“ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai - Pdf 29

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc H’mông là một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Họ sinh sống chủ yếu trên các sườn núi của các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc, với lịch sử định cư khá sớm trên lãnh thổ nước ta, cho đến nay dân tộc
H’mông đã và đang tự mình tạo dựng và phát huy những yếu tố văn hoá – xã hội
truyền thống, để rồi góp phần tạo nên một sắc mầu văn hoá làm phong phú và đa
dạng cho “bức tranh” văn hoá Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử, dân tộc
H’mông cùng với 53 dân tộc anh em khác vẫn còn lưu giữ và phát huy những giá
trị văn hoá quý báu đó, rồi từ đây đã cùng nhau tạo ra một sức mạnh trong khối
đại đoàn kết dân tộc, chung sức xây dựng một đất nước Việt Nam trở thành quốc
gia có một nền văn hoá phong phú và đa dạng mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Những giá trị văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung và văn
hoá của tộc người H’mông đã vô tình tạo ra một thứ “men say” trong tinh thần
nhiệt huyết của các nhà dân tộc học.
Thật vậy, hiện nay dân tộc H’mông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu trên mọi lĩnh vực và trong mọi khía cạnh từ góc độ lịch sử cho đến kinh tế,
văn hoá – giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương, thi ca, âm nhạc, hội hoạ...
Để từ đó, những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại của người H’mông
được bộc lộ rõ nét và vô cùng đặc sắc, điều này đã lý giải vì sao các công trình
nghiên cứu về văn hoá H’mông lại nhiều đến như vậy !
Mỗi người Việt Nam chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến văn hoá
H’mông thông qua các áng văn chương như “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô
Hoài, hay qua bộ phim nổi tiếng “ Trên cổng trời không có hoa anh túc” của
đạo diễn Hà Sơn....Tất cả những điều kỳ diệu của văn hoá H’mông được hiện lên
vô cùng rực rỡ và phong phú với hoa ban trắng, điệu khèn da diết và rộn ràng
làm say lòng người, phiên chợ tình với tục lệ “ bắt vợ” và những ngôi nhà lưng
chừng núi ẩn hiện trong sương, trong hoa ban, hoa gạo đỏ thắm.
1
Điều đặc biệt hơn cả và khơi dậy niềm hứng thú trong mọi người dân Việt
Nam khi nghiên cứu về văn hoá H’mông là ở các bộ trang phục của các thiếu nữ

kinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ bao trùm khắp các bản làng của các dân
tộc thì người H’mông vẫn còn đang lưu giữ và bảo tồn đầy đủ những giá trị văn
hoá truyền thống. Đặc biệt là những giá trị văn hoá ấy còn có điều kiện để phát
triển vì nó được đang được đảm bảo bởi một cuộc sống đầy đủ hơn của khu du
lịch Sa Pa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ rất sớm, dân tộc H’mông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thuộc nhiều chuyên ngành như: Lịch
sử, Dân tộc học - Nhân học, Văn học, Điện ảnh, phóng sự, kinh tế, hội hoạ...hầu
như ngành nào cũng có các công trình nghiên cứu đã được công bố về một khía
cạnh nào đó văn hoá của dân tộc H’mông.
Ở nước ta việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số manh nha từ những năm
đầu 60 của thế kỷ trước, dân tộc H’mông cũng được các nhà nghiên cứu đi sâu
tìm hiểu trong giai đoạn này, cho đến nay các công trình nghiên cứu về các khía
cạnh thuộc dân tộc H’mông được công bố rất nhiều.
Thứ nhất là các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tên gọi và
thời gian xuất hiện ở nước ta và ở mức độ khát quát cao thì có: “ Lịch sử tộc
người các dân tộc Mèo – Dao qua các cứ liệu ngôn ngữ” của Nguyễn Văn Lợi, “
Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo” của Lâm Tâm, “ Dân tộc Mông ở Việt
Nam” của Cư Hoà Vần – Hoàng Nam, “Người H’mông ở Việt Nam” của Vũ
Quốc Khánh, “Người H’mông” của Chu Thái Sơn....Các công trình nghiên cứu
này cho ta cài nhìn khái quát nhất về dân tộc H’mông qua lịch sử di cư vào nước
ta, đặc điểm các ngành H’mông, cho đến các thành tố văn hoá như việc ăn, ở, tổ
chức làng xã, quan hệ dòng họ, tôn giáo – tín ngưỡng…
3
Thứ hai là các công trình nghiên cứu về văn hoá nói chung thì có: “ Văn
hóa H’mông” của Trần Hữu Sơn, “ Gia đình của người H’mông trong bối cảnh
kinh tế xã hội hiện nay” của Đỗ Thuý Bình, “Văn hoá tâm linh của người H’mông
ở Việt Nam : Truyền thống và hiện đại” của Trần Minh Hằng, “Người H’mông và
những hiện tượng tôn giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam á: quá

nhất định. Với xu hướng nghiên cứu dân tộc học hiện nay là chủ yếu ở việc
nghiên cứu “Điểm”, để cho chúng ta cái nhìn cận cảnh và sâu sắc hơn, chính vì
vậy tôi đã chọn “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người
Hmông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” làm khoá luận của mình.
3. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Các nguồn tài liệu
Trong khi làm khoá luận này, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ các
nguồn khác nhau:
- Thứ nhất, tài liệu là các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành
sách, báo, tạp chí chuyên ngành của các thế hệ đi trước, các khoá luận tốt nghiệp,
luận án thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học, văn hoá của các trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Văn hóa, Viện Dân tộc học, các
bảo tàng dân tộc học và thư viện của quốc gia.
- Thứ hai, là các báo cáo, thống kê, bảng điều tra các lĩnh vực về các dân
tộc hàng năm của các cơ quan nhà nước ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Thứ ba, tài liệu được thu thập qua các chuyến đi thực tế thông qua các
cuộc phỏng vấn người dân tại địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
5
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tài khoá luận này chúng tôi đã sử dụng nhiều
phương pháp:
- Thứ nhất, với mục đích và mong muốn của chúng tôi là có cái nhìn chân
thực và cận cảnh thực tế về cuộc sống của dân tộc H’mông ở Sapa – Lào Cai nên
chúng tôi đã chọn phương pháp điền dã dân tộc học, cùng các phương pháp quan
sát tham gia, phương pháp phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh...
- Thứ hai, từ những tài liệu thu thập được khi đi điền dã và các tài liệu
thành văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để phân loại và tìm
ra những ý kiến chính xác nhất, với phương pháp này giúp chúng tôi thống kê
được bao nhiêu gia đình còn trồng lanh và sử dụng chúng trong các hoạt động
nào?

Ở HUYỆN SA PA – LÀO CAI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329ha,
chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22°07’04”
đến 22°28’46” vĩ độ Bắc và 103°43’28” đến 104°04’15” kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo
Thắng, phía Tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn, thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ
nằm cách thành phố Lào Cai 35km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D
từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Vị trí địa lý tạo cho Sa Pa có điều kiện trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
giao lưu, buôn bán với các tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực đồng bằng sông
Hồng. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở và giao thông chậm phát triển… đã hạn
chế sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu với bên ngoài.
1.1.2 Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn. trung bình
từ 35- 40°, có nơi có độ dốc trên 45°. Địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp.
Nằm ở phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ
1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam
đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là
suối Bo cao 400m so với mặt biển.
Với đặc điểm địa hình bị chia cắt phức tạp, tạo nên những khó khăn rất lớn
cho sản xuất nông, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao
8
thông, thủy lợi… cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa
giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Tuy nhiên các đặc điểm về địa hình
đã tạo điều kiện hình thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau, tạo sự đa dạng về
sản xuất nông, lâm nghiệp với các vùng chuyên canh sản xuất nhiều loại sản
phẩm nông, lâm sản hàng hóa.

với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
Hệ thống suối Đum có tổng chiều dài khoảng 50km, bắt nguồn từ vùng
núi cao phía bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân
bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả
Phìn với tổng diện tích lưu vực khoảng 156 km².
Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80km, bắt nguồn từ các núi cao
phía nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km². Trên hệ
thống suối Bo có nhiều suối nhỏ đổ vào với tổng chiều dài hàng trăm km, chạy
dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả
Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và
Bản Phùng.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác gềnh nhiều, lưu lượng nước thất
thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá
mạnh ( suối Bo 989m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối
với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
• Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Lào
Cai năm 1960 và đánh giá bổ sung năm 1994 ( trừ diện tích mặt nước, núi đá, đất
chuyên dùng, và khoảng 203ha đất ở không điều tra), cho thấy huyện Sa Pa có
các nhóm đất chính sau:
10
- Nhóm đất mùn alit trên núi cao ( HA): có diện tích 12.060ha, chiếm
17,77% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên độ cao 1700- 2800m, phân
bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác
nhau. Đất có màu xám, đặc tính chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phân
giải chậm, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Hướng sử dụng thích nghi
với các loại cây lâm nghiệp ( sồi, dẻ, thông…), cây đặc sản, cây dược liệu ( thảo
quả, xuyên khung, huyền sâm…) và cây lương thực, thực phẩm có giá trị ( lúa
mỳ, khoai tây, đậu tương…).

rừng tự nhiên 28.010,8ha, đất có rừng trồng 4.864,9ha và đất ươm cây giống
3ha. Theo mục đích sử dụng thì đất có rừng sản xuất chiếm 6,26%, đất có rừng
phòng hộ chiếm 48,51% và đất rừng đặc dụng chiếm 45,22%. Trữ lượng rừng
hiện có ước tính khoảng trên 2,0 triệu m³ gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các
loại, diện tích rừng có trữ lượng từ giàu đến trung bình chiếm khoảng 25% diện
tích đất lâm nghiệp.
Rừng sản xuất và rừng phòng hộ được phân bố ở tất cả các xã, thị trấn
trong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 5 xã thuộc vườn quốc gia Hoàng
Liên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ. Thảm thực vật rừng chủ
yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa như: pơ mu, thông tre, thông
nàng, du sam, vàng tâm, gù hương… và rừng trồng với các loại cây như: sa mộc,
tống quá sủi, vối thuốc, mỡ…
Động vật rừng: theo tài liệu nghiên cứu “ Động vật rừng thuộc cảnh quan
núi Hoàng Liên” của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì núi Hoàng Liên
hiện có 380 loài động vật khác nhau nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài như
sau: thú ( Nammanila) 56 loài, chim ( Aves) 217 loài, bò sát ( Reptilia) 73 loài và
ếch nhái ( Amphibia) 34 loài. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm được ghi
vào sách đỏ.
12
• Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện địa chất và khoáng sản, Sa Pa
có các loại khoáng sản sau:
- Mô lip đen ở xã Tả Giàng Phình có trữ lượng không đáng kể.
- Đô lô mit ở xã Lao Chải và thị trấn Sa Pa với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn,
có hàm lượng MgO dao động từ 16- 21%, là nguyên liệu sử dụng cho nhiều lĩnh
vực như: vật liệu chịu lửa, thủy tinh, bột mài và trong công nghiệp luyện kim.
- Cao lanh trữ lượng khoảng 300.000 tấn ở xã Sa Pả, hàm lượng Al
2
O
3

Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã có chữ viết riêng của dân tộc mình. Người Dao còn
dùng chữ nho để ghi chép. Do sống chung và xen kẽ nhau trong các bản nên mỗi dân
tộc có thể biết tiếng của dân tộc khác và am hiểu phong tục tập quán của nhau.
Nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết cùng nhau tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, các ngày lễ hội truyền thống như hội “ Gầu Tào” của người
Mông, “ Lễ tết nhảy” của người Dao, hội “ Xuống đồng” của người Dáy, múa
mừng được mùa của người Xá Phó, hội hát Then của người Tày, rước đèn, múa
lân, tế lễ của người Kinh. Các buổi chợ phiên vùng cao, chợ tình Sa Pa không chỉ
là nơi giao lưu kinh tế đơn thuần, mà còn hàm chứa nét văn hóa sống động
truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân và lực lượng
vũ trang nhân dân Sa Pa luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc
ngoại xâm, thành tích đó đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1998. Ngày nay mặc dù còn nhiều khó khăn,
nhưng với truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
14
nhân dân Sa Pa sẽ vượt qua những thách thức để từng bước bứt lên, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2 Dân cư
Năm 2001 dân số Sa Pa có 39.468 người trong đó : Nông thôn 33.909
người (chiếm 85,91%), đô thị 5.559 người (chiếm 14,09%). Dân số ở nông thôn
chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, khu vực đô thị có 70% dân số sống
bằng nghề dịch vụ - thương mại. Mật độ dân số trung bình của huyện là 198
người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể trong những năm qua, từ
3,05% năm 1995 xuống 2,38% năm 2001 (thấp hơn so với mức bình quân chung
là 2,7%).
Năm 2001 huyện có 17.266 người ở độ tuổi lao động, chiếm 43,75% dân
số. Số lao động có việc làm ổn định 15.504 người, chiếm 90% tổng số lao động
và 83,2% làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên nguồn lao động của
huyện phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh

triệu đồng, năm 2000 đạt 23.903 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong
giai đoạn 1996 – 2000 đạt 10,55%/ năm. Năm 2001 giá trị sản xuất nông nghiệp
đạt 26.197 triệu đồng tăng 9,60% so với năm 2000 ( Theo giá so sánh năm 1994).
-Trồng trọt : Đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống
mới, thực hiện thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác. Diện tích đất
trồng cây hàng năm, năm 2001 đạt 3.419ha, tăng 65ha so với năm 2000.
Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 8.501 tấn, bình quân lương thực
215,4 kg/ người. Các loại cây lương thực khác cũng phát triển như khoai, sắn …
diện tích năm 2001 là 238 ha, sản lượng đạt 15.595 tấn.
Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu được chú trọng phát
triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, bước đầu đã tạo ra sản phẩm hàng
hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Sản lượng đỗ tương tăng
16
nhanh từ 28,86 tấn năm 1995 lên 49 tấn năm 2001, lạc từ 18,5 tấn lên 30 tấn
cùng thời kỳ.
- Chăn nuôi : đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển nhưng chưa ổn
định, công tác phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm được chú ý
thườngxuyên, các bệnh dịch cơ bản được kiểm soát.
Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở khu vực hộ gia đình với quy mô nhỏ, mang
tính tự cấp tự túc. Năm 2001 sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 530,70 tấn, trong
đó thịt lợn đạt 430 tấn, giá trị sản xuất mới chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản
xuất của ngành nông nghiệp. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong thời gian
qua đã có bước phát triển, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, chưa có sản phẩm mũi nhọn, sản
phầm còn mang tính tự cấp, tự túc, năng suất thấp, chất lượng chưa cao. Nguyên
nhân chính một phần do chưa được đầu tư hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học
chưa được rộng khắp, tập quán canh tác còn lạc hậu.
* Ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp Sa Pa trong những năm qua có bước tăng
trưởng nhanh. Năm 1995 đạt 6,8 tỷ đồng, năm 2000 đạt 15,7 tỷ đồng, năm 2001 đạt

Ngành du lịch được coi là thế mạnh và là ngành mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua. Số lượng khách du lịch, số ngày
lưu trú của khách và doanh thu từ các hoạt động du lịch không ngừng tăng lên.
Năm 2001 có khoảng 45.000 lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm 44%,
khách trong nước chiếm 56%, tăng 280% so với năm 1995. Doanh thu từ 3.068
triệu đồng năm 1995 tăng lên 21.883 triệu đồng năm 2000 và năm 2001 đạt
khoảng 25.000 triệu đồng. Số ngày lưu trú của khách hiện nay đạt 1,66 ngày
đêm/khách du lịch.
* Phát triển cơ sở hạ tầng:
18
- Giao thông : Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với các
chương trình, dự án được thực hiện, hệ thống giao thông của huyện đã có những
đổi mới phát triển.
Hiện nay Sa Pa có các tuyến đường bộ sau:
+ Quốc lộ 4D chạy từ thị xã Lào Cai qua huyện Sa Pa đi Phong Thổ ( Lai
Châu) đoạn qua địa bàn huyện dài 36 km đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp V
miền núi, đang được đầu tư nâng cấp.
+Tỉnh lộ 155 đoạn qua địa bàn huyện xuất phát từ ngã ba Ô Quy Hồ đến Tả
Giàng Phình dài 20 km, mặt đường nhựa rộng 4,5m. Đường đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật cấp VI miền núi.
- Các tuyến huyện lộ có tổng số chiều dài khoảng 150 km.
- Đường nội thị trấn Sa Pa có tổng chiều dài 15 km, rộng từ 3- 8m, mặt
đường bê tông nhựa.
- Đường liên thôn có khoảng 160 km, chiều rộng mặt đường từ 2- 2,5m do
dân tự làm, mặt đường đất.
Ngoài ra trên các tuyến giao thông còn có 22 cây cầu treo dài từ 30- 80m,
rộng 1,2- 2m và 5 cây cầu thép rộng 1,5- 2m, dài 8- 16m.
- Bưu chính- viễn thông: Năm 2001 huyện Sa Pa có trên 1000 máy điện thoại
với 15/17 xã có máy điện thoại, bình quân có 2,23 máy/100 dân, doanh thu của
ngành đạt 2,8 tỷ đồng.

một khía cạnh văn hoá tộc người , do đó mà dù di cư đến trước hay sau nhưng các
dân tộc H’mông đều coi nhau là anh em một nhà, họ giúp đỡ nhau trong khó khăn,
trong việc sinh sống, trong chống thiên tai, hay cùng nhau chống kẻ thù xâm lược....
1.3.2 Đời sống văn hoá
* Ngôn ngữ
20
Ngôn ngữ là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người
này với tộc người khác. Ngôn ngữ là đặc trưng nổi bật của văn hoá tộc người.
Ngôn ngữ H’mông – Dao là nhóm ngôn ngữ trrong hệ Nam Á. Tiếng H’mông ở
Lào Cai là một ngôn ngữ thống nhất. Mặc dù người H’mông cư trú tách biệt
thành 4 nhóm (H’mông Lềnh, H’mông Đơ, H’mông Đú, H’mông Chúa) nhưng
người H’mông vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng H’mông, tuy rằng có sự khác
nhau trong một số từ, một số kiểu phát âm, âm láy song tiêng H’mông được coi
là ngôn ngữ phổ biến ở vùng cao. Nhiều tộc người khác ở Sa Pa cũng thường
dùng tiếng H’mông để giao tiếp như người Tày, Dao, Giáy…
* Nhà cửa
Nhà của đồng bào H’mông thường được xây dựng gần nguồn nước, gần
nương, đi lại thuận tiện. Nhà của người H’mông là nhà nền đất. Mặc dù có sự
khác nhau về quy mô và vật liệu xây dựng nhưng về kết cấu và bố trí mặt bằng
tương đối thống nhất. Nhà người H’mông phổ biến là nhà ba gian hoặc nhà ba
gian hai chái. Ở vùng Hà Giang, Lào Cai nhà của họ làm khá to với kỹ thuật
mộng nên rất chắc chắn, còn các nơi khác với kỹ thuật ngàm và buộc lạt. Nhà
được lợp bằng ngói âm dương, cở tranh hoặc bằng ván xẻ, tường dùng vách liếp
lứa. Kết cấu bộ khung nhà phổ biến là bộ vì kèo 3 cột, 2 cột co hai bên và cột cái
chính nóc. Để liên kết các cột với nhau, người ta làm hàng xà ngang mà phổ biến
là xà kép.
Mặt bằng sinh hoạt của người H’mông thường được phân bố: gian đầu hồi
có cửa ra vào, giáp vách có giường dành cho đôi vợ chồng chủ nhà, lui về vách
sau là bếp chính. Gian này có vách ngăn và có cửa thông với gian giữa. Cột giữa
của vị trí kèo thứ hai nhăn gian đầu hồi với gian giữa là cột thờ ma. Mọi nghi lễ,

Người giàu thường thêu hoa văn sặc sỡ trên hai cánh tay áo trông như đeo vòng
ở ngoài áo. Ở Sa Pa, nam giới còn mặc áo khoác ngoài, đó là chiếc áo dài để hở
22
ngực, không cài cúc, cộc tay, như kiểu áo gilê. Trong các dịp lễ tết, hội hè, đồng
bào hay mặc áo này thể hiện sự lịch sự tôn trọng mình và tôn trọng mọi người.
Trang sức:Trang sức là nhu cầu thẩm mỹ vừa là kheo cái của; đôi khi còn
mang màu sắc mê tín. Đồ trang sức của người H’mông được làm chủ yếu bằng
bạc. Đó là các loại trang sức thông thường như: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay,
bộ xà tích, nhẫn…
* Tôn giáo – tín ngưỡng
Dân tộc H’mông còn bảo lưu rất nhiều tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ như :
Thờ cúng tổ tiên ma nhà và thờ thần bản mệnh của cộng đồng “giao”, vật linh
giáo, saman giáo, các loại ma thuật…Người H’mông quan niệm, thế giới thực
vật, động vật xung quanh đều có phần xác và phần hồn (người H’mông gọi là
pli). Một khi thực thể bị chết (bị phân huỷ) thì linh hồn lìa khỏi xác thành ma.
Ma thì có ma lành và ma dữ. Ma lành ban phúc, ma dữ giáng họa. Đối với đồng
bào H’mông, con dữ đáng sợ nhất là ma “ Ngũ hải”. Tức là loại ma người sống
có thể hại người và súc vật giống như ma gà, ma kì lân của người Tày, Nùng.
Tôn giáo – tín ngưỡng đã hoà quyện với các lễ thức hội hè tạo nên những sắc
thái, sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần người H’mông.
* Văn học nghệ thuật dân gian
Văn học nghệ thuật dân gian của dân tộc H’mông rất phong phú, bao gồm
truyện cổ, dân ca, câu đó… phản ánh khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân
và nhận tức của họ về tự nhiên, xã hội, con người. Các loại hình nghệ thuật múa,
hát, thêu dệt…thể hiện những hiện thực cuộc sống từ tình yêu nam nữ, đến các lễ
hội và sinh hoạt tín ngưỡng…Qua đó, người H’mông muốn nói lên khát vọng
vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn không còn những luật lệ hà khắc như cảnh đối
xử nghiệt ngã của nhà chồng đối với các nàng dâu, những tên quan tàn bạo…
Tiểu kết
23

Khác với người Kinh dùng sợi tơ tằm, người Tày, Thái, Mường hay các
dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á dùng sợi bông, đay, cói để dệt ra vải, thì
người H’mông lại chọn một loại cây có thớ, được nhiều dân tộc trên thế giới
trồng đó là cây lanh.
Cây lanh (chaoz mangx), tên Latinh là Linum usitatissimum, thuộc họ gai
mèo, có tên gọi khác là cây “áma” [20,31]. Là cây công nghiệp ôn đới cho sợi để
dệt vải, loại cây này được nhiều nước trên thế giới trồng như Anh, Pháp, Nga,
Thuỵ Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ảrập, Tây Ban Nha, vùng quanh
Valencia...Trong các câu truyện cổ nước ngoài cũng thường nhắc đến loại cây
25

Trích đoạn Cây lanh biểu tượng cho sức sống của tộc ngườ Cây lanh đóng vai trò là biểu tượng cho người phụ nữ H’mông Trong các nghi lễ của chu kỳ vòng đờ Trong văn học dân gian.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status