Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ - Pdf 32

LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới, trong những năm gần đây hoạt
động xuất khẩu của nước ta luôn tăng trưởng, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia,
nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phát triển Kinh tế – Xã hội đất nước. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu giúp nâng
cao uy tín của hàng Việt Nam, đưa Việt Nam đến với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Hiện nay chúng ta có rất nhiều mặt hàng xuất
khẩu và có tiềm năng xuất khẩu, trong đó hàng dệt may luôn được xác định là một trong
những mặt hàng quan trọng. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may không chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị – xã hội. Đó là vì đặc thù của
ngành dệt may sử dụng nhiều lao động, liên quan chặt chẽ với nhiều ngành khác và khi
ngành dệt may phát triển sẽ giúp giải quyết vấn đề công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành
nghề khác phát triển.
Công ty may Thăng Long mà tiền thân là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu, được thành
lập từ năm 1958 với nhiệm vụ gia công may mặc để xuất khẩu là chủ yếu. Qua hơn 40 năm
tồn tại và phát triển, đơn vị đã có những bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động gia công và xuất khẩu hàng may mặc ở
Việt Nam. Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu cũng như doanh thu nội địa của Công
ty may Thăng Long luôn tăng, thị trường luôn được mở rộng. Đó là do công ty đã tận dụng
được những lợi thế của mình, định vị thị trường đúng và có chiến lược kinh doanh hợp lý.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu có
nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn mới. Thị trường mở rộng, khách hàng đa
dạng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy việc tìm kiếm giải pháp
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các giải pháp chú trọng đến tìm kiếm thị trường
mới luôn là việc làm thường xuyên và bắt buộc.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu ở Công ty may Thăng Long em thấy hoạt động xuất khẩu
của Công ty chủ yếu là sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu) trong
khi thị trường Mỹ đã áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi nhuận
của Công ty may Thăng Long chủ yếu do hoạt động gia công mang lại, việc xuất khẩu theo
hình thức bán đứt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Với những lý do như vậy, em đã chọn đề tài
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Công ty may Thăng Long sang thị

ngoại quan.
2
Số điện thoại: 04.8 623372 / 8 622142
Fax: 84.4 623374
Website:
Nhiệm vụ: Bên cạnh nhiệm vụ chính của Công ty là gia công hàng may mặc xuất
khẩu, Công ty còn gia công hàng thêu mài cho các tập thể, cá nhân, cung cấp phục vụ một
phần nhu cầu trong nước, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, đãi ngộ đúng mức đối với người
lao động. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có nhiều quyền định đoạt và trách
nhiệm hơn, nhiệm vụ cơ bản của Công ty là sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện đúng chế
độ sổ sách của Nhà nước, nộp ngân sách đầy đủ.
Hiện nay hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu với doanh thu
xuất khẩu hàng năm chiếm tới trên 80% tổng doanh thu. Hoạt động xuất khẩu của Công ty
được chia thành hai hình thức: hình thức gia công và hình thức bán đứt. Hình thức gia công
là hình thức mà Công ty nhận đơn đặt hàng của khách, bao gồm cả mẫu mã đã được thiết kế,
một phần hoặc tất cả nguyên phụ liệu để sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này Công ty
chỉ được nhận công gia công. Thực tế hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xuất khẩu
theo hình thức này chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80%.
Với hình thức bán đứt, doanh nghiệp tự nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã và
mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất sản phẩm và bán. Trong trường hợp này doanh nghiệp
nhận được toàn bộ số tiền bán sản phẩm. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức này còn chiếm
tỷ lệ khiêm tốn, với khoảng 20%.
Với hai hình thức xuất khẩu như vậy, trong các báo cáo của Công ty thường có hai
loại số liệu. Một là giá trị của toàn bộ số hàng cả gia công và bán đứt, trong đó hàng gia công
bao gồm cả tiền công gia công và giá trị nguyên phụ liệu mà người đặt hàng cung cấp. Hai là
giá trị của tiền gia công đối với đơn hàng gia công và doanh thu của những lô hàng mà Công
ty tự thiết kế, mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất và bán. Để đơn giản trong việc phân tích
số liệu, trong chuyên đề này sẽ sử dụng thuật ngữ “trị giá FOB” theo cách quy định của Công
ty với số liệu thứ nhất, tức giá trị của toàn bộ hàng xuất ra bao gồm cả nguyên phụ liệu do
người đặt hàng cung cấp; “doanh thu” với số liệu thứ hai, tức tiền công gia công của những

tích cụ thể ở Phần II – Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty may Thăng Long trong
những năm qua.
1.2. Bộ máy hoạt động của Công ty may Thăng Long
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp tổ chức quản trị theo kiểu “Trực tuyến
– Chức năng”. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty may Thăng Long gồm có:
- Tổng giám đốc.
- Ba phó Tổng giám đốc.
- Hệ thống các phòng ban và các xí nghiệp sản xuất.
4
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty:
C hú thích: Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy công ty, thay mặt công ty chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình, đồng thời lãnh đạo công ty từ
bộ máy quản trị cho tới các phòng ban chức năng.
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
5
Phó tổng giám
đốc điều hành
nội chính
TỔNG GIÁM ĐỐC

nghiệp
1
Văn
phòng
(tổ chức
lao
động)

sản xuất
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Phòng
kỹ
thuật
chất
lượng
việc tổ chức nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật, thiết lập mối quan hệ bạn
hàng, các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, triển khai các nghiệp vụ xuất nhập
khẩu như: tham mưu ký kết các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tiếp nhận
phụ liệu, mở tờ khai hải quan, giao hàng cho khách…
Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng
giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành nội chính chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc về sắp xếp các công việc của Công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao
động, tiền lương, y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công
nhân viên.
Phòng kỹ thuật chất lượng: Là bộ phận tham mưu cho Phó tổng giám đốc điều hành
kỹ thuật về kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Phòng kỹ thuật chất lượng thực hiện các
công việc như: may các mẫu chào hàng, thiết kế các mẫu mã sản phẩm, lên định mức nguyên
phụ liệu. Phòng này cũng đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các xí
nghiệp may.
Phòng kế hoạch thị trường: Có chức năng tham mưu cho Phó tổng giám đốc điều
hành sản xuất của công ty, điều hành và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

công ty được giới thiệu rộng rãi như: áo jacket các loại, áo sơ mi, quần áo Jean nữ, quần áo
trẻ em… Cũng tại đây công ty giới thiệu và bán nhiều hàng tiêu chuẩn xuất khẩu cho người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống văn phòng đại diện giới thiệu và bán sản
phẩm trên thị trường nhiều nước, thông qua mạng Internet…
Chi nhánh và cơ sở khác: Ngoài các phòng ban bộ phận, xí nghiệp nêu trên, Công ty
còn có một xưởng thời trang chuyên đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu mã mới,
hệ thống kho ngoại quan tại Hải Phòng, hệ thống phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm
trong và ngoài nước.
1.3. Quản lý chất lượng
7
Chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố được Công ty coi trọng trong các chiến lược
và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn
được coi trọng. Hiện nay Công ty đã đưa vào áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO
9001 phiên bản 2000 trên toàn Công ty, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm toàn
diện. Bên cạnh đó, Công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000
và tiêu chuẩn SA 8000. Việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn trên có ý nghĩa rất lớn đối với
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy
tín và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
1.4. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do Nhà nước
cấp, luôn chiếm khoảng 70% tổng số vốn hàng năm , nguồn vốn cố định của Công ty luôn ổn
định qua các năm. Nguồn vốn lưu động của Công ty tăng do có sự đầu tư hàng năm từ ngân
sách Nhà nước và bổ sung từ các quỹ, các nguồn khác trong và ngoài Công ty, huy động nội
lực, vay ngân hàng, vay từ các tổ chức kinh tế. Việc nhận vốn từ Ngân sách còn đặt ra trách
nhiệm cho Công ty phải tìm mọi biện pháp trong khả năng có thể để đảm bảo nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Bảng 1: Báo cáo tình hình vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004

biệt đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như trong ngành may mặc. Số
lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng sản phẩm, đến
thực hiện các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Chính vì vậy các nội dung của công tác nhân sự như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo,
phát triển, đãi ngộ người lao động… luôn được ban lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức.
Trải qua quá trình phát triển hơn 40 năm, cơ cấu lao động, số lượng lao động của
Công ty đã có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt trong những năm gần đây khi Công ty luôn chú
trọng đầu tư hiện đại hoá công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất. Số lượng lao động liên tục
tăng do quy mô sản xuất mở rộng, cùng với nó là chất lượng lao động cũng không ngừng
được nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.
Bảng 2: Số lao động làm việc qua các năm
Năm 2001 2002 2003 2004 KH 2005
Số lao động(người) 2165 2300 2517 3166 4000
Nguồn: Công ty may Thăng Long - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm 2001,
2002, 2003, 2004
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty luôn tăng với tốc độ khá nhanh
trong những năm gần đây. Số lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng 135 lao động, hay
tăng 6,24%. Số lao động năm 2003 so với năm 2002 là 109,44%, tăng tuyệt đối 217 lao
động. Năm 2004 so với 2003 là 125,79%, tăng tuyệt đối là 649 lao động. Tốc độ tăng bình
quân của 4 năm từ 2001 đến 2004 là 13,51%/năm. Kế hoạch năm 2005 so với thực hiện 2003
là 126,34%, tăng tuyệt đối là 834 lao động. Trong những năm gần đây, việc tiêu thụ sản
phẩm của Công ty luôn tăng với tốc độ nhanh, số khách hàng của Công ty ngày càng nhiều,
9
các thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đặc biệt là thị trường Mỹ sau khi Hiệp
định thương mại Việt – Mỹ được ký kết. Để đáp ứng yêu cầu lớn của thị trường, Công ty đã
đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới như tại Hoà Lạc, liên tục tuyển dụng và đào tạo
lao động, bổ sung vào lực lượng lao động của Công ty qua các năm.
Nhìn chung, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê những năm trước kia,
lao động nữ luôn chiếm khoảng 80% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Tuỳ theo đơn
hàng và thời vụ sản xuất, Công ty luôn có kế hoach tuyển lao động theo hợp đồng, lao động

)
%
Sl
(người
)
%
1 995 56,9 1020 57 1113 55,9 1158 54,9 1272 55 1813 61,1
2 251 14,3 261 15 288 14,5 345 16,4 419 18 478 16,1
3 174 9,94 163 9,2 201 10,1 202 9,57 205 8,8 219 7,38
4 179 10,2 192 11 197 9,9 203 9,62 211 9,1 226 7,62
5 145 8,29 140 7,9 185 9,3 192 9,1 201 8,6 215 7,23
6 6 0,34 4 0,2 6 0,3 10 0,47 16,7 0,7 16,8 0,56
Tổng
1750 100 1780 10
0
1990 100 2110 100 2325 10
0
2968 100
Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường – Công ty may Thăng Long
Với phương châm tinh giảm lao động gián tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, trong những năm qua số cán bộ của Công ty chỉ duy trì ở mức 160 – 180 người.
Trong số này có khoảng 130 người có trình độ đại học, 40 người nắm giữ các vị trí chủ chốt
10
của Công ty. Số cán bộ 180 người tức khoảng 8% tổng số lao động là một tỷ lệ khá hợp lý
trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. Nhiều cán bộ của Công ty có tuổi
đời còn rất trẻ, có kiến thức rất tốt về chuyên môn, có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, một số có trình độ ngoại
ngữ tốt.
Bảng 4: Cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng trong một số năm gần đây
Năm 2000 2001 2002 2003

- Vải mua trong nước nt 0 0
2 Giá trị NPL Triệu đ 114.420 147.450 129
+ Nhập khẩu nt 112393 145082 129,1
+ Nội địa nt 2027 2368 116,8
Nguồn: Công ty may Thăng Long – Báo cáo tình hình sử dụng NPL năm 2003 - 2004
Chính vì nguyên phụ liệu sản xuất chủ yếu được nhập khẩu nên chất lượng sản phẩm
thường dễ được khách hàng chấp nhận. Điều này cũng đưa đến sự lệ thuộc lớn vào thị trường
nguyên liệu bên ngoài. Thị trường nguyên liệu bên ngoài thường không ổn định và có thể gây
ra những thay đổi bất ngờ trong sản xuất, gây bất lợi trong việc đáp ứng kịp thời yêu cầu của
khách hàng. Trong những năm tới Công ty có kế hoạch nghiên cứu thay thế dần nguyên liệu
nhập khẩu bằng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước nhằm giảm chi phí và bớt tính bị
động trong việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vào các
nước có tính cạnh tranh cao thì việc chấp nhận nguyên phụ liệu của nhà nhập khẩu, có nghĩa
nhà nhập khẩu kiêm luôn nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thường cơ hội thâm nhập thị trường
lớn hơn. Đó là một xu hướng đang hình thành đối với thị trường Mỹ, EU. Điều đó cũng cho
thấy sự mâu thuẫn giữa việc tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập thị trường với
12
việc sử dụng các yếu tố đầu vào từ thị trường nội địa, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung
cấp nguyên phụ liệu nước ngoài.
Một đặc điểm lớn của ngành may là sử dụng rất nhiều nguyên phụ liệu khác nhau.
Điều này làm cho công tác chuẩn bị đầu vào cho sản xuất rất khó khăn, phức tạp, bài toán dự
trữ nguyên vật liệu luôn được đặt ra cấp bách. Vì những lý do như vậỵ, nguyên phụ liệu có
ảnh lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty.
2.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Các yếu tố của thị trường thay đổi sẽ quyết định doanh số bán ra,
mức lợi nhuận của Công ty, quyết định thu nhập của người lao động, khả năng đóng góp thuế
đối với Nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, cơ hội mở
rộng thị trường cũng như những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm càng lớn. Hiện nay, sản
phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó những khách

phẩm, cải tiến sản phẩm, đưa sản phẩm mới cũng như các hoạt động bán hàng mới trong
những trường hợp cần thiết.
- Công ty giảm được chi phí trung gian do đó doanh thu và lợi nhuận của Công ty sẽ
tăng lên.
Tuy nhiên, để thực hiện được xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi Công ty phải thực hiện được
nhiều việc như:
- Đòi hỏi Công ty phải đủ mạnh về năng lực sản xuất, phải có uy tín, vốn lớn và phải
có khả năng nghiên cứu và khai thác thị trường, khả năng thiết kế mẫu mã.
- Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp cũng rất cao.
Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp, Công ty vẫn duy trì hoạt động gia công
để luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được mối quan hệ làm ăn sẵn có. Thực
hiện gia công, khách hàng cung cấp từ kiểu mốt, tài liệu kỹ thuật và tất cả nguyên vật liệu
hoặc một số nguyên vật liệu chính, đồng thời đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty chỉ
có nhiệm vụ tiến hành sản xuất theo mẫu mã đã thiết kế với nguyện phụ liệu được cung cấp
và nhận tiền công gia công. Bên đặt gia công luôn chủ động tranh thủ chi phí gia công rẻ ở
Việt Nam. Hiện nay hoạt động gia công vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối cao ở hầu hết các
14
doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam nói chung, điều đó giải thích tại sao hiệu quả
kinh doanh chưa cao, thụ động với thị trường. Một lý do khác giải thích hoạt động gia công
trong giai đoạn hiện nay là nhiều công ty còn chưa đủ năng lực thiết kế những mẫu mã theo
yêu cầu của khách hàng hoặc những mẫu mã đưa ra không được khách hàng chấp nhận.
Thêm vào đó, chúng ta thiếu những thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Nhiều nhà nhập khẩu sản phẩm may của Việt Nam chỉ thực hiện thêm công đoạn thay
nhãn mác và bán với giá cao hơn rất nhiều giá nhập.
Thị trường Mỹ và EU là hai thị trường trọng điểm của Công ty, đây là những thị
trường có nhu cầu về các sản phẩm may mặc cao. Theo số liệu những năm gần đây, thị
trường Mỹ luôn chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Công ty, tiếp đó là thị trường
EU. Doanh thu xuất khẩu của Công ty trong những năm qua tăng nhanh, chủ yếu là do sự
tăng lên của xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, cả thị trường Mỹ và EU đều áp dụng
hạn ngạch với hàng may mặc Việt Nam, tình trạng thiếu hạn ngạch, phí hạn ngạch cao là khó

Indonesia nt
Singapore nt 6.960 32.625
Israel nt 45.679 1.816.563 1.339.237 812.088
Hồng Kông nt 62.000
IV. Châu Phi nt 53.538 109.326
Dubai nt 246
Angola nt 53.292 109.326
V. Châu Úc
nt 75.228
Úc nt 75.228
VI. Xuất khẩu tại chỗ 340.000
Nguồn: Công ty may Thăng Long – các Báo cáo xuất khẩu năm 2001 – 2004
16
Qua bảng trên, ta dễ dàng tính được tỷ trọng của các thị trường trên tổng kim ngạch
xuất khẩu qua các năm.
Bảng 7: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu qua các năm (trị giá FOB)
Chỉ tiêu
ĐV
tính
2001 2002 2003 2004
Tổng kim ngạch XK
% 100 100 100 100
I. Châu Âu
nt 18,36
27,19 8,47 4,77
II. Chây Mỹ
nt
70,96 48,42 82,61 89,57
III. Châu Á
nt

đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng nhà xưởng, hiện đại hoá các dây chuyền
công nghệ để chuyển dần sang sản xuất những mặt hàng cao cấp.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị
mới từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc nhằm nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm may
mặc của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay công ty đã thay thế
hết số máy móc cũ, máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng đều thuộc thế hệ mới, chủ yếu
từ năm 1990 trở lại đây và đều có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật Bản và Đức như hệ thống thêu,
giặt mài tự động hàng jean, đặc biệt có những loại máy móc hiện đại như máy thêu 20 chân.
Việc đổi mới, mua sắm thêm máy móc thiết bị giúp Công ty có thể hoàn thành tốt các đơn
hàng của khách.
Bảng 8: Tình hình máy móc thiết bị của công ty năm 2000
Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Số lượng(chiếc)
Máy may 1 kim
Nhật 673
Máy may 1 kim
Đức 145
Máy may 2 kim cố định
Nhật 127
Máy may 2 kim cố định
Đức 6
Máy vắt sổ
Nhật 175
Máy thùa khuyết đầu bằng
Nhật 237
Máy đính cúc phẳng
Nhật 22
Máy đính cúc phẳng
Đức 3
Máy đính bộ

Máy dập cúc
Hàn Quốc 46
Máy dập cúc cơ khí máy
Việt Nam 7
Nồi hơi đốt dầu
Hàn Quốc 2
Máy giặt
Đài Loan 6
Máy vắt
Hàn Quốc 6
Máy sấy
Hàn Quốc 8
Nồi hơi đốt điện
Nhật 12
Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty may Thăng Long
Qua bảng thống kê ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc khác nhau nhưng
khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi xí nghiệp của công ty được trang bị khoảng gần 300 máy các
loại. Với trình độ công nghệ khá tiên tiến như vậy, Công ty đủ năng lực sản xuất ra sản phẩm
có chất lượng cao. Bên cạnh đó Công ty không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị mới.
Trong năm 1998 công ty đã nhập về một dây chuyền công nghệ tự động để may áo sơ mi cao
cấp (XN1). Nhiều phương án công nghệ đang được tiếp tục xây dựng và thực hiện, đưa thêm
máy móc thiết bị tự động, hiện đại để sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại đa dạng đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Bảng 9: Giá trị máy móc thiết bị
Năm 2001 2002 2003 2004
Giá trị (Triệu đ) 8.669 15.000 16.000 23.000
Nguồn: Công ty may Thăng Long - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu các năm
2001, 2002, 2003, 2004.
Về quy trình công nghệ, Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên
sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình kép kín từ A đến Z (bao gồm: cắt,

Cắt: đặt mẫu,
đánh số, cắt
May: may cổ,
may tay, ghép
thành phẩm
20
trường xuất khẩu là chủ yếu, từ đó việc đầu tư máy móc thiết bị, phát triển các công trình kết
cấu hạ tầng đều nhằm phục vụ việc xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty luôn là người khởi sướng và chỉ đạo thực hiện những sáng tạo
mới, đóng góp rất lớn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đưa ra các giải pháp
cho sản xuất kinh doanh thích ứng với từng thời kỳ cụ thể, từng thị trường cụ thể. Chiến lược
đúng đắn do ban lãnh đạo công ty vạch ra đưa đến sự ổn định về định hướng trong sản xuất
kinh doanh, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện định hướng đó trong những khoảng thời gian
cụ thể.
Theo tài liệu dự báo của Công ty, trong thời gian tới định hướng xuất khẩu của Công
ty vẫn tiếp tục bám sát các thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường công tác nghiện
cứu, phát triển các thị trường mới nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu. Năng lực xuất khẩu
của Công ty vào thị trường Mỹ theo dự đoán năm 2004 đạt khoảng 72 triệu USD, tăng
16,248% so với năm 2003; năm 2005 đạt khoảng 86 triệu USD tăng 19,44% so với kế hoạch
nă m 2004. Như vậy, có thể nói Công ty vẫn xác định trong ngắn hạn thị trường Mỹ vẫn là
thị trường trọng điểm của Công ty. Bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu phát triển các thị trường
khác, đặc biệt là EU, Nhật Bản, những thị trường phi hạn ngạch luôn được đặt ra trong chiến
lược sản xuất kinh doanh. Định hướng hướng ra xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động xuất khẩu của Công ty, tạo ra sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
3. Tiềm năng xuất khẩu và vài nét về hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những
năm qua.
Công ty may Thăng Long có tiềm năng xuất khẩu to lớn, hiện nay sản phẩm của Công
ty đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, đạt kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng chục triệu USD.
Thị trường xuất khẩu của Công ty rộng khắp từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á đến châu Phi,

tăng doanh thu xuất khẩu là 216,861%, tức tăng gấp hơn 2 lần. Tổng số sản phẩm tăng
343,325%, tức tăng gần gấp 3,5 lần. Tốc độ phát nh vậy là khá nhanh.
Biểu đồ 1: Trị giá FOB xuất khẩu của Công ty một số năm gần đây
USD
Nm
22
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Công ty tăng lên chủ yếu do sự tăng lên nhanh
chóng của thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ luôn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua.
Bảng 11: Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ
trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
ĐV
tính
2000 2001 2002 2003 2004
Kim ngạch XK USD 7.476.406 26.234.569 19.011.369 40.000.000 60.216.209
Sản phẩm: Sp
- Dệt kim Sp 797.696 704.852 1.265.288 1.670.960 2.629.365
- Sơ mi Sp 675.771 568.396
- Quần các loại Sp 221.237 342.929 2.459.256 2.538.364
- Jacket Sp 37.773 349.499 981.912
- SP khác Sp 314.108 190.280
Nguồn: Công ty may Thăng Long – Báo cáo xuất khẩu các năm từ 2000 – 2004
Theo bảng trên, số lượng mặt hàng dệt kim và quần các loại chiếm tỷ lệ cao đồng thời
cũng có tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định qua các năm. Mức xuất của mặt hàng dệt kim năm
2004 so với 2000 là 329,62%, tức số sản phẩm xuất khẩu tăng gấp hơn 3 lần; của quần các
loại là 11,47 lần, đặc biệt mức xuất khẩu jacket qua 3 năm từ 2002 đến 2004 tăng tới 26 lần.
Đó là tỷ lệ tăng rất cao. Tuy nhiên, với những sản phẩm khác như sơ mi và những sản phẩm
khác thì lại có dấu hiệu giảm sút. Mặt hàng sơ mi theo số liệu xuất khẩu của Công ty cho
thấy mới xuất khẩu từ năm 2003 với mức 675.771 sản phẩm, đến năm 2004 giảm còn

2. Sơ mi các loại 2.879.996 7.22 7.432.998 17.04 7.113.938 10.58
3. Quần các loại 8.398.797 21.06 17.694.654 40.55 21.937.006 32.63
4. Quần áo các loại khác 3.842.478 9.64 2.875.145 6.59 2.013.713 3.00
5. Hàng dệt kim 15.512.832 38.91 8.906.418 20.41 16.607.192 24.70
Nguồn: Công ty may Thăng Long - Báo cáo xuất khẩu các năm 2002 – 2004
Qua bảng trên ta thấy mặt hàng quần các loại, jacket và dàng dệt kim chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số. Tuy nhiên mức tăng giảm không đồng đều. Mặt hàng jacket chiếm
23,17% vào năm 2002, giảm xuống còn 15,40% vào năm 2003, sau đó lại tăng lên 29,09%
vào năm 2004. Mặt hàng quần các loại chiếm 21,06% vào năm 2002 và tăng lên tới 40,55%
vào năm 2003, sau đó lại giảm còn 32,63% năm 2004. Mặt hàng dệt kim có xu hướng giảm,
từ 38,91% năm 2002 xuống chỉ còn 20,41% năm 2003, sau đó có tăng lên đôi chút là 24,70%
năm 2004. Mặt hàng sơ mi chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng giảm không rõ rệt. Mặt
hàng quần áo các loại khác có xu hướng giảm rõ rệt, từ 9,64% năm 2002 xuống còn 3% năm
2004.
Nói chung, hoạt động xuất khẩu của Công ty may Thăng Long trong những năm qua
tăng trưởng nhanh và ổn định. Nhưng khi nghiên cứu chi tiết về từng mặt hàng cụ thể thì các
mặt hàng không thể hiện xu hướng rõ rệt, thường tăng giảm thất thường. Điều đó là do sự
biến động của thị trường. Chính vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng thị trường là rất quan
trọng, nó giúp định hướng các chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được
yêu cầu thị trường tốt nhất với mức chi phí thấp nhất.
24
4. Công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trên các thị trường xuất khẩu
4.1 Sản phẩm cấp thấp và trung bình
Công ty may Thăng Long chỉ có thể thâm nhập thị trường Mỹ, EU, Nhật bằng những
sản phẩm cấp trung bình và cấp thấp, còn đối với những mặt hàng có chất lượng cao Công ty
hiện khó cạnh tranh được với những nước giầu truyền thống như Anh, Nhật, các nước công
nghiệp mới NICs. Trung Quốc cũng đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn,
có nhiều lợi thế. Đối với những sản phẩm cao cấp đòi hỏi trước tiên phải có được thương
hiệu mạnh, có tên tuổi, được khách hàng chấp nhận, phải có công nghệ hiện đại, tay nghề
công nhân giỏi, bí quyết sản xuất và mối quan hệ truyền thống với khách hàng… Những yếu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status