Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội - Pdf 33

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của một quốc, gia thông qua việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế
khác. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng đang gây ra nhiều sức ép về môi
trường ở hầu hết các quốc gia. Hàng ngày, các khu công nghiệp thải ra hàng
nghìn tấn chất thải, trong đó chất thải rắn chiếm một phần không nhỏ. Hiện nay,
việc quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng sao cho
không gây tác động tiêu cực tới môi trường và cuộc sống của con người đang là
vấn đề cấp thiết, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan
quản lý và xử lý chất thải được thành lập, song hiệu quả về kinh tế và môi trường
sinh thái của các hoạt động này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp.
Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội
Đảng XI – 2011 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh sự chú trọng về việc phát triển
kinh tế, đất nước ta đang phải đối mặt nhiều vấn đề về môi trường. Đăc biệt là
những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn
nói riêng. Ở nhiều nơi trong cả nước, như ở các thành phố lớn, rác thải đang là
một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Ở các khu công nghiệp, việc
quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay đang là một thách thức lớn
đối với các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý của nhiều đô thị, nhất là
những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương... Mặc dù, các Khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom
chất thải rắn nhưng cũng không tránh khỏi sự ô nhiễm mà chúng gây ra cho môi
trường xung quanh.
1
Hà Nội là một đô thị lớn của cả nước. Hằng ngày, toàn thành phố thải ra
một lượng lớn rác thải, bao gồm cả rác sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Trong
đó, một phần lớn rác thải từ các khu công nghiệp đều được thu gom, vận chuyển
và xử lý tại Công ty môi trường đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn. Công

khí, phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
3
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa,
đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
 Theo mức độ nguy hại, chất thải bao gồm:
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và không khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt
gia đình, đô thị…
 Theo thành phần, chất thải rắn được phân loại thành:
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải
bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,
chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các
loại thuốc bảo vệ thực vật.
 Theo dạng tồn tại, chất thải bao gồm:
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế biến, sản xuất và xây dựng như kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh,
vật liệu xây dựng…
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt; nước thải từ nhà
máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh
công nghiệp...
4

phẩm;
+ Các nhà máy nhiệt điện;
+ Quá trình cung cấp nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
5
+ Quá trình chuyển đổi công nghệ.
1.2.2. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là các sản phẩm dư thừa và được loại bỏ phát
sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và hoàn thiện sản phẩm. Chúng đa
dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và
theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất
hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho
chúng các tính chất cần thiết. Chất thải công nghiệp thường được phân chia
thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong
nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là:
- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy;
- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy;
- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư;
- Chi phí cho xử lý và quản lý chất thải được hạch toán và nằm trong giá
thành của sản phẩm;
- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao
hơn rác sinh hoạt. Do đó, chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
1.3. Tổng quan về thực trạng quản lý chất thải rắn
1.3.1. Quản lý chất thải rắn trên thế giới
Nhật và Singapo là những nước có kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến nhất
trên thế giới. Vì vậy, hệ thống quản lý chất thải của họ được coi là khoa học và đạt
hiệu quả cao.
1.3.1.1. Quản lý chất thải ở nước Nhật
6
Hình 1.1. Quản lý chất thải nước nhật

ban thực hiện các chiến lược BVMT của quốc gia, tiếp theo là các phòng sức
khỏe môi trường, phòng bảo vệ môi trường và phòng khí tượng có nhiệm vụ vừa
giám sát và chỉ dẫn cho các bộ phận quản lý (Hình 1.2). Bộ phận kiểm soát ô
nhiễm, bộ phận bảo tồn tài nguyên, trung tâm khoa học bảo vệ phóng xạ và hạt
nhân và bộ phận quản lý chất thải, bộ phận kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm
thực hiện các chiến lược BVMT của quốc gia đồng thời giám sát các KCN thực
hiện công tác quản lý môi trường.
1.3.2. Quản lý chất thải ở Việt Nam
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
Bộ Môi trường
và Tài nguyên
nước
Sở Môi trường Sở Tài nguyên
nước
8
Phòng sức
khỏe môi
trường
Phòng
bảo vệ
môi
trường
Phòng khí
tượng
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên
trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên
quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật.

1.3.3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một
thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là
BTNVMT
Bộ xây
dựng
UBND
tỉnh, thành
phố
URENCO
10
những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương...
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn cả nước có 260 KCN đã được
thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt
động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Thực hiện chủ
trương bảo vệ môi trường, đặc biệt là tăng cường xử lý chất thải, 105 KCN đã
xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60%
tổng số các KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng
công trình xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian
tới. Như vậy, so với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các
KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành
đã tăng lên đáng kể, từ gần 35% trong năm 2006 lên 60% năm 2011. Dự kiến Kế
hoạch 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các KCN đã đi
vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài việc tăng số lượng KCN xây dựng và vận hành công trình xử lý
nước thải tập trung, theo báo cáo của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa
phương tập trung nhiều KCN như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí
Minh, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng như của
các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN cũng đã được cải thiện theo hướng tích

qua, đặc biệt là chất thải nguy hại. Theo báo cáo của Cục Môi trường năm 2002
tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam là khoảng 113.118 tấn (bảng 1.2). Từ số liệu thống
kê nêu trên cho thấy, lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng
điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại
phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Lượng chất thải nguy hại
thống kê được vào năm 2003 tăng lên 160.000 tấn, tương ứng khoảng 40% so
với năm 2002. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp, chất thải y
tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm,
trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ
khoảng 8.600 tấn/năm. Cũng như số liệu thống kê của những năm trước đó, phần
lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64%
tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước, trong đó một nửa là lượng
chất thải phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc,
với lượng chất thải nguy hại phát sinh chiếm 31%.
12
1.3.3.1. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp đã thực hiện
Ở nước ta, tại các KCN đã thực hiện công tác quản lý chất thải được thực
hiện bởi nhiều bên liên quan (hình 1.4).
Hình 1.4. Quản lý chất thải ở các KCN
Hình 1.4 chỉ ra, cơ quan đứng đầu trong bộ máy quản lý chất thải công
nghiệp là chính phủ, tiếp theo là UBND cấp tỉnh và các bộ nghành khác. Bộ
TNMT là cơ quan trực tiếp quản lý môi trường và có trách nhiệm quản lý môi
trường chung của các nghành nghề. Ở mỗi KCN đều có ban quản lý môi trường,
có nhiệm vụ là xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN thực hiện các
biện pháp BVMT. Sau đó là do các KCN tự thực hiện và có liên kết với UBND
tỉnh và các bộ nghành khác.
Để có được những kết quả nêu trên, trong thời gian qua, các cơ quan quản

cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số
nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày
19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ
tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết
định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho
xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc,
hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý môi trường KCN, KKT; phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt
động của các KCN, KCX, KKT.
1.3.3.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn công nghiệp
chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là chất thải hữu cơ
khó phân hủy chưa được quản lý, xử lý một cách phù hợp chính là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của nước ta.
14
Các hoạt động phân loại chất thải rắn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, do cơ sở
hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và chưa có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến
khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phân loại tại nguồn.
Trên thực tế chưa có văn bản nào quy định các danh mục, quy chuẩn về
chất thải rắn công nghiệp. Nhất là không rõ cơ quan đứng ra cấp phép việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Hiện cũng
chưa có quy định về việc thông tin báo cáo định kỳ tình hình phát sinh chất thải
rắn của các chủ nguồn thải, của các địa phương, các chủ thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn thông thường, dẫn đến việc không nắm bắt được kịp thời tình
hình phát sinh chất thải rắn tại các địa phương trên toàn quốc để có cơ sở tham
mưu cho các cấp, ngành có giải pháp quản lý. Hơn nữa, việc phân loại chất thải
rắn công nghiệp tại nguồn còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện đối với những

thải công nghiệp nguy hại cho các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh –
Trịnh Ngọc Đào, Nguyễn Văn Phước trường Đại học Bách khoa TPHCM.
Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằm quản lý chất thải rắn
công nghiệp nguy hại tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do GS. TS. Lâm
Minh Triết và TS. Nguyễn Trung Việt thực hiện.
Đề tài Quản lý và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp của Ma Thành
Dược, khoa Công nghệ Lương thực Thực phẩm, trường đại học Lương thực –
Thực phẩm TPHCM.
Đề tài Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu chế
xuất Tân Thuận, trường Đại học Bách khoa TPHCM.
Hiện nay ở khu vực Hà Nội chỉ có Công ty Môi trường Đô thị và Công
nghiệp Bắc Sơn là công ty thu gom và xử lý chất thải công nghiệp. Cùng với
nguồn gốc phát sinh của chất thải công nghiệp là từ các KCN, một khu vực rất
16

Trích đoạn Xử lý rác thải tại công ty Phương pháp đốt: hiện nay, công ty đang sử dụng lò đốt chất thải công
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status