Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân - Pdf 30

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1 ĐỖ THỊ LÀN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng
ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội, tạo ra một tiền đề vững chắc, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ CNH-
HĐH. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội
đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Mặt trái của cơ chế thị
trường, đó là lối sống coi trọng đồng tiền, ngày càng trở nên lấn át các giá
trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau và đặt lợi
ích vật chất lên trên hết, nên các doanh nghiệp ít để ý đến cải thiện điều
kiện lao động cho công nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng người
lao động và gây hậu quả khôn lường đối với con người, đối với doanh
nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới trình độ phát triển và hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc thường
xuyên kiểm tra, giám sát và cải thiện điều kiện lao động nhằm đảm bảo lợi
ích, sức khoẻ, tính mạng cho công nhân, tránh những hậu quả như: tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân.
Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị trực tiếp sản xuất
hàng may mặc, ngành này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đặc
thù ngành may mặc thường tập trung nhiều lao động nữ , trong sản xuất có
độ bụi và tiếng ồn lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân.Ý
thức được vấn đề này, lãnh đạo Công ty có nhiều văn bản, thông tư, chỉ thị
hướng dẫn thực hiện an toàn, VSLĐ trong các xí nghiệp, phân xưởng sản
xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, đáp ứng tái sản xuất
sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Song, khi thực
hiện vấn đề này con nhiều bất cập, cụ thể như: người công nhân chưa ý
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2 ĐỖ THỊ LÀN
thức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật của Công ty, hay Công ty chưa
kiểm tra giám sát chặt chẽ người lao động.

của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội”- do Phạm Xuân Đạt –
Giám đốc công ty môi trường đầu tư làm chủ đề tài.Trong đó tác giả đề cập
đến môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới tinh thần công nhân.
+ Nghiên cứu về: “Môi trường lao động ở một số ngành nghề nặng
nhọc, độc hại và thái độ của họ”- do Tôn Thiện Chiếu – Phòng xã hội học
lao động và công nghệ viện xã hội học –Tháng1/1997- Viện xã hội học.
Mục đích chương trình này hướng đến nhận diện thực trạng môi trường lao
động nữ công nhân và nhận thức của họ với điều kiện lao động của phụ nữ
để đảm bảo sức khỏe cho nữ công nhân.
+ Công trình nghiên cưú: “Điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt
của nữ công nhân ngành dệt”của kĩ sư Trần Thị Lan – Chủ tịch Công đoàn
ngành công nghiệp nhẹ. Ở nghiên cứu này, tác giả đề cập đến các yếu tố
điều kiện lao động: nhiệt độ, tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, bụi ẩm, ánh sáng,
đặc điểm lao động và tính chất lao động,…
+ Bài viết của Ngô Minh Phương về “Vấn đề môi trường lao động
qua nghiên cứu xã hội học ở cơ sở hiện nay”. Môi trường này có ảnh hưởng
tới sức khoẻ, nó diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới bệnh nghề nghiệp cho công nhân.
Mà yếu tố thường gặp nhất là bụi, các chất độc hại nhiệt độ cao và tiếng ồn.
+ Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp,
những bài nghiên cứu trao đổi, tạp chí của nhiều nhà khoa học cũng như
bàn về vấn đề này.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cưú của các tác giả trên, tác
giả đã tiến hành khảo sát nghiên cứu các cấp độ vai trò của Công đoàn
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 4 ĐỖ THỊ LÀN
trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân tại Công ty CP may
Chiến Thắng. Với cách tiếp cận xã hội học, kết hợp với sự thu nhận các kết
quả đã nghiên cứu từ các chuyên ngành khác: Chính sách xã hội, môi
trường, bảo hộ lao động, …sẽ giúp cho việc nghiên cứu có cách nhìn toàn
diện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu

tháng 2 đến tháng 5 năm 2006.
5.3. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức Công đoàn và cán bộ công nhân viên chức tại Công ty CP
may Chiến Thắng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp chung
Để đạt mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở khoa học để sử dụng các phương pháp cụ thể
nhằm biện giải cho những vấn đề nghiên cứu của mình một cách toàn
diện, lịch sử, phát triển. Từ đây, các sự kiện, hiện tượng xã hội được đặt
trong sự tương tác và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chứ không tồn tại
một cách độc lập, riêng lẻ, đồng thời chúng tồn tại và được nhìn nhận
một cách khách quan trong sự vận động biến đổi của quá trình hình
thành phát triển và tiêu vong chứ không phải là bất biến. Phương pháp
luận nói trên cho chúng ta một quan điểm đúng đắn khi tiến hành lập
luận phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn trong qua trình nghiên cứu đề
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 6 ĐỖ THỊ LÀN
tài, đồng thời có cơ sở khoa học khi sử dụng các phương pháp cụ thể
nhằm luận giải cho vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp cụ thể
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả đã kế thừa có chọn lọc những tác phẩm, những công trình
khoa học, những đề tài nghiên cứu của một số tác giả đi trước đề phục vụ
cho công việc nghiên cứu của mình.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nghiên cứu vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện
lao động cho công nhân được tiến hành khảo sát tại Công ty CP may
Chiến Thắng.
Bảng hỏi gồm 20 câu, nội dung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng,

Môi
trường
lao động
Chế độ
chính
sách
Quan hệ
xã hội
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT Ã KINH DOANH
GIẢI PHÃP Ã KHUYẾN NGHỊ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 8 ĐỖ THỊ LÀN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các lý thuyết có liên quan
1.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững
Tư tưởng cơ bản của sự phát triển bền vững là bảo toàn chất lượng
môi trường cho những người đang sống và cho các thế hệ tương lai, đảm
bảo tiềm năng phát triển con người hiện đại cũng như tương lai, đảm bảo
sự công bằng giữa các nhóm người, sự công bằng cho các thế hệ.
Sự phát triển bền vững gắn liền với phát triển con người không
ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cùng với việc gìn giữ, bảo vệ môi
trường, bảo toàn chất lượng cuộc sống.
Bền vững là công bằng trong phân phối, trong chia sẻ năng lực tạo ra
phúc lợi cho tất cả mọi người hiện tại và tương lai.
Phát triển con người dưới hình thức con người được giáo dục tốt
hơn, khoẻ mạnh hơn, ít suy nhược hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Giữa con người và môi trường có mối quan hệ trực tiếp thường
xuyên nhưng lại không thể hiểu đơn giản. Mối quan hệ đó bị chi phối bởi
mối quan hệ giữa người và người về nhu cầu, lợi ích của từng cá nhân và
từng nhóm xã hội. Bảo vệ hay phá hoại môi trường như thế nào là do nhu
cầu lợi ích của nhóm xã hội quy định. Nhận thức của họ, hoạt động của họ

nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người
làm trung gian, điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status