ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VỚI NHÂN LOẠI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VỚI NHÂN LOẠI VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Tiến Đạt MSSV:09248301
2. Đỗ Hoàng Nhân MSSV:09242291
3. Nguyễn T.H.Thúy MSSV:09273531
4. Nguyễn Văn Hạnh MSSV:09263021
5. Cao Khải Hoàn MSSV:09271481
6. Hồ Duy Khâm MSSV:09254831
7. Ngô Thành Luân MSSV:09242521
8. Lê Văn Tiến MSSV:09273241
9. Hồ Đình Nguyên MSSV:09252881
10. Trần Đức Toàn MSSV:09238331
Lớp: ĐHĐT3TLT
Khoa: Công nghệ Điện Tử
GV hướng dẫn: Ts.Nguyễn Minh Tiến
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là con
người luôn phải đối mặt với những vấn đề mang tính chất toàn cầu để bắt
kịp nhịp sống thế giới. Vấn đề rắc rối nhất, mang tính sống còn nhất đó
chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ
riêng một quốc gia nào mà nó có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bởi lẽ
chúng ta đang chung sống trong một hành tinh có sự sống duy nhất trong

Chương 3: Tác động của ô nhiễm môi trường đối với quan hệ quốc tế
3.1: Ô nhiễm môi trường gay ra xung đột trong quan hệ quốc tế và
bất ổn cho nền chính trị quốc tế
3.1.1: Trong phạm vi một quốc gia
3.1.2: Trong quan hệ giữa các quốc gia
3.1.3:Trong đời sống chính trị quốc tế, ô nhiễm môi trường gây
ra nhiều bất ổn
3.2: Đặt ra thách thức mới cho hệ thống pháp luật quốc tế và cơ chế
an ninh sinh thái
3.3: Ô nhiễm môi trường góp phần thúc đẩy tư duy toàn cầu và tăng
cường cơ chế hợp tác quốc tế
Chương 4 : Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường
4.1: Các biện pháp cá nhân
4.1.1: Thay đổi quan điểm phát triển tư duy kinh tế
3
4.1.2: Thay quan điểm duy nhân loại và chinh phục tự nhiên
4.1.3: Thay quan điểm phát triển cục bộ theo vùng lãnh thổ
4.2: Các biện pháp quốc tế
4.2.1: Tăng cường vai trò chính trị và khả năng hành động độc
lập của các tổ chức khu vực và quốc tế
4.2.2: Nâng cao trách nhiệm và bổn phận của các công ty
xuyên quốc gia trong các hoạt động đầu tư quốc tế
4.2.3: Tăng cường đối thoại giữa các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển
4.3: Các biện pháp đối với mỗi chính phủ
4.3.1: Tiến hành sinh thái hóa nền kinh tế
4.3.2: Trong lĩnh vực xã hội-nhân văn
4.3.3: Trong lĩnh vực văn hóa-tinh thần
4. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng ta hiểu thêm về tình trạng ô

môi trường, hạn chế xả rác thải từ sinh hoạt vào môi trường.
-Tăng cường kiểm soát đánh giá tác hại của các chất độc hại gây ô
nhiễm bầu không khí.
-Ngăn chặn nạn đốt rừng, khai thác bừa bãi, xây dựng vành đai rừng,
vành đai xanh nhằm tránh cát tránh bụi…
-Tiếp tục hoàn thiện các văn bản nhằm bảo vệ môi trường,xây dựng
các công viên cây xanh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng
mặt trời, năng lượng gió….
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên
những biến đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường
như đất, nước, không khí…vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh
thể( dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng loạt) và con người( ốm đau, bệnh
tật,suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người )
Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau không
giống nhau. Đối với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng
những tiêu chuẩn môi trường – là những quy định về chuẩn mực, giới hạn
cho phép đối với các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí…
làm căn cứ để quản lí môi trường, nhằm đảm bảo sức sống của sinh thể,
bảo vệ sức khoẻ, sự sống và khả năng lao động của con người.
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia
vũ trụ,v.v..
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự
sống trên trái đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất

thành hoang mạc, ¼ các loài động vật có vú và hàng loạt những loài động
thực vật quý hiếm khác đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu tốc độ khai thác
rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng trong 170 năm nữa, rừng trên
toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất.
7
1.4. Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường
1.4.1. Đến sức khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm
khác về môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con
người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả
các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu
như sốt rét, vàng da..
Theo tổ chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người
chết vì các căn bệnh liên quan đến môi trường.
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói
giết người”. Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã
cao tới 3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới
4,5mg/m3 cao gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều
cảm thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngày đã
có hơn 4000 người bỏ mạng, trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai
tháng sau lại có 8000 người nữa tiếp tục chết.
Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại
những hậu quả lâu dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng
ung thư ở Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn – Phú
Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà
Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ
Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng,
bao gồm cà người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
1.42. Đến kinh tế.

biệt là trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm
thức của con người . Con người là tâm điểm của mọi sự chú ý, có quyền uy
tối thượng, còn giới tự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô giác. Con người
thống trị tự nhiên nên có thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả
những gì cần thiết cho cuộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như
vậy, nhất là từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai
thác, vơ vét tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất,
bất chấp các quy luật tồn tại và phát triển của chúng, miễn là thu được lợi
nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế trở thành mục
tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế do đâu
mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượn các
thế hệ tương lai. Những khối tài nguyên khổng lồ mà con người đem vào
trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng trong
thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà
con người được hưởng thụ. Điều đó cũng có nghĩa là các thế hệ mai sau
khó có cơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên trái đất.
2.2. Nguyên nhân xã hội
2.2.1. Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất
xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã
hội dưới nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những
nguyên nhân gây nên và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu
10
cầu ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một
khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong
điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế,
xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên

sự phát triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng
lên.
2.2.3. Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải
72 triệu lít chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7
triệu ha đất trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con
người cũng như môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết
vì sự tàn phá khủng khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ
nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô
nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vấn không có
loại cây nào có thể mọc được …minh chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của
chiến tranh lên môi trường tự nhiên.
Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh
có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến
tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo…Bên cạnh những thiệt hạỉ khủng khiếp về
người và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời
cảnh bảo.
12
CHƯƠNG III
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ
Sau khi đã hiểu được những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường (ÔNMT) cùng những thực trạng đáng báo động của vấn
nạn này, chắc hẳn chúng ta cũng đoán được phần nào những tác hại khôn
lường mà ô nhiễm môi trường gây ra cho các lĩnh vực khác trong cuộc sống
con người. Môi trường là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người, là một
“nhà kho khổng lồ” dự trữ và cung cấp cho con người nguyên nhiên liệu để
sản xuất và phát triển kinh tế. Do đó, khi mà mái nhà chung ấy bị tàn phá
sẽ gây ra ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống. Trong từng cá thể là
một quốc gia, môi trường suy thoái sẽ gây tổn thất cho quốc gia đó. Nhưng

gây ra. Trong tác phẩm kinh điển “Collapse”, tác giả Jared Diamond đã chỉ
ra rằng: “khi xét tính bền vững, điều quan trọng không phải là bao nhiêu
người đang sống trên hành tinh này, mà là những ảnh hưởng của họ gây
nên đối với môi trường”
1
. Và con người đã phải trả giá cho hành động của
mình. Thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cho mọi quốc
gia, bất kể là siêu cường như Mĩ hay đang phát triển như Indonesia. Một
trận bão Katrina có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Mĩ trì trệ và thiệt hại lên
đến hơn 100 tỷ Đô la, tàn phá trung tâm sản xuất dầu khí quan trọng của
Mĩ. Cơn bão đi qua làm ngưng trệ sản xuất của các nhà máy lọc dầu và
khai thác dầu dẫn tới việc giá xăng dầu không ngừng tăng lên. Ngành sản
xuất ngũ cốc lương thực cũng bị thiệt hại do khu vực cơn bão tàn phá là nơi
chung chuyển ngũ cốc lớn nhất của Mĩ. Còn trận sóng thần tấn công vào
Indonesia và một số quốc gia Đông Nam Á làm hơn 50 người thiệt mạng
và hàng trăm người bị cuốn phăng ra biển. Ngành du lịch không chỉ của
1
14
Thái Lan, Indonesia mà còn của hầu hết các nước châu Á đều bị tổn thất.
Thiệt hại kinh tế cùng nỗi kinh hoàng của người dân phải mất rất nhiều thời
gian mới khắc phục được. Rõ ràng, kinh tế xã hội của một quốc gia sẽ bị
kìm hãm nếu các thảm hoạ tự nhiên cứ liên tục xảy ra với mức độ tấn công
ngày một tăng; và “rất có thể chỉ những người đương đại khi bị những tổn
thất về kinh tế di môi trường bị phá hoại gây ra mới ý thức được phần nào
hành động sai trái của mình, nhưng đến lúc đó mọi sự đã rồi, có ân hận
cũng đã quá muộn”.
2
3.1.1.2. Đe doạ sự phát triển nguồn nhân lực
Về khía cạnh con người, môi trường sinh thái bị tàn phá cùng lúc
tàn phá luôn sức khoẻ của con người. Khi bầu không khí tràn ngập khói

Amazone không phải là của họ mà thuộc về tất cả chúng ta”. Cựu tổng
thống Pháp Mitteran cũng tuyên bố: “Brazil chỉ có chủ quyền tương đối với
khu vực rừng Amazone”. Các nước này giương cao ngọn cờ bảo vệ môi
trường sinh tồn của loài người, ra sức tuyên truyền rằng tài nguyên rừng
trên Trái đất này là thuộc về cả loài người, nó không có biên giới nên
không thuộc về riêng một quốc gia nào cả. Họ ra sức gây dư luận “quốc tế
hoá” khu vực Amazone, có ý đồ can thiệp chủ quyền của Brazil. Thậm chí
Mĩ còn đòi thành lập hẳn lực lượng “quân đội xanh” để bảo vệ rừng
Amazone. Như vậy, môi trường sinh thái là cái cớ xem ra có vẻ rất có lý để
nước này đặt ra yêu sách với nước kia. Giả thiết rằng nếu Brazil chấp nhận
lực lược quân đội xanh vào bảo vệ rừng Amazone, ai dám chắc rằng lực
lượng này sẽ chỉ ở trong rừng Amazone mà không can thiệp vào bất cứ
chuyện gì của Brazil. Chủ quyền lãnh thổ sẽ bị thách thức khi mà môi
trường sinh thái là không biên giới. Nếu chủ quyền quốc gia bị đe doạ,
chính phủ của quốc gia đó trước hết sẽ phải tập trung giải quyết vấn đề này.
Vậy thì mối quan tâm giành cho phát triển kinh tế xã hội sẽ phải tạm ngưng
lại. Còn nếu chủ quyền quốc gia không giữ được, nước đó sẽ phải phụ
thuộc vào nước khác hay nói cách khác là “mất nước”. Lúc ấy thì việc có
3
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status