Tiểu luận môn hành vi tổ chức Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - Pdf 29

GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
MỤC LỤC
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 1 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Phần 1: LỜI NÓI ĐẦU
Tố chất là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa những cá nhân với nhau và trong
môi trường làm việc, mỗi cá nhân khác nhau có những cách thức làm việc và
hiệu quả làm việc là khác nhau. Có những cá nhân hoạt động độc lập thì rất
hiệu quả nhưng khi làm việc chung với nhóm thì lại không hiệu quả.
Nguyên nhân tại sao cá nhân hoạt động trong môi trường nhóm lại không
hiệu quả? Đây là câu hỏi mà không một cá nhân hay nhà quản lý nào không
gặp phải, đặc biệt là trong môi trường xã hội hiện tại khi mà yêu cầu của cuộc
sống và công việc đòi hỏi cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các thành
viên trong gia đình, trong tổ chức nói riêng và trong cộng đồng xã hội nói
chung.
Vậy Làm thế nào để kết hợp các cá nhân khác biệt thành một nhóm, một tổ
chức hoạt động hiệu quả?
Nên tập chung nghiên cứu và xây dựng tư duy làm việc nhóm cho đối tượng
nào để có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về làm việc nhóm hiệu quả và
để có thể vận dụng những kiến thức đó cho hoạt động hiện tại và sau này?
Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM - NHÓM SINH VIÊN”, nhằm mục
đích giúp các bạn sinh viên hiểu được các yếu tố tác động đến hiệu quả làm
việc nhóm để qua đó có thể xây dựng và cải thiện môi trường làm việc nhóm
trong giai đoạn học tập và vận dụng tốt trong môi trường làm việc trong
tương lai.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 2 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Phần 2: NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÓM.
1. Định nghĩa nhóm:

hay không được chấp nhận.
Giai đoạn Thực thiện: là giai đoạn mà cấu trúc tại thời điểm này làm rõ
ràng và được mọi người chấp nhận. Năng lực của nhóm chuyển từ tìm hiểu
lẫn nhau sang thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Các giai đoạn này có thể diễn ra không tuần tự, tùy thuộc vào đặc điểm của
từng nhóm, có thể có nhóm đang ở giai đoạn 3 lại quay trở lại giai đoạn đầu
hoặc có thể bỏ qua 1 giai đoạn hoặc có thể 2 giai đoạn xảy ra đồng thời.
Nhóm có thể hoạt động hiệu quả ngay tại những giai đoạn đầu, không nhất
thiết phải chờ tới tận giai đoạn cuối.
Việc nghiên cứu 4 giai đoạn trên chỉ mang tính chất tượng trưng cho những
đặc điểm riêng biệt tại từng thời điểm đối với nhóm, nó không có sự tách biệt
rõ ràng. Qua việc phân chia rõ ràng 4 giai đoạn để chúng ta có thể thấy được
một cách rõ ràng về sự phát triển của nhóm để có thể nghiên cứu rõ hơn về
những yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc của nhóm.
b. Cấu trúc nhóm
Cấu trúc của nhóm không có nghĩa là mô hình tổ chức, hoạt động của nhóm.
Cấu trúc nhóm thể hiện ở 3 nội dung: Vai trò, chuẩn mực và địa vị.
Những vai trò:
Vai trò trong khái niệm Nhóm được hiểu là trách nhiệm công việc của cá nhân
thành viên trong mối quan hệ với các thành viên khác và với mục đích chung
của nhóm. Mỗi thành viên thông thường không chỉ đảm nhiệm 1 vai trò vì
trong mối quan hệ với mỗi thành viên khác nhau họ thể hiện 1 vai trò khác
nhau.
Điều này có thể hiểu đơn giản như trong 1 tổ chức, người trưởng phòng nếu
xét trong mối quan hệ với giám đốc thì anh ta là nhân viên, nhưng với những
nhân viên dưới quyền thì anh ta là người quản lý. Trong phạm vi công việc thì
anh ta là người chấp hành mệnh lệnh, là người thực hiện công việc nếu đó là
mối quan hệ với cấp trên; còn nếu trong mối quan hệ với nhân viên thì anh ta
là người điều hành, là người ra mệnh lệnh.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 4 -

- Các thành viên có được môi trường an toàn, thuận lợi để hoạt động;
- Mỗi thành viên với những ưu thế, vị trí, vai trò nhất định sẽ liên kết,
phối hợp với nhau cùng hành động sẽ mang lại hiệu quả tốt, tiết kiệm
được thời gian, sức lực và chi phí khi giải quyết công việc;
- Ngoài việc tận dụng và phát huy tốt ưu thế cá nhân, làm việc nhóm còn
giúp các thành viên học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc, qua đó
khắc phục nhược điểm, hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng của
bản thân;
- Phát huy được trí tuệ tập thể, hạn chế được sự độc đoán, ích kỷ của mỗi
cá nhân;
- Mối quan hệ giữa các thành viên được cải thiện, xây dựng được bầu
không khí làm việc thân thiện và hiệu quả, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội
được nâng cao;
e. Hạn chế khi làm việc nhóm
Mỗi thành viên, với suy nghĩ độc lập, với đặc điểm tâm, sinh lý khác nhau khi
liên kết lại, cùng hoạt động dưới những chuẩn mực chung sẽ gặp phải nhiều
khó khăn, trở ngại như:
- Tính độc lập, tự chủ bị hạn chế;
- Tinh thần tự chịu trách nhiệm, khả năng sáng tạo suy giảm, trong khi
tính ỷ lại gia tăng;
- Quyền lợi, nghĩa vụ đôi khi không tương xứng;
- Bị đối xử bất bình đẳng
- …
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 6 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Đó là những hạn chế phổ biến khi tham gia làm việc nhóm. Những hạn chế
này có thể được xóa bỏ nếu nhóm có các chuẩn mực rõ ràng, có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, vai trò, vị trí của từng thành viên được xác định rõ ràng và
công bằng.
3. Nhóm làm việc sinh viên, đặc điểm.

không gian chung như sân chơi, vườn hoa, hoặc tại nhà riêng, nơi công cộng.
Trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho học tập nhóm thường phải tự túc
và đôi khi là không có. Những thiếu thốn này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động nhóm nhưng mức độ ảnh hưởng được đánh giá là
không cao.
Nhiệm vụ được giao cho nhóm
Đối với Nhóm sinh viên, nhiệm vụ được giao chủ yếu là nghiên cứu học tập,
được đánh giá là khả thi và đơn giản, không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động của nhóm.
2. Yếu tố chủ quan
Là những yếu tố xuất phát từ bản thân nội tại nhóm và bản thân các thành
viên nhóm. Bao gồm: Cấu trúc nhóm, Nguồn lực của các thành viên trong
nhóm và Quy trình làm việc nhóm.
a. Nguồn lực của các thành viên trong nhóm.
Nguồn lực của các thành viên được hiểu là năng lực cá nhân của mỗi thành
viên trong nhóm.
Mỗi thành viên có những đặc điểm riêng về năng lực, tố chất cá nhân, đặc
điểm tâm sinh lý, đặc điểm văn hóa xã hội, mong muốn và nhu cầu cũng khác
nhau. Mỗi người có những ưu điểm, nhược điểm riêng, khi kết hợp lại thành
một nhóm, các thành viên sẽ có sự hỗ trợ, bổ xung, hỗ trợ cho nhau để phát
huy thế mạnh của từng cá nhân cũng như kiểm soát, hạn chế những nhược
điểm của nhau để cùng đạt được mục đích chung của nhóm một cách tốt nhất.
Ngược lại, những phẩm chất tiêu cực như tính độc đoán, tính cẩu thả, tinh
thần vô trách nhiệm, vô kỷ luật… nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây tác
động xấu tới hoạt động chung cũng như hiệu quả của nhóm.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 8 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Do đó, khi hoạt động nhóm, các thành viên cần phải có những kỹ năng sau
(2):
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên

GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện
để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi
gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người
nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý
kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các
thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở
và tích cực hơn.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế
hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần
đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó.
Đồng thời mỗi thành viên cũng cần phải có rèn luyện cho mình những thái độ
Cầu tiến để học hỏi, khiêm tốn để giữ hòa khí, luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tự giác làm việc, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; quán triệt tư
tưởng một người vì mọi người, mọi người vì mọi người. Có như vậy thì năng
lực cá nhân cũng như hiệu quả làm việc nhóm mới được nâng cao, đồng thời
mối quan hệ giữa các thành viên nhóm được giữ gìn và cải thiện tốt.
b. Cấu trúc của nhóm.
Nhóm hoạt động hiệu quả phải là Nhóm có Cấu trúc ổn định, rõ ràng. Điều đó
thể hiện rõ trên 3 phương diện: Vai trò, chuẩn mực và địa vị.
Vai trò phải rõ ràng:
Nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng nhất. Do đó, hơn ai hết, người
trưởng nhóm phải biết một cách rõ ràng nhất vai trò, quyền hạn và trách
nhiệm của mình trong nhóm. Bao gồm:
- Gắn kết các thành viên, xây dựng và bảo đảm môi trường làm việc
nhóm thân thiện;
- Tổ chức, phân công công việc phù hợp với năng lực của từng thành
viên;

các nhóm sinh viên với nhau.
Địa vị bình đẳng và phù hợp:
Như đã nói ở phần trên, Địa vị là sự đánh giá về uy tín, vị trí hoặc thứ bậc
trong nhóm. Địa vị của các thành viên như nhau thì phải như nhau, nghĩa là
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 11 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
phải có sự bình đẳng về địa vị giữa các thành viên. Khi các thành viên nhóm
tin rằng cấp bậc địa vị là công bằng thì nhóm sẽ hoạt động hiệu quả nhất.
Với chức năng là phần thưởng, là động viên, địa vị kích thích được thành viên
phát huy tính độc lập, sáng tạo của mình trong quá trình làm việc, qua đó
khẳng định mình trong nhóm. Điều này rất phù hợp với đặc điểm thích thể
hiện mình ở lứa tuổi sinh viên.
Do đó Nhóm cần tránh sự bất bình đẳng này bằng cách áp dụng cách đối xử
công bằng giữa các thành viên về cả quyền lợi và trách nhiệm, có chế độ khen
thưởng rõ ràng cho những cá nhân đạt thành tích tốt. Có như vậy mới tạo
được niềm tin, sự gắn kết giữa các thành viên với nhau, và tạo được động lực
để thúc đẩy nhóm phát triển.
Ngược lại, nếu xử lý không tốt sẽ khiến những cá nhân quá nhạy cảm về ý
nghĩa công bằng có thể sẽ cảm thấy bất công và giảm bớt nỗ lực làm việc, kéo
theo năng suất làm việc giảm sút hoặc họ sẽ tìm những cách lập lại sự công
bằng như làm một công việc khác.
Qui mô nhóm phù hợp với yêu cầu của công việc:
Thông thường nhóm sinh ít người (khoảng 7 người) hoàn thành nhiệm vụ
nhanh hơn nhóm đông người (11 người hoặc nhiều hơn). Tuy nhiên, nhóm
đông người lại có ưu thế nhờ sự đa dạng của các thành viên. Do đó khi phân
nhóm hoặc cho tự phân nhóm, giáo viên nên bố trí số lượng sinh viên trong
nhóm (thường là số lẻ) phù hợp với yêu cầu của phạm vi đề tài nghiên cứu.
c. Quy trình làm việc nhóm.
Quy trình này cho biết nhóm hoạt động như thế nào. Chúng ta đều thấy 1+1+1
không phải bằng 3 do hiện tượng lãng phí thời gian làm việc tập thể. Quy

Xung đột này có thể dẫn tới việc khám phá ra những cách thức hiệu quả hơn
trong việc xây dựng cấu trúc tổ chức, nhận dạng tốt hơn về những thay đổi
chiến lực cần thiết cho sự tồn tại và điều tiết cũng như chấp nhận những
quan hệ quyền lực trong nhóm. Đồng thời xung đột chức năng còn mang lại
sự thỏa mãn lợi ích cá nhân, giúp cho cá nhân hiểu rõ và cải thiện khả năng
của bản thân.
Xung đột phi chức năng là xung đột cản trở việc thực hiện mục tiêu của nhóm,
thường là xung đột về lợi ích cá nhân, làm suy giảm mối quan hệ giữa các
thành viên và làm giảm hiệu quả làm việc nhóm.
Để bảo đảm hoạt động nhóm có hiệu quả đòi hỏi người trưởng nhóm phải
phân biệt được đâu là xung đột chức năng và phi chức năng, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm kích thích xung đột chức năng, hạn chế xung đột phi
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 13 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
chức năng. Đồng thời các thành viên cũng phải ý thức rõ hơn về bản thân
cũng như về mục đích chung của nhóm khi xảy ra xung đột. Có như vậy hoạt
động nhóm mới đạt hiệu quả tốt.
4. Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay:
Hiện tại khả năng làm việc nhóm của Sinh viên là chưa được tốt, điều này
không chỉ bởi nguyên nhân do chưa hiểu rõ về hoạt động nhóm nêu trên mà
một phần còn vì lý do :
- Hầu hết các sinh viên chưa ý thức được về những lợi ích mà học tập và
làm theo nhóm mang lại
- Chưa đưa nhiều hình thức học tập và làm theo nhóm vào phương pháp
dạy học
- Chưa có nhiều hoạt động ngoại khoá dưới hình thức các nhóm sinh viên
tham gia
- Tâm lý sinh viên thường là chỉ học chung với nhau 4 năm đại học, sau
đó thì ai đi đường nấy nên không tạo ra sự gắn kết trong học tập, từ đó
rất khó khăn trong việc hoạt động nhóm.

viên; trong quá trình hoạt động nhóm phải thường xuyên rút kinh nghiệm để
từ đó đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng riêng của từng nhóm.
Đây là việc thường xuyên, liên tục và đồng bộ, không thể chỉ áp dụng một vài
biện pháp là có thể cải thiện ngay được hiệu quả làm việc nhóm.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 15 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Phần III: KẾT LUẬN
Với những kiến thức cơ bản về làm việc nhóm đã phân tích ở trên, chúng tôi hi
vọng đề tài mang lại cho các bạn sinh viên một cái nhìn tổng quan và cơ bản
nhất về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Qua đó có thể
vận những giải pháp để cải thiện kết quả làm việc nhóm của mình trong giai
đoạn hiện tại và nâng cao hơn nữa những kỹ năng cần thiết để áp dụng cho
môi trường làm việc sau khi ra trường.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 16 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Hành vi tổ chức (PGS.TS Bùi Anh Tuấn).
Tài liệu bài giảng của Ths. Nguyễn Văn Chương - ĐH Kinh Tế Tp. HCM
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 17 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
CÂU HỎI THAM KHẢO
Phần 1 - Câu hỏi tự luận
Câu 1: Bạn có nên lựa chọn các thành viên cho nhóm?
Để có được một nhóm hiệu quả, nhất thiết phải lựa chọn đúng thành viên. Vấn
đề không phải là có bao nhiêu thành viên trong một nhóm. Điều quan trọng là
mọi người trong nhóm có khả năng cộng tác tốt với nhau hay không. Họ phải
chia sẻ mục tiêu chung, tầm nhìn chung, những vấn đề chung và cả khung
thời gian phù hợp. Khi xây dựng nhóm, chúng ta không chỉ cân nhắc năng lực,
kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân mà còn phải xem xét cả kỹ năng phối
hợp và tương tác của họ.

nhóm?
Luân chuyển công việc nội bộ để mỗi người có cơ hội đảm nhận những nhiệm
vụ, vai trò và trách nhiệm mới. Điều này giúp cho các thành viên học hỏi được
những kỹ năng mới, tăng cường nhận thức tổng thể về dự án, tạo ra tính linh
hoạt trong nhóm và nâng cao hiểu biết, tinh thần cộng tác và giao tiếp giữa
mọi người.
Câu 5: Số lượng thành viên có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả làm việc
nhóm?
Hiệu quả làm việc nhóm có bị ảnh hưởng bởi số lượng thành viên nhưng sự
ảnh hưởng này không mang tính chất quyết định.
Thông thường nhóm nhỏ hoạt động hiệu quả hơn nhóm lớn bởi mức độ hợp
tác tốt, ít bị xung đột hơn so với nhóm có số lượng lớn; mối quan hệ giữa các
thành viên cũng chặt chẽ hơn nên khả năng phối hợp trong thực hiện công
việc tốt hơn so với nhóm lớn.
Tuy nhiên có những nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành tốt nếu số lượng thành
viên đủ lớn do khối lượng công việc nhiều, phạm vi thực hiện công việc rộng.
Khi đó nhóm lớn có nhiều thành viên sẽ có ưu thế hơn nhóm nhỏ.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 19 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
Phần 2 - Câu hỏi trắc nghiệm
a. Nhóm được phân làm mấy loại nhóm sau đây:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
b. Nhóm nào sau đây được hình thành theo cơ cấu tổ chức quản lý là đơn
vị:
a. Nhóm mệnh lệnh
b. Nhóm chính thức
c. Nhóm bạn bè

d. Thực hiện
h. Giai đoạn nào đóng vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn phát
triển của nhóm:
a. Hình thành các chuẩn mực
b. Hình thành
c. Bão tố
d. Thực hiện
i. Nhóm chính thức có thể được phân chia thành nhóm nào sao đây:
a. Nhóm mệnh lệnh và nhóm nhiệm vụ
b. Nhóm mệnh lệnh và nhóm bạn bè
c. Nhóm mệnh lệnh hoặc nhóm nhiệm vụ
d. Nhóm mệnh lệnh hoặc nhóm bạn bè
j. Nhóm hoạt động hiệu quả khi giao công việc theo:
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Nhóm sinh viên - 21 -
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chương Nhóm SVTH: Nhóm 4
a. Chỉ định của Trưởng nhóm
b. Bốc thăm nhiệm vụ
c. Tự nhận nhiệm vụ
d. Cả 3 phương án trên
k. Chọn câu đúng sau đây:
a. Tính liên kết cao, chuẩn mực thấp thì năng suất cao
b. Tính liên kết cao, chuẩn mực cao thì năng suất trung bình – thấp
c. Tính liên kết thấp, chuẩn mực thấp thì năng suất trung bình
d. Tính liên kết thấp, chuẩn mực cao thì năng suất trung bình
l. Chọn câu sai sau đây:
a. Tính liên kết cao, chuẩn mực thấp thì năng suất trung bình
b. Tính liên kết cao, chuẩn mực cao thì năng suất cao
c. Tính liên kết thấp, chuẩn mực thấp thì năng suất thấp
d. Tính liên kết thấp, chuẩn mực cao thì năng suất trung bình
m. Địa vị gồm những chức năng nào sau đây:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status