SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lý - Pdf 35

1

KINH NGHIỆM TÍCH
HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ


2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tấm quan trọng của vấn đề:
Chúng ta biết môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi
chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng
và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất…Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó
không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi,
hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ…Vậy nhưng chúng ta thấy
hiện nay vấn đề môi trường đang là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, nó đang là
mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và sự sống của con người đang ngày
càng bị đe dọa nghiêm trọng, bởi môi trường bị suy thoái… Đặc biệt ở Việt nam, với
sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới
xã hội, chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển
kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì thế môi trường Việt
nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình
đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các
vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp các ngành và đông
đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số thành quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới. Nhìn chung môi
trường của nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc có nơi đã bị báo động.
Chính vì vậy, mà ngày 31/1/2005 Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị về

trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi
trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn
cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các
cấp. Năm 2005, ngành giáo dục đã có Chỉ thị về việc tăng cường giáo dục bảo vệ
môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua
các môn học và hoạt động ngoại khoá...
Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác, trong quá
trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
là vấn đề không thể thiếu.Qua thực tế mà tôi tạm gọi là “Vấn nạn môi trường” tại địa
phương, cũng như sự ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, cuộc sống
của con người. Qua đợt học tập về tích hợp giáo dục môi trường cho môn học Vật lý
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành GD-ĐT về công tác bảo vệ môi
trường . Tôi nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến với học sinh là
cần thiết và rất quan trọng. Các em là những người chủ của tương lai, những người
sẽ trực tiếp quản lý, chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Vì thế các em hãy có ý
thức bảo vệ môi trường và phải có trách nhiệm với môi trường mình đang sống.
Đối với bộ môn Vật lý khối lớp 9 việc tích hợp để giáo dục môi trường là vấn đề
không đơn giản. Nếu giáo dục không phù hợp, thiếu lô gíc, rất có thể gây phản tác
dụng, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và nhận thức về việc bảo vệ môi trường của
các em. Hơn nữa với thực tại hầu hết giáo viên chỉ chú trọng quan tâm truyền đạt
kiến thức khoa học trong tiết dạy là chủ yếu, giáo dục môi trường chỉ là vấn đề thứ
yếu , không được xem trọng. Tôi đã nhiều lần trăn trở để tìm ra cách tích hợp giáo
dục môi trường vào môn Vật lý 9 sao cho nhẹ nhàng mà đem lại hiệu quả cao nhất
Với tâm lý của các em thì dường như việc bảo vệ môi trường là của người lớn. Làm
thay đổi được suy nghĩ này đã khó, tạo nhận thức và thói quen bảo vệ môi trường
trong các em còn khó hơn nhiều.
Tôi lấy việc môi trường ở xung quanh em: Ở nhà, ở lớp học … để hướng các em đến
với việc bảo vệ môi trường là không của riêng ai. Trực nhật, vệ sinh lớp học, vệ sinh
cá nhân có tạo cho em cảm giác thoải mái, tự tin trong các hoạt động.

“Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục
học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng về BVMT”.
Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra NQ 41/NQ /TƯ về: “Bảo vệ môi trường trong
thời kì xây dựng công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước” – nghị quyết đã coi tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số một trong bảy giải pháp BVMT
của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục BVMT vào chương trình Sách
Giáo Khoa của hệ thống giáo dục quốc dân tăng dần thời lượng và tiến tới hình
thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”…
Cụ thể hóa và triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm
2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị “ về việc tăng cường công tác
giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm
2010 cho giáo dục phổ thông là “ trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng về môi
trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học …”
Trên tinh thần đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa nội dung tích hợp giáo
dục BVMT vào các môn học thực hiện từ năm học 2008- 2009. Sở Giáo dục và Đào
tạo sẽ lựa chọn một số trường áp dụng thí điểm để tiến tới nhân rộng áp dụng đại trà
cho những năm học sau. Và Bộ Giáo dục cũng xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc giáo
dục môi trường trong nhà trường THCS như sau:
- Về mục tiêu:
- Nhận thức:


5
+ Có ý thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan
sử dụng nguồn năng lượng.
+ Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và các tác động của vấn đề môi
trường và các tác động của vấn đề môi trường đối với bản thân, gia đình và địa
phương.
- Kỹ năng:

còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó,
Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài


6
học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác
dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học
sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo
vệ môi trường.
- Thời lượng của một tiết học còn hạn chế (45ph) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi
sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách
báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và
hấp dẫn học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn
hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử
dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim
liên quan đến môi trường .
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.
Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi
trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống.
Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như trên sẽ không đem lại hiệu
quả, học sinh sẽ không hiểu biết về tác động của môi trường đối với loài người, như
thế sẽ làm môi trường ngày càng mất cân bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến
cuộc sống con người. Để cho nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu
quả tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp.
2. Các giải pháp chủ yếu:

Ví dụ: Bài 12: Công suất điện
- Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó,
nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
- Khi sử dụng các dụng điện trong gia đình cần thiết sử dụng đúng công suất định
mức.
Để sử dụng đúng công suất định mức cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế đúng
bằng hiệu điện thế định mức.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế
định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số dụng cụ khác
nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
+ Nếu đặt vào dụng cụ hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ đạt
công suất lớn hơn công suất định mức. Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ
của dụng cụ hoặc gây ra cháy nổ rất nguy hiểm.
+ Sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị điện.
Ví dụ: Bài 16: Định luật Jun-Len xơ
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:
Q = I2Rt.
Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là, bếp điện, lò sưởi việc tỏa nhiệt là có ích.
Nhưng một số thiết bị khác như: động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc
tỏa nhiệt là vô ích
- Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm điện năng, cần giảm sự tỏa nhiệt hao phí đó
bằng cách giảm điện trở nội của chúng
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với
mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy
hiểm tới tính mạng.
Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm, người sống gần các đường dây cao
thế thường bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng được


+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng
điện thoại di động khi thật cần thiết.
Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt
khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc
xạ ánh sáng.
- Các chất khí NO, NO2, CO, CO2,… khi được tạo ra sẽ bao bọc Trái Đất. các chất
khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại
mặt đất. Do vậy chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất nóng lên.


9
- Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây dựng đã trở thành phổ biến. Kính xây
dựng ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:
+ Bức xạ mặt trời qua kính: Bên cạnh hiệu ứng nhà kính, bức xạ mặt trời còn nung
nóng các bề mặt nội thất luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người.
+ Ánh sáng qua kính: Kính có ưu điểm hơn hẳn các vật liệu khác là lấy được ánh
sáng phù hợp với thị giác của con người. Chất lượng của ánh sáng trong nhà được
đánh giá qua độ rọi trên mặt phẳng làm việc, để có thể nhìn rõ được chi tiết vật khi
làm việc. Độ rọi không phải là càng nhiều càng tốt. Ánh sáng dư thừa sẽ gây ra sáng
chói dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi cho con người khi làm việc, đây là ô nhiễm ánh
sáng.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của kính xây dựng:
+ Mở cửa thông thoáng để có gió thổi trên bề mặt kết cấu do đó nhiệt độ trên bề mặt
sẽ giảm, dẫn đến nhiệt độ không khí giảm.
+ Có biện pháp che chắn nắng có hiệu quả khi trời nắng gắt.
2.3.Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp:
ở đây, trước hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó cần thực hiện các
công việc sau:
2.3.1. Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.

việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng hao phí điện năng.
Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường thông qua đó góp phần bảo vệ môi
trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu.
Nêu một số biện pháp tiết kiệm điện năng mà các em thường áp dụng?
3.2. Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet
Cách thông dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là vào trang web
www.google.com.vn , gõ từ khoá liên quan đến chủ đề ta đang cần tìm. Khi chọn
được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất
(khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn)
3.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt
nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không
phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được
điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm
bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
VD1: Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt, thép - nam châm điện.
Ở Việt Nam đã ngày một nhiều hơn những rác thải công nghiệp. Đặc biệt rác thải là
những kim loại, việc phân kim loại để tái chế là rất quan trọng. Dựa vào đặc tính kim
loại từ của nam châm điện thì việc phân loại kim loại trong rác thải công nghiệp là
rất quan trọng. Từ đó làm giảm thiểu tác hại gây ô nhiễm môi trường từ rác thải công
nghiệp gây ra.
VD2: Bài 26. Ứng dụng của nam châm :
Sản phẩm ứng dụng độc đáo là tàu chạy trên đệm từ, giảm thiếu tối đa tiếng
ồn, hạn chế gây ô nhiễm tiếng ồn.


11


không phải là duy nhất . Nghã là phải lựa chọn và vận dụng các phương pháp sao
cho phù hợp với nội dung bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh,
trong đó cần phải khai thác kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học
sinh thông qua các phương tiện dạy học nhằm phát triển nhận thức và tư duy, hình
thành cho các em khả năng độc lập, năng động sáng tạo, trong việc tiếp thu và sử lí
thông tin. Qua đó các em tiếp thu bài học tốt hơn và có cách ứng xử đúng đắn về môi
trường
2.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong Vật lí.
Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục môi trường, trong môn Vật lí sử dụng một
số phương pháp sau:
a. Nghiên cứu.
Đây là phương pháp hướng các em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo
dưới các dạng bài tập. Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh : Bài tập giải quyết
nhanh tại lớp, bài tập đòi hỏi có thời gian dài.
b.Làm việc nhóm.
Đây là phương pháp dạy học có nhiều khả năng tốt trong quá trình giáo dục môi trường vì
nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của mỗi các nhân.
c. Đóng vai.
Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong
đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hành động có
tính kịch. Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. Các
hành động kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết óc tưởng tượng và trí sáng tạo của học
sinh.
d. Quan sát, phỏng vấn.
Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin về một vấn đề nào đó,
hoạt động cơ bản là quan sát phỏng vấn.
e. Thuyết trình.
Là phương pháp trong đó học sinh thu thập thông tin tư liệu qua báo chí và tư liệu các
phương tiện truyền thông khác, xây dựng một bản báo cáo và trình bày....
g. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khoá Vật lí.

mình đã tiếp thu những điều vừa học vận dụng kiến thức đó vào môi trường như thế nào.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Việc tích hợp giáo dục BVMT là rất cần thiết trong dạy học, đây có thể xem là
mục tiêu cần đạt tới nhiệm vụ GDMT. Từ khi có chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn vật lí , bản thân cảm
thấy lúng túng trong quá trình tích hợp. Vì vậy bản thân luôn ý thức tìm tòi cách thức
tích hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở thực tế giảng dạy năm qua, dù
thời gian còn hạn chế nhưng đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của học sinh.
Các em có những hiểu biết sâu sắc hơn, có động cơ tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Nhận thức được hành động của mình các em góp phần tiết kiệm được năng lượng,
tránh xa những tác động không mong muốn, có những hành vi đúng hơn về cách ứng
xử với môi trường. Góp phần xây dựng môi trường sống ngày càng tốt hơn.
Tuy không phải hầu hết các em đều có ý thức tốt về bảo vệ môi trường, nhưng chắc
chắn rằng với sự kiên trì trong việc vận dụng các phương pháp tích hợp thì hiệu quả
giáo dục môi trường sẽ được nâng lên.
VII. KẾT LUẬN
Tích hợp giáo dục môi trường là vấn đề quan trọng, cấp bách và rất cần thiết.
Với bộ môn Vật lý chúng ta cần có sự kết hợp giáo dục môi trường trong các tiết dạy.
Sự kết hợp giáo dục cần nhẹ nhàng tránh gò ép gây nhàm chán phản tác dụng. Tạo nhận thức
về ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm trước môi trường sống cho mỗi học sinh. Cần


15
cho học sinh có cái nhìn chính xác về môi trường và sự ô nhiễm môi trường. Từ những suy
nghĩ tích cực đó có thể giúp các em có hành động cụ thể, thiết thực hơn với môi trường, góp
phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên để thay đổi nhận thức của con người không phải một sớm một chiều. Cho
nên giáo viên phải luôn có ý thức liên hệ và có sự phối hợp đồng bộ với các tổ chức trong nhà
trường để việc GDMT có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của con người.
Trên đây là đề tài mà tôi đã thực hiện, mong muốn góp phần vào việc thực hiện đổi

2. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh ( Nhà xuất bản giáo dục )
3. Phương pháp dạy học vật lí ( Nhà xuất bản giáo dục )
4. Sách giáo khoa vât lí 9THCS( Nhà xuất bản giáo dục )
5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí THCS ( Nhà xuất bản giáo dục)


17

X. MỤC LỤC
I. Tên đề tài
II. Đặt vấn đề
1. Tầm quan trọng của vấn đề
2. Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3. Lí do chọn đề tài
4. Phạm vi đề tài
III. Cơ sở lí luận
IV. Cơ sở thực tiễn
V. Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở các giải pháp
2. Các giải pháp chủ yếu
VI. Kết quả nghiên cứu
VII. Kết luận
VIII. Đề nghị

Trang
Trang
Trang
Trang
Trang
Trang


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status