sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua dạy bài nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong – môn công nghệ 11 thpt - Pdf 24

A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu
cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách
thức trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên
những con người lao động mới: tự chủ, chủ động, sáng tạo.
Trong chương trình giáo dục phổ thông - bộ môn Công nghệ có nhiều ảnh
hưởng đến các ngành, nghề và đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt với nội dung tìm hiểu
nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong – môn công nghệ lớp 11 THPT là một
phần kiến thức rất quan trọng vì động cơ đốt trong (ĐCĐT) là một loại máy
được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống và sản xuất. Nhưng quá trình
nghiên cứu về ĐCĐT lại hết sức trừu tượng gây nhiều khó khăn cả về phía
người dạy và người học.
Đứng trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục vấn đề đặt ra là dạy và học như
thế nào để học sinh lĩnh hội tri thức và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo? Nội dung của câu hỏi này chính là phương pháp hoạt động của giáo viên và
học sinh, để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải xác định phương
pháp dạy học. Do đó, để có thể vận dụng tốt và đem lại hiệu quả dạy học đòi hỏi
giáo viên phải phối hợp chặt chẽ nhiều hoạt động dạy học và sử dụng phương
pháp dạy học tích cực. Ý thức rõ tầm quan trọng trên nên trong quá trình dạy
học môn Công nghệ lớp 11 THPT tôi đã tập trung thiết kế được phương pháp
dạy học tích cực cho học sinh trong nội dung bài dạy tìm hiểu về “nguyên lý làm
việc của động cơ đốt trong”
Với lý do trên tôi chọn đề tài: “ Sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua dạy bài nguyên
lý làm việc của động cơ đốt trong – môn Công nghệ 11 THPT”
II. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm phát huy tính tích cực
học tập của học sinh trong giờ học Công Nghệ
- Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi sẽ có thêm kinh nghiệm

chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề
mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không
nản trước những tình huống khó khăn…
2. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước, để
chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. “ Tích cực” trong phương pháp tích cực được
dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động
chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
Phương pháp dạy học tích cực được nêu ra những đặc trưng sau : Dạy học
thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp tích
cực, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt
động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ
đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải tự
động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình
huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm,
giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến
2
thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kĩ năng đó,
không rập theo khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự
lực chiếm lĩnh kiến thức nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức,
kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Trên lớp, với vai trò chủ đạo là giáo viên không còn là hoạt động chính nữa,
mà thay vào đó là vai trò trung tâm của người học với họat động chính là hoạt
động nhận thức, tự chiếm lĩnh tri thức. Học sinh cùng suy nghĩ tranh luận nghiên
cứu chứ không phải lả ghi nhớ máy móc và tái hiện tri thức sẵn có.
Như vậy có thể thấy rằng phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều hiệu

Một vấn đề cần quan tâm nữa là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy
nhìn chung trình độ nhận thức của các em không đồng đều, đại đa số các em đều
có tâm lý coi nhẹ môn học và nhiều em không thích học môn Công nghệ.
Những vấn đề đó gây khó khăn cho việc dạy của thầy. Và hạn chế sự lĩnh hội tri
thức của trò làm cho giờ học trở nên kém hiệu quả.
Mặc dù quá trình giảng dạy áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
nhưng trên thực tế nhiều học sinh còn tồn tại những hạn chế như:
Học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, nên khi thảo luận còn mất
nhiều thời gian. Chính vì thế nên trong thời gian hạn định của một tiết học giáo
viên không thể đi sâu hướng dẫn cho học sinh phân tích kĩ nội dung thảo luận
của từng nhóm .
Các em chưa có tính ham học. Do đó trong quá trình thực hiện còn nhiều
vướng mắc cho người dạy cũng như người học.
Các em chưa phát huy hết tính tích cực nỗ lực trong học tập và khả năng tư
duy sáng tạo .
Tuy nhiên người giáo viên thực sự công phu trong quá trinh thiết kế bài học
và áp dụng phương pháp dạy học một cách khoa học cho mỗi bài học sẽ đem lại
cho các em sự hứng thú, niềm vui trong học tập, và các em sẽ dần yêu thích môn
học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Giải pháp.
Từ những thực trạng trên tôi đã áp dụng phương pháp dạy tích cực vào bài
dạy tìm hiểu “nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong”, trong đó các câu hỏi
và bài tập được thông báo dưới dạng phiếu học tập. Ngoài ra trong bài dạy tôi đã
sử dụng mô hình trực quan động cơ đốt trong, một số thông tin và hình ảnh
video về chu trình làm việc của động cơ được mô phỏng bằng máy tính điện tử.
Cụ thể tôi đã xây dựng 2 tiết học theo những phương hướng thiết kế sau đây:
Tiết 27: “Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong ” (tiết 2)
(Tiết học này tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ)
Đối với tiết học này tôi áp dụng phương pháp dạy học nhóm vào nội dung tìm

cơ đốt trong.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (GDBVMT) trong ngành ĐCĐT.
Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK & HQ).
II. Chuẩn bị bài dạy
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 21 trang 97 SGK.
Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, ôn lại các kiến thức
về động cơ nhiệt đã học ở môn vật lí.
Soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
Tranh vẽ phóng to hình 21.2 SGK, mô hình động cơ 4 kỳ, làm phiếu học
tập, máy chiếu đa năng.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài 21 trang 97 SGK.
Tìm hiểu các nội dung trọng tâm, ôn lại các kiến thức về động cơ nhiệt đã
học ở môn vật lí.
3. Phương Pháp dạy học.
Sử dụng phương pháp vấn đáp, dạy học theo nhóm kết hợp với trực quan,
và sử dụng phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
5
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Cho HS quan sát mô hình động cơ đốt trong, yêu cầu HS chỉ rõ các chi
tiết bộ phận của ĐCĐT?
Câu 2: Hãy nêu các khái niệm điểm chết, hành trình, thể tích công tác và chu
trình làm việc của động cơ đốt trong?
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm điểm chết, hành

liệu dầu Điêzen, trong
một chu trình pit-tông
thực hiện được 4 hành
trình.
- HS chú ý quan sát và
lắng nghe.
Học sinh làm việc
theo nhóm
Các nhóm nhận phiếu
học tập.
II. N guyên lí làm
việc của động cơ 4 kì
1. Nguyên lí làm
việc của động cơ
Điêzen 4 kì
H1
Kì 1:(Kì nạp)
+ Pit-tông đi từ ĐCT
ĐCD xupáp nạp mở,
xupáp thải đóng không
khí theo đường ống nạp
đi vào xilanh động cơ.

6
ĐCT
ĐCD
gì?
- GV trình chiếu diễn
biến kỳ 1 trên máy
chiếu.(H2)

và bổ xung.
Các nhóm chú ý quan
sát hình ảnh, sau đó kết
hợp SGK cùng nhau thảo
luận.
Đại diện 1 nhóm trả
lời các nhóm khác nghe
và bổ xung.

Các nhóm chú ý quan
sát hình ảnh, sau đó kết
hợp SGK cùng nhau thảo
luận.
H2
H3
Kì 2:(Kì nén)
+ Pít-tông đi từ ĐCD
 ĐCT, hai xupáp đều
đóng.
+ Cuối kì nén, vòi
phun phun một lượng
nhiên liệu điêzen với áp
suất cao vào buồng cháy.
KÌ 3:(Kì cháy-dãn
nở)
+ Pít-tông đi từ ĐCT
ĐCD, hai xupáp đều
đóng.
+ Nhiên liệu được
phun tơi vào buồng cháy

? Sau khi tìm hiểu chu
Đại diện 1 nhóm trả
lời các nhóm khác nghe
và bổ xung.
Các nhóm chú ý quan
sát hình ảnh, sau đó kết
hợp SGK cùng nhau thảo
luận.
Đại diện 1 nhóm trả
lời các nhóm khác nghe
và bổ xung.
Cả lớp hoạt động
hòa khí. Trong điều kiện
áp suất và nhiệt độ trong
xilanh cao, hòa khí tự
bốc cháy tạo ra áp suất
cao đẩy pít-tông đi
xuống, qua thanh truyền
làm trục khuỷu quay và
sinh công. Vì vậy, kì này
còn gọi là kì sinh công.
H4
KÌ 4:(Thải)
+ Pít-tông đi từ ĐCD
lên ĐCT, xupáp nạp
đóng, xupap thải mở.
Khí cháy bị đẩy ra
ngoài qua xupáp thải
xupap được bố trí mở
sớm và đóng muộn,
đồng thời để quá trình
cháy giãn nở diễn ra tốt
hơn, vòi phun cũng
được bố trí phun sớm ở
cuối kỳ nén
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì.
- Như thế nào được
gọi là động cơ xăng 4
kì ?
- Nguyên lí làm việc
của động cơ xăng 4 kì
có gì khác nguyên lí làm
việc của động cơ Điêzen
4 kì?
- Dựa vào nguyên lý
hoạt động của động cơ
Điêzen 4 kì em hãy nêu
nguyên lí hoạt động của
động cơ Xăng cho 4 kỳ?
- Động cơ 4 kỳ dùng
nhiên liệu xăng.
- HS đọc mục 2 trang
100 sgk trả lời.
-HS lắng nghe kết hợp
với đọc sgk và ghi chép.
2. Nguyên lí làm
việc của động cơ xăng
4 kì

1/ Kiến thức.
Qua bài học HS cần nắm được:
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ .
2/ Kỹ năng.
Đọc được sơ đồ cấu tạo của động cơ 2 kỳ.
3/ Thái độ.
Rèn luyện thói quen làm việc khoa học, phát triển tư duy kỹ thuật.
Có hứng thú tìm hiểu về động cơ 2 kỳ.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (GDBVMT)
II. Chuẩn bị bài dạy:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 21 trang 100 SGK.
Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, ôn lại các kiến thức
về động cơ nhiệt đã học ở môn vật lí.
Soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
Tranh vẽ phóng to hình 21.3 SGK, mô hình động cơ 2 kỳ, làm phiếu học
tập, máy chiếu đa năng.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài 21 trang 100 SGK.
Tìm hiểu các nội dung trọng tâm, ôn lại các kiến thức về động cơ 4 kỳ,
động cơ nhiệt đã học ở môn vật lí.
3. Phương Pháp dạy học.
Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp với trực quan, vấn đáp,
thuyết trình, sử dụng phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ.
10
3.Đặt vấn đề:

xupáp, các cửa khí
được bố trí trên thân xi
lanh, viêc đóng mở các
cửa khi là do pít-tông
thực hiện, pit-tông
đóng vai trò như một
van trượt.
- HS theo dõi .
III, Nguyên lí làm
việc của động cơ 2 kì.
1, Đặc điểm cấu tạo
của động cơ 2 kì:
Sơ đồ cấu tạo động
cơ xăng 2 kỳ.
1. Bugi 2. Pit-tông
3. Cửa thải. 4. Cửa nạp.
5. Thanh truyền
6. Trục khuỷu. 7. Cácte.
8. Đường thông cácte
với cửa quét
9.Cửa quét
10.Xilanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì .
-Tại sao gọi là động cơ
xăng 2 kì ?
Hãy quan sát hình ảnh
động cơ trong kỳ 1.(h1)
Bắt đầu kỳ 1 pit-tông ở
ĐCT:
- Không gian phía trên

duy trì hoạt động của
động cơ
+ Khi đuôi pittông
12
Hoạt động 3: Củng cố
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì.
- Nắm được nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì.
- Nắm được nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì.
Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ, xem qua nội dung bài mới bài 22 “ Thân máy -
nắp máy”.
3. Kiểm nghiệm.
Với tiết 27, 28 phần nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong tôi đã tiến
hành kiểm nghiệm trên 2 lớp 11I và 11G. Đây là 2 lớp có kết quả xếp loại học
kỳ 1 tương đương nhau (bảng 1):
- Lớp 11I dạy theo phương pháp dạy học tích cực.
- Lớp 11G dạy theo cách không sử dụng phương pháp đổi mới và không
làm phiếu học tập.
Sau 2 tiết học đó tôi cho 2 lớp làm cùng một nội dung kiểm tra 15 phút.
Bảng 1: Kết quả học tập của 2 lớp 11I và 11G trong học kỳ 1
Lớp
Số
học
sinh
Kết quả xếp loại học kỳ 1 môn công nghệ
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu,
kém
Số
lượng

Đề bài:
PHẦN 1: Trắc nghiệm. Chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Đối với động cơ 4 kỳ, chi tiết nào có nhiệm vụ đóng, mở cửa nạp và
cửa thải?
A. Pittông B. Xupáp
13
C. Cả xupáp và pit-tông ` D. Xu páp hoặc pit-tông
Câu 2: Trong động cơ xăng đầu kỳ nạp động cơ nạp gì vào xilanh?
A. Không khí B. Xăng
C. Hòa khí D. Điêzen
Câu 3: Trong động cơ Điêzen ở kỳ nén, động cơ nén gì trong xilanh?
A. Hòa khí B. Xăng
C. Điêzen D. Không khí
Câu 4: Hãy cho biết quá trình quét thải khí trong hành trình pit-tông đi từ
ĐCT xuống ĐCD diễn ra trong khoảng nào? ( động cơ 2 kỳ)
A. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống đến ĐCD.
B. Từ khi pit-tông ở ĐCD đến khi đóng cửa nạp.
C. Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi pit-tông đóng cửa thải.
D. Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi pit-tông lên đến ĐCT.
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Em hãy khái quát sơ lược về chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ?
Đáp án và thang điểm:
PHẦN 1. Mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu 1 2 3 4
Đáp án B C D A
PHẦN 2. Khái quát về chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ:
Kì 1: Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình: Cháy -
giãn nở, thải tự do và quét thải khí. (2 điểm)
Ở các te diễn ra quá trình nén hòa khí. ( 1điểm)
Kì 2: Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT trong xi lanh diễn ra các quá trình: Quét- thải

quyết vấn đề. Cần kế thừa những mặt tích cực của phương pháp truyền thống
đồng thời phải học tập vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với
đối tượng học sinh.
Như vậy khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn
công nghệ rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp. Sau
khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn công nghệ thì chất
lượng học tập bộ môn này được nâng cao rõ rệt. Với kết quả khả khả quan đó tôi
tin rằng quá trình dạy học môn công nghệ luôn luôn giữ vị thế quan trọng trong
15
quá trình giáo dục hiện nay, góp phần đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong
quý thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để những năm tiếp theo đề tài đầy đủ và
phong phú hơn .
XÁC NHẬN CỦA BGH
Thọ Xuân , ngày 8 tháng 06 năm 2013
Người viết đề tài
Đỗ Thị Hòa

16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status