Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định - Pdf 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o PHẠM THỊ TRANG
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP BẮC THĂNG LONG HÀ NỘI
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Phạm Văn Dũng Hà Nội - Năm 2015

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo
TS. Phạm Văn Ngọc là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn
cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp, thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Giới thiệu khái quát cấu trúc luận văn 3
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP 4
1.1.Tổng quan nghiên cứu 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát triển Khu công nghiệp trên thế giới 4
1.1.2.Tình hình nghiên cứu phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam 6
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển Khu công nghiệp 8
1.2.1. Tổng quan về khu công nghiệp 8
1.2.3. Những kinh nghiệm phát triển KCN trong nước và của một số nước Đông Nam
Á, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho KCN Bắc Thăng Long nói riêng và Việt Nam
nói chung 29
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 37
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 37
2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính 38
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG
HÀ NỘI 40
4.3.2. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện qui hoạch, chính sách và cơ chế đã ban hành
94
4.3.3. Khuyến nghị về điều chỉnh các cơ chế, chính sách theo chu kỳ sống của KCN 94
4.3.4. Khuyến nghị xây dựng hạ tầng và an sinh xã hội 95
4.3.5. Khuyến nghị bảo vệ môi trường trong KCN 95
4.3.6. Khuyến nghị xây dựng một kế hoạch tổng thể hướng đến việc phát triển sự liên
kết giữa các công ty FDI và doanh nghiệp trong nước 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1.
BQ
Bình quân
2.
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.
DN
Doanh nghiệp
4.
FDI
Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài)

chính thức)
15.
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
16.
SXKD
Sản xuất kinh doanh
17.
UBND
Ủy Ban nhân dân
ii

DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1.
Bảng 3.1
Số lƣợng DN đang hoạt động tại các KCN Hà
Nội lũy kế đến 31/12 hàng năm 2.
Bảng 3.2
Hiện trạng các khu công nghiệp


9.
Bảng 3.9
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của khối công
nghiệp năm 2012

10.
Bảng 3.10
Số lƣợng lao động tại các doanh nghiệp KCN
tính đến 31/12 hàng năm 11.
Bảng 3.11
Thu nhập BQ/ngƣời/tháng của ngƣời lao
động tại các DN trong KCN 12.
Bảng 3.12
Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại các khu
công nghiệp
iii

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

STT
Hình


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhằm đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát
triển của lực lƣợng sản xuất của Hà Nội nói riêng và của cả nƣớc nói chung
trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Cùng với sự hấp dẫn, ƣu đãi nhiều mặt
để thu hút nhà đầu tƣ, sự đóng góp của KCN Bắc Thăng Long cho tăng
trƣởng kinh tế vừa qua là không thể phủ nhận. Các KCN đóng vai trò khá
quan trọng trong việc góp phần vào phát triển kinh tế địa phƣơng của Hà Nội
nói riêng và của cả nƣớc nói chung. KCN Bắc Thăng Long đóng vai trò quan
trọng trong việc đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng,
sản xuất kinh doanh, là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài

Để góp phần giải đáp những vấn đề cấp bách đó, đề tài “Thực trạng phát
triển Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội và hàm ý chính sách” đã
đƣợc chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích
thực trạng phát triển khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội chỉ ra những
bất cập, hạn chế, và đƣa ra giải pháp cho Bắc Thăng Long. Từ giải pháp đó,
đƣa ra kiến nghị về hàm ý chính sách cho KCN nói chung trong cả nƣớc, góp
phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và phát triển bền vững của đất nƣớc.
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể
sau đây trong quá trình nghiên cứu:
(i) Đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về sự hình thành và phát
triển KCN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).

3

(ii) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KCN Bắc Thăng Long Hà
Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân và những vẫn đề
cần giải quyết trong thời gian tới.
(iii) Từ việc đánh giá thực trạng rút ra các giải pháp cho KCN Bắc
Thăng Long, đƣa ra kiến nghị về hàm ý chính sách cho các KCN khác trong
cả nƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về
phát triển KCN Bắc Thăng Long, chỉ ra những bất cập hạn chế cũng nhƣ giải
pháp cho Bắc Thăng Long, từ đó đƣa ra những kiến nghị về hàm ý chính sách
cho các KCN khác.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu phân tích các vấn đề về kinh tế và
môi trƣờng của KCN Bắc Thăng Long đƣợc đặt trong mối quan hệ với nền
kinh tế Hà Nội nói riêng và nền kinh tế cả nƣớc nói chung.

nƣớc, hoặc trên một địa bàn, một vùng hoặc các tỉnh khác. Đến nay, chƣa có
công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về thực trạng phát triển của KCN Bắc
Thăng Long và từ đó đƣa ra những kiến nghị về hàm ý chính sách với nhà
nƣớc ta. Sau đây luận văn xin đề cập và phân tích một số công trình nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc để chứng minh làm rõ vấn đề này.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát triển Khu công nghiệp trên thế giới
Theo UNIDO (United Nations Industrial Development Organization),
2012. Hội nghị khu vực Trung Á và Châu Âu về khu công nghiệp là một công
cụ thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương. (Tiếng Anh: Europe and
Central Asia Regional Conference on Industrial Parks as a tool to foster local
industrial development): Baku, Azerbaijan 17-18 tháng 4 năm 2012, bàn về
các Khu công nghiệp. Bài báo cáo của hội nghị đã đƣa ra vai trò của việc phát
triển KCN, tận dụng KCN nhƣ một công cụ thúc đẩy phát triển vùng, thúc

5

đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hội nghị cho biết rõ hơn về xu
hƣớng, hoạt động cũng nhƣ những điểm mạnh của các KCN, mục tiêu cuối
cùng là thiết lập một mạng lƣới các tổ chức quan trọng trong khu vực để chia
sẻ kiến thức và kinh nghiệm thúc đẩy phát triển kinh tế. Thông qua hội nghị
này Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học trong việc đƣa ra những chính sách
phát triển KCN hiệu quả hơn hòa nhập đƣợc với thế giới. Ví dụ nhƣ: Đối mặt
với sự cạnh tranh, các khu công nghiệp phải tạo sự khác biệt, bằng cách phát
huy lợi thế cạnh tranh đáng kể, và trên tất cả, đánh dấu sự đổi mới. Họ phải
chứng minh rằng họ có một kế hoạch kinh doanh. Cơ sở hạ tâng và dịch vụ
phải bắt kịp với kỳ vọng của các doanh nghiệp.
Theo Hyeyoung Cho, 2012. Thực tiễn quản lý và chiến lược phát triển
khu công nghiệp (Tiếng Anh: Industrial Park Development Strategy and
Management Practices), sách đƣợc viết bởi nghiên cứu viên Tổng công ty
Công nghiệp phức hợp Hàn Quốc, đƣợc giám sát nội dung bởi Bộ Kinh Tế

nhƣ giải pháp về hoàn thiện các bƣớc của quy trình hoạch định chính sách
phát triển KCN, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, xây
dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về KCN để cung cấp và chia sẻ
thông tin phục vụ cho công tác hoạch định chính sách.
Cấn Văn Minh, 2009. Pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý cho một tổ chức, quản
lý các KCN ở Việt Nam. Thực trạng pháp luật về KCN. Nêu những phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật Việt Nam về KCN trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Lê Hồng Yến, 2007. Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý
nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (Thông qua thực
tiễn các khu công nghiệp miền Bắc). Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học

7

Thƣơng mại. Luận án đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về chính sách và
mô hình tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với việc phát triển KCN. Chính sách và
mô hình tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với việc phát triển KCN giai đoạn
1994-2006. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách và mô
hình tổ chức quản lí nhà nƣớc đối với việc phát triển KCN ở Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.
Các tài liệu trong các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về xây dựng và phát
triển các KCN đƣợc nghiên cứu gồm : (1) Hội thảo “Quan điểm, mục tiêu và
định hƣớng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô từ nay đến
năm 2010” do Thƣờng trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội tổ chức tháng 12 năm 2002. Tại Hội thảo này các nhà nghiên cứu đã
đề xuất một số quan điểm, mục tiêu, định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển
các KCN trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả trên các tạp chí chuyên

đƣợc hình thành và phát triển. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về
KCN và khu chế xuất (KCX). Các quan niệm này đƣợc xây dựng để thực hiện
các mục tiêu nhất định nhƣ phát triển các KCX, quản lý nhà nƣớc về KCX
hoặc khai thác tác động của KCX đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo
quan điểm thông thƣờng, KCN là khu vực có tính chất độc lập, trong đó có
các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ
và có chế độ quản lý riêng. KCX là khu chuyên sản xuất hàng dành cho xuất
khẩu, ở đó áp dụng nhiều biện pháp ƣu đãi nhƣ miễn thuế (xuất- nhập khẩu,
thu nhập cá nhân, thuế tài sản ) và tự do mua bán.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
(UNIDO) trong tài liệu KCX tại các nƣớc đang phát triển (Export processing
Zone in Developing Countries) công bố năm 1990 thì KCN là khu vực tƣơng
đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút

9

đầu tƣ vào các ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu bằng cách cung cấp
cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tƣ và mậu dịch thuận
lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nƣớc chủ nhà. Trong đó đặc biệt
là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn
thuế.
Theo quan điểm của Hiệp hội Thế giới về KCX (World Export
Processing Zone Association - WEPZA), KCX là tất cả khu vực đƣợc chính
phủ các nƣớc cho phép thành lập và hoạt động nhƣ Cảng tự do, Khu mậu dịch
tự do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thƣơng hoặc khu vực khác đƣợc
tổ chức này công nhận. Cũng từ quan điểm này, do nhu cầu phát triển của các
mối quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng, xuất phát
từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hóa, hƣớng về xuất khẩu của
các nƣớc đang phát triển, khái niệm này đã đƣợc bổ sung bằng những quan
niệm mới nhƣ Khu kinh tế mở, Thành phố mở, Đặc khu kinh tế

kinh tế, xã hội mở cửa của một đất nƣớc.
“Hiện nay có một cách tiếp cận mới cho phát triển công nghiệp là phát
triển cụm ngành công nghiệp (Tiếng Anh gọi là Industrial Cluster). Lý thuyết
cụm ngành công nghiệp do M.Porter đƣa ra đã đƣợc ứng dụng khá rộng rãi ở
các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, khái niệm “Industrial cluster” khá mới
mẻ ở Việt Nam. M. Porter cho rằng cụm ngành công nghiệp là sự tập hợp về
mặt không gian của một nhóm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp linh kiện,
các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty trong các ngành liên quan và cả các tổ
chức có mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp này nhƣ trƣờng đại học,
các viện nghiên cứu, các công ty đầu tƣ tài chính, trong một ngành xác định,
cạnh tranh với nhau nhƣng cùng nhau thực hiện các hoạt động chung. Theo
định nghĩa của UNIDO, cụm ngành công nghiệp là một khu tập trung các

11

doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng ngành, theo cùng
một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các loại hàng hóa phụ trợ có liên
quan đến nhau và do đó gặp các khó khăn và thuận lợi tƣơng tự nhau.”
(Nguyễn Ngọc Sơn, Chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nƣớc :
“Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam”).
Ở Việt Nam, KCN đầu tiên đƣợc thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh
(KCX Tân Thuận), cùng với quá trình 20 năm hình thành và phát triển cũng
đã xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau về KCN.
Khái niệm về KCN đƣợc quy định tại Nghị định 192/CP ngày
15/12/1994 của Chính Phủ về Quy chế KCN, các KCN đƣợc định nghĩa là:
Các khu vực công nghiệp tập trung, đƣợc thành lập do quyết định của Chính
phủ với các danh giới đƣợc xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và
không có dân cƣ. Trong Điều 2 Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính
phủ ban hành về “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, KCNC” có đƣa ra
khái niệm đầy đủ hơn về KCN. Theo đó thì KCN là khu tập trung các doanh

động trong KCN, thực hiện dịch vụ và các công trình kết cấu hạ tầng KCN,
dịch vụ sản xuất công nghiệp. Có thể thấy rằng ba thuật ngữ KCN, KCX, khu
công nghệ cao có liên quan đến nhau, trong đó thuật ngữ KCN có ý nghĩa cơ
bản và phổ biến, hai thuật ngữ kia là sự phát triển tiếp theo với những đặc
trƣng nhất định.
Từ các khái niệm trên và thực tế quá trình phát triển KCN ở Việt Nam,
có thể hiểu một cách tổng quát về KCN nhƣ sau: “KCN là khu chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
danh giới địa lý xác định, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, đảm
bảo cho sản xuất kinh doanh và đời sống của ngƣời lao động, đƣợc thành lập
theo quy định của chính phủ. Trong KCN có thể có DN chế xuất và DN công
nghệ cao”.

13

1.2.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp
KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp, luôn gắn liền phát
triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lƣới đô thị,
phân bố dân cƣ hợp lý.
KCN có chính sách kinh tế đặc thù và ƣu đãi nhằm thu hút vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và hấp dẫn.
Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung và thu hút các DN sản xuất
công nghiệp và các DN cung cấp các dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất
công nghiệp gọi chung là DN Khu công nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: hệ
thống đƣờng xá, điện, nƣớc, thông tin liên lạc, xử lý rác thải
Về tổ chức quản lý: trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống Ban
quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng để trực tiếp thực hiện
chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong

Trong đó đáng kể nhất là việc góp phần vào việc thúc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu. ở một số nƣớc KCN đã góp phần
đáng kể cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ví dụ nhƣ Malaixia hiện nay giá trị
xuất khẩu của các KCN chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm
chế biến, ở Mehicô là 50%.
- Thứ hai, KCN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hƣớng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là một trong những vai trò hàng đầu và cũng là mục tiêu phát triển
các KCN. Nếu nhƣ trƣớc đây, các đơn vị sản xuất công nghiệp hình thành một
cách manh mún, chƣa có tổ chức. Điều đó không chỉ tạo khó khăn trong việc
quản lý, quy hoạch mà còn không tạo đƣợc đà trong quá trình phát triển,
không xem xét đến sự ảnh hƣởng chung nhƣ đầu ra của sản phẩm, môi

15

trƣờng, xã hội. Việc quy hoạch các đơn vị đó thành các KCN, có sự quản lý
chặt chẽ của nhà nƣớc, các KCN đã và đang tạo ra một lƣợng sản phẩm lớn,
góp phần không nhỏ vào tăng trƣởng GDP.
Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trƣởng công
nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh nguồn hàng
xuất khẩu và tạo việc làm. Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc
phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung.
Vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đã đƣợc
thể hiện rõ trong sự đóng góp của các KCN trong việc tạo tốc độ tăng trƣởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lƣợng vốn đầu tƣ cho công
nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các KCN, số việc làm tạo ra, trình
độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý), tạo nên một số ngành công nghiệp có
năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao cũng nhƣ sự chuyển giao
công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thị, đào tạo tay nghề cho


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status