Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn xã đồng rui – huyện tiên yên tỉnh quảng ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng” - Pdf 31

MỤC LỤC
Phụ lục 2:..............................................................................................................................65
Quyết định số 368/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2006 của UBND xã Đồng Rui, huyện
Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................65
Phụ lục 3: Quy chế hoạt động của ban quản lý rừng cộng đồng của thôn Bốn....................67
QUY CHẾ.............................................................................................................................67
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG............................................67
THÔN BỐN..........................................................................................................................67

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng khác trong giai đoạn
1988 – 2003......................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha).....Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2011........Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Tình hình dân số tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên....Error: Reference
source not found
Bảng 4.3: Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2011. Error: Reference source not
found
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu lao động theo ngành xã Đồng Rui năm 2011...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp diện tích RNM huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 – 2010
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Bảng phân bố rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 2011 Error: Reference
source not found
Bảng 4.7: Bảng giao đất, giao rừng xã Đồng Rui năm 2006........Error: Reference
source not found
Bảng 4.8: Các đợt trồng RNM ở Đồng Rui......Error: Reference source not found

i

RNM
ĐNN
NTTS
THCS
THPT
VSV

Rừng ngập mặn
Đất ngập nước
Nuôi trồng thủy sản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Vi sinh vật

BQL

Ban quản lý

ĐDSH

Đa dạng sinh học

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐVN

Động vật nổi


Rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh
Quảng Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao
và đang chịu nhiều áp lực do đói nghèo, do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng
Rui có tổng diện tích tự nhiên là 4.974,21 ha, trong đó có 2750,75 ha rừng ngập
mặn và 245,3 ha rừng trồng. Trước năm 2006, diện tích rừng ngập mặn bị suy
giảm do người dân phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản, thu nhập từ đánh bắt
hải sản và nuôi trồng thủy sản chiếm trên ½ thu nhập tổng của xã. Tuy nhiên
những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đã có
những dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ rừng
ngập mặn cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển
kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức
nuôi trồng đa phần là quảng canh cải tiến.

1


Để nghiên cứu nguyên nhân suy giảm số lượng và chất lượng rừng ngập
mặn và thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui – huyện Tiên
Yên – Tỉnh Quảng Ninh em đã tiến hành đi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng công tác quản lý rừng ngập mặn xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên - tỉnh
Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”.
I.2. Mục tiêu của đề tài
I.2.1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn xã
Đồng Rui - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
I.2.2. Yêu cầu
- Xác định hiện trạng phân bố và chất lượng rừng ngập mặn xã Đồng Rui
- huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh

lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính
pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất

3


phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã
sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển
ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san
hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn.
Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú
biển Dugon.
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các
đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có
mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển...[4]
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng
sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha.
Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật
vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684
ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn
sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những
vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng
sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở
vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh.
Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào

các sinh vật sống mà còn có cả động và thực vật khác nhau và nhiều vi sinh vật
khác nhau thì đa dạng sinh học rất phong phú. Ngược lại nếu số lượng cá thể
đông nhưng nguồn gen lại ít, thì đa dạng sinh học nghèo nàn.[5]
2.1.4. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là các dạng vật chất được hình thành trong suốt quá trình hình
thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật

5


chất này cung cầp nguyên liệu, nhiên liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu của
con người.[6]
2.2. Vai trò của RNM
2.2.1. Vai trò của RNM đối với hệ sinh thái
Nguồn thức ăn đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải
sản là xác hữu cơ thực vật dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản
phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chổi, rễ,…của các
cây ngập mặn. Bên cạnh đó những chất thải rắn trong sinh hoạt, y tế, công
nghiệp, nông nghiệp cùng với các hóa chất dư thừa từ nội địa theo sông ra RNM
được giữ lại và nhờ VSV phân hủy, biến chúng thành thức ăn cho hệ sinh vật ở
đây và làm trong sạch nước biển. Người ta đã ví RNM là quả thận khổng lồ lọc
các chất thải cho môi trường vùng ven biển.
RNM không những là nơi cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôi
dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, một số các loài động vật có thể
tìm thấy trong rừng ngập mặn như: các loại cá, chim, cua, sò huyết, ngêu, hàu,
tôm, ốc, chuột, rơi và khỉ.
RNM còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng quan trọng
của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn , khi bị phân
hủy sẽ cung cấp các vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các
loài thủy sinh. Tương tự như vậy các loài động vật phù du sống dưới rễ của các

các bãi bồi thì có thể sử dụng lâu dài. Than đước, vẹt có nhiệt lượng cao, lâu tàn
được nhân dân các thành phố và thị trường thế giới ưa chuộng.
Cung cấp thức ăn, đồ uống: Hầu hết lá các loài cây ngập mặn là thức ăn
giàu đạm cho gia súc. Quả mắm nhiều đạm, có thể muối dưa, luộc ăn khi thiếu
gạo. Một số loài cá như cá dứa rất thích quả mắm. Nhựa cây dừa nước lấy từ
cuống quả là loại nước uống bổ, ngon, có thể khai thác để sản xuất đường, nước
ngọt, cồn.
Thuốc chữa bệnh: Nhiều loài cây ngập mặn là những cây thuốc dân gian
có giá trị. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân và cán bộ vùng chiến khu đã dùng

7


các loài cây thuốc nam đó chữa được nhiều bệnh. Hiện nay đã điều tra được 15
loài cây ngập mặn nước ta có thể dùng làm thuốc. [3]
2.2.2.2 Vai trò của rừng ngập mặn trong nuôi trồng thủy sản
RNM là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động
vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Từ bao đời nay những
người dân ven biển đã biết nuôi tôm, cá, ngao sò ở các bãi triều hoặc kênh rạch
trong vùng RNM, gần đây là nuôi tôm xuất khẩu. Nhưng mãi tới năm 1970, các
nhà khoa học mới tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa RNM và nguồn lợi hải sản.
Những loài hải sản nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm, cua,...đều có thời gian từ
hậu ấu trùng đến khi trưởng thánh sống trong kênh rạch RNM (tôm) hoặc đào
hang dưới gốc cây (cua) sau đó mới ra biển để đẻ, ấu trùng theo dòng triểu trở
vào sinh sống trong RNM
Nếu không có RNM và các thảm thực vật khác ở vùng cửa sông ven biển
thì không thể có tôm bố mẹ (để cho sinh sản nhân tạo). Điều này hình như nhiều
người nuôi hải sản không biết nên vẫn tìm mọi cách để phá RNM. RNM cũng là
môi trường sống của nhiều loài hải sản khác như cá vược, cá măng, cá đối và
một số loài thân mềm có giá trị kinh tế cao.[3]

chỉ tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh và mục tiêu cụ thể là tăng trưởng 13% mỗi
năm trong giai đoạn 2000-2010.[3]
2.2.2.4. Nuôi ong
Nghề nuôi ong đã được phát triển từ khá lâu. Sản phẩm thu được từ nuôi
ong như mật ong, sữa ong..vv là những thực phẩm có giá trị cao. Để phát triển
đàn ong cần phải có những khu rừng, cách đồng hoa cung cấp đủ thức ăn cho
ong. Ý tưởng phát triển nghề nuôi ong trong rừng ngập mặn sẽ tận dụng nguồn
thức ăn là các loài hoa của cây ngập mặn. Đây sẽ là hướng đi mang lại hiệu quả
trong phát triển kinh tế bền vững. Góp phần bảo vệ và phục hồi diện tích rừng
ngập mặn. Việc phát triển nghề nuôi ong trong rừng ngập mặn sẽ cho được hiệu
quả cao vừa tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, vừa thân thiện với môi
trường.[3]

9


2.2.3. Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng chống thiên tai
2.2.3.1. Vai trò của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm
nhập mặn
Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên
phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho
trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn
có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho
trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra
biển 60÷70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25÷30m, Trà
vinh, Sóc trăng 15÷30m, Bạc liêu, Cà mau 30÷40m (Phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng Nam Bộ, 2006).
Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa
thường ngưng đọng trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo
nổi. Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên

khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh RNM thì chúng
vẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinh
chính mình để bảo vệ cuộc sống con người. Rễ cây ngập mặn có khả năng phát
triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải. Khi cây ngập mặn bị đổ xuống
thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước.
Tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng, bảo vệ những cánh RNM là cách
giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe doạ
khác trong tương lai (Scheer 2005). Theo khảo sát của IUCN (2005) tại những
vùng bị tác động của sóng thần cho thấy: những vùng ven biển có RNM rậm, có các
vành đai cây phòng hộ như phi lao, dừa, cọ thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất
nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đất
sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm hay xây dựng khu du lịch.
Ngoài ra, cũng như các rừng nội địa, RNM còn có tác dụng to lớn trong
việc điều hoà khí hậu. Về mùa hè, các cây thoát hơi nước nhiều, làm tăng độ ẩm

11


không khí. Do đó cũng làm tăng lượng mưa ở địa phương. RNM thu nhận một
khối lượng khí cácboníc thải ra trong sinh hoạt, trong công nghiệp và thải ra một
lượng lớn ôxy trong quá trình quang hợp làm cho không khí trong lành, vì vậy
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ví RNM ở Cần Giờ như “lá phổi” của
thành phố.[11]
2.2.3.3. Vai trò của RNM trong điều hòa khí hậu
RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, các quần xã cây ngập mặn là
một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn. Cũng giống như các loài thực vật
khác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO 2 và thải O2 qua
quá trình quang hợp. Chẳng hạn như RNM Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xem
như lá phổi xanh của thành phố.
Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông

−Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến Vũng Tàu;
−Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên.[3]
c) Các chính sách bảo vệ rừng của Việt Nam.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội –
sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam, theo đó sẽ trồng mới 5 triệu ha
rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 – 2010 nhằm
nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010. Dự án
được Quốc hội Việt Nam phê duyệt bằng nghị quyết số 08/1997/QH10 và được
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng nghị quyết số 661/QĐ –
TT ngày 29/07/1998. Dự án trồng 5 triệu ha rừng tuy có nhiều tồn tại, khuyết
điểm nhưng được đánh giá là các thành tích đáng ghi nhận. Theo báo cáo tổng
kết giai đoạn 1 (1998 – 2005) sau 8 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng, cả nước đã trồng được 1.424.135 ha rừng, tuy chỉ đạt 28,5% so với mục
tiêu để ra nhưng dự án đã góp phần nâng độ che phủ của rừng ở Việt Nam lên
36,7% (tăng 3,5% so với năm 1999). Việt Nam cũng được đánh giá là rất cố

13


gắng trong công tác trồng rừng và là một trong 10 nước có diện tích rừng trồng
lớn nhất thế giới.
Việt Nam có 4 vùng được công nhận là khu Ramsar của Việt Nam:
- Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam vào
ngày 20/09/1988.
- Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận là khu
Ramsar thứ 2 của Việt Nam vào ngày 04/08/2005.
- Ba Bể được công nhận là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam vào ngày
02/02/2011.
- Vườn quốc gia Tràm Chim dự kiến sẽ được công nhận là khu Ramsar
thứ 4 của Việt Nam vào ngày 21 – 22.5.2012.[3]

chưa tạo ra được cơ chế tài chính bền vững nhằm huy động các nguồn thu cho
công tác phục hồi, quản lý các khu bảo vệ, đề xuất thành lập các khu bảo tồn
RNM có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Một số mô hình phục hồi và bảo tồn hiệu quả RNM có sự tham gia của
cộng đồng như ở Ninh Hòa (Nha Trang), Rú Trá (Huế), Thạch Hà (Hà Tĩnh),
Sóc Trăng… chưa được nhân rộng, chưa có cơ chế huy động cộng đồng tham
gia, công tác xã hội hóa việc phục hồi RNM cho phòng chống thiên tai chưa
được coi trọng nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thực tế RNM vẫn tiếp tục bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Đổ chất phế thải trong khai thác than đã vùi lấp các dải RNM
Ở Quảng Ninh có nhiều mỏ than lộ thiên sát ven biển hoặc sông nước
mặn như: Hà Tu, Cẩm Phả, Mông Dương.... Khi khai thác than các xí nghiệp đổ
vật phế thải xuống sông, biển lấp các bãi lầy có cây ngập mặn sinh sống. Việc
xây dựng một số cảng than như cảng Uông Bí, Cửa Ông đã phá hủy nhiều đám
RNM và hủy hoại các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động vật và hải sản ở
vùng ven bờ và biển nông.
Việc khai thác than với tốc độ cao như hiện nay đang là mối đe dọa lớn đối
với HST RNM ở một số địa phương trên vì lượng chất thải rất lớn vẫn tiếp tục đổ ra

15


sông, biển hoặc do mưa làm xói mòn đất, than từ mỏ xuống các sông vùi lấp các
những RNM ven sông và phá huỷ môi trường sống của các động vật hoang dã ở đó.
Phá RNM để phát triển đô thị, cảng biển
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá đất nước, nhiều vùng RNM ở ven
biển, cửa sông đã và đang bị lấp đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cảng
biển như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Tuần Lễ (Khánh Hoà),
thị xã Hà Tiên... Hiện nay diện tích RNM đã bị thu hẹp mạnh, nếu không có
biện pháp bảo vệ những dải RNM còn lại ở một số địa phương thì không những


−Khoanh nuôi có trồng bổ xung:

3.720,45 ha

−Trồng rừng mới:

3.000,00 ha

−Sản xuất lâm ngư kết hợp:

2.000,00 ha

Mục tiêu tiến độ bảo vệ RNM ở Quảng Ninh thể hiện trong Bảng 2.2.
Bảng 2.1: Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng khác trong giai
đoạn 1988 – 2003
Tổng diện

Nuôi

Tên huyện

tích chuyển

thuỷ sản

1
2

Móng Cái

295

161

6

Hoành Bồ

212

212

7

Yên Hưng

236

236

8

Cẩm Phả

133

133

9



134

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004)
Bảng 2.2: Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha)

17


Giai đoạn

Giai đoạn

193.800,05

2006-2010
88.412,75

2011-2015
105.387,15

Bảo vệ rừng hiện có

167.697,8

88.412,75

79.285,05

Bảo vệ rừng khoanh nuôi có trồng bổ xung


- Rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh.
III.1.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Theo không gian: Tập trung nghiên cứu về RNM và công tác quản lý
RNM ở xã Đồng Rui.
- Theo thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 1996 đến nay
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên
– tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến phát triển RNM
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý,
- Địa hình,
- Khí hậu,
- Thủy văn,
- Hải văn,
- Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
3.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đặc điểm xã hội: dân số, lao động, dân tộc
- Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông.
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đồng Rui
- Hiện trạng RNM xã Đồng Rui: diện tích, phân bố, số lượng, mức độ suy
thoái, đa dạng loài, đa dạng sinh học,…
- Đánh giá công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Các chính sách bảo vệ rừng ngập mặn ở Đồng Rui
+ Công tác trồng RNM

19



Phương pháp điều tra khảo sát
Được tiến hành tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên nhằm đánh giá tình hình
phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu cũng như
đánh giá sơ bộ về hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM tại Đồng Rui.
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức trao đổi, tham vấn ý
kiến góp ý của các các cơ quan, các nhà khoa học, quản lý hoạt động trong lĩnh vực sử
dụng, khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng ngập mặn.

21


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên –
tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm
xã cách huyện lỵ 23 km về phía Nam, phía tây giáp huyện Ba Chẽ, phía đông
giáp huyện Vân Đồn và phía bắc giáp xã Hải Lạng, thị trấn Tiên Yên. Tổng diện
tích đất tự nhiên của xã là 4.955,17 ha. Xã nằm trong toạ độ địa lý từ 21 011’
đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông.

Hình 4.1: Sơ đồ xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh
4.1.1.2. Địa hình
Đồng Rui là một xã đảo nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và
sông Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ
ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status