Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau - Pdf 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LA THỊ MỘNG LINH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2014


Hà Nội, 2014
LỜI CÁM ƠN 


 Tr- 








- 




La Thị Mộng Linh
1


2
1.5.4. Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng trên thực địa (điền dã)
1.5.5. Phương pháp đánh giá độ hấp dẫn du lịch sinh thái (chỉ số TAM)
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ……………… 28
2.1. Khái quát chung về Vườn Quốc Gia U Minh Hạ:……………… 28
2.1.1.Vị trí địa lý- địa hình ………………………………………………. 28
2.1.2. Khí hậu- thủy văn …………………………………………………. 29
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ………………………………………… 30
2.1.4 . Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ………………………. 31
2.2. Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ…… 33
2.2.1. Hệ sinh thái đặc thù tự nhiên ……………………………………… 35
* 
* 
2.2.2. Các giá trị lịch sử- văn hóa …………………………………………. 45
* 
* 
* 
2.3.Thực trạng DLST VQG U Minh Hạ 51
2.3.1. Nhu cầu phát triển DLST tại .VQG U Minh Hạ … … 51
2.3.2. Sản phẩm du lịch sinh thái ………………………………………. 52
2.3.3. Nhân sự - lao động du lịch………………………………………… 54
2.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch…………………………… 55
2.3.5. Tình hình kinh doanh du lịch và DLST tại VQG U Minh hạ ……… 57
2.3.6. Tình hình môi trường………………………………………………. 59
2.4. Những nguyên nhân khiến cho DLST tại VQG U Minh Hạ chưa phát
triển………………………………………………………… 62
Tiểu kết chương 2……………………………………………………… 62 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

BVMT = Bảo vệ môi trường
VQG = Vườn Quốc gia
DLST = Du lịch sinh thái
DLBV = Du lịch bền vững
DLTN = Du lịch thiên nhiên
HST = Hệ sinh thái
IUCN = (International Union for Conseravation of Nature) Hiệp
hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên
KBT = Khu bảo tồn
DTSQTG = (Khu) Dự trữ sinh quyển thế giới
NXB = Nhà xuất bản
UNWTO = (United Nation- World Tourism Organization)Tổ chức
Du lịch Thế giới
UNESCO = (United Nation Education Science and Culture
Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
UBND = Ủy ban Nhân dân
VHTT&DL = (Sở )Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bảng 2.6
So sánh tiêu chí kinh tế du lịch của VQG với tỉnh
từ 2009-2013
62 6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hai thập kỷ qua, DLST như một hiện tượng và một xu thế phát triển
ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi vì đó là loại hình du lịch
thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn,
góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói
chung.

trang báo mạng, chưa có nghiên cứu theo hướng một công trình khoa học. Vì vậy
việc nghiên cứu sâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển DLST ở
Vườn Quốc Gia U Minh Hạ là hết sức quan trọng và cần thiết. Cần có những chiến
lược phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ một cách bền vững nhằm phát huy lợi
thế của VQG mà vẫn bảo tồn được những giá trị mang tính chất toàn cầu của một
Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới. Đó chính là lí do đề tài ‘Nghiên cứu phát triển
du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau” được lựa chọn cho
luận văn này.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Góp phần phát triển du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Xác định tiềm năng, nhu cầu phát triển, thực trạng Du lịch sinh thái, nguyên
nhân của thực trạng du lịch chưa bền vững tại VQG U Minh Hạ.
Đề xuất các giải pháp khả thi chủ yếu, nhằm phát triển DLST tại VQG U
Minh Hạ như : Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên liên quan
đến DLST, nhóm giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG U Minh Hạ theo
hướng du lịch bền vững, góp phần phát huy các giá trị văn hoá bản địa, bảo tồn các
giá trị sinh thái của môi trường du lịch và đem lại các lợi ích thiết thực cho cộng
đồng địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về phát triển DLST. 8
Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DLST của các nước và rút ra các bài
học kinh nghiệm, làm cơ sở cho đề xuất giải pháp ở chương 3.
Thu thập và phân tích thông tin, tài liệu (gồm tài liệu thứ cấp và tài liệu thu
thập mới của tác giả luận văn) về loại hình Du lịch sinh thái trên Thế giới và ở Việt
Nam,

đánh giá thực trạng, tiềm năng, tìm hiểu nguyên nhân và nhu cầu phát triển DLST
từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái hữu hiệu đối với
phạm vi nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu DLST
5.1. Giới thiệu tổng quát tình hình nghiên cứu về DLST
Nghiên cứu về du lịch sinh thái phục vụ cho việc phát triển du lịch tuy mới
chỉ vài năm trở lại đây nhưng đã được các nhà khoa học, các tác giả quan tâm đặc
biệt.
Trong lĩnh vực du lịch nói chung và DLST đã có một số tác giả với các công
trình xuất bản đáng chú ý sau:
Tác giả Lê Huy Bá với  Ecotourism (NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 2006) đã giới thiệu tổng quan và chi tiết về loại hình du lịch sinh thái –
một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên và có tiềm năng mang lại những giá trị
về mặt kinh tế, môi trường và nền văn hóa bản địa. Giới thiệu về cơ sở sinh thái môi
trường, cảnh quan và sự tác động lẫn nhau. Đưa ra định nghĩa về ô nhiễm môi
trường, đem lại cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về sự phân loại ô nhiễm, từ đó
giúp cho việc bảo vệ môi trường có thêm hiệu quả.
Tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu với    (NXB
ĐHQG Hà Nội, 2002) đã nêu khái quát những vấn đề về mối quan hệ giữa môi
trường với du lịch, những khái niệm cơ bản về các loại hình du lịch, và tác động của
môi trường đối với du lịch, các cơ sở để phát triển bền vững và phát triển bền vững
các vùng kinh tế sinh thái cơ bản. Tác giả cũng đã nêu những khái niệm, nguyên tắt
chính sách của du lịch bền vững, các biện pháp nhằm ‘xanh hóa’ hoạt động du lịch 10
thương mại theo hướng bền vững đặc biệt ở các vùng sinh thái nhạy cảm. Bên cạnh
đó các tác giả cũng phân tích những khó khăn trong việc bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững, đánh giá những mức độ bền vững hiện có và đưa ra định hướng
chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên, những năm
qua còn có nhiều bài viết về du lịch sinh thái được đăng trên các bài báo và mạng xã
hội cũng đề cập về vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những bài viết, những quyển sách đã xuất bản chủ
yếu giới thiệu phần cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường để phát
triển du lịch sinh thái, giới thiệu một số vùng đặc thù và các điểm du lịch sinh thái
của Việt Nam chứ chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về phát triển DLST tại
VQG U Minh Hạ, chưa có công trình khoa học nào đánh giá vai trò tiềm năng và đề
xuất giải pháp cho phát triển lọai hình DLST tại mảnh đất giàu tiềm năng này.
5.2. Thực tiễn khả năng ứng dụng của luận văn
Lần đầu tiên luận văn về đề tài phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ được xây
dựng. Ngoài những yếu tố được đề cập về nội dung về khái niệm mang tính học
thuật, phân tích thực trạng, nội dung kinh doanh…luận văn đã nghiên cứu theo các
quy định pháp luật của Việt Nam trong phát triển DLST tại VQG và khu BTTN,
như : Quy định của Luật Đa dạng sinh học ; Quyết định Số: 24/2012/QĐ-TTg Về
chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 ; Nghị định
117/2010/NĐ-CP Về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng ; Luật Bảo vệ và
phát triển rừng ; Thông tư liên tịch số : 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ
Vưn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc bảo
vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di
tích để ứng dụng về tổ chức thiết kế phân khu chức năng hoạt động và phân tích
thêm tài nguyên DLST hiện có tại VQG. Từ đó đã đề xuất xây dựng thêm tour, tuyến,
điểm DLST cụ thể xuyên suốt tạo nên một mạng lưới hoạt động DLST hợp lý. 12
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển Du lịch sinh thái

1.1.1. Khái niệm chung
“” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới nhưng đã
mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác
nhau. Cho đến nay, khái niệm về DLST vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau.
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách
đến môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc
sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo,
làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên
và cộng đồng địa phương
[5 ; Tr.5-6 ]
.
Nói cách khác, DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có nhận thức
mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ
“Responsible Travel” () luôn gắn liền với khái niệm DLST
Có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản như sau :
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hoá bản địa.
- Được quản lý bền vững về môi trường.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
- Tăng cường nhận thức của du khách và người dân địa phương về sự cần thiết
phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.
[5 ; Tr.7 ]

Có thể biểu diễn khái niệm DLST bằng sơ đồ sau đây:
DU LỊCH
ĐỊNH NGHĨA
VỀ DLST
DU LỊCH ĐƯỢC
QUẢN LÝ
BỀN VỮNG
DU LỊCH
THIÊN NHIÊN
DU LỊCH
CÓ GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG 15
và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích
cho cộng đồng địa phương…
1.1.2. Một số định nghĩa về DLST ở Việt Nam
Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “
     

Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương tự về DLST:
“ 


[ 1 ; Tr. 80 ]
Hay một dạng mở rộng khác của DLST về văn hóa bản địa: “
là h  

[2 ; Tr. 83]
“DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái

triển DLST ở Việt Nam.
Với các định nghĩa DLST rất đa dạng như trên, luận văn này chọn khái niệm
DLST liên quan đến VQG U Minh Hạ như sau : “là một loại hình du lịch dựa vào
môi trường, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên
nhiên, chú trọng sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc quản lý
và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát
triển bền vững”.
Vì : DLST ở các VQG là loại hình du lịch với yếu tố tích cực hơn du lịch đại
chúng đang bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong việc khai thác phát triển và bảo vệ môi
trường sinh thái tự nhiên.
Hướng đến đối tượng du khách DLST là những người thật sự có trách nhiệm
với môi trường thiên nhiên
Nêu rõ tính bền vững không những về mặt bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên mà còn bảo tồn và phát triển một cách bền vững, cân bằng và tạo nguồn thu
nhập cho người dân địa phương.
1.2. Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển DLST:
1.2.1. Những nguyên tắc của DLST 17
a. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi
mình đến tham quan sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về giá trị của môi trường tự
nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu
biết đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi biểu hiện bằng những nỗ lực tích cực
hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển các giá trị tự nhiên, sinh thái và văn hoá
khu vực.
b. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

người dân địa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ
cho du khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách…
thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết
quả là cuộc sống của người dân sẽ bị ít phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên,
đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
để phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao
đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự,
những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn
ra hoạt động DLST
[3 ; Tr.19 ]

e. Maketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Cung cấp cho du
khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du
khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thõa
mãn nh cầu của du khách.
f. Triển khai các hoạt động tư vấn các nhóm lợi ích cộng đồng và công chúng.
Tư vấn giữa du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức cơ quan nhằm đảm bảo
sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể xảy ra.
g. Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên
phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
[ 1 ; Tr. 86 ]
1.2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển DLST: 19
Xuất phát từ nguyên tắc của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để
phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây :
(i) Tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học
cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các
điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực.


1.3. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Trong năm năm trở lại đây, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với xuất
phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, nhưng với
những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng cũng như các biện pháp phát
triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói riêng và ngành du lịch
nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội.
1.3.1. Nhật Bản: Lập Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái
Trong các hoạt động du lịch, hoạt động hướng tới thiên nhiên và DLST đang
là mối quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Nhu cầu DLST của nguời Nhật
bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân.
Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản thành lập năm 1998. Hội đồng
này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du lịch sinh
thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài
nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng.
Chính sách do Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái đưa ra không chỉ tập trung
trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên
quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du
lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Một loạt các dự án
của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cũng như xây
dựng nền tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia, ví dụ như quy định về
số lượng ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và
bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi,
phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia …
[6]
1.3.2. Indonesia : Lồng ghép hoạt động DLST với giáo dục môi trường
Quan sát loài vượn hoang dã và bán hoang dã trong môi trường sống là cơ hội
giáo dục môi trường có ý nghĩa cho nhiều khách du lịch nội địa. Tại khu quan sát
vượn lớn Bohorok (Indonesia), nhà ga ở Bohorok đã chuyển thành trung tâm quan


Nhiều loài động vật hoang dã
của Namibia đứng trên bờ vực bị de dọa tuyệt chủng trong những năm 1980 bởi tệ
nạn săn bắn trộm động vật hoang dã diễn ra tràn lan. Tuy nhiên, những tư tưởng cấp 22
tiếp của đất nước này đã khiến cho chính những “kẻ săn bắn trộm” trở thành những
người bảo vệ động vật hoang dã, giúp đảo ngược vận mệnh của những thành viên
cộng đồng và dẫn đến sự gia tăng ổn định của số lượng động vật hoang dã. Năm
1983, một nhà bảo tồn có tên Gareth Owen-Smith- một trong những người sáng lập
tổ chức phi chính phủ IRDNC (Integrated Rural Development and Nature
Conservation – Tạm dịch là Tổ chức bảo tồn tự nhiên và phát triển nông thôn) đã
hình thành ý tưởng về hệ thống bảo vệ cuộc chơi (game guard system) song song
với việc chăn nuôi gia súc ở địa phương. Ý tưởng này ban đầu được áp dụng ở khu
vực Kunene của Namibia (trước đây gọi là Damaraland và Kaokoland), để ngăn
chặn nạn buôn bán và săn bắn trộm tê giác đen, voi sa mạc và các loài khác. Theo
đó, người dân địa phương được giao trách nhiệm bảo vệ môi trường sống và động
vật hoang dã ở trên địa bàn sinh sống của họ. Vai trò của họ không chỉ là bắt những
kẻ săn trộm, mà còn ngăn chặn nạn săn bắn bất hợp pháp bằng cách mở rộng bảo
tồn, giám sát động vật hoang dã và tuần tra chống săn trộm trong các lĩnh vực mà
họ sinh sống.
1.4. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển
DLST Việt Nam
Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển
du lịch sinh thái. Tuy vậy, làm thế nào để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
vẫn là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Hiện tại sản phẩm du lịch sinh thái của
Việt Nam chưa thực sự tạo ra một điểm nhấn trong đối tượng khách du lịch.
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng
của định hướng và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng. Định hướng phát
triển du lịch sinh thái vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status