Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên - Pdf 32

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta, đã được quan
tâm, đầu tư rất lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển
ngành nông nghiệp. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của
Đảng và của Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ:
“Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp
chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở
rộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” [8]. Chính phủ cũng
đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Vì
vậy, nên ngành chăn nuôi đã được phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp. Đây cũng là hướng quan trọng để phát triển nông
nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra
một thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị
trường, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, bảo đảm về chất
lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài như
công ty New Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed)..., các công ty
liên doanh như Proconco, Guymax..., các công ty trong nước như Dabaco,
VIC (Con heo vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt...
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phong
phú như chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút..., nhưng đang phát triển
mạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia
1
súc (lợn ngoại). Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất
thức ăn chăn nuôi rất phong phú như ngô, khoai, sắn... Hơn nữa, Thái
Nguyên còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này sẽ giúp cho
việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng được nhanh chóng, thuận tiện. Những

Phân tích thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra
những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thi
trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần
Nam Việt.
- Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công
nghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và người chăn nuôi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung
+ Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về phát triển thị trường
thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về phát triển thị trường thức ăn
3
chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
+ Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
 Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trường và
tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay. Số
liệu khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010.
 Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập.
Việc nghiên cứu tổng thể thị trường là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tập

nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,
nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt... làm thức ăn sang
hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung.
5
Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanh
của vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lượng lao động
sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu như theo phương
thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều hơn
nên mất rất nhiều thời gian và công sức. Thì ngày nay, khi sử dụng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp, lượng lao động và thời gian dùng cho việc chăn nuôi
ít hơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng lại cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lượng sản
phẩm tạo ra mà còn tăng lên nhờ vịêc sử dụng ít công lao động hơn
Không chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lượng lao
động sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực
dự trữ cho các ngành khác như ngành công nghiệp và dịch vụ...
Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về các
sản phẩm từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành
công nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn.
2.1.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ngoài những đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp còn có những đặc điểm rất riêng vì nguyên liệu đầu
vào của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các sản
phẩm của ngành nông nghiệp, do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp:
+ Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn
là các nông sản, giá cả các nông sản thường không ổn định và có tính thời vụ
cao. Do vậy, làm cho giá cả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổn
định, từ đó, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty kinh doanh thức ăn chăn

đối mặt. Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm của ngành
nông nghiệp dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lại
chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (như ngô, mì, mạch), (mỗi năm nước
ta phải nhập khẩu vài chục vạn tấn riêng khô đậu tương phải nhập khẩu
khoảng 1 triệu tấn/ năm từ Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Brazil [1]).
+ Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá cả
sản phẩm đầu ra hay lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Nếu giá sản phẩm đầu ra
của ngành chăn nuôi cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chăn
nuôi công nghiệp phát triển rất nhanh.
+ Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng cả về
chất lượng, chủng loại và giá cả... Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
2.1.3 Các loại thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta hiện nay có nhiều
kênh phân phối khác nhau như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối
gián tiếp:
- Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của
các tác nhân trung gian (như đại lý cấp I và đại lý cấp II.)
(Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồng
mua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đại lý
cấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán cho
người chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công
ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty).
8
Người sản xuất
(nh máy)à
Người chăn nuôi
(trang trại lớn)
Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất

xuất
Đại lý cấp I
Người chăn
nuôi
mọi nguồn lực của mình vào sản xuất, đồng thời phát huy được lợi thế của
các tác nhân trung gian như khả năng tài chính, uy tín bán hàng, quan hệ xã
hội... Tuy nhiên kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làm
giảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi (đây là yếu tố cực kỳ quan trọng), các
thông tin về sản phẩm (như chất lượng, bao bì...) của nhà chăn nuôi đến nhà
sản xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc thiếu chính xác, người chăn nuôi cũng
dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.
Đối với ngành chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
nước ta hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì ngành
chăn nuôi của nước ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi mang tính công nghiệp,
các trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mang
tính tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết các
trang trại vẫn còn kém. Đối với một số quốc gia trên thế giới có ngành chăn
nuôi trang trại phát triển mạnh, tập trung, quy mô trang trại hàng chục nghìn
con (như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan và ngay cả Trung Quốc), thì họ chủ yếu sử
dụng kênh phân phối trực tiếp.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
công nghiệp
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng
rất lớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Trình độ chăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và
chăn nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng
lớn, do vậy, khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi ngày càng tốt hơn.
- Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắm
bắt và dự báo tình hình thị trường. Ở nước ta, hệ thống thông tin còm kém

kiểm soát được thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năng
phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2.1.5 Xu hướng phát triển của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc
rất lớn vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Như chúng ta thấy,
trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, chuyển
từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sang
chăn nuôi quy mô lớn (trang trại) tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp là chính. Do vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta
ngày càng lớn. Từ năm 2002 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn
chăn nuôi của nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều
công ty trong nước cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
để đầu tư. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng được đầu tư
xây dựng và lắp đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại để đáp ứng tốt
nhu cầu của ngành chăn nuôi, đặc biệt các giống vật nuôi có tốc độ lớn cao,
chất lượng thịt tốt...
Hệ thống kênh phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp
cũng phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Từ năm 2000 trở về trước, ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán và tận dụng nguồn thức ăn thừa, nên hệ thống kênh phân
phối (đại lý) cũng chưa phát triển (rất ít đại lý), đặc biệt là đại lý cấp I, II có
sản lượng tiêu thụ lớn. Lúc này hệ thống kênh phân phối chia làm 3 cấp là đại
lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi. Từ cuối năm 2001 trở
lại đây, do ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhu cầu thức ăn chăn nuôi
công nghiệp ngày càng tăng nhanh, hệ thống đại lý phát triển rộng khắp và
sản lượng hàng hoá tiêu thụ của các đại lý đều tăng nên khá cao. Nên các nhà
máy đã mở hệ thống đại lý cấp I ở hầu hết các huyện, thậm chí một số nơi
12
còn có ở xã như Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên... Hệ thống đại lý lúc này
phân làm 2 cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi). Đặc biệt từ

chăn nuôi trên thế giới [10]. Trong những năm gần đây thị trường thức ăn
chăn nuôi công nhiệp có rất nhiều biến động lớn, do dịch nở mồm long móng
ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên
thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Á như Inđônêxia, Thái Lan, Trung
Quốc..., nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường
thứ ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới [16]. Hiện nay các quốc gia có
ngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan... thì nhiều các trang trại
chăn nuôi lớn (vài chục nghìn con), họ tự cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi
công nghiệp cho trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máy móc và
các nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi công
nghiệp cho trang trại của họ [17]. Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thế
giới phát triển rất mạnh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi phát
triển theo một hướng khác (các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp chuyển sẽ kinh doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn
chăn nuôi, để bán cho các trang trại chăn nuôi lớn).
2.2.2 Tình hình phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt
Nam
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong những năm
gần đây phát triển nhanh và đa dạng. Ngành chăn nuôi đã có những bước đột
phá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng
sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung [23]. Chỉ tính
riêng mấy năm gần đây, số lượng nhà máy sản xuất kinh doanh TĂCN công
nghiệp và sản lượng hàng hoá tiêu thụ của các nhà máy đã tăng lên rất nhanh.
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197
14
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/ h trở lên, trong đó
50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/ h đến 40 tấn/ h. Ngoài ra, còn có trên
200 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/ h đến 1 tấn/ h. Mỗi
năm các nhà máy và những cơ sở này sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thức
ăn/ năm, ước đạt trên 10.000 tấn/ ngày [11]. Thức ăn công nghiệp mới chiếm

(đại lý cấp I, cấp II). Vậy, trong tương lai không xa với sự phát triển mạnh
của ngành chăn nuôi (phát triển trang trại lớn, tập trung) thì thị trường thức
ăn chăn nuôi phổ biến không còn các tác nhân trung gian (đại lý). Các nhà
máy sẽ bán hàng trực tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn một
phần nhỏ thì cung cấp qua các đại lý cấp I.
Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng
cao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của người
chăn nuôi ngày càng được nâng lên.
Quản lý của Nhà nước đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp và chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thị
trường cả nước nói chung và thị trường Thái Nguyên nói riêng hiện nay còn
rất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với sản phẩm của các công ty nội địa (công ty
nhỏ) [2]. Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp bán trên thị
trường hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩn chất lượng theo đăng ký trên
bao bì (như độ đạm đăng ký 48% nhưng thực tế chỉ đạt 40 - 41%, thậm chí
còn thấp hơn, bên cạnh đó một số chất có hàm lượng độc tố cao nhưng vẫn sử
dụng như chất làm hồng da, hóc môn tăng trưởng...). Từ đó, làm ảnh hưởng
tới tâm lý của người tiêu dùng, người chăn nuôi và cũng ảnh hưởng lớn tới
khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của các công ty lớn làm ăn
uy tín, đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty nước ngoài đầu tư sản xuất
16
kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trường, nhưng
những công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau (như phát triển thị
trường mây tre đan, nước giải khát, cà phê...). Đối với thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp của nước ta còn khá mới mẻ, do vậy, cũng chỉ có ít tác
giả quan tâm, nghiên cứu và các công trình đó cũng chỉ mới giải quyết một số
khía cạnh về phát triển thị trường như công trình nghiên cứu của tác giả Vũ
Thành Hiếu (Cao học kinh tế K11) đề cập tới một số giải pháp xâm nhập và

thương hiệu của công ty đang được bán ở các tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương...
Hiện nay sản lượng tiêu thụ bình quân của công ty khoảng 3.500 tấn/ tháng,
trong đó sản lượng đậm đặc chiếm khoảng 25% (chủ yếu là đậm đặc cho lợn)
còn lại là thức ăn hỗn hợp. Trong tổng số sản lượng hàng hoá của công ty bán
ra thị trường hàng tháng thì hơn 2/3 là sản phẩm thức ăn dùng cho gia súc,
còn lại chưa đến 1/3 là sản phẩm thức ăn của gia cầm.
 Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và là người trực tiếp chỉ đạo giám đốc các bộ
phận như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc sản xuất... Dưới quyền Giám đốc
là các Trưởng phòng của các phòng ban như phòng Hành chính, phòng Kế
toán, phòng Kinh doanh...
 Phòng Hành chính nhân sự có 4 nhân viên: Đây là bộ phận tham mưu
cho ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc hành chính
và các vấn đề nội vụ khác của công ty. Bộ phận này có chức năng tuyển dụng
18
nguồn nhân lực cho công ty, ký kết hợp đồng lao động, thanh toán tiền lương,
thực hiện các chế độ như bảo hiểm, nghỉ ngơi, y tế, sức khoẻ... với người lao
động.
 Phòng Kế toán tài chính có 6 nhân viên: Phòng này có chức năng lập
kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty; thực hiện công tác hạch toán kế toán, xác định giá
thành sản phẩm và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước.
 Phòng Kinh doanh có 18 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm về
tiêu thụ hàng hoá, nghiên cứu thị trường, làm các chế độ, chính sách bán
hàng cho các đai lý và lập các kế hoạch như khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị...
để phục vụ cho bán hàng và phát triển thị trường tốt hơn.
 Phòng Kỹ thuật dịch vụ bán hàng có 8 nhân viên: Phòng này có
nhiệm vụ làm các chương trình hội thảo, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho những

liệu
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Sản
xuất
Phòng

khí
v à
Điện
Phòng
Kế
toán
Phòng
H nh à
chính
nhân
sự
Phòng
Bảo
vệ
20
3.1.2 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên
 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà
Nội 85 km và là cửa ngõ của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Cao
Bằng, Lạng Sơn. Ngoài ra, Thái Nguyên còn giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và huyện Sóc Sơn của Hà Nội. Với vị trí như

ngành nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh. Chính vì vậy, việc đầu tư cho
ngành nông nghiệp đang được chú trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Từ
năm 2000 đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định như Quyết định 3500
năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án
tổng thể phát triển chăn nuôi, chế biến xuất khẩu gà lông mầu chất lượng cao
từ năm 2000 - 2010, Quyết định số 382, năm 2001 và Quyết định 720, năm
2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại
theo mô hình trang trại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn nhiều quyết định khác
với mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 30% cơ cấu ngành nông
nghiệp.
3.1.3 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Để biết được tình hình chăn nuôi trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3
năm và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm
2005, ta căn cứ vào bảng 3.1.
Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu TĂCN
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: con
Loại vật nuôi
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
TĐPTBQ
(%)
SLTĂCNTT
cần sử dụng năm
2005 (tấn)

như vậy là do sau khi dịch cúm gia cầm được khống chế, thực phẩm gia cầm
(như thịt, trứng...) được phép bán rộng rãi trở lại. Lúc này nhu cầu về thịt,
trứng của gia cầm trên thị trường là rất lớn, nhưng lượng cung còn rất hạn
chế, do vậy, làm cho giá các loại thực phẩm này tăng rất cao, chính vì vậy, đã
thu hút được nhiều người đầu tư chăn nuôi trở lại. Với số lượng đầu gia cầm
của tỉnh Thái Nguyên năm 2005, dựa theo hệ số chuyển đổi thức ăn cho gia
cầm của công ty cổ phần Nam Việt thì lượng thức ăn tinh cần cho tổng số
24
đầu gia cầm là 26.073,08 tấn/ năm.
Qua tính toán ta thấy, tổng lượng cầu thức ăn tinh cần thiết cho toàn
ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 là 236.587,76 tấn.
Đây là cơ hội tốt cho tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang
và sẽ hoạt động sản xuất và kinh doạnh TĂCN trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
3.1.4 Đặc điểm thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, có mật độ dân số đông nhưng
dân số phân bố không đồng đều. Các hình thức chăn nuôi cũng đa dạng,
nhưng một số huyện chăn nuôi vẫn mang tính tự cung tự cấp là chính, đặc
biệt là các huyện có địa hình cao nhiều núi đá như Định Hoá, Võ Nhai..
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên phát triển
khá mạnh, đặc biệt tập trung ở một số huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, Phú
Bình, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và khu vực Thành phố Thái Nguyên.
Ngành chăn nuôi không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà còn phát triển
về chủng loại vật nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn
thừa sang chăn nuôi quy mô lớn (quy mô trang trại), sử dụng thức ăn công
nghiệp là chính.
Mạng lưới kinh doanh thức ăn chăn nuôi của các công ty trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá,
vì nhiều vùng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tận dụng là
chính. Hệ thống đại lý tiêu thụ hàng hoá này đang được phát triển dầy đặc, có


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status