SKKN một số kinh nghiệm về công chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT - Pdf 32

Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Trong thực tế, công tác triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học sinh đã
và đang được lãnh đạo các nhà trường rất quan tâm, triển khai, tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải bất cứ đơn vị nào cũng có thể nhận
được sự ủng hộ, thực hiện có hiệu quả trong lực lượng giáo viên và học sinh. Công
tác nghiên cứu khoa học dành cho học sinh vẫn còn là vấn đề mới đối với đối với
nhiều giáo viên và thực sự khó đối với những giáo viên có tâm huyết.
Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ
chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nâng cao chất lượng về
chuyên môn, trước hết phải đề cao năng lực của người thầy; thầy giáo tâm huyết sẽ
khuyến khích việc học tập của học sinh, từ đó chất lượng giáo dục (GD) sẽ được
nâng lên gấp bội. Nhận thức là thế nhưng trên thực tiễn, các nhà giáo đang phải cố
gắng trong tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), loay hoay với việc làm
sao để đổi mới, đổi mới phương pháp như thế nào mới được coi là đạt yêu cầu, phù
hợp đối tượng, nhất là bộ phận giáo viên (GV) trẻ. Vì thế, công tác chỉ đạo của lãnh
đạo nhà trường trong việc triển khai nghiên cứu khoa học trong học sinh là rất quan
trọng. Lãnh đạo nhà trường coi việc nghiên cứu khoa học của học sinh chính là
công tác bồi dưỡng giáo viên, chính là trực quan bài học thông qua việc vận dụng
các kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn diễn ra xung quanh.
Chỉ đạo được hoạt động này thường xuyên trong nhà trường chính là giải quyết
được phần nhiều nội dung về chất lượng đội ngũ (CLĐN), chất lượng dạy học
(CLDH), đây là một trong những nội dung khiến cho lãnh đạo các nhà trường quan
tâm đặc biệt trong các nhiệm vụ hàng năm.
Đối chiếu với các đơn vị nhà trường, công tác bồi dưỡng (BD), xây dựng đội
ngũ được diễn ra hàng năm, thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau; ngoài
ra Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hằng năm tổ chức tập huấn, BD nâng cao
-1-


với các đồng nghiệp.
-2-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và
đời sống xã hội.
Khoa học là hệ thống trí thức về mọi quy luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy; là sản phẩm trí tuệ của
người nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học là tìm kiếm những điều khoa học chưa biết, sáng tạo
hay cải tiến ra phương pháp, phương tiện mới.
NCKH = tìm kiếm các luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh là quá trình nghiên cứu những vấn
đề thực tiễn trong đó có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
để giải quyết những vấn đề thực tiễn đó.
Các lĩnh vực trong Hội thi gồm
1. Khoa học động vật
2. Khoa học xã hội và hành vi
3. Hoá sinh
4. Sinh học tế bào và Phân tử
5. Hoá học
6. Khoa học máy tính
7. Khoa học Trái đất và hành tinh
8. Vật liệu và công nghệ sinh học
9. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí
10. Năng lượng và vận tải

Mặt khác, hiện nay rất nhiều cha mẹ học sinh và học sinh, không ngoại lệ có
cả bộ phận giáo viên chỉ chú trọng vào việc đôn đốc học sinh học tập trung một số
môn văn hóa cơ bản, không coi trọng các môn học khác (Ví dụ: Giáo dục Công
dân, Công nghệ, Tin học…) hoặc các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không
đầu tư, không chú ý khai thác năng lực của học sinh đúng mức, thường “khoán
trắng” cho cán bộ phụ trách công tác Đoàn. Đặc biệt công tác giáo dục địa phương,
-4-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

giáo dục tích hợp trong các tiết dạy chưa đượcquan tâm đúng mức… Tất cả các yếu
tố trên đều dẫn đến hiệu quả của công tác giáo dục nói chung và ảnh hưởng đến kết
quả giáo dục toàn diện, trong đó có công tác nghiên cứu khoa học của học sinh.
2.2. Thực trạng của công tác triển khai nghiên cứu khoa học
* Thuận lợi: Trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học
sinh trong 2 năm học liền kề, nhà trường nhận được sự ủng hộ của giáo viên và học
sinh.
Giáo viên trẻ chiếm số đông, vì thế họ phấn đấu, cống hiến với sức trẻ, nắm
bắt, vận dụng rất linh hoạt, nhiệt tình, tận tụy, có trách nhiệm. Học sinh rất quan
tâm, đăng ký ghi danh tham gia đông.
Nhà trường quan tâm, sát xao trong công tác chỉ đạo, triển khai, tổ chức, thực
hiện.
* Khó khăn: Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong kiến thức chuyên
môn, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm nên công tác tuyên truyền phát hiện học sinh có
năng khiếu ngay trong các tiết dạy hạn chế. Nhiều giáo viên coi nhẹ hoặc không
quan tâm, và xác định không phải là nhiệm vụ chính, do đó còn thờ ơ.
Vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên trong trường học không thực sự tin tưởng
vào khả năng thành công trong quá trình triển khai nghiên cứu khoa học; không
quan tâm đến nội dung hoạt động của các câu lạc bộ của học sinh, hoặc tổ chức

giỏi các môn văn hóa để tư vấn. Công tác tư vấn việc phối hợp với cha mẹ học sinh
trong việc thực hành sau khi học tập lý thuyết tại nhà.
* Về thực hiện nhiệm vụ
Hiệu trưởng chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhóm
bộ môn, tổ chuyên môn, ngoài nội dung quy định phải quan tâm đến nội dung bồi
dưỡng giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
Lãnh đạo nhà trường phê duyệt căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu đã giao. Phó
Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn duyệt kế hoạch dạy học, kiểm soát việc dạy học
của giáo viên, đảm bảo về chất lượng, đạt tiêu chí nội dung gắn nội dung kiến thức
môn học với thực tiễn, trực quan để học sinh thấy sự cần thiết của việc học và tác
dụng môn học vào đời sống hàng ngày.

-6-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

Trường quán triệt việc dạy học sinh cách phát hiện ra vấn đề, cách nhận xét
những sự vật, hiện tượng xung quanh, bày tỏ quan điểm của bản thân, đề xuất cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân, biết chia sẻ với thầy cô và bạn học.
Công tác chỉ đạo về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng
rất lớn, giúp môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao vai trò người học, tạo điều
kiện để học sinh tham gia thể hiện năng lực, học sinh gắn bó với trường, học sinh
ham học hơn, chất lượng học tập nâng lên. Vì thế, hoạt động chuyên môn được
lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên lien tuch trong suốt năm học.
Công tác nghiên cứu khoa học của học sinh không chỉ áp dụng với đối tượng
học sinh mà còn liên quan đến chất lượng đội ngũ. Vì thế phát hiện, bồi dưỡng,
giúp đỡ, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học còn phải gắn liền với mục tiêu
nhiệm vụ năm học của nhà trường hàng năm.
2.3.2. Công tác chỉ đạo chuyên môn

* Về công tác kiểm tra, đánh giá
Do đặc thù trường học, vì thế công tác kiểm tra, đánh giá được tận dụng triệt
để trong quá trình dạy học. Học sinh được kiểm tra thường xuyên, trường coi kiểm
tra là cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Về công tác điều hành hoạt động của các câu lạc bộ gắn với hoạt động
chuyên môn, hiệu quả giáo dục
Trường tổ chức thành lập 13 câu lạc bộ trong đó có 9 câu lạc bộ các môn văn
hóa và 4 câu lạc bộ năng khiếu khác, trong đó có câu lạc bộ NCKH. Kế hoạch hoạt
động của các câu lạc bộ được thực hiện vào đầu năm học. Việc tổ chức thực hiện
được giám sát định kỳ, chất lượng và hiệu quả gắn với việc nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Đối tượng tham gia gồm có giáo viên,
học sinh, phụ trách câu lạc bộ là giáo viên thuộc chi đoàn giáo viên.
2.3.3. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ
Nhà trường đề cao công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo viên chủ động
trong việc đăng ký nội dung bồi dưỡng. Tổ chuyên môn và nhóm bộ môn tổ chức
bồi dưỡng trong tổ. Nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề dưới dạng Hội thảo,
hội giảng, tập huấn, thi, theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.

-8-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

Giáo viên chủ động trong công tác bồi dưỡng thường xuyên. Việc bồi dưỡng
được thực hiện đa dạng như: Kiểm tra nội bộ, dự giờ, hội giảng các cấp, kiểm tra
kiến thức năng lực, chất lượng dạy học, chất lượng phụ đạo học sinh yếu, bồi
dưỡng học sinh giỏi, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ. Tổ chức
đi học tập kinh nghiệm, giao lưu học hỏi…
2.3.4. Công tác triển khai nghiên cứu khoa học cho học sinh
+ Phát động phong trào tham gia trong giáo viên và học sinh. Quán triệt,

phẩm có hiệu quả, có tính thuyết phục cao, đôn đốc nhắc nhở các giáo viên phụ
trách các lĩnh vực không có ý tưởng có giá trị tiếp tục nghiên cứu dành cho cuộc thi
năm sau hoặc các cuộc thi khác. Vinh danh các học sinh đạt giải để khích lệ học
sinh và giáo viên…
2.4.

Hiệu quả thu được

2.4.1. Chất lượng giáo dục học sinh
Hạnh kiểm tốt đạt 67,8%
Học lực trung bình trở lên đạt 97%
Học sinh tham gia thi ý tưởng: 28 ý tưởng /117 em
Học sinh đạt giải ý tưởng khả thi: 17 ý tưởng /51 em
Học sinh có dự án được nhà trường đầu tư: 3 dự án / 7 em
Học sinh có dự án đi tham dự cấp tỉnh: 3 dự án / 7 em.
2.4.2. Chất lượng nhà giáo
Chất ượng nhà giáo được nâng lên. Vai trò và giá trị của người thầy được đề
cao. Giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm và có ý trí phấn đấu trong chuyên môn. Có
tác dụng thúc đẩy nhanh sự tiến bộ và mức độ cập nhật, đổi mới của nhà giáo.
2.4.3. Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã tác động tích cực toàn diện đến họat
động giáo dục của nhà trường. Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học nhà trường không
những đạt mà tăng năng xuất, hiệu quả lao động đã góp phần không nhỏ trong
nhiệm vụ phấn đấu chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục.
2.4.4. Chất lượng và số lượng dự án tham gia
Năm 2012-2013, do triển khai chaamk nên nhà trường chỉ có 2 ý tưởng và
chọn ra được 1 ý tưởng có giá trị, đầu tư thành dự án tham gia có giải. Năm 2013-10-


Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT



Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo trong nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

phong trào thi đua dạy tốt, học tốt còn là hướng đi của các trường vùng khó
khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo tâm thế và thành tích cho các
nhà trường.
Trong cuộc thi các cấp đã làm tăng mối quan hệ mật thiết, thân thiện,
thực tiễn giữa nội dung chương trình với cuộc sống hàng ngày. Giúp học sinh
có cách tiếp cận khác, góc nhìn khác về việc học tập.
3.2. Khả năng áp dụng và phát triển
Đây là kinh nghiệm, có thể áp dụng cho một số đơn vị trường có cùng
điều kiện ở vùng khó khăn, vùng chậm phát triển. Giúp cho hoạt động chuyên
môn của các đơn vị trường phong phú thêm. Ngoài ra các trường ở vùng
thuận lợi có thể tham khảo.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Trước hết Hiệu trưởng phải là người quan tâm và thực sự bắt tay “vào
cuộc”. Đội ngũ quản lý có trách nhiệm trong việc triển khai. Giáo viên là
người hiểu rõ những nhiệm vụ cần làm trong giúp học sinh NCKH đồng thời
gắn với bồi dưỡng năng lực.
Các tổ chức khác trong nhà trường, ban chấp hành cha mẹ học sinh phải
là người quan tâm phối hợp tốt.
3.4. Đề xuất cá nhân
Đây là kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, rất mong các đồng nghiệp quan
tâm, góp ý để hiệu quả áp dụng của đề tài cao hơn. Trân trọng.
Bảo Yên, ngày 29 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng
-12-


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status