giúp Hs lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh - Pdf 31

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"Giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh "
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.. Bởi thế, dạy
Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống
của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ,
văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt
mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều
đó .
Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho
lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Có ai sinh ra mà
không biết rằng:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư
tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm
vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín .Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ
cũng đã sử dụng Biện pháp so sánh tương đồng để viết : “ Tất cả mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng . Tạo hoá cho họ những quyền mà không ai
có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống ,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy đối với tác phẩm văn
học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm.
Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia
nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến
trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu
và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức
làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý

Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh
của học sinh lớp 3 năm học 2008 - 2009 tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh lớp 3/1 là 30 em:
Số học sinh đạt yêu
cầu về nhận biết tu
từ so sánh

Số học sinh chưa có kỹ năng
nhận biết tu từ so sánh

Số học sinh không nhận biết
tu từ so sánh

10/30 ≈

15/30 ≈

5/30 ≈

Phần thứ hai:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Nội dung chương trình:
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các
hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của
chương trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.
2


Kiến thức về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở
phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy


như

vành tai nhỏ

+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong
cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có
thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
* Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài .
II/ Dạy biện pháp so sánh tích hợp vào các môn học:
3


1) Tích hợp trong môn Tiếng Việt :
Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt , giáo viên cần lồng
ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang
7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh
để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu". Giáo viên có thể
cho học sinh tìm các câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh .
Ví dụ 2 : Khi dạy bài Tập đọc “ Cửa Tùng ”, để giải thích từ ngữ (chiếc thau
đồng ,bờ biển Cửa Tùng) GV có thể cho học sinh tìm câu văn có sử dụng biện
pháp so sánh . Học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu :
- Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển .
- Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi
cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Với những câu văn hay như thế, học sinh đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu
và sẽ áp dụng tốt trong việc viết văn của nình .
2) Tích hợp Biện pháp tu từ so sánh qua các môn học khác :
a) Dạy Tự nhiên xã hội :

c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh
vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới .
Dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích .
1.1 Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật:
Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ
so sánh (như, là , giống , tựa, chẳng bằng ...)
Mô hình này có các dạng sau:
A như B.
A là B.
A chẳng bằng B
a) Tìm hiểu dạng A như B
Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên
suốt đến cuối chương.
* Ví dụ: Bài 2( SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ,
câu văn dưới đây:
"Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành"
(Huy Cận)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
"Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời"
(Phạm Như Hà)
Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện các từ chỉ sự vật được so
sánh từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu
văn trên .
5


c)

Cánh diều

như

dấu “ á”

Học sinh trình bày :
+ "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
+ "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
+ "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
+ "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ".
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với
"Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó
giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào
giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
(Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á")
b)Tìm hiểu dạng A là B: Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh
với câu giới thiệu . Bởi lẽ, cả 2 kiểu câu này đều có từ “ là ”
Ví dụ :(Bài 1c, d trang 24,25): Tìm các hình ảnh so sánh trong câu :
c/ Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
d) Những đêm trăng sáng , dòng sông là một đường trăng lung linh dát
vàng .

Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó
học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
8


+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
+ Hoạt động “ Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “ vẫy” tay của con người
1.4: Mô hình 4:So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau:
A như B:

+ A là âm thanh thứ 1.
+ B là âm thanh thứ 2.

Ví dụ: (Bài tập 2 trang117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau
trong mỗi câu thơ văn dưới đây:
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ
nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
+

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)

Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn
cầm" qua từ "như".
2) Dạng 2 : Bài tập sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh .
Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn.tuy nhiên , dạng bài tập
này trong SGK rất ít . Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập .

a)

Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như...

b)

Trời mưa, đường đất sét trơn như...

c)

Ơ thành phố có nhiều toà nhà cao như ....

Ở mỗi câu , giáo viên nên để học sinh xác định sự vật đã cho để cho học
sinh có thể tìm nhiều từ cần điền .
Ví dụ : a) như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển
b) như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu ...
c) núi ,những ngọn tháp ...

10


Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy , nhất là
các tiết Tiếng Việt (Tăng cường) Giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương
tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức .
Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so
sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ sơ sánh như
: Tựa, giống , giống như , không thua, không khác. ( So sánh bằng ) và các từ
hơn ,kém, thua , chẳng bằng ( so sánh hơn kém ).
IV/ Trò chơi học tập : Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương
tiện , học là mục đích . Thông qua hình thức chơi mà học ,học sinh sẽ được hoạt

- Học sinh 1 (HS1) lên “bốc thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi
nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
- Ví dụ: HS1: “bốc thăm” được từ trắng – Có thể nêu cum từ so sánh:
trắng như tuyết, trắng như vôi, ( hoặc : trắng như trứng gà bóc ).
- Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai
+ Đúng được bao nhiêu kết quả được bấy nhiêu điểm .
+ Trọng tài đếm từ 1-5 vẫn không nêu được kết quả thì không có điểm .
- Lần lượt 5 học sinh lên bốc thăm thử tài .Hết 5 phiếu thì về chỗ , thư kí
công bố kết quả .
- Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra 1 người có tài so sánh cao nhất là người thắng
cuộc.
• Cách tiến hành này có thể thay đổi tùy sự linh động của giáo viên .
Cũng có thể mỗi học sinh lần lược bốc cả 5 phiếu . Mỗi phiếu chỉ cần
nêu 1 cụm từ . Người thứ không được nêu lặp cụm từ của người
trước . Hoặc cũng có thể bốc cả 5 phiếu và tiến hành theo nhóm .
Nhóm nào tìm được nhiều cụm từ nhất thì nhóm đó thắng .
Tham khảo:
1/ Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh nêu ở mục chuẩn bị
Bộ phiếu A: ( 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái)
- Đọc : Đọc như đọc kinh, đọc như rên rỉ, đọc như cuốc kêu, đọc như nói
thầm ...
- Viết : viết như gà bới , viết như giun bò , viết như rồng bay phượng múa,
viết như in,...
- Cười : cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ , cười như mếu, ...
- Nói : nói như khướu, nới như vẹt, nói như Trạng Quỳnh, nói như thánh
tướng ,...
- Khóc : khóc như mưa, hkhóc như ri, hkhóc như cha chết , ...
Bộ phiếu B ( 5 phiếu từ chỉ màu sắc ):
- Trắng : trắng như trứng gà bóc , trắng như tuyết , trắng như vôi, trắng
như bột lọc , trắng như ngà voi ,...

- Ngọt : ngọt như đường cát, ngọt như mía lùi , ngọt như mật ong,...
- Đắng : đắng như bồ hòn, đắng như mật gấu,
Bộ phiếu G: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất )
- Gầy : gầy như cò hương, gầy như hạc, gầy như que tăm, gầy như cây củi,
gầy như ống sậy,...
- Hiền : hiền như phật, hiền như bụt, hiền như cô Tấm , hiền như đất ,...
13


- Dữ : dữ như báo, dữ như cọp, dữ như hổ, dữ như chó sói ,...
- Tròn : tròn như bi ve, tròn như cái đĩa, tròn như quả bóng ,...
- Cong: cong như lưỡi liềm, cong như cầu vồng, cong như con tôm, cong
như cánh cung,..
* Kết luận : Khi hướng dẫn học sinh tìm biện pháp tu từ so sánh và sử dụng triệt
để các biện pháp trên . Tập trung trò chơi ở phần củng cố và các tiết tăng cường,
TôI khảo sát học sinh lớp 3/1 cuối năm học 2008-2009 đạt kết quả như sau:
Số học sinh có kĩ năng nhận
dạng và sử dụng tốt tu từ so
sánh

Số học sinh có kỹ
năng nhận dạng và sử
dụng được .

20/30

10/30

Số học sinh chưa có
kỹ năng nhận dạng

- Nếu dự định tổ chức trò chơi học tập thì phải chuẩn bị kĩ . Lường trước các
tình huống sư phạm có thể xảy ra.( Học sinh có thể dùng từ thiếu tính sư
phạm ,...) không chơi ngẫu hứng , tuỳ tiện .
Phần thứ tư:
KẾT LUẬN
Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã tìm thấy một số biện pháp như đã
nêu ở trên để rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
Qua việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kỹ năng nhận biết của học sinh
lớp 3 tôi dạy đã được nâng lên đáng kể . Học sinh không những nhận biết mà
cờn sử dụng tốt biện pháp so sánh . Góp phần đáng kể vào việc viết văn và diễn
đạt bằng ngôn ngữ của học sịnh. Tôi nghĩ, phương pháp này rất đơn giản, dễ sử
dụng và hiệu quả .
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC:
Thứ tự các phần
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II
GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
PHẦN III
BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
PHẦN IV
KẾT LUẬN

Tên từng tiêu đề
Tên đề tài
Lớ do chọn đề tài




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status