Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội - Pdf 31

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

trường đại học sư phạm hà nội 2

khoa sinh - ktnn
************

Nguyễn thị vân anh

Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái thể lực vàtrạng thái
stress của học sinh khối lớp 9
trường thcs gia thụy - hà nội

khoá luận tốt nghiệp ĐạI HọC
Chuyên ngành: Giải phẫu - Sinh lý người và động vật

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Xuân Thành

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hà Nội - 2010


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh



Nguyễn Thị Vân Anh

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt

KTNN

: Kỹ thuật nông nghiệp

ĐHSPHN2

: Đại học sư pham Hà Nội 2

STT

: Số thứ tự

BMI

: Chỉ số khối cơ thể

HSSH


Bảng 1.1. Phân loại các chiến lược ứng phó.
Bảng 2.1. Đánh giá kết quả stress lo âu.
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh khối lớp
9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.2. So sánh chỉ số chiều cao đứng trung bình của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.4. So sánh chỉ số trọng lượng trung bình của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội với một số nghiên cứu khác.
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.6. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS
Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.8. So sánh chỉ số BMI của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội.
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.10. So sánh chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội với một số công trình nghiên cứu khác.
Bảng 3.11. Trạng thái stress lo âu ở thời điểm hiện tại của học sinh khối lớp
9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.12. Trạng thái stress lo âu thường xuyên của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.

Trường ĐHSP Hà Nội 2



lời cảm ơn
lời cam đoan
danh mục các bảng, các biểu đồ
Mở Đầu.

1

Chương 1. Tổng quan tài liệu...

3

1.1. Các vấn đề chung về hình thái thể lực.

3

1.2. Những vấn đề chung về trạng thái stress.....

9

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..

16

2.1. Đối tượng nghiên cứu... 16
2.2. Địa điểm nghiên cứu.... 16
2.3. Thời gian nghiên cứu........ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.. 16
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu... 16
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin. 16
2.4.3. Phương pháp đánh giá trạng thái stress.


3.6.2. Trạng thái stress lo âu thường xuyên.

32

Chương 4. Bàn luận.

34

4.1. Bàn luận về một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội 34
4.1.1. Về chiều cao đứng

34

4.1.2. Về cân nặng............... 34
4.1.3. Vòng ngực trung bình 35
4.1.4. BMI 35
4.1.5. Chỉ số Pignet.. 35
4.2. Trạng thái stress lo âu của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.. 36
Kết luận và kiến nghị 37
Tài liệu tham khảo. 39
phụ lục 42

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

+ Đánh giá trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
+ Nghiên cứu trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.
* Đối tượng nghiên cứu
Học sinh nam, nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hình thái thể lực, trạng thái stress của 104 học sinh trong đó
có 50 học sinh nam và 54 học sinh nữ thuộc khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội.
* ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Phát hiện sự khác nhau về hình thái thể lực của học sinh nam và học
sinh nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
- Bước đầu xác định trạng thái stress của học sinh nam và học sinh nữ
khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Ngoài yếu tố di truyền thì điều kiện môi trường sống cũng ảnh hưởng
lớn đến việc quy định trọng lượng cơ thể.
1.1.1.3. Vòng ngực trung bình
Là vòng ngực đo ở 2 thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình
cộng.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thái thể lực
Chia làm hai nhóm chính là: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên
ngoài.
1.1.2.1. Nhóm yếu tố bên trong
Bao gồm tính di truyền, giới tính và hormone.
Là yếu tố quy định điều khiển sự phát triển thể lực sinh lý của con người.
1.1.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài
Khác với nhóm yếu tố bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hơn
đối với đề tài nghiên cứu vì đây là yếu tố có ý nghĩa thực tiễn cho phép ta có
thể tác động chủ động để nâng cao thể lực của con người.
Sự phát triển của cá thể có liên quan chặt chẽ đến môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, môi trường sinh vật. Trong đó dinh dưỡng, chế độ làm việc,
chế độ luyện tập thể dục thể thao, điều kiện môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của con người nói chung và của học sinh trong giai đoạn
dậy thì nói riêng.
1.1.3. Lược sử nghiên cứu về hình thái thể lực
1.1.3.1. Nghiên cứu về hình thái thể lực trên thế giới

xuất phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể và đã được
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để đánh giá thể lực. Hai tác phẩm nổi tiếng của
ông là Giáo trình về nhân trắc học - 1919 và Chỉ nam đo đạc cơ thể và chỉ
số thống kê - 1924". [1]
Trong những năm gần đây nghiên cứu tăng trưởng vẫn được tiến hành
thường xuyên và có phương pháp đánh giá thể lực bằng chỉ số thống nhất, các
dụng cụ đo đạc được chuẩn hoá quốc tế. Các nhà khoa học đã sử dụng phương
pháp, phương tiện hiện đại cho việc nghiên cứu được nhanh chóng và chính
xác.
Trong phần lớn các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng giá trị
trung bình của mỗi chỉ số nghiên cứu và độ lệch tiêu chuẩn để đánh giá và so

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

sánh tình trạng thể lực, sinh lý. Thể hiện các công trình nghiên cứu về nhân
trắc học sau Rudolf Martin như: P.M Baskirov - Nhân trắc học - 1962, Evan
Dervanrl - Nhân trắc học - 1964", công trình của Bunak (1941), A.M Uruxon
(1961), X. Gelpperil (1965), Tomiewicz (1968), Tarasov (1968), M.P. Rog Pernot (1987).
Năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập đánh dấu
một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới.
1.1.3.2. Các nghiên cứu về hình thái thể lực ở Việt Nam.
Hình thái - thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [20]. Vào những năm 30 của thế
kỷ XX tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, sau đó là tại trường Đại học Y khoa Đông
Dương (1936 1944) đã xuất hiện một công trình nghiên cứu về vấn đề này.

các tác giả cũng không hoàn toàn giống nhau.
Năm 1980, 1982, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh học người Việt Nam trong đó có chiều cao, cân nặng. Ông đưa ra nhận
xét chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn nhiều so với người
Châu Âu và Châu Mỹ mọi lứa tuổi.
Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động - 1986 do
Võ Hưng chủ biên được thực hiện nghiên cứu trên tất cả 3 miền của đất nước.
Qua công trình này tác giả đã nêu được đặc điểm và quy luật phát triển tầm
vóc, thể lực người Việt Nam [10].
Mặt khác, có những công trình nghiên cứu về từng đối tượng cụ thể
công nhân, nông dân, cán bộ viên chức, thanh niên, sinh viên, học sinhnhư:
Các chỉ số dinh dưỡng của người lớn thuộc một xã thuộc tỉnh Hà Tây do
Đào Huy Khê, Nguyễn Hữu Cường và Nguyễn Yên nghiên cứu [23].
Thanh niên và sinh viên là đối tượng được chú ý nhiều nhất. Có rất nhiều
công trình nghiên cứu ở các trường học tại các thời điểm khác nhau.
Nm 1989, Thm Thị Hong ip v cng s [5] ã nghiên cu s phát
trin chiu cao, vòng u, vòng ngc ca ngi Vit Nam t 1- 55 tui. Kt
qu cho thy chiu cao nam tng nhanh n 18 tui, ca n tng nhanh n 14
tui. Nm 1990, khi nghiên cu hc sinh THCS H Ni, Thm Th Hong
ip cho rng: tr em n phát trin mnh lúc 12 tui, còn tr em nam phát
trin mnh lúc 13 n 15 tui, cân nng tng mnh nht lúc 13 tui n v 15
tui nam [4].

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

1.2. Những vấn đề chung về trạng thái stress
1.2.1. Khái niệm chung về stress
Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các sự
kiện kích thích làm đảo lộn thế cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực
ứng phó của nó. Theo định nghĩa chính thức thì, tác nhân gây stress (stressor)
là một sự kiện kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài - đặt ra một yêu cầu
khiến một sinh vật phải có một đáp ứng kích thích nào đấy. Phản ứng của sinh
vật với các tác nhân gây stress từ bên ngoài được gọi là căng thẳng (strain).
Đáp ứng của một cá nhân đối với nhu cầu được thay đổi là một tổ hợp gồm
các phản ứng đa dạng sinh lý, ứng xử, cảm xúc và nhận thức [12]
Trong Y học, stress được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý
của cá thể trước những tác nhân có hại và luôn có mối liên quan giữa stress và
bệnh tật. Theo Selye H, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể
trước tình huống căng thẳng. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái
cân bằng nội môi, khắc phục được những tình huống bất lợi để đảm bảo duy
trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn
biến đổi. Khi một người mất khả năng thích nghi thì stress có thể phát huy tác
dụng và người đó mắc bệnh. Vì vậy, Selye đã xác định được hậu quả y học
của stress lên hệ thống miễn dịch, hệ thống dạ dày, ruột và các tuyến thượng
thận. Người ta cũng xác định được quá trình tâm lý và nhận thức tham gia vào
các phản ứng stress [24].
Ferreri M coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều
kiện thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm
lý, sinh học và hành vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi
trường xung quanh. Trong stress bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp
cơ thể có được những đáp ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi

nhưng nếu quá nhiều sẽ gây kiệt sức. Những stress ngắn và quá mức có thể
dẫn đến các khó chịu về tâm lý, căng thẳng đầu óc, đau dạ dày và các triệu
chứng khác.
Hầu hết mọi người đều nhận ra các triệu chứng stress cấp. Đó là những
thất bại đã qua trong cuộc đời họ như: tai nạn ô tô, mất một hợp đồng quan
trọng, ranh giới giữa cái sống và cái chết mà họ đã vượt qua, những vấn đề của
con cái họ ở trường học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Bởi vì xuất hiện ngắn, stress cấp không đủ thời gian để gây ra tác hại
nặng. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Các khó chịu về cảm xúc, một số kết hợp với giận giữ hoặc kích
thích, lo âu, trầm cảm.
- Các vấn đề cơ bắp gồm căng thẳng đầu óc, đau lưng, đau quai hàm,
và căng thẳng các cơ này dẫn đến co giật các cơ, gân và các vấn đề dây chằng.
- Các vấn đề dạ dày, ruột và đại tràng như ợ nóng, tăng tiết dịch vị,
đầy hơi, phân lỏng, táo bón, và hội chứng kích thích đại tràng.
- Tăng huyết áp, tăng nhịp tim, ra mồ hôi gan bàn tay, đánh trống
ngực, chóng mặt, đau nửa đầu kiểu Migraine, tay và chân lạnh, thở gấp và đau
ngực.
- Stress cấp có thể nổi trội lên trong cuộc đời bất kỳ ai, và ta có thể
kiềm chế được stress cấp.
1.2.2.2. Stress cấp từng đợt
Có những người bị stress thường xuyên, cuộc sống của họ rối loạn như là

1.2.2.3. Stress mãn tính
Trong khi stress cấp có thể gây xúc động và kích thích, stress mãn tính
thì không. Nó xảy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Stress
mãn tính huỷ hoại cơ thể, trí não và cuộc sống. Đó là stress của sự nghèo khó,
của gia đình không hoàn chỉnh, của các cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc nghề
nghiệp, sự nghiệp thất bại. Stress mãn tính xuất hiện khi mà con người không
bao giờ tìm thấy con đường ra khỏi sự đau khổ. Đó là stress của những yêu
cầu và áp lực không bao giờ giảm đi, dường như không bao giờ kết thúc. Với
tâm trạng vô vọng, cá nhân đó từ bỏ việc tìm kiếm các cách giải quyết.
Stress mãn tính gây tác hại qua tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quỵ và có
lẽ thậm chí cả ung thư. Cuối cùng, con người kiệt sức dần, suy nhược nặng.
Bởi vì các nguồn lực về thể chất và tâm thần bị cạn kiệt do suy giảm kéo dài,
các triệu chứng của stress mãn tính khó điều trị, có thể đòi hỏi điều trị bằng
thuốc cũng như tập tính kéo dài kiềm chế stress.
1.2.3. ứng phó với stress
Con người có một tiềm năng to lớn là có thể thích ứng không những về
mặt sinh học trải qua nhiều thế hệ mà, mà cả về mặt tâm lý, trong cuộc đời

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

mình thậm chí trong một giai đoạn ngắn ngủi nếu con người quyết định
muốn thay đổi.
Có 2 chiến lược ứng phó:
- Một là, nhắm vào giải quyết vấn đề, trong đó mục tiêu là đối mặt trực
diện với vấn đề.


Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

1.2.4. Các nghiên cứu về stress.
Vào năm 1920, nhà sinh lý học Walter Cannon đã phác họa mô tả khoa
học đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểm nguy đến từ bên
ngoài. Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được khởi phát trong các dây
thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị cơ chế chống lại và chiến đấu
hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép này với stress
(dual stress respone) là hội chứng chống trả và bỏ chạy (fight-or- flight
syndrome)[12].
Người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của
stress nặng liên tục lên cơ thể là Hans Seley, một nhà nội tiết học người
Canada. Vào năm 1930, Seley báo cáo về các đáp ứng phức tạp của các súc
vật thực nghiệm với các tác nhân gây thương tổn như các bệnh do vi khuẩn,
các độc tố, chấn thương[12].
Các nghiên cứu về stress mới đây nhất chủ yếu tập trung tìm hiểu mối
quan hệ giữa stress với bệnh tật. Các chuyên gia như GS. Stephen Bloom,
chuyên gia trong lĩnh vực stress của trường Đai học Imperial, và Angela
Patmore, tác giả cuốn Sự thật về stress đồng thời là chuyên gia về stress của
Đại học East Anglia (Mỹ), thì cho rằng loại áp lực stress không làm cơ thể ốm
mà nó còn có tác dụng tốt là đằng khác [24].
Một nghiên cứu khác lại cho rằng: Stress mãn sẽ kích thích sản xuất
hormone cortisol và adrenalin liên tục, mà các hormone này có thể dẫn tới
huyết áp cao, tiêu hoá kém và suy giảm hệ miễn dịch. Sau nhiều tháng, nhiều
năm tuyến thượng thận trở nên ốm yếu vì làm việc quá tải và quá trình sản
xuất hormone sẽ suy giảm nhanh chóng, dẫn đến sự kiệt quệ và chán nản.
Thậm chí, còn gây ra những tai họa ảnh hưởng tới tính mạng.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford đã theo đõi sự phát
triển của mụn ở 22 học sinh trung học trong suốt kỳ thi cuối học kỳ. Kết quả

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Chương 2. đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội. Tất cả các đối tượng đều khoẻ mạnh, không có các dị tật bẩm sinh,
hoặc bệnh mãn tính.
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 104 học sinh gồm 50 học sinh nam và
54 học sinh nữ. Trong đó 84% học sinh nam và 96,3% học sinh nữ đang trong
giai đoạn dậy thì.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Y tế trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2010 đến 4/2010.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Lựa chọn ngẫu nhiên học sinh nam và nữ 3 lớp khối 9 là 9A1, 9A2 và 9A3
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.2.1. Phương pháp đo chỉ số chiều cao đứng: Đơn vị đo (cm). Đo theo
phương pháp cổ điển của Martin. Người được đo ở tư thế đứng trên nền phẳng,
hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước
đo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status