nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ - Pdf 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Anh Đào

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Anh Đào

NGHIỆN CỨU PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ ĐLTN)
Mã số
: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CẢNH


Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn

Dương Anh Đào


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ..........7
1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp ...................7
1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao .............9
1.2.1. Quan niệm ..................................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm...................................................................................................12
1.2.3. Vai trò .......................................................................................................13
1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao.........................................14
1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ ................................................14
1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường ................................15
1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao .........................16
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao .................................................................................................................16
1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ ...............................................................16
1.4.2. Nguồn lao động ........................................................................................18

2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ ...........59
2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố
Cần Thơ ..............................................................................................................61
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 .............87
3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp
công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ ..................................................................87
3.2. Định hướng phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp tại
Thành phố Cần Thơ ...............................................................................................88


3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố
Cần Thơ .................................................................................................................90
3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ đến
năm 2020................................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA

01


KH

Khoa học

07

KHCN

Khoa học và công nghệ

08

KT - XH

Kinh tế - xã hội

09

NC

Nghiên cứu

10

NN

Nông nghiệp

11


TPCT

Thành phố Cần Thơ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007 ......................30
Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006 .............................32
Bảng 2.1: Cơ cấu dân số TPCT giai đoạn 2004 – 2011 ............................................42
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất NN ở TPCT giai đoạn 2006 - 2011.....................46
Bảng 2.3: Tình hình SX và nhu cầu thực phẩm ở TPCT năm 2011 .........................48
Bảng 2.4: Giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 (Theo giá 1994) ....59
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ...................60
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị SX các ngành của khu vực 1 ở TPCT từ 2004 – 2011 ......61
Bảng 2.7: Kế hoạch hoạt động của Chương trình NNCNC đến năm 2020 ..............75
Bảng 2.8: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình NNCNC ở TPCT đến năm 2020 77
Bảng 2.9: Phân kỳ nguồn kinh phí cho Chương trình NNCNC ở TPCT..................79


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC ............................................................12
Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc .........................27
Hình 2.2: Tổng số lao động xã hội ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ........................43
Hình 2.3: Cơ cấu lao động TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .......................................43
Hình 2.4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .....44
Hình 2.5: Tổng giá trị SX ở TPCT giai đoạn 2004 – 2011......................................45
Hình 2.6: Cấu trúc và thành phần tham gia Chương trình NNCNC tại TPCT ........62
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC và các Chương trình xây dựng
và phát triển khác của TPCT ...................................................................64
Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC ở TPCT .........69

dụng KHCN hiện đại vào SXNN của thành phố là một việc làm hết sức cần thiết
nhằm đưa ngành NN của thành phố SX theo một hướng mới dựa trên những lợi thế
sẵn có – Đó là phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Vì những lý do trên, học viên nhận thấy việc “Nghiên cứu phát triển nông
nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là cần thiết nhằm đưa ngành NN
của TPCT phát triển theo hướng hiện đại, trở thành đầu tàu phát triển NN của khu
vực. Đó cũng chính là lý do học viên chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ
cao trong NN ở TPCT nhằm tìm ra những định hướng giải pháp góp phần đưa nền
NN của TPCT phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao.


2

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả cần đã
thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNCNC cũng như tìm hiểu tình hình phát
triển NNCNC của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó rút ra những
vấn đề có tính phương pháp luận cho việc NC phát triển NNCNC tại TPCT.
 Tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá,… các nhân tố cơ bản và thực trạng
ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT trong thời gian vừa qua.
 Đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển NNCNC tại TPCT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
NC các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong

- Ứng dụng tiến bộ KHCN trong SX hoa ở Lâm Đồng của Lê Tất Khương.
- Lâm Đồng: ứng dụng công nghệ cao vào NN của Huỳnh Thanh Phong,…

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Do các đối tượng NC của Địa lý nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng là
các hệ thống có cấu trúc rất phức tạp, phạm vi NC là khá rộng lớn và liên quan tới
nhiều vấn đề khác nhau; nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau
một cách rất chặt chẽ. Do đó, khi NC đối tượng Địa lý thì phải đặt chúng trong mối
quan hệ tương tác với các hiện tượng và quá trình khác nhau; hay nói cách khác là
người NC cần phải đặt đối tượng cần NC trong một hệ thống nhất định.

5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này được vận dụng khi NC các đối tượng Địa lý nhằm phát hiện
ra động lực của các hệ thống Địa lý bởi các tác động nội tại và các mối liên hệ tạo
ra. Quan điểm này được vận dụng sau khi phân tích tác động của từng thành tố để đi
đến vùng lãnh thổ nhằm phát họa nên một tổng thể trên lãnh thổ NC với các mối
quan hệ tác động lẫn nhau.

5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Do các đối tượng Địa lý và các quá trình KT - XH không ngừng vận động
trong không gian và biến thiên theo thời gian. Vì vậy, khi NC các đối tượng Địa lý


4

và các quá trình KT - XH người nghiên cứu phải đặt chúng trong một bối cảnh lịch
sử nhất định; nhằm phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển trong quá
khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của chúng để đề ra các định

5

được sẽ bổ sung cho nhau tạo nên những dữ liệu, thông tin quan trọng, cần thiết cho
bài NC.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Thựa địa là một phương pháp truyền thống và đặc trưng khi NC các vấn đề
về Địa lý KT - XH. Sự dụng phương pháp này giúp ta tránh được những kết luận,
quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.

5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các NC về Địa lý
nói chung và ngành NN nói riêng. Bởi vì, bản đồ được xem như là một “ngôn ngữ”
tổng hợp, ngắn ngọn, xúc tích, trực quan của các đối tượng Địa lý; mọi NC đều mở
đầu và kết thúc bằng bản đồ.
Phương pháp này còn cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát
hiện phân bố trong không gian của các đối tượng NC. Bản đồ còn là phương tiện để
cụ thể hóa; biểu đạt kết quả NC về cấu trúc, đặc điểm, phân bố về không gian của
các đối tượng cần quy hoạch.

5.2.4. Phương pháp toán học
Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc NC các đối tượng Địa lý
KT - XH và Địa lý NN nói riêng, giúp người NC xử lý số liệu một cách nhanh
chóng, với một lượng thông tin rất lớn thông qua máy tính điện tử. Phương pháp
toán học sử dụng nhiều phép tính khác nhau, cùng với phép so sánh, bảng số liệu,
biểu đồ, …, giúp người NC phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của đối
tượng NC mà cụ thể là đánh giá kết quả của việc ứng dụng công nghệ cao trông
NN; đồng thời có thể dự báo được kết quả một cách có hệ thống.

5.2.5. Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh
Sự dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê và xử lý số liệu có liên

NN là ngành SX vật chất sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Quá
trình phát triển nền NN thế giới phụ thuộc vào sự tiến bộ của KHCN. Từ khi mới
hình thành khoảng một vạn năm trước Công Nguyên, hoạt động sống và SX của con
người phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Con người chủ yếu sống bằng
nghề săn bắt hái lượm; sau đó, con người đã sống định cư, biết thuần hóa cây trồng
vật nuôi nhằm ổn định và cải thiện hơn cuộc sống để khắc phục những hạn chế của
điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi. Lao động NN chủ yếu là lao động chân tay.
Về sau, SXNN ngày càng phát triển hơn do con người đã chế tạo các công cụ SX
thô sơ, tiện lợi hơn như cày, cuốc, liềm,… được làm bằng sắt và bằng đồng. Lao
động chân tay được thay thế dần bằng sức kéo của gia súc, sức nước và sức gió.
Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong lịch sử phát triển NN từ một vạn năm trước
Công Nguyên đến thế kỷ XVIII sau Công Nguyên; giai đoạn này còn được gọi là
nền văn minh NN, NN phát triển mạnh ở vùng hạ lưu của các sông lớn như sông
Nile, sông Ấn – Hằng, sông Hoàng Hà, sông Hồng,…
Từ khi phát hiện ra máy hơi nước ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII – mở đầu cho
cuộc cách mạng CN, ngành NN thế giới đã thừa hưởng thành quả của cuộc cách
mạng này bằng cách đưa máy móc vào SX như máy cày, máy tuốt, máy cắt, máy
bơm nước,… và đưa phân thuốc hóa học xuống đồng ruộng nhằm gia tăng năng
suất lao động. Sức lao động của con người được thay thế bằng quá trình cơ giới hóa
và hóa học hóa nên nền NN trong giai đoạn này gọi là nền NN hóa học (NN công
nghiệp hóa) và kéo dài đến giữa thế kỷ XX. Cuộc cách mạng kỹ thuật đã nâng cao
hiệu quả SXNN, giúp con người mở rộng được diện tích canh tác, chinh phục thiên
nhiên, vượt qua giới hạn của nền văn minh NN.
Tiếp theo sau nền NN hóa học là sự ra đời của các nền NN sinh học (hữu cơ),
NN sinh thái học, NN xanh,…; nguyên lý hoạt động của các nền NN này là dựa chủ


8

yếu vào quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của sinh vật nhằm khắc phục

9

- Tổ chức SXNN theo hướng CN tập trung, đi vào SX lớn hiện đại, mang
tính thị trường hàng hóa cao.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái
NN từng vùng; đồng thời SP tạo ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong
và ngoài nước.
Như vậy, nền NNCNC đã tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử phát
triển NN thế giới. Nó có tác động rất sâu và rộng trong nền KT – XH thế giới nói
chung và đời sống của bộ phận dân cư hoạt động NN nói riêng. NNCNC được xem
là một bộ phận quan trọng của nền văn minh hậu CN.

1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao
1.2.1. Quan niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các quốc gia trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.

1.2.1.1. Ở Tây Âu
Các quốc gia Tây Âu cho rằng: NNCNC là nền NN tiên tiến trong nền KTXH hiện đại hóa, cơ giới hóa cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu CNSH, sinh
thái và môi trường; hướng nhu cầu của xã hội và sự phát triển NN theo hướng bền
vững, an toàn như NN xanh, NN hữu cơ, NN sinh thái học,…; đảm bảo tạo ra đủ số
lượng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và nền
SX đó không làm thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên [5].
Quan niệm này, NNCNC không loại trừ việc sử dụng phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật nhưng sử dụng chúng một cách hợp lý hơn nhằm bảo vệ môi trường
sinh thái; đồng thời ứng dụng thành tựu KHCN vào trong SX như CNSH, tự động
hóa, CNTT, … nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng vật
nuôi, và tạo ra một nền NN theo hướng phát triển bền vững.

1.2.1.2. Ở Trung Quốc

kỹ thuật phục vụ NN. Công nghệ cao ứng dụng trong NN dựa trên bốn ngành chính
là KH về cuộc sống, điện tử, vật liệu và tin học.
Theo quan niệm này, NNCNC chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh áp dụng công
nghệ cao vào SXNN nhằm tạo ra năng suất và chất lượng SP, chưa đề cập khía cạnh
sinh thái và xã hội.


11

 Theo Nguyễn Tấn Hinh:
NNCNC là NN có hàm lượng cao về KH và phát triển công nghệ, được tích
hợp từ các thành tựu KHCN hiện đại như CNSH, CNTT, tự động hóa, vật liệu
mới,… Và còn thể hiện ở việc quản lý SX và chất lượng nguồn lao động trong NN.
Ngoài việc áp dụng các thành tựu KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản và hiệu quả kinh tế, quan niệm này còn chú ý đến vấn đề xã hội là quản lý
SX và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Theo Cao Kỳ Sơn:
NNCNC là nền NN áp dụng công nghệ hiện đại; trong đó tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất
lượng SP; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức quản lý SX hợp lý để
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm này đề cập đến vấn đề hiệu quả KT – XH nhưng đối tượng áp
dụng là cây trồng, chưa đề cập đến đối tượng vật nuôi và cũng chưa quan tâm đến
yếu tố môi trường sinh thái.
 Theo Dương Hoa Xô:
NNCNC là nền NN áp dụng những công nghệ mới vào trong SX bao gồm
CN hóa NN (tức là cơ giới hóa SX), tự động hóa, CNSH, CNTT, vật liệu mới và
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, hiệu quả cao trên một đơn
vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ.
Với quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến việc ứng dụng KHCN trong

Công nghệ
môi trường

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Yếu tố
đầu vào

Kỹ thuật
canh tác

Thu hoạch
bảo quản

Chế biến,
phân phối

Thị trường
tiêu thụ

KH
cơ bản

KH
NN

KH
quản lý

KH

trường tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao mang tính hàng hóa lớn và tập
trung; thị trường tập trung theo kiểu “bao thầu trọn gói” từ thị trường đầu vào cho
đến thị trường đầu ra và thường do một công ty hay doanh nghiệp điều hành.

- Việc ứng dụng kỹ thuật máy tính vào NN ngoài những lĩnh vực truyền
thông, phân tích dữ liệu quản lý; còn giúp con người xử lý những dữ liệu sinh học
và tạo ra những cây trồng hay vật nuôi ảo để mô phỏng sự phát triển của chúng.

1.2.3. Vai trò
- Nền NNCNC không loại trừ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển KT-XH của đất nước; cung cấp nguyên
liệu cho ngành CN.
- Phát triển NNCNC còn có vai trò thu hút các nguồn lực của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước để phát triển NN nói riêng và KT-XH nói chung.
- NNCNC có vai trò trong việc tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành
SP.


14

- NNCNC góp phần nâng cao trình độ lao động NN và chuyển dịch cơ cấu
lao động; thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức SXCN và thúc đẩy sự
phát triển của các ngành khác như KH, CN, dịch vụ.
- NNCNC có tác dụng trong việc sự dụng tiết kiệm đất và làm tăng thêm vai
trò của đất.
- NNCNC còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình CN hóa và hiện đại hóa
nền kinh tế đất nước.

1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ cao trong NN của Ban


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status