Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thiết kế giáo án phần phi kim lớp 10 nâng cao theo chuẩn kiến thức, kỹ năng - Pdf 31

Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

CẢM
TRƯỜNG ĐẠILỜI
HỌC
SƯ ƠN
PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
**************
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo
– Tiến sĩ Đào Thị Việt Anh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
xây dựng và hoàn thiện khóaPHAN
luận. THỊ THU HUYỀN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Hóa học, các
thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học đã cung cấp nhiều tư liệu, tạo điều

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY
Nhân dịpTÍCH
này, tôi xin
gửi lời cảm
ơn đến BanKẾ
giám hiệu,
các thầy
cô giáo
HỌC
CỰC
THIẾT
GIÁO
ÁN


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong đề tài là của riêng
tôi, không trùng với kết quả của tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Sinh viên

Phan Thị Thu Huyền

Khãa luËn tèt nghiÖp

2


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS:

Học sinh

GV:


Oxi hóa

Khãa luËn tèt nghiÖp

3


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1, bài Lưu huỳnh, Hóa học 10………
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài
kiểm tra số 1…………………………………………………………………….
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2, bài Hợp chất có oxi của Lưu huỳnh,
Hóa học 10……….............................................................................................
Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài
kiểm tra số 2 ………………………………………………………………….

Khãa luËn tèt nghiÖp

4


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa



Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Chương 2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thiết kế giáo án phần
phi kim lớp 10 nâng cao theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2.1. Mục tiêu chương trình phần phi kim lớp 10 nâng cao..............................19
2.1.1. Về kiến thức ...........................................................................................19
2.1.2. Về kỹ năng .............................................................................................19
2.1.3. Về thái độ ...............................................................................................20
2.2. Nội dung và phân phối chương trình phần phi kim Hóa 10 nâng cao ......20
2.3. Giáo án phần phi kim Hóa 10 nâng cao....................................................21
2.3.1. Bài 30: Clo .............................................................................................21
2.3.2. Bài 31: Hiđro clorua – Axit clohiđric ....................................................27
2.3.3. Bài 37: Luyện tập chương 5...................................................................34
2.3.4. Bài 38: Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen .........................39
2.3.5. Bài 43: Lưu huỳnh .................................................................................44
2.3.6. Bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh (tiết 3)......................................51
2.3.7. Bài 46: Luyện tập chương 6 (tiết 2) .......................................................59
2.3.8. Bài 48: Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh ......68
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm ..............................................................................74
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm..............................................................................74
3.3. Chuẩn bị thực nghiệm ...............................................................................74
3.4. Tiến hành thực nghiệm..............................................................................75
3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................75
3.6. Nhận xét về kết quả thực nghiệm..............................................................77
Kết luận và khuyến nghị................................................................................79

thiểu về kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho HS. [12]
Phần Phi kim trong chương trình SGK Hóa 10 nâng cao là phần rất quan
trọng, nằm sau phần lý thuyết chủ đạo. Nếu dạy học phần này không biết cách
khai thác mảng kiến thức chủ đạo thì HS sẽ không hiểu được cấu tạo và tính chất
của các chất. Mặt khác, đây cũng là phần kiến thức vô cơ mở đầu trong chương

Khãa luËn tèt nghiÖp

7


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

trình THPT, nếu GV dạy học một cách thụ động, HS nắm kiến thức một cách hời
hợt thì sẽ không tiếp thu được phần kiến thức tiếp theo.
Từ những lí do như trên em chọn đề tài: “Sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực để thiết kế giáo án phần Phi kim lớp 10 nâng cao theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng” để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH nói chung và
đổi mới PPDH Hóa học nói riêng.
2.Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu lựa chọn các PPDH tích cực vào thiết kế giáo án
nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao khả năng nhận thức, hiểu biết của HS về
môn Hóa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các PPDH tích cực.
- Phần Phi kim trong chương trình hóa học 10 nâng cao phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Sử dụng các PPDH tích cực để thiết kế giáo án phần phi kim (nhóm

- Nghiên cứu nội dung phần phi kim trong SGK hóa học 10 nâng cao.
7.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay về vấn
đề sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học hóa học.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Hỏi ý kiến của các GV phổ thông trong quá trình thực hiện đề tài.
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

Khãa luËn tèt nghiÖp

9


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu [14]
Đổi mới PPDH không phải là vấn đề mới đối với giáo dục Việt Nam, vì nó
đã được đặt ra từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, hiện nay đây vẫn là
vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, khi ngày càng có những yêu cầu cao
hơn trong đào tạo con người thích ứng với thời đại mới. Do vậy, đã có rất nhiều
các đề tài nghiên cứu, các cuộc Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực” không chỉ thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý, GV giảng
dạy mà còn có nhiều đại biểu có những ý kiến trao đổi thẳng thắn, chia sẻ kinh
nghiệm, cùng nhau thảo luận về thực trạng đổi mới PPDH hiện nay, những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình dạy học khi áp dụng những PPDH tích cực cũng
như với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin… nhằm mang lại hiệu quả tích cực

tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ
học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời
các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến
của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những
vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức
vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập,
không nản trước những tình huống khó khăn…
Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác
nhau về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực – những nét đặc thù
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.
Khãa luËn tèt nghiÖp

11


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

"Tích cực" trong PPDH được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái
nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của HS chứ không
phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của GV, tuy nhiên để dạy học theo


Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ
hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua
thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định
hay bác bỏ, qua đó HS nâng mình lên một trình độ mới.
Trong nhà trường, PP học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp
hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong
nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp
giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Mô hình hợp tác trong xã hội
đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân
công hợp tác trong lao động xã hội.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của HS mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV.
Trong PP tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để
tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi
để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt
động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường
phải trang bị cho HS.
1.2.3. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực [9]
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi
trọng thực hành thực nghiệm, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay, đổi mới và thực
hiện nghiêm minh chế độ thi cử”.
Điều đó cũng được thể hiện trong Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 02/12/1998 đã ghi rõ ở điều 24: “Phương pháp
Khãa luËn tèt nghiÖp


thuật dạy học.
Chuyển hóa PP nghiên cứu khoa học thành PPDH đặc thù của môn học
(Ví dụ: PP thực nghiệm đối với các khoa học tự nhiên, PP Grap dạy học...).

Khãa luËn tèt nghiÖp

14


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Đa dạng hóa các PPDH cho phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại
hình trường và các môn học.
GV giảng dạy bộ môn hóa học trong công tác giảng dạy phải biết
vận dụng thành thạo các PPDH và luôn sáng tạo ra những PPDH sao cho
phù hợp với đặc thù của môn hóa học và hấp dẫn HS để phát huy tính tích
cực và sáng tạo của HS.
1.2.4.Một số PPDH tích cực [4], [14]
1.2.4.1. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc
HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung
bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại
phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được
xem là PP có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ
giữa các kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài

- Kết luận lời giải: GV chỉnh lý, bổ sung và chỉ ra kiến thức cần lĩnh hội.
- Kiểm tra lại và ứng dụng kiến thức vừa thu được.
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề theo bảng sau:
Các

Đặt vấn

Nêu giả

Lập kế

Giải quyết

Kết luận,

mức

đề

thuyết

hoạch

vấn đề

đánh giá

1

GV


GV + HS

4

HS

HS

HS

HS

GV + HS

Trong dạy học theo PP nêu và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức
mới, vừa nắm được PP lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo,
được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và
giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
1.2.4.3. Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích,
yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ
Khãa luËn tèt nghiÖp

16


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

17


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Trong nhóm các PP trực quan thì phương tiện trực quan được sử dụng làm
“nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của GV chỉ đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan (mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm, băng
hình...) và khái quát hóa các kết quả quan sát.
Trong các PP trực quan, HS dùng các giác quan để tri giác tài liệu do GV
trình diễn và dùng tư duy để rút ra kiến thức mới.
Một trong các phương tiện trực quan rất quan trọng đối với môn hóa học
là sử dụng thí nghiệm. Có hai hình thức sử dụng thí nghiệm là sử dụng thí
nghiệm theo PP nghiên cứu và PP minh họa.
Thí nghiệm giúp cho quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức của HS trở nên
sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Thí nghiệm giúp cho HS
dễ hiểu, hiểu chính xác, hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt các kiến thức hóa học.
Làm cho HS có niềm tin vào khoa học, kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo
ra động cơ và thái độ học tập tích cực, đúng đắn. Là cơ sở, điểm xuất phát cho
quá trình nhận thức, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, hình thành cho HS kĩ
năng nhận thức và tư duy kĩ thuật.
1.2.4.5. Dạy học theo hợp đồng
Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó người
học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong dạy và học theo hợp đồng: GV là người nghiên cứu thiết kế các
nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng
để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của HS. HS là người nghiên cứu
hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học

Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng: Do đặc
điểm của học theo hợp đồng nên chủ yếu nội dung ôn luyện tập, thực hành và
một số nội dung lí thuyết rất hạn chế.
Thiết kế hợp đồng học tập đòi hỏi công phu và khó khăn với GV nhất là
với GV mới bắt đầu làm quen với PP này. PP này khó thực hiện thường xuyên
mà chỉ thực hiện có tính chất thay đổi hình thức tổ chức học tập nhằm phát triển
tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS.
1.2.4.6. Dạy học theo góc

Khãa luËn tèt nghiÖp

19


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Thuật ngữ tiếng Anh “Working in corners” hoặc “Working with areas” có
thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo
góc, nhấn mạnh vai trò của người học trong dạy học.
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó
người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian
lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
PPDH theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ. Ở mỗi góc
nhỏ người học có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng phần của bài học.
Tại mỗi góc, HS cần: Đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra,
thảo luận nhóm để có kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên
bảng nhóm, giấy A0, A3, A4…
Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ

PPDH theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực hơn. Đặc
biệt, với PP này sẽ tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự tìm tòi
kiến thức của bài học theo cảm hứng thông qua các góc nhỏ, giúp cho HS hiểu
bài được sâu hơn, tổng quát hơn và nhớ bài lâu hơn.
* Hạn chế của dạy học theo góc.
Cần không gian lớp học lớn nhưng số HS lại không nhiều.
Cùng một nội dung nhưng HS khai thác theo các cách khác nhau nên cần
thời gian nhiều hơn. Cần thời gian hướng dẫn HS chọn góc, hướng dẫn nhóm và
HS cần thời gian để luân chuyển góc. Không phải mọi nội dung đều có thể áp
dụng học theo góc và đối với tất cả các môn học mà chỉ một số nội dung phù
hợp. GV cần chuẩn bị công phu về kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo góc
cũng như tổ chức đánh giá sau buổi học.
Do vậy PPDH theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực
hiện ở những nơi có điều kiện. Với HS quá nhỏ thì không nên tổ chức học theo
góc vì khả năng tự đọc các nhiệm vụ, làm việc tự giác, chủ động để xây dựng
kiến thức và rèn luyện kỹ năng còn bị hạn chế.
1.2.4.7. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý và Pháp). Đầu
thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho (Richard,
J.Dewey,.v.v.) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học

Khãa luËn tèt nghiÖp

21


Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa



Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hóa học theo định hướng chủ yếu là nguồn để
HS nghiên cứu, khai thác, tìm tòi kiến thức hóa học. Hạn chế sử dụng chúng để
minh họa hình ảnh, kết quả thí nghiệm mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức.
Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học như là nguồn để HS tích cực, chủ động
nhận thức kiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tích cực các kiến thức và kĩ
năng đã học.
Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học theo hướng giúp HS
không tiếp thu kiến thức một chiều. Thông qua các tình huống có vấn đề trong
học tập hoặc vấn đề thực tiễn giúp HS phát triển tư duy sáng tạo và năng lực giải
quyết vấn đề.
Sử dụng SGK Hóa học như là nguồn tư liệu để HS tự đọc, tự nghiên cứu,
tích cực nhận thức, thu thập thông tin và xử lý thông tin có hiệu quả.
Tự học kết hợp với hợp tác theo cặp, theo nhóm nhỏ trong học tập hóa học
theo hướng giúp HS có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học, cùng
nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề trong học tập hóa học và một số vấn đề
thực tiễn đơn giản có liên quan đến hóa học.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới PPDH, đặc biệt ở
những địa phương có điều kiện thực hiện. Thí dụ:
-Sử dụng đĩa CD-ROM có các hình ảnh mô phỏng về một số khái niệm
trừu tượng, một số thí nghiệm độc hại, khó thành công hoặc cần nhiều thời gian.
- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài học
điện tử, hệ thống câu hỏi và bài tập, hoặc sử dụng các phần mềm có sẵn.
- Khuyến khích HS khai thác các thông tin theo một số chủ đề có liên quan
đến thực tiễn như vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bài tập trắc
nghiệm khách quan trên mạng internet.



Phan ThÞ Thu HuyÒn

K33D – Hãa

Chương 2: SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHẦN PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO THEO
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
2.1. Mục tiêu chương trình phần phi kim lớp 10 nâng cao [4]
2.1.1. Kiến thức
2.1.1.1. Học sinh biết:
- Cấu tạo nguyên tử của các phi kim, số oxi hóa của các phi kim trong các
hợp chất.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của các phi kim và một số hợp
chất quan trọng của chúng.
- Ứng dụng, PP điều chế các phi kim và một số hợp chất quan trọng của
chúng.
2.1.1.2. Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của các đơn chất phi kim và thể hiện
tính khử của chúng.
- Nguyên nhân sự giống nhau của các phi kim trong cùng một nhóm, quy
luật biến đổi tính chất đơn chất và hợp chất trong nhóm nguyên tố.
- Nguyên tắc chung của PP điều chế các phi kim và hợp chất.
2.1.2. Kỹ năng
HS được rèn luyện các kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, PƯHH để dự
đoán lý thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của phi kim và giải thích
tính chất của chúng.
- Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm nghiên cứu về phi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status