Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam - Pdf 29

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

LA THANH LONG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO
TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT


I.1. Trường phóng xạ tự nhiên
10
I.2. Hệ phương pháp xác định các thành phần trường phóng xạ tự nhiên
12
I.3. Vai trò của trường phóng xạ tự nhiên trong nghiên cứu môi trường
và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ và tồn tại
14
Chương II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÙNG TÂY
BẮC VIỆT NAM
34
II.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
34
II.2. Đặc điểm địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam
40
II.3. Đặc điểm địa chất, khoáng hóa phóng xạ trên một số điểm mỏ chứa
phóng xạ
47
Chương III: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ
NHIÊN VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
54
III.1. Cơ sở tài liệu
54
III.2. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam
55
III.3. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên trên một số mỏ,
điểm khoáng hóa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam
65
III.4. Phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam
79
Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÓNG

La Thanh Long

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Bảng I.1. Các nhân phóng xạ tự nhiên phổ biến nhất trong vỏ trái đất
Bảng III.1. Cường độ phóng xạ gamma các loại đá vùng Nậm Xe
Bảng III.2. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Nậm Xe
Bảng III.3. Cường độ phóng xạ gamma các loại đá vùng Đông Pao
Bảng III.4. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Đông Pao
Bảng III.5. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Thèn Sin
Bảng III.6. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Thèn Sin
Bảng III.7. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Mường Hum
Bảng III.8. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Mường Hum
Bảng III.9. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Yên Phú
Bảng III.10. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Yên Phú
Bảng III.11. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Thanh Sơn
Bảng III.12. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Thanh Sơn
Bảng III.13. Giá trị đặc trưng cường độ gamma và nồng độ radon theo các phân vị
địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam
Bảng III.14. Giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài, liều chiếu trong, tổng liều chiếu và
diện tích của các phân vị địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam
Bảng III.15. Giá trị đặc trưng cường độ gamma và nồng độ radon theo các phân vị địa
chất vùng Nậm Xe
Bảng III.16. Giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài, liều chiếu trong, tổng liều chiếu và
diện tích của các phân vị địa chất vùng Nậm Xe
Bảng III.17. So sánh phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, Nậm Xe và

vùng Tây Bắc Việt Nam
Hình IV.4. Trường phóng xạ gamma tự nhiên và dị thường phóng xạ vùng Tây Bắc
Việt Nam
Hình IV.5. Các vùng triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.

4
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài luận án
Môi trường phóng xạ tự nhiên là một phần môi trường sống mà tại đó có tác
động của các bức xạ phóng xạ có nguồn gốc từ tự nhiên, tác động liên tục đến các
sinh vật tồn tại trong môi trường đó, trong đó có con người. Nghiên cứu trường
phóng xạ tự nhiên nhằm thu thập các thông tin về môi trường phóng xạ, từ đó xác
định cụ thể các khu vực an toàn, không an toàn để hoạch định các chiến lược phát
triển kinh tế xã hội lâu dài các khu vực kinh tế trọng điểm cũng như phạm vi toàn
quốc. Xây dựng các chiến lược bảo vệ bền vững môi trường trong bối cảnh phát
triển kinh tế có tính cộng tác, hòa nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay cũng đòi hỏi các
thông tin đầy đủ về môi trường phóng xạ.
Khoáng sản phóng xạ là loại khoáng sản có tính chiến lược, đó là nguồn
nguyên liệu cho năng lượng và chế tạo vũ khí hạt nhân. Sự tồn tại của các điểm
khoáng hóa, mỏ phóng xạ là nguồn gây ra trường phóng xạ địa phương. Chúng cần
được phát hiện, đánh giá đồng thời về các mặt giá trị kinh tế, cũng như ảnh hưởng
tiềm tàng đến môi trường tự nhiên.
Giữa trường phóng xạ tự nhiên với cấu trúc địa chất tại những địa điểm quan sát
có mối quan hệ gắn bó nhân quả với nhau. Các nguyên tố phóng xạ chứa trong đất đá
là nguyên nhân chính gây ra trường phóng xạ và trường này là nhân tố chỉ thị để phát
hiện và nghiên cứu địa chất, khoáng sản. Sự biến động về phân bố của các đất đá trong
quá trình tồn tại, đặc biệt dưới tác động của các hoạt động của con người như khai thác

trên các mỏ phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ, điều kiện địa chất, địa chất thủy
văn, công trình, địa hình, địa mạo, v.v ) phục vụ điều tra, đánh giá ảnh hưởng của
môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí của đặc điểm trường dị thường phóng xạ
tự nhiên, các trường địa vật lý khu vực, cấu trúc địa chất để dự báo triển vọng
khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trường phóng xạ tự nhiên, đặc điểm cấu trúc địa chất,
môi trường phóng xạ và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ: urani, thôri và đất
hiếm chứa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu thuộc Tây Bắc Việt Nam, được giới
hạn bởi đới khâu Sông Hồng ở phía bắc, đới khâu Sông Mã ở phía nam và nằm trọn
trong bốn đới kiến tạo: Sông Hồng, Fansipan, Sông Đà và Tú Lệ.
6
Cơ sở tài liệu của luận án
* Luận án được xây dựng chủ yếu từ kết quả của các đề tài nghiên cứu, đề án
sản xuất mà nghiên cứu sinh (NCS) là chủ nhiệm hoặc tham gia thi công:
- Báo cáo Biên tập bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 thực hiện
năm 2006 ÷ 2008.
- Thành lập bản đồ phông phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000
(đang lập báo cáo tổng kết), NCS là chủ nhiệm trong giai đoạn 2008-2010.
- Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ “Nghiên cứu
nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng
xạ” (2009 ÷ 2010).
- Kết quả đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định khu vực có mức
chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người để tiến hành khảo sát, đánh giá
chi tiết” (2010 ÷ 2012).

phóng xạ trên cơ sở tập hợp các thông tin có tính đặc trưng, liên kết các kết quả, từ
đó xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường
phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người và dự báo triển vọng khoáng sản
phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam
Những kết quả đạt được và đóng góp của luận án
1) Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên
đối với sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam.
2) Xác lập tiêu chuẩn, dấu hiệu địa vật lý - địa chất phục vụ dự báo triển
vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
3) Thành lập sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối
với sức khỏe con người tỷ lệ 1:250.000 và sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản phóng
xạ vùng Tây Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:250.000.
4) Kết quả của luận án sẽ được áp dụng trong thành lập bản đồ phông phóng xạ
tự nhiên, đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con
người; dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ.
Những điểm mới của luận án
1) Xác lập phương pháp xác định phông phóng xạ tự nhiên theo liều chiếu
hiệu dụng hàng năm bằng phương pháp tần suất thống kê theo các phân vị địa chất
và phần mềm xử lý, tính toán phông phóng xạ tự nhiên.
2) Làm rõ bản chất dị thường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam và
mối quan hệ mật thiết giữa dị thường phóng xạ tự nhiên với cấu trúc địa chất, biểu
hiện khoáng hóa phóng xạ trong vùng.
8
3) Đã xây dựng được bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của môi trường phóng xạ tự nhiên và bộ tiêu chuẩn, dấu hiệu địa vật lý - địa chất
phục vụ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
4) Đã thành lập được sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên
phóng xạ và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, đây là cơ sở để quy hoạch
công tác nghiên cứu, điều tra chi tiết môi trường phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ đã khoanh định được 17 diện
tích có triển vọng khoáng sản phóng xạ - đất hiếm, trong đó có 9 vùng triển vọng
cấp A, 3 vùng cấp B, 5 vùng cấp C. Khoáng sản dự báo REE, U, Th có ý nghĩa định
hướng cho quy hoạch công tác điều tra, đánh giá chi tiết khoáng sản phóng xạ ở các
giai đoạn tiếp theo. Là cơ sở để xây dựng chiến lược khai thác sử dụng khoáng sản
phóng xạ lâu dài và bảo vệ môi trường bền vững của vùng Tây Bắc Việt Nam.
Bố cục của luận án
Luận án được trình bày trong 136 trang A4, 20 bảng, 18 hình vẽ minh họa,
76 văn liệu tham khảo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về mức độ nghiên cứu trường phóng xạ tự nhiên và phương
pháp nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm địa lý tự nhiên, địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam;
Chương III: Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam;
Chương IV: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên và dự báo triển vọng
khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam.
Lời cảm ơn
Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.VS.TSKH Phạm Khoản và TS Nguyễn Quang
Hưng. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến GS.VS.TSKH Phạm
Khoản, TS. Nguyễn Quang Hưng đã tận tình hướng dẫn khoa học để NCS hoàn thành
luận án của mình. Ngoài ra, NCS còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Viện Khoa
học Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ Địa
chất, Liên đoàn Vật lý Địa chất, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm các nhà khoa học: TS.
Nguyễn Tuấn Phong, TS. Mai Trọng Tú, TS. Trần Văn Miến, TS. Nguyễn Văn Nam.
Việc tính toán, thành lập các bản vẽ được sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thế Hùng, CN.

Trong thực tế hiện nay lợi dụng tính chất phát các bức xạ alpha, beta, gamma
người ta đã chế tạo ra các thiết bị tương ứng để đo ghi cường độ hoặc các phổ đặc
trưng của nguồn phát bức xạ phục vụ cho việc lập bản đồ địa chất, tìm kiếm, đánh
giá triển vọng khoáng sản và xác định mức độ ô nhiễm môi trường trong công tác
điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ tự nhiên. Các nguồn chính tạo nên trường
phóng xạ tự nhiên thể hiện ở hình I.1 dưới đây.
11
Trường phóng xạ tự nhiên gồm chủ yếu các bức xạ gamma, beta và
alpha. Nguồn gây trường phóng xạ tự nhiên chính là dãy
238
U,
232
Th,
235
U.
Xét về trạng thái vật lý tồn tại nguồn gây trường phóng xạ tự nhiên, có
nhóm các nguyên tố rắn và nhóm các nguyên tố khí phóng xạ. Cả hai nhóm
nguyên tố này cùng tồn tại trong môi trường tự nhiên mà chủ yếu là đất đá,
nước và không khí.
TỰ NHIÊN
Bức xạ : , , 

TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN

TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN
12
I.2. HỆ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN TRƯỜNG
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu xác định cường độ trường phóng xạ gamma tự nhiên, nồng độ radon, hàm lượng
các chất phóng xạ trong đất, đá, quặng cũng như sự phân bố trong không gian và sự
thay đổi của chúng theo thời gian. Đồng thời sử dụng một số phương pháp định
lượng như đo phổ gamma tại thế nằm tự nhiên của đối tượng địa chất hoặc phân tích
trong phòng các mẫu đại diện của chúng. Một số phương pháp cụ thể sau thường
được áp dụng để xác định các thành phần trường phóng xạ tự nhiên:
I.2.1. Phương pháp đo cường độ gamma, suất liều tương đương bức xạ gamma
Mục đích của phương pháp
Trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, dùng để xác định cường độ
gamma (hay còn gọi là suất liều bức xạ gamma), còn trong nghiên cứu môi trường
phóng xạ phương pháp này đo suất liều tương đương phóng xạ ở độ cao 1m để xác
định thành phần liều chiếu ngoài.
Máy móc thiết bị
Ở nước ta hiện nay thường dùng máy DKS - 96 do Cộng hòa Liên bang Nga
chế tạo và Inspector do Mỹ chế tạo để đo suất liều tương đương phóng xạ (μSv/h).
Bên cạnh đó, có thể dùng các máy thăm dò phóng xạ nhấp nháy CPП-68-01 và
CPП-88H (do Nga chế tạo dùng trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản) để đo

định bản chất phóng xạ của trường phóng xạ tự nhiên, qua đó luận giải về bản chất
địa chất của đối tượng gây dị thường phóng xạ. Trong nghiên cứu môi trường,
phương pháp này được áp dụng với khối lượng hạn chế trong trường hợp cần đánh
giá nguồn gốc của dị thường phóng xạ môi trường, đặc biệt là những dị thường thứ
sinh, nhân sinh.
Máy sử dụng hiện nay là GAD-6, GA-12, Surveyor.
I.2.4. Phương pháp thu thập và phân tích mẫu
Mục đích phương pháp thu thập và phân tích mẫu nhằm xác định hàm lượng
các nuclit phóng xạ trong các đối tượng. Trong nghiên cứu địa chất chủ yếu phân tích
các mẫu đá, quặng; trong nghiên cứu môi trường, ngoài mẫu đá còn thu thập và phân
tích mẫu nước, các mẫu lương thực, thực phẩm để so sánh với các mức nồng độ giới
hạn của từng nhân phóng xạ và tính thành phần liều chiếu trong do các chất phóng xạ
xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Phân tích hàm lượng các nguyên tố phóng xạ (Ra, U, Th, K) trong mẫu
Hàm lượng các chất phóng xạ trong mẫu nước và mẫu thực vật thường rất
thấp. Bởi vậy phải lựa chọn các phương pháp, thiết bị có độ nhạy, độ tin cậy cao để
xác định hàm lượng các chất phóng xạ trong chúng. Phương pháp phân tích tốt nhất
hiện nay là trên máy phổ gamma phông thấp, tinh thể bán dẫn siêu tinh khiết (như
hệ ORTEC GEM-30).
14
I.3. VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN TRONG NGHIÊN CỨU
MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ
I.3.1. Trên thế giới
I.3.1.1. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ
Ngay từ những ngày đầu tiên nghiên cứu về tia X và các chất phóng xạ,
người ta đã ghi nhận được rằng chiếu xạ liều cao có thể gây tổn thương mang tính
bệnh lý đối với các tế bào cơ thể người. Thêm vào đó, các nghiên cứu dài hạn về

Hoạt độ tự nhiên
U
235

Chiếm khoảng 0,72% tổng số khối lượng uran tự nhiên
U
238

Chiếm 99,2745% tổng số uran tự nhiên. Uranium tự nhiên có từ 0,5
đến 4,7 ppm trong đất đá (ppm=g/tấn)
Th
232

Có 1,6 đến 20 ppm trong các loại đá.
Ra
226

16 Bq/kg trong các loại đá vôi và 48 Bq/kg trong các đá magma.
Rn
222

Nồng độ trung bình hàng năm ở Mỹ từ 0,6 Bq/m
3
đến 28 Bq/m
3

K
40

Có 37 đến 1100 Bq/kg trong đất.

phóng xạ với giải pháp và nội dung rất đa dạng.
Đến những năm 80 của thế kỷ trước, các nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Thụy
Điển, Phần Lan, Cộng hòa Séc.v.v đã nghiên cứu và công bố các tiêu chuẩn về
các mức chiếu xạ tự nhiên và an toàn cho con người. Trên cơ sở đo đạc các yếu tố
của trường phóng xạ tự nhiên người ta đã thành lập bản đồ mức chiếu xạ tự nhiên
(cỡ tỷ lệ thường là 1:50.000). Trong quá trình xây dựng các bản đồ này, người ta đã
sử dụng tài liệu đo phóng xạ và bay đo phổ gamma trong đo vẽ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản. Đến nay, Ủy ban bảo vệ phóng xạ các nước Bắc Âu, các quốc gia Tây
Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v đã lần lượt công bố mức chiếu xạ tự nhiên và các bản
đồ phân vùng theo các mức chiếu xạ tự nhiên [65, 66, 67, 68, 69, 71, 73].
Năm 1996, dưới sự đồng bảo trợ của FAO, IAEA, ILO, OECD/NEA, Tổ
chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), WHO, cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế xuất
bản bộ “Tiêu chuẩn Quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an toàn đối với
nguồn bức xạ” nhằm đạt được sự thống nhất quốc tế về các tiêu chuẩn bảo vệ bức
xạ và an toàn đối với các nguồn bức xạ.
Các nước Mỹ, Pháp, CHLB Nga, Trung Quốc đều quy định các tiêu chuẩn an
toàn phóng xạ, nghiên cứu các phương pháp và thiết bị điều tra đánh giá mức độ ô
nhiễm phóng xạ. Bộ Y tế CHLB Nga đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn an toàn bức xạ”
HPБ- 76/87 (năm 1988), HPБ - 96 (năm 1996), HPБ - 99 và “Các nguyên tắc vệ sinh
chủ yếu làm việc với các chất phóng xạ và với các nguồn bức xạ ion hóa” OCIT-72/87
(năm 1988). Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn bảo vệ an toàn
17
phóng xạ các sản phẩm vật liệu khoáng chất thiên nhiên” JC518-93 (năm 1993).
Bản đồ phông bức xạ tự nhiên được các nước Nga, Đức, Mỹ, Thụy Điển, cơ
bản đã thành lập xuất bản ở tỷ lệ 1:50.000 toàn quốc (liên bang) và một số khu vực
trọng điểm thành lập ở tỷ lệ 1:25.000 đến 1:2.000 (khu vực có chứa các mỏ phóng
xạ - đất hiếm, khu vực chứa các dị thường phóng xạ, đá chứa các kim loại phóng xạ

phương pháp đo phóng xạ vẫn đóng vai trò rất quan trọng, trong nhiều trường hợp là
chủ đạo khi tìm kiếm thăm dò các mỏ urani và kim loại phóng xạ khác. Theo tổng kết
của Phạm Khoản và Nguyễn Tuấn Phong (2006) thì hiệu quả tìm kiếm mỏ urani biến
động theo thời gian như sau: đến năm 1960, 90% mỏ urani được phát hiện bằng xạ
hàng không và mặt đất; giai đoạn 1960 đến 1970 và 1971 đến 1990, 80% và 90%
bằng khoan theo dự đoán địa chất; 20% và 10% bằng xạ hàng không và mặt đất [50].
Từ sau năm 1950, tiêu thụ nguyên liệu phóng xạ trên thế giới ngày một gia
tăng. Theo dự báo, nhu cầu urani kim loại hiện nay của thế giới có thể tăng tới trên
120 nghìn tấn/năm. Trong đó, riêng nhu cầu cho điện hạt nhân là khoảng 80.000 tấn.
Theo nhiều chuyên gia, với nhu cầu ngày càng tăng thì nguồn nguyên liệu urani hiện
có sẽ thiếu hụt kể từ năm 2050 [74]. Trước tình hình đó, nhiều nước (Mỹ, Liên bang
Nga, Pháp, Úc, Canada, Ấn Độ ) đã đầu tư mạnh mẽ cho công tác tìm kiếm và
thăm dò urani.
Những kết quả thu được đã làm rõ quy luật phân bố, nguồn gốc, các kiểu mỏ
urani phổ biến trên thế giới. Theo tổng kết của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
tế (IAEA, 1988-1989) [72], tất cả các mỏ uran đã biết hiện nay được chia ra 15 kiểu:
kiểu cát kết (khoáng hóa uran trong cát kết); kiểu “bất chỉnh hợp” (quặng hóa trong đới
bất chỉnh hợp về cấu trúc - địa tầng giữa các đá trầm tích cổ tuổi AR- PR); kiểu dăm
kết (liên quan các dăm kết của đá phun trào và xâm nhập giàu uran); kiểu dạng mạch;
kiểu photphorit; kiểu phun trào; v.v Ngoài cách phân loại trên, các nhà khoa học Liên
Xô trước kia và Nga hiện nay lại phân chia các mỏ urani theo nguồn gốc và phân ra 2
nhóm mỏ chính: nội sinh và ngoại sinh.
Liên quan tới các mỏ nguồn gốc nội sinh, năm 1964 các nhà địa chất Liên
Xô đã nghiên cứu về đặc điểm chứa quặng urani của đá granit và cho rằng quan hệ
tương quan giữa U, Th và các nguyên tố hiếm trong các phức hệ đá granit là “tiêu
chuẩn” quan trọng cho đánh giá triển vọng urani.
19

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên đã tiến hành điều tra môi trường phóng xạ, dưới sự
quản lý chặt chẽ của Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học
Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đồng thời Quốc hội, Chính phủ cũng
đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thống nhất các tiêu chuẩn bảo vệ
bức xạ và an toàn đối với các nguồn bức xạ, gồm: “Pháp lệnh an toàn và kiểm soát
bức xạ” (1996); Nghị định số 50/1998/NĐ-CP “Quy định chi tiết việc thi hành Pháp
lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ” (1998); Luật Năng lượng Nguyên tử số
18/2008/QH12 (2008); Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và
bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng (2012).
Từ năm 1990 đến 2002, trong “Chương trình điều tra địa chất đô thị Việt Nam,
tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000” [54] đã triển khai chuyên đề “Đặc điểm địa vật lý môi
trường”. Trong chương trình này, hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam đã được điều tra
đánh giá về môi trường phóng xạ.
Từ năm 2005 đến nay, để nâng cao chất lượng nghiên cứu điều tra đánh giá
môi trường phóng xạ ở Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và đề án điều
tra đánh giá môi trường phóng xạ theo hướng chuyên sâu và áp dụng thực tiễn đã
được triển khai ở nhiều vùng miền trên cả nước, do nhiều tác giả thuộc nhiều đơn vị
thực hiện. Các kết quả đã đạt được cụ thể như sau:
* Về nghiên cứu các phương pháp xử lý, hiển thị kết quả, xác định mức độ
ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe con người [12, 13, 39, 40, 56].
- Đã thu thập các tài liệu của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA),
của các tổ chức ICRP, UNSCEAR, ICRU, WHO để lựa chọn, sử dụng các công
thức tính các đại lượng của trường phóng xạ do các tổ chức Quốc tế và trong nước
công bố và thống nhất lựa chọn sử dụng các đại lượng đặc trưng như: liều giới hạn,
liều hấp thụ, liều tương đương, liều hiệu dụng…
- Bước đầu lựa chọn và đưa ra phương pháp cũng như công thức tính các đại

trường; đo gamma môi trường; đo eman môi trường; đo phổ gamma; lấy và phân
tích mẫu và điều tra xã hội học, từ đó đề xuất:
- Phương pháp phân tích tương quan xác định hàm hồi quy để chuyển đổi các
số đo phóng xạ thăm dò sang số đo trong phóng xạ môi trường;
- Công thức tính các đại lượng suất liều chiếu ngoài và suất liều chiếu trong
theo kết quả đo đạc;
22
- Phương pháp phân tích tần suất thống kê để xác định phông phóng xạ tự
nhiên cho từng khu vực mỏ, từ đó thành lập bản đồ hiện trạng và phân vùng môi
trường phóng xạ. Các kết quả đạt được cụ thể như sau:
+ Đã xác định được các thành phần của môi trường phóng xạ trên các vùng
mỏ phóng xạ và khu vực lân cận; khoanh định được các khu vực cần kiểm soát môi
trường phóng xạ.
+ Vùng Dấu Cỏ, Thanh Sơn, Phú Thọ đã nêu được đặc trưng thống kê các
thành phần gây nên liều chiếu, hiện trạng môi trường phóng xạ và phân chia các
diện tích ô nhiễm môi trường phóng xạ bậc I, II, III.
* Về nghiên cứu xác định hàm lượng các chất phóng xạ, mức độ ô nhiễm của
chúng đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm
nhẹ thiệt hại ở một số khu vực dân cư và khai thác mỏ [8, 9, 17, 19, 40, 58, 59, 60, 61].
- Đã hoàn thiện được phương pháp hệ điều tra môi trường phóng xạ. Đánh
giá được mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba vùng trọng điểm có các mỏ quặng phóng
xạ đang tiến hành thăm dò là Phong Thổ, Nông Sơn, Hàm Tân và đề xuất các giải
pháp phòng ngừa.
- Đã chỉ rõ mức độ ô nhiễm phóng xạ có liên quan chặt chẽ với hoạt động
khai thác, tuyển làm giàu quặng đồng và chất thải sau tuyển.
* Về nghiên cứu đặc điểm dị thường khí phóng xạ (radon, thoron) phục vụ
điều tra địa chất khoáng sản và môi trường [14, 20].

đương bức xạ trong giới hạn từ 3,14  7,25mSv/năm. Sản phẩm quặng phong hóa
với sự tác động của thiên nhiên và con người làm cho mức độ phát tán các nguyên
tố phóng xạ theo không gian và thời gian trong môi trường đất, nước, không khí và
xâm nhập vào cây lương thực, thực phẩm trong vùng xảy ra mạnh mẽ.
- Mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ do tác động của các hoạt động thăm
dò, khai thác quặng có chứa phóng xạ tại mỏ đồng Sin Quyền, tỉnh Lào Cai; mỏ đất
hiếm Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu.
- Kết quả điều tra môi trường phóng xạ đã phân chia trong diện tích 2km
2
thuộc bản Dấu Cỏ, xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thành 3 diện tích
ô nhiễm môi trường phóng xạ bậc: I, II, III. Trong đó, diện tích ô nhiễm bậc III
không phù hợp cho dân cư sinh sống lâu dài. Do dị thường phóng xạ lộ ngay trên
mặt đất, nhiều nhà làm trên thân pegmatit, nguồn nước chủ yếu lấy từ các mạch
nước ngầm ngấm ra trong đồi cao chứa dị thường phóng xạ chứa hàm lượng radi
cao từ 1,25 đến 2,8 lần tiêu chuẩn cho phép. Cả 3 yếu tố: Liều chiếu ngoài, liều
chiếu trong và hoạt độ các chất phóng xạ trong nước đều vượt tiêu chuẩn an toàn

Trích đoạn Dự bỏo triển vọng khoỏng sản phúng xạ II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM II.2.1 Địa tầng III.1 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM dt 3 (IV.3) Trong đú:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status