Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. - Pdf 29


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN DUNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TÌNH HÌNH
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG
CÀ CHUA TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014
TẠI THÁI NGUYÊNKHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khoá : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đào Thanh Vân

Thái Nguyên, 2014

Đinh Văn Dung

3

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2.2. Phân loại 6
2.2.3. Đặc điểm thực vật học 7
2.3.2. Giá trị sử dụng 10
2.3.3. Giá trị kinh tế 11
2.4 .Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 12
2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 12
2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 15
2.5. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam 17
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 17
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 19
2.5.3. Tình hình nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua 22
2.5.3.1. Biện pháp hóa học 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25

5

4.2.3. Đặc điểm liên quan đến thời kỳ sinh trưởng phát triển của các
giống cà chua nhập nội 35
4.3. Các đặc điểm liên quan đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
giống cà chua nhập nội 39
4.4. Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua cà chua nhập nội 41
4.5. Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng kháng sâu, bệnh hại của các
giống cà chua cà chua nhập nội ở các công thức thí nghiệm 44
4.6. Các đặc điểm liên quan đến tình hình ra hoa và đậu quả của các
giống cà chua nhập nội 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 6

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

AVRDC : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
CV : Hệ số biến động
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
MARDI : Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
P : Hệ số trung bình công thức

các công thức thí nghiệm 43
Bảng 4.10: Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua nhập nội 44
Bảng 4.11: Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua nhập nội 46
Bảng 4.12: Tình hình ra hoa và đậu quả của các giống cà chua nhập
nội 47

8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống cà
chua nhập nội 39
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống cà
chua nhập nội 41
Hình 4.3: Động thái ra lá của các giống cà chua nhập nội 43
Hình 4.4: Tốc độ ra lá của các giống cà chua nhập nội 44
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU


lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đáp ứng được những đòi
hỏi trong thực tế là sản xuất cà chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người sản xuất là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh
vật học của từng giống để lựa chọn biện pháp canh tác thích hợp cho cà
chua sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số
giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định một số giống cà chua thích hợp trồng trong vụ Xuân Hè
tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm hình thái giống cà chua
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên sau khi ra trường nắm chắc được lý thuyết cũng
như làm quen với tay nghề, vận dụng vào trong sản xuất.
- Biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn kiến thức thực tiễn sản xuất và có
tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm

3

trong sản xuất nông nghiệp và rèn luyện cho sinh viên có ý thức tự lập, chủ
động trong nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

2.2.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.)
có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là một trong những cây trồng quan trọng của
người Anh Điêng (Gould WA, 1983) [18]. Bên cạnh đó, việc tìm thấy họ
hàng của nhiều loại cà chua hoang dại ở khu vực từ tới Ecuador cũng
khẳng định cà chua có xuất xứ từ khu vực này. Về nguồn gốc cũng có
nhiều ý kiến khác nhau song tập trung chủ yếu vào hai hướng:

5

- Hướng thứ nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc từ (L.esculentum
Varpimpine lliforme).
- Hướng thứ hai cho rằng cà chua Anh Đào (L.esculentum
Varcerasiforme) là tổ tiên của cà chua trồng ngày nay [16].
Cà chua tồn tại ở Peru hàng nghìn năm nhưng nó chỉ thực sự được
biết đến khi người Tây Ban Nha thám hiểm ra khu vực này vào những thập
niên đầu thế kỷ 16 [22]. Nhiều bằng chứng về trồng trọt, ngôn ngữ và các
phân tích về di truyền đã chứng minh rằng cà chua đã được thuần hóa ở
Trung Mỹ [17, 18, 21].
Theo tài liệu từ châu Âu thì người Aztec và người Toltec là những
người phát tán cây cà chua đến các châu lục. Ở châu Âu, sự tồn tại của cà
chua được khẳng định thông qua tác phẩm giới thiệu về những giống cà
chua có màu vàng và màu đỏ nhặt được mang về từ Mêhico của nhà nghiên
cứu về thực vật Pier Andrea Matthiolus và năm 1544 [8]. Đây cũng là thời
điểm chứng minh sự tồn tại của cà chua trên Thế Giới.
Theo Luck Will (1946) cà chua từ Nam Mỹ được đưa đến châu Âu
vào thế kỷ 16 và được trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha. Vào thời gian này, nó
chỉ được coi như một loài cây cảnh, cây làm thuốc. Đến năm 1750, cà chua
được trồng làm thực phẩm tại Anh và được gọi với nhiều tên gọi khác
nhau: Pomid’oro hay Golden (ở Italia) hay Pomme d’Amour (ở Pháp). Đến

thứ nhất [7].
Theo hệ thống phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon tourn
được phân làm ba loài thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersion dạng cây một năm hoặc nhiều năm quả không
bao giờ chín đỏ, luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi
phụ này gồm hai loài Lycopersion Peruvianum Mill; Lycopersion Hirsutum
Humb. Et, Bonpl và các loài phụ.
Chi phụ 2: Eulycopersicon. Dạng cây hàng năm, quả chín đỏ hoặc
vàng. Chi phụ này gồm một loài là (Lycopersicon esculentum Mill.), loài
này gồm ba loài phụ:
- L.Esculentum Mill.Ssp. Spontaneum Brezh – cà chua hoang dại

7

- L.Esculentum Mill.Ssp. Spontaneum – cà chua bán hoang dại
- L.Esculentum Mill.Ssp. Spontaneum – cà chua trồng trọt, là loại lớn
nhất, có các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp
thế giới có 3 dạng:
+ L.Esculentum Var vulgare Brezh
+ L.Esculentum Var Validum (Bailey) Brezh. Cà chua Anh Đào, thân
bụi, cây thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L.Esculentum Var Grandiflium (bailey) Brezh. Cà chua lá to, cây
trung bình, mặt lá láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình [10].
2.2.3. Đặc điểm thực vật học
Rễ: Hệ rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, trong điều kiện đồng ruộng rễ
cà chua có thể ăn rộng tới 1,3m và sâu tới 1m (Thompson, 1927). Với khối
lượng rễ như vậy, cà chua được xếp vào cây chịu hạn. Khả năng tái sinh
của rễ cà chua mạnh. Khi rễ bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh vì thế chúng ta
có thể nhổ cây con từ vườn ươm ra trồng ngoài ruộng sản xuất mà không sợ
cây con bị ảnh hưởng. Bộ rễ ăn nông hay sâu, phát triển mạnh hay yếu đều

sắc quả phụ thuộc vào từng giống. Ngoài ra màu sắc quả chín còn phụ
thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng caroten và lycopen.
Ở nhiệt độ 300˚C trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự
tổng hợp β caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt, vì thế trong mùa
nóng cà chua có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà chua
dao động rất lớn từ 3 – 200 gam phụ thuộc vào giống.
2.3. Giá trị của cây cà chua
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Nhiều nhà nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học đã xếp cà
chua vào nhóm rau quả dinh dưỡng. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều
đường (Glucoza, fructoza, saccaroza), các Vitamin (A, B
1
, B
2
, C), các axit
hữu cơ (Xtric, Malic, Galacturonic…) và cá khoáng chất quan trọng Ca,
Fe, Mg…

9

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của 100g cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên

Nước ép tự nhiên
Nước 93.76g 93,9 g
Năng lượng 21 kcal 17 kcal
Chất béo 0,33 g 0,06 g
Protein 0,85 g 0,76 g
Carbonhydrates 4,46 g 4,23 g
Kali 223 g 220 mg

một số sâu bệnh hại. Nó cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng đối với
cây trồng ở mức độ nhất định [4].
Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng
tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt chống hoại
huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có dư axit, hòa tan Urê, thải
Urê, điều hòa bài tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng các loại bột và tinh bột (Mai
Thị Phương Anh và cs, 1996 ) [2]. Nhiều nghiên cứu mới đây cho rằng
nước sốt cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng. Đặc biệt, các nhà
khoa học Anh và Hà Lan đã thành công khi cấy một gen quy định việc tạo
chất Flavonol, hợp chất cho phép cơ thể chống lại bệnh ung thư và tim
mạch. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y khoa tại Tokyo đã tiến
hành một cuộc thử nghiệm cho thấy, nước ép cà chua hoàn toàn ngăn chặn
được bệnh khí thũng do trong quả cà chua có chứa Antioxidant và Lycopen
tự nhiên.

11

2.3.3. Giá trị kinh tế
Với giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao, cà chua được nhiều
người ưa chuộng nên nó là loại cây được trồng mang lại giá trị kinh tế cao
cho người sản xuất. Theo điều tra năm 1999, lượng cà chua trao đổi trên thị
trường thế giới là 36,7 triệu tấn với lượng sử dụng tươi chiếm từ 5-7%. Ở
Đài Loan, hàng năm xuất khẩu cà chua tươi đạt 952.000 USD và 40.800
USD cà chua chế biến, còn ở Mỹ tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao gấp
4 lần lúa nước và 20 lần lúa mỳ ( G.W. Wase and J.PMC Collum). Theo
Manen và Pipob L (1989) người dân phía Bắc Thái Lan thu được 5.600-
10.000 USD/ha từ sản xuất cà chua. Theo thống kê của tác giả T.Marikawa
(1998) hàng năm Nhật Bản sản xuất được 406.700 tấn nước sốt cà chua,
87.000 tấn nước ép cà chua, 7.700 tấn cà chua nghiền bột, song Nhật Bản
vẫn còn phải nhập thêm 77.000 tấn cà chua chế biến.

xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện trong
bảng 2.1.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới
giai đoạn từ năm 2008 - 2012
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2008
4.249.179 332,018 141.080.419
2009
4.548.108 339,334 154.332.817
2010
4.539.761 334,836 152.007.674
2011
4.723.067 334,570 158.019.581
2012
4.803.680 336,812 161.793.834
(Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2014) [ 21] 13
Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
Về diện tích: năm 2008 thế giới trồng được 4.249.179 ha thì đến năm
2009 diện tích trồng tăng lên 298.929 ha là 4.548.108 ha. Năm 2010 diện
tích trồng cà chua là 4.539.761 ha. Năm 2011 và 2012 cả thế giới diện tích
trồng cà chua đều tăng lên ,năm 2012 diện tích là 4.803.680 ha tăng

8.831 534,180 471.739
(Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2014) [21]

14
Theo bảng thống kê của FAO cho thấy năm 2012 đứng đầu về diện
tích cà chua là Châu Á với diện tích 2.824.757 ha, sản lượng lớn nhất đạt
2397.892.7tấn. Tuy nhiên năng suất cà chua của châu lục này lại gần như
thấp nhất với 346,553 tạ/ha chỉ cao hơn Châu Phi (169,057 tạ/ha). Châu
Âu là châu lục có diện tích trồng cà chua gần như thấp nhất đạt 452.905 ha
nhưng lại đứng đầu về năng suất (452.905 tạ/ha) nên sản lượng cà chua của
châu lục này khá cao đạt 24.797.948 tấn, đứng đầu thế giới. Sản lượng cà
chua của một số nước sản xuất lớn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.3.
Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy: Trung Quốc là nước có sản lượng cà
chua lớn nhất, trong vòng 4 năm từ năm 2009 đến năm 2012 sản lượng cà
chua của nước này tăng liên tục từ 45.365.543 tấn (năm 2009) lên
50.125.055 tấn (năm 2012), tăng 4.759.512 tấn. Kế tiếp là Ấn Độ với
17.500.000 tấn năm 2012, tăng lên 6.351.200 tấn so với năm 2009
(11.148.800 tấn). Tuy nhiên, một số nước có sản lượng cà chua tăng giảm
thất thường như Mỹ, Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, Iran, Hi Lạp sản lượng
tăng vào năm 2010 - 2011 nhưng lại giảm vào năm 2011 - 2012.
Bảng 2.4: Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn trên
thế giới trong những năm gần đây
Đơn vị: tấn
STT

Quốc gia
Năm
2009 2010 2011 2012
1 Trung Quốc 45.365.543 46.876.084


Cây cà chua tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm,
nhưng đến nay đã được trồng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh
đồng bằng trung du Bắc Bộ, Đà Lạt…(Trần Khắc Thi, 2003) [13]. Trong
những năm gần đây diện tích trồng cà chua ở nước ta ngày một tăng do
điều kiện tự nhiên của nước ta rất thích hợp cho cà chua sinh trưởng và
phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được hướng dẫn và phổ biến
cho nông dân. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam
những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn
từ năm 2004 - 2008
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 24.644 172 424.126
2005 23.566 198 466.124
2006 22.962 196 450.426
2007 23.283 197 458.214
2008 24.850 216 535.438
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2008) [18]

16
Theo bảng 2.5 cho thấy: Diện tích cà chua có nhiều biến động, năm
2004 diện tích cà chua đạt 24.644 ha nhưng đến năm 2006 diện tích cà chua
lại giảm nhẹ, chỉ đạt 22.962 ha. Đến năm 2008 diện tích cà chua tăng lên
đạt 24.850 ha. Mặc dù diện tích cà chua tăng giảm không ổn định, nhưng
năng suất cà chua nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Năm

quyết tốt khâu này có thể khắc phục đáng kể những tồn tại trong sản xuất
cà chua.
2.5. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo
những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng
vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng. Các nhà khoa học đã sử
dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm
khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến … Để
tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.
Ở Mỹ, công tác chọn chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất
sớm, đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học
Califocnia đã chọn ra được những giống cà chua mới như: UC-105, UC-
134, UC-82 có năng suất cao hơn hẳn VF-145 và có nhiều đặc điểm tốt
như: tính chống chịu nứt quả cao và quả cứng (Hồ Hữu An và cs,1996) [1].
Bên cạnh những giống mới được chọn tạo ra hàng năm, các giống cũ
(giống địa phương) ở Mỹ lại được duy trì và thường xuyên xuất hiện, vừa
được dùng trong sản xuất vừa làm nguồn vật liệu lai tạo. Trong đó một số
giống thích hợp trồng trong vụ nóng như: Costoluto genvese, Super,
Blachk krin v.v (Watso và Simone,1966) [26].

Trích đoạn Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng: Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè năm 2014 Các giai đoạn sinh trưởng,phát triển của giống cà chua ngoà Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng kháng sâu, bệnh hại của các
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status