Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG HIẾU
MSSV: 4114230

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

THÁNG 11 NĂM 2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG HIẾU
MSSV: 4114230

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................................... 3
2.1.1. Khái quát về tín dụng ............................................................................... 3
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ................................................................................ 3
2.1.1.2. Chức năng của tín dụng ........................................................................ 3
2.1.1.3 Phân loại tín dụng .................................................................................. 4
2.1.1.4. Khái niệm tín dụng ngắn hạn ................................................................ 5
2.1.1.5. Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn ........................................................... 5
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng ............................................... 6
2.1.2.1. Nguyên tắc tín dụng .............................................................................. 6
2.1.2.2. Điều kiện cho vay ................................................................................. 6
2.1.2.3. Đối tượng cho vay ................................................................................. 7
2.1.2.4. Lãi suất cho vay .................................................................................... 8
2.1.2.5. Thời hạn tín dụng .................................................................................. 8
2.1.2.6. Các phương thức cho vay ..................................................................... 8
2.1.2.7. Các loại đảm bảo tín dụng..................................................................... 8
3


2.1.2.8. Phân loại nợ........................................................................................... 9
2.1.2.9. Rủi ro tín dụng .................................................................................... 10
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ....................................................... 12
2.1.3.1. Doanh số cho vay ................................................................................ 12
2.1.3.2. Doanh số thu nợ .................................................................................. 12
2.1.3.3. Dư nợ................................................................................................... 12
2.1.3.4. Dư nợ bình quân.................................................................................. 12
2.1.3.5. Nợ xấu ................................................................................................. 12
2.1.3.6. Nợ quá hạn .......................................................................................... 12
2.1.3.7. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng vốn huy động ................................................. 13
2.1.3.8. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn ...................................................... 13

thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng .......... 30
3.1.6.1. Một số quy định về điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng .............................. 30
3.1.6.2. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng ............................................................ 31
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014…….. ........................................................................... 32
3.2.1. Thu nhập ................................................................................................ 32
3.2.2. Chi phí .................................................................................................. 34
3.2.3. Lợi nhuận ............................................................................................... 35
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ....................................... 37
3.3.1. Đối với hoạt động huy động vốn ........................................................... 37
3.3.2. Đối với hoạt động tín dụng .................................................................... 37
3.3.3. Đối với hoạt động dịch vụ ...................................................................... 38
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
4.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN .................................................. 39
4.1.1. Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng ........................................................ 39
4.1.2. Sơ lược tình hình huy động vốn ............................................................. 41
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ........................... 45
4.2.1. Doanh số cho vay ................................................................................... 46
5


4.2.2. Doanh số thu nợ ..................................................................................... 47
4.2.3. Dư nợ...................................................................................................... 48
4.2.4. Nợ xấu .................................................................................................... 50


5.1.1. Đánh giá điểm mạnh và những thuận lợi trong hoạt động tín dụng
ngắn hạn của BIDV Sóc Trăng ................................................................................. 87
5.1.2. Đánh giá điểm yếu và những khó khăn.................................................. 88
5.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI ............................................................. 89
5.2.1. Nguyên nhân mang tính khách quan ...................................................... 89
5.2.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 89
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ................................................................ 90
5.3.1. Đối với công tác huy động vốn .............................................................. 90
5.3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại BIDV Sóc
Trăng ......................................................................................................................... 92
5.3.2.1. Thẩm định ........................................................................................... 92
5.3.2.2. Cách thức tổ chức các hoạt động tín dụng .......................................... 93
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN........................................................................................................ 95
6.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 96
6.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................ 96
6.2.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ................................. 96
6.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Hội sở ........................................................... 97
6.2.4. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, ban ngành địa bàn............... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98

7


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
1.Các bảng:



43
49
52
58

Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng của BIDV
Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

62

Bảng 4.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

65

Bảng 4.9 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của BIDV
Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

69

Bảng 4.10 Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV
Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

72

Bảng 4.11 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của BIDV giai đoạn
2011-6T/2014

76

của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

59

Hình 4.4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

59

Hình 4.5.1 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng
khách hàng giai đoạn 2011-2013

63

Hình 4.5.2 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng
khách hàng giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

63

Hình4.6.1 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử
dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 2013

66

Hình 4.6.2 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử
dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 6T/2013-6T/2014

66

Hình 4.7.1 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng


80

9


giai đoạn 2011 – 2013
Hình 4.10.2 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
giai đoạn 6T/2013- 6T/2014

10

80


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa là
kênh trung gian huy động vốn vừa là kênh cung cấp vốn cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập. Tuy nhiên, đây là một
hoạt động luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến phá sản nếu việc quản
lý không hiệu quả. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sáu tháng
đầu năm 2014, tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, thấp hơn so với
cùng kỳ năm trước (4,5%). Nguyên nhân chủ yếu là do việc thu hút vốn của
nền kinh tế còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài
sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục
phá sản làm cho đầu ra của nguồn vốn không ổn định. Bên cạnh đó hệ thống
Ngân hàng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ thị trường

mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm
2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để thấy được thực trạng, từ đó
giúp nhà quản lý đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng ngắn hạn của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của
ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc trăng giai đoạn 2011- 6T/2014
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của BIDV
Sóc Trăng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của BIDV chi nhánh Sóc Trăng
giai đoạn 2011- 6T/2014 thông qua các chỉ số tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Sóc Trăng
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài là thời gian thực tập tại ngân hàng BIDV Sóc
Trăng từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Sóc Trăng. Đồng thời cũng tìm hiểu một
cách khái quát về tình hình hình huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng đề
đảm bảo được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng.

12


phần tài nguyên được phân phối lại.
b) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rông phạm vi và quy mô sản
xuất.
- Nhờ tín dụng mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do vậy, hàng
hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ
13


hơn. Nói cách khác, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
- Thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy hàng hóa bằng
việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
2.1.1.3 Phân loại tín dụng
Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 32-34) ta có thể phân
loại tín dụng như sau:
a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và thường
được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, được cung
cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có quy mô lớn.
b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất.

2.1.1.4 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách
hàng (Thái Văn Đại, 2012, trang 60)
Đây là loại tín dụng chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn
thường được dùng để cho vay nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và
cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất
và phục vụ tiêu dùng.
2.1.1.5 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 61) tín dụng ngắn hạn có một số đặc
điểm sau:
- Do đặc điểm của tín dụng ngắn hạn là bổ sung thiếu hụt vốn lưu động
tạm thời, chi tiêu, mua nguyên vật liệu cho sản xuất và đầu tư trong ngắn
hạn…nên số vốn vay thường nhỏ, vòng quay vốn nhanh.
- Lãi suất thấp: do rủi ro mang lại không cao nên lãi suất người đi vay
phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn.
- Hình thức tín dụng phong phú: để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng, phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường
tín dụng, vì thế các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình
thức tín dụng ngắn hạn của mình. Chẳng hạn các hình thức như: nghiệp vụ
thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ ứng trước…
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: do sử
dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân
quỹ giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn…
15


- Rủi ro tín dụng ngắn hạn mang lại thấp: do khoản vay chỉ cung cấp
trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế như
tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp cho các đơn

2.1.2.2 Điều kiện cho vay
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 40) “Điều kiện cấp tín dụng là những
yêu cầu của ngân hàng đối với người vay để làm cơ sở xem xét ra quyết định
16


cho vay hay không cho vay”. Các khách hàng muốn được ngân hàng cho vay
vốn thì phải đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc
vào đặc điểm hoạt động của khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy
thuộc vào môi trường kinh doanh…
2.1.2.3 Đối tượng cho vay
Đối tượng mà ngân hàng cho vay là những khoản chi phí vốn cần thiết để
hình thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó.
Ngân hàng cho vay với các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng tực
hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển sản
xuất.
- Số tiền vay trả cho tổ chức tín dụng trong thời hạn thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để

42).
- Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn hợp đồng căn cứ vào:
+ Chu kỳ sản xuấtkinh doanh.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Thời hạn thu hồi vốn của dự án.
+ Nguồn vốn vay của Ngân hàng.
2.1.2.6 Các phương thức cho vay
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 47-48) các tổ chức tín dụng được phép
thỏa thuận với khách hàng vay về việc áp dụng các phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay theo dự án
- Cho vay trả góp
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Cho vay hợp vốn
2.1.2.7. Các loại đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng là phương tiện tạo cho ngân hàng có sự đảm bảo rằng
sẽ có một nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay cho mình khi người đi vay

18


không có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ cho ngân hàng (Thái Văn Đại,
2012, trang 49).
Các loại đảm bảo tín dụng:

Đảm bảo đối vật
Cầm cố: là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền

- Các khoản nợ dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại.
19


 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điểu chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

 Do tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng muốn giành giật thị
phần nên cho vay dễ dàng nhằm thu hút khách hàng.
 Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không thực hiện
đúng quy trình cho vay, yếu kém về nghiệp vụ, thiếu đạo đức trong nghề
nghiệp.
 Định giá tài sản không chính xác, thực hiện không đầy đủ các thủ tục
pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc về tài sản như: có thể
định giá theo giá thị trường, có thể chuyển nhượng, không có tranh chấp về tài
sản, nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, dễ thanh lý, phát mãi để thu hồi nợ.
c) Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài
 Do thiên tai, bệnh dịch, hỏa hoạn,…
 Do tình hình an ninh trong nước, khu vực bất ổn.
 Do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất biến động bất thường.
 Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
 Tóm lại nguyên nhân của rủi ro tín dụng rất đa dạng bao gồm cả khách
quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan thì rất khó để dự báo trước nên
khó phòng tránh nhưng đối với nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng hoàn toàn
có thể khắc phục được nhằm kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động
tín dụng.
21


2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.3.1 Doanh số cho vay
Theo Dương Hữu Mạnh (2013, trang 201) doanh số cho vay là chỉ tiêu
phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong
một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi, thường
được xác định theo tháng, quý hoặc năm.
2.1.3.2 Doanh số thu nợ

động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần
hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
2.1.3.7 Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động
Theo Thái Văn Đại (2010, Quản trị Ngân hàng). Chỉ tiêu này cho biết
hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này quá lớn hay quá
nhỏ đều không tốt, vì nếu chỉ tiêu quá lớn thì cho thấy khả năng huy đông vốn
của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã
sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiêu quả. Từ đó nó giúp cho người
phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nuồn vốn huy động.
Công thức tính:

Tổng
Tổngdưdưnợnợngắn
ngắnhạn
Tổng dư nợ ngắn hạn/Tổng vốn huy động = hạn
X 100%
Tổng vốn huy động
Trong đó: Vốn huy động bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản ký quỹ, phát hành giấy tờ có giá.
2.1.3.8 Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn
Theo Thái Văn Đại (2010, quản trị ngân hàng): Chỉ tiêu này cho biết dư
nợ ngắn hạn trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng
của Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số này giúp nhà phân tích xác định quy mô hiệu
quả kinh doanh của Ngân hàng.
Công thức tính:

Tổng dư nợ ngắn hạn

Tổng dư nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn =



Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Dư nợ bình quân trong kỳ

X 100%

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013, trang 4) dư nợ bình quân trong kỳ là số
tiền chưa thu hồi bình quân tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ, nó được xác
định bằng phương pháp bình quân ngia quyền như sau:
 DNCVi x ti
Dư nợ bình quân trong kỳ =

i=1

t

Trong đó:
DNCVi là dư nợ cho vay thời hạn i

i = 1, 2, 3…, n là số thời hạn trong kỳ t
ti là nthời hạn duy trì số DNCVi
t = i=1
 ti
2.1.3.12 Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
a) Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đánh giá khả năng đảm bảo an toàn
cho hoạt động tín dụng ngắn hạn mỗi khi xuất hiện rủi ro. Theo Nguyễn Hữu
Mạnh(2013, trang 203) hệ số dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo công
thức sau:

là chất lượng tím dụng của ngân hàng này cao và ngược lại.
Công thức tính:

Nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn =

×100
Tổng dư nợ ngắn hạn %

d) Tỷ lệ đầu tư rủi ro ngắn hạn (ĐTRRNH)

lập

Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2013, trang 204) chỉ tiêu này phản ánh chất
lượng của tất cả các khoản đầu tư ngắn hạn của ngân hàng. Công thức tính:
Tổng dư nợ ngắn hạn có phát sinh nợ quá hạn
CĐTRRNH =

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thông qua các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, doanh số cho vay, doanh số thu
nợ và một số thông tin, tư liệu từ ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
 Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả (so sánh số
tuyệt đối và tương đối) để phân tích tinh hình kinh doanh và công tác huy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status