Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam - Pdf 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BẠCH VINH QUANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BẠCH VINH QUANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục
các tài liệu tham khảo.
Tác giả

Bạch Vinh Quang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Những đóng góp của luận văn: .................................................................. 3
5. Kết cấu luận văn:........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ............................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 4

3.3.3. Hệ thống kênh phân phối ............................................................... 69
3.3.4. Năng lực công nghệ ....................................................................... 72
3.3.5. Nguồn nhân lực .............................................................................. 76
3.3.6. Năng lực quản trị điều hành ........................................................... 79
3.3.7. Uy tín và thương hiệu..................................................................... 80
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam................ 82
3.4.1. Thành công ..................................................................................... 82
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 85

ii


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM .................................................................. 91
4.1. Định hướng chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
BIDV Hà Nam đến năm 2020 ...................................................................... 91
4.1.1. Dự báo môi trường kinh doanh ...................................................... 91
4.1.2. Mục tiêu hoạt động ........................................................................ 92
4.1.3. Yêu cầu........................................................................................... 93
4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam ........ 94
4.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển mang tầm dài hạn ..................... 94
4.2.2. Tăng cường năng lực hoạt động HĐV và cấp tín dụng ................. 96
4.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ ....................................................... 102
4.2.4. Thực hiện tốt chính sách khách hàng ........................................... 104
4.2.5. Mở rộng hệ thống kênh phân phối ............................................... 106
4.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng .. 107
4.2.7. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 108
4.2.8. Đẩy mạnh hoạt động marketing ................................................... 110
4.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN........................................ 114


ATM

5

BHXH

6

BIDV

7

BSMS

8

CIC

9

CNTT

10

CTG

11

DNVVN


17

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

18

HĐKD

19

HĐV

Huy động vốn

20

HTNB

Hạch toán ngoại bảng

21

IBMB

Dịch vụ ngân hàng điện tử

22


23

KHCN

Khách hàng cá nhân

24

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

25

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

26

Maritimebank

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải

27

MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội


Quản lý rủi ro

34

QTTD

Quản trị tín dụng

35

Sacombank

36

TCTD

Tổ chức tín dụng

37

TMCP

Thương mại cổ phần

38

UBND

Ủy ban nhân dân

Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam
Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
TT
1

2

3
4
5

6
7
8

9

10

Tên bảng
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Nam

74
77

78

81


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT
1
2

3

Tên hình vẽ
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Nam
Hình 3.2. Thị phần HĐV và thị phần tín dụng của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2014
Hình 3.3. Số lượng các điểm giao dịch của một số NHTM trên
địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2014

vii

Trang
41
56

69




phương pháp quản trị điều hành linh hoạt... đang tạo ra sức cạnh tranh rất
mạnh mẽ với BIDV Hà Nam. Trước sự cạnh tranh từ các NHTM khác trên
địa bàn đang không ngừng gia tăng, việc đánh giá đúng đắn thực trạng và đưa
ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh là một đòi hỏi
hết sức cần thiết và cấp bách.
Từ thực tế công tác cùng với mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh
của BIDV Hà Nam trên địa bàn, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam, chỉ ra
những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam trên địa bàn trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của
NHTM.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam trên địa
bàn so với các đối thủ cạnh tranh, chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế trong năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của BIDV Hà Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:



3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định

tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố tác động tới năng lực
cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đối với mỗi ngành, lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp có những đặc thù riêng biệt. Vì vậy, nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh có nhiều tài liệu ở những góc độ khác nhau. Dưới
đây là một số nghiên cứu nổi bật về năng lực cạnh tranh:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, nghiên cứu nổi bật nhất về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
là nghiên cứu của Michael Porter, giáo sư trường đại học Harvard. Những
nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ông có thể áp dụng trong
mọi cấp độ (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) cũng như mọi lĩnh vực (sản xuất,
dịch vụ). Theo Michael Porter, mức độ cạnh tranh trên thị trường trong một
ngành bất kỳ chịu tác động của các lực lượng cạnh tranh bao gồm: Nhà cung
ứng; sản phẩm thay thế; khách hàng; đối thủ cạnh tranh hiện tại; đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn. Các lực lượng cạnh tranh này được xem xét, đánh giá trong mô
hình Porter’s Five Forces (mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh của Porter).
Tuy nhiên, các nghiên cứu của ông mang tầm lý luận, khái quát cao, để áp
dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam hay vào một chủ thể kinh doanh cụ
thể thì cần phải có cách nhìn nhận linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh,
những tác động của môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thông qua việc sử dụng lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của
nhà kinh tế học Michael Porter. Qua đó, phân tích thực trạng về năng lực cạnh

5


tranh của NHNN&PTNT Việt Nam trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời khái quát xu thế cạnh tranh của các NHTM trong thời gian
sắp tới, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách
thức của NHNN&PTNT Việt Nam, đưa ra những giải pháp góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của NHNN&PTNT Việt Nam.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng
bằng sông Cửu Long thành phố Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Luận văn Thạc sỹ của Trương Hoàng Phương, Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh, 2008.
Luận văn chỉ ra những cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực
ngân hàng trong đàm phán gia nhập WTO và tác động của các cam kết này tới
các hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, tác
giả chỉ ra đặc thù cạnh tranh của các NHTM, một số bài học kinh nghiệm, các
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của NHTM. Giải pháp đưa ra được xác định theo từng
nhóm cụ thể bao gồm: nhóm giải pháp với khách hàng; nhóm giải pháp về mở
rộng thị phần; nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng; nhóm giải pháp phát
triển nguồn nhân lực.
- Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội
nhập. Nguyễn Thị Quy, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005.
Nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể cho việc đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Theo tác giả, các chỉ tiêu

cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các nghiên cứu của các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của
năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói
chung và NHTM nói riêng. Từ việc thu thập, phân tích số liệu cụ thể qua
nhiều năm, các tác giả đã có các kết luận, đánh giá cả định tính và định lượng

7


về thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, cũng như phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và NHTM. Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế luôn thay đổi nên mặc dù các nghiên cứu có giá trị
và ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM
nhưng đặt trong bối cảnh hiện tại sẽ không tránh khỏi các hạn chế như: Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói
chung trong khi ở điều kiện mới các NHTM cổ phần chưa được phân tích sâu
và cụ thể; một số nghiên cứu có số liệu phân tích trước khi Việt Nam gia nhập
WTO do vậy không đủ tính cập nhật và không thể hiện được xu thế phát triển
của ngành ngân hàng Việt Nam; các nghiên cứu tương đối độc lập với nhau,
việc đi sâu vào phân tích các khía cạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của
một NHTM trên một địa bàn cụ thể còn chưa nhiều.
Với luận văn của mình tác giả khẳng định tính kế thừa, độc lập khách
quan trong mục đích và phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam thông qua việc đánh giá những yếu tố
tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM trên địa bàn cụ thể từ đó chỉ ra
các hạn chế, các nguyên nhân và những giải pháp khả thi trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
1.2.


đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc
các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian.
Qua các quan niệm khác nhau về cạnh tranh nêu trên, có thể đưa ra khái
niệm chung về cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp như sau: Cạnh tranh là sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh đối với cùng một loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên cùng một thị trường để đạt được mục đích cuối
cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng,
được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.

9


Đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh
nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cạnh
tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc
nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các
quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp phải bổ sung các dịch vụ hỗ trợ cả trước, trong và sau khi bán
hàng cũng như tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành... Cạnh
tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn
để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn
vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao
trình độ tay nghề của công nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát
triển hơn.

Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại thì sức cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị
doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về kinh tế.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ chính bản
thân của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh mạnh hay yếu thể hiện nội lực
của doanh nghiệp và được so sánh với các đối thủ khác trên cùng một sản
phẩm, lĩnh vực và thị trường khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đó. Việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của
mình từ đó có được những đánh giá chính xác về khả năng cạnh tranh thông
qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Việc đánh giá này là cơ sở để
giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế của mình và nhờ những lợi

11


thế này để có thể mở rộng thị phần, đáp ứng tốt nhất sự thỏa mãn của khách
hàng và thu hút được khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, việc khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tận dụng các
cơ hội cũng như hạn chế được các nguy cơ cũng giúp nâng cao được năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại, từ nhận định trên thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng tận dụng nội lực của môi trường bên trong cũng như khai thác
những cơ hội của môi trường bên ngoài để đem lại lợi ích kinh tế và đảm bảo
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đưa ra phù hợp với
điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong
nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán
hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bán được

tệ. Song một khi coi ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cho dù là doanh
nghiệp đặc biệt thì việc xem xét năng lực cạnh tranh của NHTM cũng vẫn
phải xem xét đến khả năng tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh là một hoạt động
có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thường gắn liền với kết quả hoạt
động, tức mức độ đạt được các mục tiêu cạnh tranh mà ngân hàng thương mại
đặt ra. Từ đó có thể xác định: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng sử
dụng các nguồn lực bên trong và khai thác các yếu tố bên ngoài để đem lại lợi
ích kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngân hàng.
1.2.1.3. Đặc thù cạnh tranh của NHTM
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định:
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến
tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó:

13


NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới Chi nhánh rộng và
liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí
địa lý nào.
NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách
hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suy
sụp của nhiều chủ thể có liên quan.
- Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch
vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên:
Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể
hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ
nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến
thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và
đôi khi cả yếu tố hình thể.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status