Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu - Pdf 32

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong thời kì hội nhập sâu
như hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cạnh tranh
vừa là trở ngại nhưng đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, hoàn toàn
chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn đề đặt ra
cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để sản xuất kinh doanh có lãi. Để có
thể vừa cạnh tranh tốt vừa có lợi nhuận cao thì biện pháp đầu tiên mà các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất luôn hướng tới là làm
sao có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm
bảo cung ứng được các sản phẩm chất lượng tốt ra thị trường.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm mà các nhà quản trị sẽ
đưa ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời. Chính vì những lý do
này mà chỉ tiêu giá thành luôn được quan tâm nhất ở các doanh nghiệp sản
xuất.
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu đã nhận
thức rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm. Vì vậy, trong những năm qua công ty đã có sự quan tâm thích
đáng đến công tác kế toán nói chung cũng như công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng theo hướng ngày càng hoàn
thiện, phù hợp hơn với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty. Mặc dù rất cố gắng trong việc giảm chi phí sản xuất và
hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, song công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn không thể
tránh khỏi những tồn tại nhất định.
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành đối với quá trình sản
xuất kinh doanh và sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nên sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư

kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây (cũ) cấp.
Tên giao dịch của công ty là “NGAI CAU BUILDING AND
COMMERCIAL INVESTMENT COMPANY LIMITED” Trụ sở tại thôn
Ngãi Cầu - Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức - Hà Nội với diện tích nhà
xưởng tại thời điểm thành lập là 1200m
2
, số lượng công nhân là 14 người.
Lĩnh vực sản xuất chủ yếu là xà điện, cột viễn tin phục vụ cho các công trình
mở rộng lưới điện quốc gia và các dự án mở rộng mạng phủ sóng của các
hãng di động trên toàn quốc.
Đến nay, qui mô nhà xưởng được mở rộng lên tới trên 2000m
2
, số
công nhân viên tăng lên 72 người. Cùng với số lượng công nhân viên tăng
lên, công ty cũng chú trọng đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất. Do đó, chủng loại sản phẩm cũng được đa dạng và
phong phú hơn rất nhiều, phục phụ kịp thời cho nhu cầu phát triển của đất
nước trong thời kỳ hội nhập với chất lượng và mẫu mã ngày càng được nâng
cao. Hệ thống kho bãi cũng được đầu tư xây dựng thêm. Ngoài kho công ty
để bảo quản nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công ty còn xây dựng thêm
kho chứa thành phẩm có trang bị máy cẩu tự động, phục vụ hiệu quả cho
quá trình giao hàng cho khách hàng.
Ngày 6/1/2009, do sáp nhập Hà Tây với Hà Nội nên công ty đã đổi
giấy phép Đăng ký kinh doanh với mã số mới là 0102037089.
Địa chỉ : Thôn Ngãi Cầu – Xã An khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại : 0433 650 799
Fax : 0433 654 631
Mã số thuế : 05 00450247
Dưới đây là một số kết quả phản ánh năng lực hoạt động của công ty qua 2
năm 2006 và 2007:

xây dựng nhà máy điện, các dự án mở rộng mạng lưới phủ sóng của các
công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam như: viettel, VNPT, Gtel…
Với đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm
sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc sản xuất này
đều có một qui trình chung thống nhất bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn đặt
hàng, thu mua nguyên vật liệu, gia công chế biến (gồm các bước tương tự
nhau cho các chủng loại sản phẩm) đến kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
và giao cho khách hàng. Có thể khái quát qui trình công nghệ sản xuất như
sau:
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất
Tiếp nhận đơn đặt hàng
Thu mua nguyên vật liệu
( Thép U, V, tròn, bulong…)
Máy cắt
Đột, dập
Hàn
Mã kẽm nhúng nóng, sơn
Nhập kho
thành phẩm
Giao cho
khách hàng
Sản phẩm cần
đem sửa chữa
hoặc nâng cấp
KCS
Làm sạch
Làm sạch
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Với đặc điểm là một doanh nghiệp mới được thành lập chưa lâu,
100% vốn tư nhân nên qui mô của công ty còn khá nhỏ. Chính vì vậy, công

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4. Thực tế tổ chức kế toán tại công ty
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của
công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến (hoạt
động theo phương thức trực tiếp) nghĩa là phòng kế toán được đặt dưới sự
lãnh đạo và giám sát của Giám đốc công ty, toàn bộ nhân viên kế toán đặt
dưới sự điều hành của kế toán trưởng để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
thống nhất, chuyên môn hoá lao động kế toán, cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
toán
Phân xưởng
II
Phân xưởng
I
Hiện nay phòng kế toán có 6 người, được phân chia làm các nhiệm vụ
khác nhau song luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau giúp cho
bộ máy kế toán của công ty hoạt động liên tục và hiệu quả, cung cấp đầy đủ
thông tin cho việc ra quyết định quản lý.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
• Kế toán trưởng: Là người quản lý cao nhất trong phòng kế toán, có
trách nhiệm tổ chức công tác kế toán theo qui định của Bộ Tài chính
và quản lý, điều hành các hoạt động trong phòng kế toán. Do qui mô
nhỏ gọn nên kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp (tổng hợp
chứng từ, các số liệu phát sinh, phản ánh lên sổ sách, trích nộp đầy đủ

phải đem đi mạ kẽm nhúng nóng (để chống rỉ và tăng độ bền cho sản
phẩm vì các sản phẩm này đều được sử dụng ngoài trời).Vì vậy trong
phần hành này có hai bộ phận là:
- Bộ phận theo dõi nhập- xuất- tồn (kiêm thủ kho): Có trách nhiệm
theo dõi tình hình biến động vật tư cũng như thành phẩm trong
kho, làm thủ tục và theo dõi các nghiệp vụ nhập và xuất kho, cuối
kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, nhằm cung cấp cho kế toán
trưởng số liệu chính xác về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí về công cụ dụng cụ để phục vụ cho công tác tính giá thành.
Đồng thời bộ phận này cũng là căn cứ để xác định giá vốn của
những lô hàng giao cho khách hàng từ kho.
- Bộ phận theo dõi bán thành phẩm đem đi mạ kẽm nhúng nóng:
Bộ phận này có nhiệm vụ đem bán thành phẩm đi mạ kẽm nhúng
nóng đồng thời theo dõi nhập xuất kho nhằm cung cấp cho kế toán
trưởng chi phí về hàng đem đi mạ để từ đó tính giá thành một cách
chính xác nhất.
• Kế toán thanh toán (kiêm thủ quĩ): Có trách nhiệm theo dõi các khoản
phải thu, phải trả, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản
phải trả, làm thủ tục thanh toán, theo dõi các khoản chiết khấu (nếu
có), đồng thời có trách nhiệm có các biện pháp thu hồi nợ đối với các
khoản phải thu đến hạn. Với vai trò là thủ quĩ, kế toán có trách nhiệm
thu, chi và theo dõi thu, chi, tồn quĩ tiền mặt. Cuối kỳ thực hiện kiểm
kê quĩ tiền mặt và chuyển số liệu cho kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán đã có sự phân công công việc kế toán đối với từng
nhân viên trong phòng kế toán, kế toán của từng bộ phận phải có trách
nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm
phần hành kế toán khác nhau nhưng các bộ phận này luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng
các số liệu kế toán có liên quan đến nhau nên kế toán của mỗi bộ phận có
nhiệm vụ chuyển số liệu hỗ trợ cho bộ phận kế toán khác hoàn thành nhiệm

Nhập dữ liệu vào máy
Máy xử lý các thao tác trên máy
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết
Sổ tổng hợp chi
tiết
Báo cáo kế toán
( Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU
2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi
Cầu.
 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất các sản
phẩm cơ khí phục vụ cho các công trình điện (bao gồm rất nhiều chủng loại
sản phẩm phong phú, đa dạng) nên yếu tố chất lượng luôn được đặt lên hàng
đầu với giá cả hợp lý. Vì vậy, công ty phải tính toán chi phí hợp lý chính
xác, giá thành sản phẩm phải phù hợp với thị trường. Công ty tiến hành tập
hợp chi phí và tính giá thành theo các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí để mua nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính (thép, tôn các loại),

toán xác định đối tượng tính giá thành một cách đúng đắn và hợp lý nhất.
Do đặc điểm Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà không sản
xuất để bán lẻ, chủng loại sản phẩm lại rất đa dạng và phong phú theo yêu
cầu của khách hàng nên đối tượng tính giá thành của Công ty không phải là
các loại sản phẩm trong đơn đặt hàng mà là các đơn đặt hàng. Kỳ tính giá
thành sản phẩm là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng.
Các sản phẩm sản xuất của Công ty đều có qui trình công nghệ sản
xuất giống nhau và quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho mỗi đơn đặt hàng là tương tự nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu
và trình bày, em xin đi sâu vào nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng là: Đơn đặt hàng số 05/09
(ngày 09/1/2009) và đơn đặt hàng số 06/09 (ngày 12/1/2009). Hai đơn đặt
hàng này đã được thực hiện và hoàn thành nhập kho trong tháng.
Bảng 2.1: Hợp đồng kinh tế số 05/09
Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Hợp đồng số 05-09/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Hôm nay, ngày 09 tháng 1 năm 2009 chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông
Bên B: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

STT Tên hàng & qui cách ĐVT Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
(đồng)
1 Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống
d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng
nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Kg 430 45.500 19.565.000

giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót,
màu (01 cột)
Kg 640 46.000 29.440.000
3. 01 đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m, ống d48x3,
giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót,
màu (01 đoạn)
Kg 95 46.000 4.370.000
4 Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng Kg 148 35.000 5.180.000
5 Móc neo d20 gai x 1000 Cái 16 105.000 1.680.000
6 Móc neo d20 gai x 2000 Cái 04 200.000 800.000
1 Bulong neo d12x510 Bộ 80 30.000 2.400.000
Tổng thành tiền: 87.570.000
Thuế GTGT 5% : 4.378.500
Tổng thanh toán: 91.948.500

 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp kê khai
thường xuyên và kỳ tính giá thành là hàng tháng. Tuỳ theo từng khoản mục
chi phí phát sinh, chi phí có thể được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ gián
tiếp cho từng đơn đặt hàng. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đều ghi rõ xuất cho đơn đặt
hàng nào. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi
phí khấu hao, chi phí mạ đều được tập hợp chung cho toàn công ty trong cả
tháng. Cuối tháng, tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp của từng đơn đặt hàng trong tháng. Sau khi tập hợp
được chi phí cho từng đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính giá trị sản phẩm
dở dang và giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Sản phẩm dở dang được
đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá thành đơn đặt hàng hoàn
thành được tính theo phương pháp trực tiếp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty hoàn toàn do máy tính thực

phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi
Cầu.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu
chính và nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho sản xuất ra sản
phẩm hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ.
Với Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá thành sản phẩm sản xuất (khoảng trên 60%). Vì vậy hạch toán chính xác
và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng lớn trong xác định giá
thành sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh. Để sản xuất ra các loại sản
phẩm, cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Những nguyên liệu này chủ
yếu là mua ở thị trường trong nước. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi
phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí, Công ty chia
các loại nguyên vật liệu thành 2 nhóm là nguyên vật liệu chính và nguyên
vật liệu phụ. Cụ thể như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Đây là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành
nên sản phẩm và góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính tại Công ty chủ yếu là các loại thép: thép tấm, thép
tròn, thép U, thép V, thép uốn CKA.
- Nguyên vật liệu phụ: Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm đồng thời
phục vụ cho nhu cầu kĩ thuật. Để sản xuất ra sản phẩm, Công ty sử dụng khá
nhiều loại nguyên vật liệu phụ. Chẳng hạn như:
- Sơn lót, sơn màu
- Bulông, đai ốc các loại
- Bích

 Chứng từ sử dụng:

Móc neo d20 gai x 1000 Cái 4
Ốp co cột 15m Bộ 08
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người thực hiện
(Ký, họ tên)
Bảng 2.5: Lệnh sản xuất hợp đồng 06/09
Đơn v ị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh - Hoài Đức - Hà Nội
LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 12/1/2009
Hợp đồng số: 06-09/HĐKT
Người thực hiện: Nguyễn Văn Huệ
Thời hạn giao hàng: 4/2/2009
Tên hàng & qui cách ĐVT Số lượng
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14
liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (2 cột)
Kg 950
Cột 18m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14
liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Kg 640
Đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m ống d48x3, giằng d14
liền mạ nhúng kẽm nóng + sơn lót, màu (1 đoạn)
Kg 95
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng Kg 148
Móc neo d20 gai x 1000 Cái 16
Móc neo d20 gai x 2000 Cái 4
Bulông neo d12 x 510 Bộ 80
Người thực hiện
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Cột đơn giá và thành tiền trên phiếu xuất kho do kế toán vật tư ghi.
Hiện nay, Công ty tính giá vật tư nhập kho theo giá mua thực tế và xuất kho
theo giá bình quân cả kỳ dự trữ. Vì vậy công việc tính giá vật tư xuất kho
được thực hiện vào cuối tháng theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
(của từng loại
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ
Giá trị xuất thực tế
(của từng loại NVL)
=
Đơn giá bình quân của
từng loại NVL
x
Số lượng NVL xuất
trong kỳ
Ví dụ: Tính giá xuất kho trong tháng 1/2009 của thép uốn CKA
Căn cứ vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu của thép uốn CKA, kế toán xác định:
* Đầu tháng 1/2009
- Khối lượng tồn : 254 Kg
- Đơn giá tồn : 20.225 đồng
- Giá trị tồn : 5.137.150 đồng
* Trong tháng 1/2009
- Khối lượng nhập : 340 Kg


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status