Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Pdf 30

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Danh mục các bảng
Bảng 1: Số DNTN hoạt động kinh doanh bị lỗ qua các năm….………………37
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…….……………………………..…………..38
Bảng 3: Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân……….……….…40
Bảng 4: Doanh thu bình quân/1 lao động/1 năm của doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài………………………………………..42
Bảng 5 : Vốn sản xuất của tư nhân tư nhân…………….………………………45
Bảng 6 : Số lượng doanh nghiệp tư nhân phân theo quy mô…..……………….46
Bảng 7: Cơ cấu lao động doanh nghiệp tư nhân phân theo trình độ lao động….48
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Danh mục các đồ thị
Đồ thị 1 : Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 1991-1999……………….35
Đồ thị 2 : Cơ cấu lao động trực tiếp của DNTN phân theo học vấn…………...48
Đồ thị 3: Đánh giá của DNTN về sự ảnh hưởng của thương hiệu yếu tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp……………………………………53
Đồ thị 4: Đánh giá của DNTN về mức độ ảnh hưởng của khả năng tiếp thị thấp
tới hoạt động của DN............................................................................................56
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Danh mục ký hiệu viết tắt
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

tư nhân là sự thể hiện sự phát triển nói chung của nền kinh tế.
Do vậy, nghiên cứu tình hình doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân vào giai đoạn sau khi gia nhập WTO là vấn
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
4
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
đề cần thiết để tìm ra giải pháp góp phần giúp khu vực tư nhân phát triển bền
vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO” để nghiên cứu trong chuyên
đề tốt nghiệp này.
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh
tranh hiện nay của doanh nghiệp tư nhân, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao năng lực của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ sở để đưa ra những giải pháp đó là quá trình phân tích những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp tư nhân bị tác động từ những yếu tố môi trường bên
ngoài như môi trường kinh doanh, chính sách của nhà nước, xu thế kinh tế khu
vực và thế giới…và từ những yếu tố bên trong của doanh nghiệp như vốn, nguồn
nhân lực, chiến lược kinh doanh… Nội dung của chuyên đề chỉ tiếp cận đến
những yếu tố ảnh hưởng bên trong của doanh nghiệp, và giải pháp nêu ra cũng
nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại bên trong doanh nghiệp tư nhân.
Để giải quyết được những vấn đề trên, chuyên đề dựa vào việc thống kê và
phân tích số liệu từ các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
đã được tiến hành. Đặc biệt là phân tích số liệu từ cuộc điều tra 670 doanh
nghiệp tư nhân Việt Nam của Viện Kinh tế Việt Nam tiến hành năm 2008.
Tôi chân thành cảm ơn PGS-TS Trần Đình Thiên, Quyền Viện trưởng Viện
kinh tế Việt Nam; Th.S Phạm Sĩ An, phòng Kinh tế Vĩ mô, Viện Kinh tế Việt
Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S
Nguyễn Thị Hoa vì sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô trong suốt quá

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi
nhuận”(Wikipedia)
Trong khi đó tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế(OEDC) lại định nghĩa:
“Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia trong việc giành
một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị
trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh
số hoặc thị phần”
Ngày nay, vấn đề cạnh tranh càng được các doanh nghiệp coi trọng. Doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trường, mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận.
Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp cần luôn luôn xây dựng, củng cố
và nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ khác, nghĩa là luôn giành được
thắng lợi trong cạnh tranh. Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện
nay thì việc giành vị thế trên thị trường là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp.
Cạnh tranh trong môi trường hiện nay còn đồng nghĩa với ganh đua: ganh đua về
sản phẩm, giá cả, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ…để tác động đến sự lựa chọn của
khách hàng.
2. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế, là môi trường vận động của cơ chế thi
trường. Do đó, cạnh tranh tồn tại như một quy luật khách quan, là động lực thúc
đẩy mọi hoạt động kinh tế. Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với cả nền kinh
tế, người tiêu dùng và trong quan hệ đối ngoại.
2.1. Đối với nền kinh tế-xã hội
2.1.1.Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường
Khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người
bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống. Do cạnh tranh, doanh nghiệp phải hạ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
7
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
giá bán sản phẩm ngang bằng hay thấp hơn giá thị trường nếu muốn tiêu thụ

nhuận của mình mãi mãi mà phải chia sẻ với những chủ thể khác. Do đó, cạnh
tranh cũng sẽ tác động đến việc phân phối và điều hòa thu nhập.
2.1.4.Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới
Giống như quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, quy luật cạnh tranh
trong kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh-những chủ thể kinh
tế có tiềm lực, có trình độ và tri thức, có tư duy kinh tế và kinh nghiệm thương
trường. Còn những chủ thể kinh tế yếu kém, không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị
đâò thải ra khỏi thị trường. Để có thể tồn tại, doanh nghiệp luôn phải không
ngừng hoàn thiện mình, nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản
phẩm. Do đó, cạnh tranh trở thành động lực của phát triển và đổi mới.
2.2.Đối với người tiêu dùng
Khi hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu như lợi nhuận là yếu
tố thôi thúc các chủ thể tham gia tiến hành sản xuất thì cạnh tranh lịa bắt buộc và
thúc đẩy họ phải điều hành các hoạt động này sao cho hiệu quả cao nhất. Và đối
tượng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này chính là người tiêu dùng. Cạnh tranh
buộc các doanh nghiệp phải quan tâm mở rộng cung cấp ngày càng tốt hơn
những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá cả
hợp lý cho người tiêu dùng. Như vậy cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng
quyền tự do lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp càng mạnh thì lợi ích của người tiêu dùng càng tăng.
2.3. Đối với quan hệ đối ngoại
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
9
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Trong xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh không chỉ trong phạm vi trong
nước mà còn ra phạm vi quốc tế. Cạnh tranh giúp thúc đẩy các doanh nghiệp mở
rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh với các doanh nghiệp nước
ngoài nhằm huy động vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý…,
giúp các nhà sản xuất trong nước nhìn thấy những khuyết tật của hàng nội để
khắc phục, vươn lên tìm lợi thế của mình để chiến thắng trong cạnh tranh. Nói

động cho phép các doanh nghiệp của quốc gia đó có thể thành công trên thị
trường thế giới.
2.Năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành thường được phân tích theo
ba quan điểm chính. Khung khổ phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược
chính là việc nhìn nhận những ưu thế về cấu trúc ngành/doanh nghiêp. Quan
điểm này cũng đòi hỏi phải tính tới các nguồn lực có tính riêng biệt cũng như các
ý tưởng quản trị mới gắn liền với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin
và thương mại điện tử. Quan điểm tân cổ điển là tiền đề cho những phân tích dựa
trên lợi thế so sánh, chi phí và các nhân tố, đặc biệt là các nhân tố chính sách có
thể làm chệch hướng việc phân bổ các nguồn lực. Quan điểm tổng hợp cố gắng
thể hiện cả những phân tích định tính và định lượng và cả những quan sát tĩnh và
động để tạo ra mộ khung khổ đánh giá hoàn chỉnh năng lực cạnh tranh
ngành/doanh nghiệp.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
11
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Theo Van Duren, Martin và Westgren(1991), năng lực cạnh tranh của một
ngành/doanh nghiệp là năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị
trường trong và ngoài nước. Định nghĩa này được xem là nhất quán với mục tiêu
kinh doanh, đồng thời phù hợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế và chính
sách thương mại của chính phủ.
3.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng thỏa mãn tốt nhất các nhu
cầu, nguyện vọng, mong muốn của khách hang. Nó được thể hiện bằng việc
khách hàng lựa chọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó, sản
phẩm/dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao là sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt,
giá thành hạ, tiện lợi và phù hợp thị hiếu.
III.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.Khái niệm

Dễ dàng nhận thấy rằng, một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt đồng
nghĩa với việc thu được mức lợi nhuận cao. Kết quả kinh doanh tốt còn thể hiện
việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để thu được lợi ích cao nhất. Duy trì
được kết quả kinh doanh trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ duy trì và nâng cao vị
thế của mình trên thị trường. Do đó, kết quả kinh doanh chính là tiêu chí quan
trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có cái nhìn cụ thể về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ra
thường sử dụng hai tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh của doanh nghiệp
(một đồng vốn bỏ ra trong kỳ sinh lời được bao nhiêu đồng lợi nhuận) và tỷ suất
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
13
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp(kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.)
2.2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật Cạnh tranh của Việt Nam : “Thị
phần của doanh nghiệp đối với một loại hang hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần
trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả
các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan
hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng
doanh số mua vào cảu tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hang hóa, dịch vụ
đó trên thị trường lien quan theo tháng, quý, năm”
Theo định nghĩa này về thị phần, cơ sở xác định thị phần của doanh nghiệp
đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan chính là
doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào đối với loại hang hóa, dịch vụ đó của
doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Thị phần có thể được phân chia theo địa
lý, giới tính, ngành nghề, dân tộc, quan điểm và thuộc tính .
Thị phần của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp càng được tiêu thụ nhiều, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao. Thị
phần duy trì và mở rộng so với các đối thủ làm vị thế của doanh nghiệp càng

3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
3.1.1. Tác động của môi trường quốc tê
3.1.1.1. Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
15
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là các quan hệ
chính trị hình thành trên thế giới và từng khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, hình
thành và mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liên minh đa phương, song phương
(liên minh châu Âu, khối ASEAN..), giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế
giới và từng khu vực (mâu thuẫn Bắc-Nam…).Các nhân tố này tác động tích cực
hay tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp với xu hướng và mức độ khác
nhau. Nếu các quan hệ chính trị thế giới diễn ra với xu hướng tốt đẹp, hòa bình
hợp tác cùng phát triển, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tất nhiên sẽ
thuận lợi, quan hệ thương mại giữa các nước, khu vực ổn định. Ngược lại, nếu
các quan hệ chính trị thế giới căng thẳng, nhiều mâu thuẫn, tất yếu dẫn đến sự
cản trở trong thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.
3.1.1.2. Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ
quốc tế
Luật pháp của mỗi quốc là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của nước
đó. Các quy định pháp luật của mỗi nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở thị trường nước đó.
Môi trường kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phụ thuộc vào pháp luật
và các thông lệ quốc tế. Các thỏa thuận này vừa tạo nhiều cơ hội mới và vừa xuất
hiện nhiều nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế
Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các
doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa

năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp.
Xu thế phát triển kỹ thuật- công nghệ có ảnh hưởng mang tính dây chuyền:
sự thay đổi công nghệ này kéo theo sự biến đổi của công nghệ khác, xuất hiện
sản phẩm mới, vật liệu mới, thói quen tiêu dùng…Vì vậy, sự phát triển của nó có
tác động đến nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, ở nhiều khu vực và trên phạm vi
toàn cầu theo chiều hướng tích cực.
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhân tố kỹ thuật công nghệ đóng vai trò
cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp lớn, phát triển mạnh nếu muốn có sức cạnh tranh cao sẽ phải là các doanh
nghiệp có khả năng làm chủ khả năng sáng tạo kỹ thuật-công nghệ cao, đi đầu
trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
3.1.1.5. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa-xã hội
Mỗi nước đều có một nền văn hóa riêng và xu thế toàn cầu hóa tạo ra phản
ứng giữ gìn bản sắc văn hóa của từng nước. Bản sắc văn hóa dân tộc ảnh hưởng
trực tiếp đến đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước
mà họ quan hệ. Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giao tiếp,
ứng xử mà điều rất quan trọng là văn hóa dân tộc tác động trực tiếp đến việc hình
thành thị hiếu, thói quen tiêu dùng… Điều này tác động trực tiếp nhất đến các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng. Tìm hiểu tường tận văn
hóa cũng như thị hiếu của các thị trường xuất khẩu là các doanh nghiệp đã nắm
được một phần thành công, năng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
3.1.2. Tác động của môi trường kinh tế quốc dân
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
18
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
3.1.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh
hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường có liên
quan đến trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp,

kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Nếu ngược lại, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường sống, đời sống của người tiêu dung. Đến lượt mình, các vấn đề này
lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.
Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà
nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,…sẽ
tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế
cụ thể, do đó sẽ tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.
3.1.2.3. Tác động của nhân tố kỹ thuật-công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật cũng đóng vai
trò ngày càng quan trọng mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh
và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Công nghệ-kỹ thuật đã trở thành
yếu tố sản xuất trực tiếp, thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phát triển theo hướng tăng tốc nhanh, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh
doanh và bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu các doanh nghiệp muốn nhanh chóng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
20
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững trên sân nhà, vươn ra
thị trường khu vực và quốc tế sẽ không thể không chú ý nâng cao khả năng
nghiên cứu và phát triển, không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ nhập
khẩu mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật-công nghệ tiên tiến.
3.1.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa-xã hội
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị kinh doanh của mọi doanh nghiệp.Các vấn đề phong tục tập
quán, lối sống, tín ngưỡng…có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu cầu trên thị trường.
Nhân tố này tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh

đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cầu tác động trực tiếp đến việc
nghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ và
cường độ cạnh tranh của doanh nghiệp ngành. Nếu ngành có lượng cầu lớn,
cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thấp, ngược lại nếu ngành có lượng
cầu nhỏ,cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gay gắt.
Khách hàng của doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng trực tiếp và cũng có
thể là các doanh nghiệp thương mại. Khi doanh nghiệp là doanh nghiệp thương
mại thì quyền mặc cả của họ phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể như: khối lượng
hàng, tỷ trọng chi phí đầu vào của người mua, tính chất chuẩn và khác biệt hóa
của sản phẩm, tính chất quan trọng của sản phẩm đối với người mua,thông tin về
thị trường…
Với xu thế cạnh tranh ngày càng cao, khách hàng đòi hỏi ngày càng cao
không chỉ về chất lượng, giá cả, sự tiện lợi mà cả về thái độ và phong cách phục
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
22
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
vụ. Khách hàng có thể gây áp lực với doanh nghiệp bằng việc ép giảm giá, đòi
hỏi chất lượng tốt hơn, khiến doanh nghiệp đầu tư nhiều chi phí hơn cho việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của khách hàng cũng gây ra những áp lực làm
doanh nghiệp điêu đứng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không đổi mới theo
kịp những thay đổi trong nhu cầu khách hàng thì họ sẽ chuyển sang nhà cung cấp
khác có thể đáp ứng tót hơn yêu cầu của họ. Điều này sẽ dẫn đến thị phần của
doanh nghiệp giảm, chứng tỏ sự giảm sút năng lực cạnh tranh.
3.1.3.2. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp đang
kinh doanh cùng ngành nghề và trên cùng một khu vực thị trường với ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra

các nhà cung cấp và vị trí quan trọng đến mức độ nào của doanh nghiệp đối với
các nhà cung cấp sẽ tạo ra sức ép từ phía các nhà cung cấp đến doanh nghiệp,
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.3.5. Sức ép của các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế
xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp bấy nhiêu. Nếu các sản phẩm thay thế thu hút được khách
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
24
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
hàng sẽ làm thu hẹp thị phần của doanh nghiệp, hạn chế mức lợi nhuận dẫn đến
giảm bớt năng lực cạnh tranh.
Áp lực cạnh tranh của yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu
cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất
lượng, chi phí chuyển đổi, tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế; các
yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng
tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
3.2.1.Tình hình tài chính
Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua
sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán, duy trì mở rộng kinh
doanh của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp
đó. Mọi quyết định của doanh nghiệp đều phải cân nhắc trước hết đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Do đó tình hình tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: tổng lượng vốn, khả
năng thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá
vị thế của doanh nghiệp……


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status