skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non bình minh i - Pdf 35

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tê
Ngày, tháng, năm sinh

: 27 tháng 09 năm 1989

Năm vào ngành

: tháng 2 năm 2010

Chức vụ công tác

: Giáo viên.

Đơn vị công tác

: Trường Mầm non Bình Minh I

Trình độ chuyên môn

: Trung cấp

Hệ đào tạo


động , nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc. Đặt biệt đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục âm
nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng những biểu tượng về âm nhạc, dần hình
thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước
khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu
diễn ở mức độ đơn giản.
Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những
biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm
quen giáo dục âm nhạc. Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục
thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm
những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ
cảm thụ được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm
xúc có trong tác phẩm . Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện
tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Ngoài ra âm
nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ.
Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Tôi đã luôn
Nguyễn Thị Loan

3


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,những phương pháp
tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì điều đó trong năm học này tôi quyết
định chọn đề tài :
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 56 tuổi ở trường Mầm non Bình Minh I” .


thành cho trẻ thật không phải dễ.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thuận lợi:
- Ban giam hiệu đã quan tâm đầu tư các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc theo
thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục, Ban Giám Hiệu nhà trường
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên.
- Được đi tham quan , dự giờ một số trường điểm của thành phố, của
huyện để học hỏi kinh nghiệm ứng dụng vào trường lớp mình.
Nguyễn Thị Loan

5


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

- Phòng đã thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng âm nhạc
và sử dụng đàn ocgan
- Luôn được đồng nghiệp giúp đỡ, phụ huynh quý mến, tin tưởng ủng hộ
những nguyên vật liệu như: bìa, lịch cũ, giấy màu, thùng cattong, các vỏ
hộp….để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc
2.2 Khó khăn:
* Đối với cô:
- Số lượng cháu đông nên việc rèn cho trẻ cảm nhận được âm nhạc, hát
đúng giai điệu, lời ca trong các hoạt động học còn nhiều hạn chế.
- Chưa có phòng chức năng phục vụ cho hoạt động âm nhạc
* Đối với trẻ
- Một số trẻ còn mải chơi chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát tập
thể, khi hát chưa tạo được âm thanh hợp lý lúc hát to, lúc hát nhỏ.

Nguyễn Thị Loan

6

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

15/39

38%

24/39

62%

13/39

33%

26/39

67%

10/39


Hòa với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn khởi khi được đến trường của trẻ
qua bài hát” Con chim hót trên cành cây”
Rồi một ngày mới lại bắt đầu với âm thanh và màu sắc của thiên nhiên qua bài”
Vui đến trường “ của Hồ Bắc.
Ngoài ra , để nhắc nhở trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép chào cô giáo
và chào bố mẹ thông qua bài hát” Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung.

Nguyễn Thị Loan

7


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

( Hình ảnh cô và trẻ trong giờ đón trẻ)
* Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, trẻ hát những bài
hát có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài.
VD: Giờ hoạt động ngoài trời “ Quan sát cây lộc vừng ”
Sau khi quan sát xong tôi cho trẻ hát” Em yêu cây xanh” hoặc chơi trò chơi “
Trồng cây” . Qua bài hát trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ và làm quen với bài
hát mới ,giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống.

Nguyễn Thị Loan

8


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

* Trong hoạt động Làm Quen Chữ Viết:
- Trong hoạt động làm quen với chữ viết tôi cho trẻ nhận biết mặt chữ
bằng nhiều hình thức khác nhau.
VD1: Để giúp trẻ nhận biết nhóm chữ cái o , ô, ơ và nhóm chữ a, ă , â tôi
cho trẻ hát bài hát ” Bé học chữ” tác giả Ánh Tuyết.
Nguyễn Thị Loan

10


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

( Chữ o là chữ o tròn như mặt trăng đêm rằm chiếu sáng, chữ ô như hai
người bạn ngồi nói chuyện với nhau rất thân, O là chiếc đồng hồ sáng gọi em
đến trường , A là những bài ca chiều về tặng cả nhà….) thông qua bài hát trẻ có
thể khắc sâu ấn tượng trong đầu trẻ những chữ cái đó.
VD2: Khi cho trẻ làm quen chữ cái "s,x" tôi kết hợp cho trẻ nghe bài hát "
Đếm sao" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung để giúp trẻ khắc sâu chữ cái đang học
và luyện cho trẻ cách phát âm chuẩn
- Khi lồng ghép giáo dục âm nhạc vào hoạt động " Làm quen chữ viết"
giúp cô giáo có thể dễ dàng nhận ra khuyết điểm của từng trẻ từ đó trực tiếp sửa
sai ngay cho trẻ.
* Trong hoạt động Làm quen với văn học:
- Làm quen văn học là hoạt động hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên,
yêu tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn là phương tiện nâng cao khả
năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tưởng phát triển tâm hồn cho trẻ thơ
nhưng trên thực tế cô giáo mầm non chưa đạt được sự mong muốn đó vì cô chưa
có hình thức tổ chức sáng tạo trong hoạt động, chưa biết tích hợp các hoạt động
khác vào hoạt động văn học khiến hoạt động trở lên khô khan cứng nhắc nhưng
từ khi tôi mạnh dạn lồng ghép hoạt động âm nhạc vào hoạt động văn học giúp

nào đó với trẻ nên khởi đầu bằng các trò chơi hay bài hát, nghe giai điệu nhẹ
nhàng …để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào tiết học.
* Trong hoạt động làm quen với toán:
- Trong hoạt động này tôi vận dụng âm nhạc để phát triển tai nghe, sự chú ý
quan sát của trẻ.
VD Khi tìm hiểu bài” số 9” ( tiết 2) tôi cho trẻ nghe âm thanh của nhạc cụ
“thanh gõ”
Cô nói : - Các con nhìn xem đây là nhạc cụ nào? (Thanh gõ ạ)
- Bây giờ cô sẽ dùng thanh gõ này tạo ra âm thanh các con sẽ phải
chú ý nghe cô gõ mấy tiếng nhé? ( Trẻ trả lời)
- Cô mời một trẻ lên gõ và cho các trẻ khác đoán.ư

( Hình ảnh tích hợp trong hoạt động làm quen với toán )
Nguyễn Thị Loan

13


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

3.3 Biện pháp 3: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc:
Khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì việc thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm
quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu , sáng
tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ.
- Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc: Trước tiên tôi cho 1 số trẻ nêu ý
tưởng vận động của mình; có trẻ nêu cách vận động vỗ tay theo nhịp, có trẻ
thích vận động bằng chân, sau đó tôi mới giới thiệu cách vận động mới của cô
giáo đó là vận động " múa minh họa động tác". Để dạy trẻ vận được theo yêu
cầu của cô bước tiếp theo cô vận động mẫu cho trẻ quan sát, rồi cô phân tích
từng động tác cho trẻ hiểu, sau đó cho trẻ vận động bài hát để tạo cho bài hát

trẻ về với thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa, giúp trẻ được vui chơi, được khám phá
được thể hiện năng khiếu ca múa hát của mình. Giáo dục âm nhạc thông qua
ngày lễ, ngày hội tốt, hiệu quả tôi tin rằng sau này chúng ta sẽ có một thế hệ
tương lai đầy triển vọng
Là giáo viên đứng lớp 5 tuổi tôi đã mạnh dạn đưa biện pháp hoạt động giáo dục
âm nhạc vào những ngày lễ, ngày hội
- Ở tại lớp A3 tôi phụ trách phong trào văn hóa văn nghệ được mở rộng và rất
sôi động. Hàng tuần vào chiều thứ 6 tôi và trẻ lại tổ chức ôn lại những bài hát đã
học qua đó trẻ cũng rèn luyện giọng hát của mình và đồng thời cho trẻ giao lưu
văn nghệ giữa các lớp trong khối 5 tuổi. Do điều kiện cơ sở còn hạn chế, nhà
trường chưa có phòng chức năng phục vụ riêng cho hoạt động âm nhạc nên tôi
đã mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình với ban giám hiệu nhà trường cho các
cháu được giao lưu văn nghệ trên phòng hội đồng nhà trường để có không gian
rộng rãi giúp cho trẻ thể hiện năng khiếu ca múa hát của mình một cách tốt nhất
Bên cạnh đó tôi thường xuyên bồi dưỡng thêm cho các cháu có năng khiếu
trong lớp để tham gia vào hội thi “Tiếng hát trẻ thơ " được tổ chức vào những
dịp như khai giảng, 20.11, bế giảng năm học, tết trung thu, hội làng...Trong
những dịp tham gia vào hội thi lớp tôi thường đạt được những giải thưởng
cao.Tôi nhận thấy trong những lần trẻ được tham gia vào những cuộc thi như
vậy rất có hiệu quả, trong cuộc thi trẻ hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn
và tôi thấy một số trẻ rất thích biểu diễn . Trẻ thể hiện một cách tự nhiên, không
ngại ngùng, biểu diễn rất say mê điều đó đã làm tôi thật sự vui sướng, sự hưng
phấn của trẻ càng thôi thúc tôi hăng say hơn trong công việc và điều quan trọng
hơn cả là tôi thấy rằng việc làm và hướng tôi lựa chọn hoàn toàn phù hợp với
trẻ.
- Trong các ngày hội lớn được tổ chức tại trường tôi hoàn toàn tự tin với
học trò của mình. Những ngày hội đó tôi nhận thấy được niềm tự hào, phấn khởi
Nguyễn Thị Loan

15

- Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh
nhẹn, linh hoạt, rả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
VD: Cô bật nhạc cho trẻ nghe giai điệu” Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố
bạn biết con gì” thì trẻ phải trả lời được đó là bài hát “ Đố bạn”
* Trò chơi 2: “ Ô cửa bí mật”
- Trò chơi này giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong ô cửa.
VD: Trẻ mở ô cửa số 3 có đồ chơi là một con búp bê thì phải hát bài hát
nói về búp bê như: “Tạm biệt búp bê thân yêu”.
Khi mở ô cửa số 4 có hình ảnh một bông hoa thì trẻ phải tìm những bài hát
cho phù hợp như: “ Mồng 8/3” , “Hoa trường em” hoặc” Bông hoa mừng cô”….
- Cứ như vậy mở được ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với
hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội
kia được chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không tìm ra bài hát có nội
dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.
*Trò chơi 3:” Ai biết nhiều bài hát hơn”.
- Trong trò chơi này mục đích chính là luyện trí nhớ cho trẻ, luyện khả
năng ca hát của trẻ.
VD: Với đề tài tầu thuyền, trẻ đầu tiên hát” Em đi chơi thuyền trong thảo
cầm viên…”. Trẻ thứ 2 hát tiếp” Một đoàn tàu nhỏ tí xíu…”
VD: Người quản trò đề nghị khi hát phải có từ “ Mẹ”.
+ Trẻ thứ 1 hát: “ Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương..”
+ Trẻ thứ 2 hát: “ … cô là mẹ và các cháu là con..”
- Cứ như vậy trẻ nào hát được nhiều bài hát hơn trẻ đó sẽ dành chiến
thắng.
* Trò chơi 4: “ Cánh hoa tuyệt vời”
- Đây là một trò chơi vô cùng sáng tạo và hấp dẫn. Với những âm thanh
đặc sắc sống động và cách chơi dễ hiểu, trẻ bị lôi cuốn vào trò chơi và thực hiện
đúng theo yêu cầu của trò chơi. Vì vậy khiến trẻ chơi tích cực và hứng thú hơn.

- Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng, đĩa ở nhà, cha mẹ
cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ.
- Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng , đĩa nhạc hay,
những bài hát có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc
ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.

Nguyễn Thị Loan

18


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

( Hình ảnh cô giáo đang trao đổi với phụ huynh )
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả đạt được
* Đối với bản thân
Sau một năm thực hiện đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non”.
Tôi đã thu được một số kết quả như sau
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi đã luyện được
giọng hát hay hơn, biết cách sử dụng đàn ocgan vào hoạt động âm nhạc
- Bản thân tôi đã biết lồng ghép hoạt động âm nhạc vào các hoạt động khác
- Bản thân tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu mà cá bậc phụ huynh
đóng góp làm được những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phụ vụ trong hoạt động:
Như thanh song loan, xắc xô làm từ vỏ lon bia, vỏ hộp sưa bột làm trống....
* Đối với trẻ
- Trẻ đã hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc, thể hiện nghệ thuật khi
biểu diễn đặc biệt thể hiện tốt kĩ năng ca hát của mình cụ thể


vận động theo nhạc
2. Bài học kinh nghiệm

Đạt

Cuối năm

Không đạt

Đạt
Số
trẻ

Tỷ
lệ %

Không đạt

Số trẻ

Tỷ lệ
%

Số trẻ

Tỷ
lệ %

Số
trẻ


11/39

28%

28/39

72% 36/39 92% 3/39

8%

- Giáo dục âm nhạc cho các cháu mẫu giáo là một vấn đề mới và khó,
những tác phẩm âm nhạc mà trẻ được nghe từ thủa bé thường để lại những ấn
tượng sâu sắc trong tình cảm và nhận thức của con người. Đối với trẻ em âm
nhạc là một đối tượng thẩm mỹ, còn là đối tượng giáo dục. Vì vậy muốn làm tốt
việc giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong đời sống hàng ngày cần phải:
•Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát
kết hợp với điệu bộ.
•Giáo viên phải biết sử dụng đàn trong giờ học, có nhạc cụ cho trẻ thì mới
thu hút được trẻ.
•Cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận được giai diệu
của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
•Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức , chỉ huy tập thể
một cách sinh động và chính xác. Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng
lôgic mới thu hút trẻ học tốt.
•Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết
thêm về âm nhạc và củng cố những kiến thức đã học.

Nguyễn Thị Loan


………………………………………
………………………………………

Bình Minh ngày 15 tháng 3 năm 2014.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Loan

PHẦN ĐÁNH GIÁ
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Chủ tịch hội đồng
(Ký tên và đóng dấu)

Nguyễn Thị Loan

21


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status