tày) ở Việt Nam [78]. Người Thái cư trú trên một địa bàn khá rộng, liền từ Tây Bắc
Việt Nam đến các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An (trải suốt từ sông Thao qua
sông Đà, sông Mã đến tận sông Lam). Họ cư trú khắp tỉnh Sơn La, Lai Châu, tập
trung ở các huyện thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An
[30].

12
Người Thái ở Việt Nam bao gồm nhiều ngành và nhóm khác nhau: Ngành
Thái Đen (Tay Đăm); ngành Thái Trắng (Tay Đón hay còn gọi là Tay Khao); nhóm
Thái Mai Châu (Hòa Bình); nhóm Thái Thanh Hóa; nhóm Thái Nghệ An [8].
Dân tộc Thái của Yên Bái có khoảng 41.000 người (chiếm 6,1% dân số của
tỉnh), 4 đơn vị hành chính phía Tây tỉnh là thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn,
Trạm Tấu, Mù Cang Chải là nơi người Thái tập trung sinh sống nhưng đông hơn cả
là ở 11 xã gồm: Tú Lệ, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Phù Nham, Sơn A, Sơn
Lương, Gia Hội và Nghĩa Phúc (huyện Văn Chấn), Nghĩa An, Nghĩa Lợi (thị xã
Nghĩa Lộ).
Người Thái làm ruộng lúa nước với kỹ thuật canh tác tiến bộ (đặc biệt là kỹ

việc gia đình. Tập quán của người Thái là luôn quan tâm chăm sóc bà mẹ, trẻ em,
tôn trọng, hướng nghiệp cho trẻ em từ thuở còn thơ để khi lớn lên các em vững
vàng trong cuộc sống [17], [52].
1.3.2. Người Hmông
Người Hmông với tên tự gọi là Mông, Na Miẻo (tên gọi khác là Mẹo, Mèo,
Miếu Hạ, Mán Trắng). Phân loại người Hmông theo nhóm địa phương có Mông
Trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen, Mông Xanh, Na Miẻo. Dân tộc Hmông ở
Việt Nam có 558.053 người. Tiếng Hmông thuộc ngôn ngữ Mông – Dao [37], [69].
Người Hmông tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà
Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, v.v. (người Hmông còn di cư vào sinh
sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ sau năm 1975).
Người Hmông thường cư trú ở vùng núi cao, vùng đầu nguồn, có khí hậu khắc
nghiệt, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt và điều đó đã quyết định hình thái sản xuất
của họ. Nông nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính của đồng bào. Dân tộc Hmông
ở Yên Bái có khoảng 55.000 người, chiếm 8,1% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung
tại 40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu,
Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tại huyện Mù Cang Chải, đồng bào cư
trú ở 13/13 xã, chiếm 95% dân số toàn huyện; tại huyện Trạm Tấu, 10/11 xã (trừ xã
Hát Lừu) có đồng bào Hmông sinh sống, chiếm 70% dân số toàn huyện

14
Người Hmông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương
tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân
thiết với từng gia đình Hmông.
Người Hmông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên
cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục
vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Thợ thủ công người Hmông phần lớn làm bán
chuyên nghiệp, nhưng chế tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng
súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.
Người Hmông thường ăn ngày hai bữa, riêng ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn

620.538 người, đứng thứ 7 về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [78].
Người Dao tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, v.v. (người Dao còn di
cư vào sinh sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ sau
năm 1975). Theo Lý Hành Sơn, người Dao ở nước ta có 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao
Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (còn gọi là Dao Lô Gang), Dao Quần Trắng
(còn gọi là Dao Họ), Dao Thanh Y (còn gọi là Dao Chàm), Dao Áo Dài (còn gọi là
Dao Làn Tiển) [70].
Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái, người Dao là dân tộc có dân
số khá đông, hiện nay có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh. Địa
bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa – vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và
vùng cao. Người Dao sống tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên, chiếm đến hơn
30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn
Chấn và Trấn Yên. Các xã có đồng bào Dao cư trú là: Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Viễn
Sơn, Đại Sơn, Lang Thíp, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên); Bảo Ái, Phúc An,
Tân Nguyên, Yên Thành, Tân Hương, Cảm Nhân, Tích Cốc, Vũ Linh, Bạch Hà,
Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình); Tân Lĩnh, Phúc Lợi, Phan Thanh, Trung Tâm, Tân
Phượng, Động Quan (huyện Lục Yên); Lương Thịnh, Y Can, Tân Đồng, Kiên
Thành (huyện Trấn Yên); Minh An, Nậm Mười, Suối Quyền, An Lương, Nậm
Lành, Nậm Búng (huyện Văn Chấn), các xã có đông người Dao sinh sống chủ yếu
là ở phía thượng huyện Văn Yên, là địa bàn tiếp giáp giữa các huyện Văn Chấn và

16
Văn Yên, huyện Văn Chấn và Trấn Yên, thuộc phía Tây bắc và Đông bắc huyện
Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện Lục Yên và Yên Bình, vùng giáp ranh giữa
huyện Lục Yên và huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).
Người Dao chủ yếu trồng lúa nương và làm ruộng lúa nước, trồng hoa màu,
có nhiều nghề thủ công như: dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu, chăn nuôi gia súc
và tìm kiếm lâm thổ sản, đánh cá.
Bản làng của người Dao thường bố trí ở gần nơi có nước hay có khả năng

UNICEF sử dụng rộng rãi trong hoạt động đánh giá và giám sát dinh dưỡng [139].
Sau đây là tóm lược các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hình thái cơ thể,
tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan.
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Các nghiên cứu về hình thái cơ thể và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
Năm 1754, Christan Friedich Jampert đã trình bày một công trình nghiên cứu
cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng trẻ em bằng các số liệu về chiều cao và cân nặng.
Biểu đồ tăng trưởng trẻ em xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XIX, khi Bowditch
nghiên cứu trẻ em học đường ở Boston. Năm 1914, Baldwin báo cáo thống kê về sự
tăng trưởng và phát triển của trẻ em học đường. Năm 1942, D’Arey Thompson đưa
khái niệm tốc độ tăng trưởng vào nghiên cứu về tăng trưởng [31].
Một nghiên cứu của Freedman, Dietz và cộng sự (2005) ở Bongalusa, trên
2.610 trẻ 2-17 tuổi cho thấy trẻ 2-5 tuổi có BMI  95
th
percentile thì có nguy cơ trở
thành béo phì khi lớn cao gấp 4 lần so với trẻ có BMI ≤ 50
th
percentile [111].
Theo Barlow và Dietz (1998), sử dụng BMI ở trẻ em và vị thành niên còn
phụ thuộc vào tuổi, giới của đối tượng và phương pháp đo lượng mỡ. Mặc dù mức
thay đổi BMI chỉ ra nguy cơ chưa được xác định, nhưng con số tăng hàng năm 3-4
đơn vị BMI có thể phản ánh sự tăng nhanh mỡ cơ thể ở hầu hết trẻ em [99], [101].
Cole T.J. và cộng sự (2000) nghiên cứu với quy mô lớn ở 6 nước bao gồm
các đối tượng 0-25 tuổi để xây dựng một chuẩn đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em,

18
đã đề nghị sử dụng ngưỡng BMI < 85
th
được coi là bình thường, 85-95
th

kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo báo cáo của nhóm

19
nghiên cứu, dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về thống kê y học/WHO có
những sai sót và thất bại trong việc dự đoán một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt
thể chất của trẻ. Những hạn chế này đã làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp
lý của trẻ nhỏ. Vì vậy, cần phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho
nhu cầu trên [150].
Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ dưới 5
tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao đứng theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi
(cân nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao đứng (cân nặng/chiều cao) và BMI theo
tuổi (BMI/tuổi) [147].
Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ 2 cho trẻ dưới 5
tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi (vòng đầu/tuổi), Vòng cánh tay trái duỗi
theo tuổi (VCTTD/tuổi), BDLMDD tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi (BDLMDD
CTĐCT/tuổi) và bề dày lớp mỡ dưới mỏm bả theo tuổi (BDLMDD DMB/tuổi)
[148].
Tiếp theo đó là chuẩn tăng trưởng của trẻ ở tuổi học đường và người trưởng
thành đã đánh dấu một mốc quan trọng cho các nghiên cứu về ứng dụng của các
kích thước nhân trắc để đánh giá trình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của
con người [121].
Nghiên cứu của Shankar Prinja và cộng sự (2009) ở Ấn Độ sử dụng tiêu
chuẩn của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cho thấy: với
cùng một quần thể trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ nhẹ cân khi áp dụng chuẩn tăng trưởng
mới của WHO thấp hơn so với khi áp dụng chuẩn của Viện Nhi khoa Ấn Độ [130].
1.4.1.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến hình thái cơ thể và tình trạng
suy dinh dưỡng của trẻ em
Thiên chức của người mẹ là sinh con và nuôi dưỡng con. Trẻ con ngay từ khi
sinh ra đã được nuôi bằng sữa mẹ. Nếu động tác bú là phản xạ bẩm sinh của đứa trẻ
thì cho con bú là phản xạ bản năng của người mẹ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status