SO SÁNH CHUYỆN BẾN QUÊ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỚI LÀNG GẦN NHẤT CỦA KAFKA - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC SO SÁNH
SO SÁNH CHUYỆN BẾN QUÊ
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỚI
LÀNG GẦN NHẤT CỦA KAFKA
So sách chuyện bến quê của nguyễn Minh châu với làng gần nhất của
Kafka
Học viên thực hiện : Hà Thị Hạnh
Lớp : K51-Cao học Văn

Hà Nội -2007
1
I. Văn học so sánh những vấn đề khái quát
1. Vấn đề thuật ngữ
So sánh vốn kà một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống thường ngày. Riêng
trong lĩnh vực nghiên cưú văn học đó là một phương pháp dùng để xác định,
đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ta
không nên hiểu đây là một nền văn học được so sánh mà thực chất là một môn
khoa học có chức năng so sánh nền văn học này với nền văn học khác hoặc so
sánh các hiện tượng của các nền văn học khác nhau. Trải qua nhiều thăng trầm,
đấu tranh để tự khẳng định mình, văn học so sánh cuối cùng, có thể được định
nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền
văn học dân tộc.
2. Đối tượng, đặc trưng và vị trí riêng của văn học so sánh
2.1: Đối tượng của văn học so sánh
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của bộ môn, văn học so sánh
cũng mở rộng đối tượng nghiên cứu, bao gồm 3 bộ phận chính:

Lâu đài và Vụ án, độc giả Việt Nam còn được biết tới ông qua những truyện
ngắn và cực ngắn. Trong số đó, Làng gần nhất được coi là truyện có dung lượng
nhỏ nhất của ông. Nội dung chủ yếu của truyện nằm ở sự băn khoăn về điều phi
lí:
(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)
Ông nội tôi thường nói: "Đời người ngắn đến sửng sốt. Nhỡn lại, tụi thấy đời
người dường như bị rút ngắn đến mức khó hiểu nổi, thử lấy ví dụ, làm thế nào
một chàng trai trẻ có thể quyết định cưỡi ngựa qua làng bên mà không sợ rằng --
chưa kể đến những tai nạn -- ngay cả một đời người may mắn bỡnh thường có lẽ
cũng quá thiếu thời gian cho cuộc đi đó."
Dịch từ bản Anh ngữ: "The Next Village" (do Willa và Edwin Muir chuyển
ngữ),
trong Franz Kafka, The Complete Short Stories of Franz Kafka, ed. Nahum N.
Glatzer
(London: Vintage
3
Câu chữ của truyện chỉ có chừng ấy nên những băn khoăn của nhân vậtchính lại
chuyển thành sự mơ hồ khó hiểu đối với độc giả. Mỗi truyện ngắn của ông vốn
được coi như một ngụ ngôn thời hiện đại, một ẩn dụ trong kinh thánh, một khám
phá về những chân trời vô định. Tác phẩm của Kafka vì thế tong được nhiều
trường phía tranh cãi nhận ông về họ, nhưng kích cỡ của Kafka tự nó không chịu
khuôn mình trong một trường pháI nào, nó tháo tung mọi kích cỡ, nhà văn là
người tự tạo ra một chủ nghĩa mới, nơI tất cả mọi chủ nghĩa đều thấy mình trong
đó. Nếu bản chất của tác phẩm văn học đích thực là tính đa trị thì mỗi truyện cực
ngắn của Kafka là hiện thân cho tính đa trị đó, nó mở ra nhiều khả thể bất ngờ.
Với truyện ngắn trên đây, ta tập trung chú ý vào 2 đối tượng: ông tôi, người
băn khoăn chiêm nghiệm và chàng trai trẻ- đối tượng chính trong mối băn
khoăn. Tứ của truyện ngắn này nằm ở sự vô lí của một hành trình tưởng như
hiển nhiên khả dĩ mà hoá thành bất khả, ở những ảo tưởng trong quyết định vì
chưa am hiểu sự tồn tại của cái phi lí. Mối quan hệ hay sợi dây thẩm mĩ dựa

Châu. Theo cách đó, ông đã xử lí hệ thống nhân vật theo cách riêng của mình,
trong khi vẫn đảm bảo cấu tứ độc đáo của tác phẩm.
Truyện được kể bằng ngôi thứ 3, không tước bỏ tên nhân vật, tạo dung một
cảnh ngộ tương đồng có phần khắc nghiệt hơn( nhân vật không chỉ già mà còn
lâm bệnh sắp từ giã cõi đời). Điểm tương đồng dễ nhận thấy là hai nhân vật
chính ông tôi và Nhĩ đều là nhân vật của sự trải nghiệm, nhưng đã bất lực trên
con đường đi tới làng gần nhất. Nguyễn Minh Châu đã triển khai cụ thể hơn sự
trớ trêu này: Nhĩ cả đời đặt chân lên nhiều vùng đất, nhưng tới lúc sắp lìa xa
cuộc sống mới nhận ra mình chưa hề đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Lập tức,
cái đẹp từng bị lãng quên trở thành cái đẹp gần gũi chưa kịp chiếm lĩnh; sự vô
tâm hờ hững bị lấn át bởi nỗi day dứt khát khao. Nhân vật tìm mọi cách để
gượng dậy, ngóng vọng bãi bồi, nhưng bất lực. Bàn chân từng đi khắp nơi giờ
không thể bước qua bậu cửa nhà mình. Hình ảnh nhân vật chới với cuối tác
phẩm là biểu hiện nỗ lực kiếm tìm và đánh thức. Như vậy, cấu tứ chung của hai
tác phẩm này là: nhân vật trải nghiệm, nhận ra sự phi lí và bất lực trước sự phi lí
của đời người.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status