Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng,Phát Triển Của Một Số Tổ Hợp Ngô Lai Mới Tại Tỉnh Thái Nguyên - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

HÀ MINH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

HÀ MINH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN


kiện cho tôi cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Cảm ơn các em sinh viên K42 Khoa Nông học - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã hợp tác cùng tôi thu thập các số liệu của đề tài.
Luận văn này được hoàn thành còn có sự giúp đỡ tận tình của nhiều
bạn bè và đồng nghiệp, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Hà Minh Đức


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................ 4
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới....................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................. 4

thí nghiệm .................................................................................................... 35
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các tổ hợp
ngô lai thí nghiệm......................................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm phát triển thân của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm................ 38
3.1.3. Đặc điểm phát triển lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.................... 46
3.1.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm ............................................................................................... 51
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm ............................................................................................... 53
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ......... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 66
1. Kết luận.................................................................................................... 66
2. Đề nghị .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 67
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................... 71


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMBIONET :

Mạng lưới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á

CD bắp

:

Chiều dài bắp

CIMMYT


:

Tổ chức Lương thực Nông nghiệp liên hiệp quốc

G- CSL

:

Thời gian gieo đến chín sinh lý

G- FR

:

Thời gian gieo đến phun râu

G- TF

:

Thời gian gieo đến tung phấn

G-TC

:

Thời gian gieo đến trỗ cờ

H/B


:

Nhắc lại

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

THL

:

Tổ hợp lai

TL CC/CB

:

Tỷ lệ cao cây trên cao bắp

TT bắp

Bảng 3.5. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2013
tại Thái Nguyên .......................................................................... 47
Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Đông 2013
tại Thái Nguyên .......................................................................... 48
Bảng 3.7. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân
và Đông 2013 tại Thái Nguyên ................................................... 50
Bảng 3.8. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô
lai vụ Xuân và Đông 2013 tại Thái Nguyên................................ 52
Bảng 3.9. Yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân
2013 tại Thái Nguyên ................................................................. 54


vii
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai vụ
Đông 2013 tại Thái Nguyên........................................................ 55
Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô
lai vụ Xuân và Đông 2013 tại Thái Nguyên................................ 61
Bảng 3.12. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ
Xuân và Đông 2013 tại Thái Nguyên.......................................... 63


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ...................... 43
Biểu đồ 3.2: Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ............. 43
Biểu đồ 3.3: Năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.............. 60
Biểu đồ 3.4: Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm............... 60


1


2
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất như: LVN10, LVN99, LVN4, VN8960,
LVN45, LVN66, VS36...
Mặc dù vậy năng suất ngô nước ta vẫn còn thấp, năm 2013 mới chỉ bằng
80,3% năng suất ngô bình quân trên thế giới. Sản lượng ngô tuy đã đạt
5.190,9 nghìn tấn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước.
Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu ngô từ các thị trường về Việt Nam là
2.188.979 tấn và 6 tháng đầu năm 2014 cả nước đã phải nhập 2.394.081 tấn
(Tổng Cục hải quan, 2014) [30].
Yếu tố hạn chế chính đến năng suất ngô ở Việt Nam là điều kiện canh
tác khó khăn. Ngô ở nước ta chủ yếu được trồng ở các vùng không chủ động
tưới tiêu, đầu tư hạn chế sản xuất dựa vào độ phì tự nhiên của đất là chính.
Ngoài ra chúng ta còn thiếu các giống ngô có tiềm năng năng suất cao, khả
năng chống chịu tốt. Chính vì vậy, nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai mới
có nhiều tính ưu việt vẫn đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến
lược phát triển sản xuất ngô của Việt Nam.
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
Việt Nam, có điều kiện đất đai, khí hậu tiêu biểu đại diện cho vùng. Thái
Nguyên cũng là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển trong đó
ngô được xem là một trong những cây trồng chính góp ổn định và nâng cao
đời sống cho người dân.
Cơ cấu giống ngô hiện nay sử dụng trong sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên
còn rất hạn chế, đặc biệt là các giống ngô lai Việt Nam, mặc dù những giống
nội có ưu thế hơn giống nhập ngoại là có khả năng chống chịu tốt hơn với
điều kiện ngoại cảnh bất thuận và giá thành rẻ. Chọn tạo giống ngô lai mới,
năng suất cao, chống chịu tốt cho sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên là vấn
đề rất cần thiết, vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại tỉnh
Thái Nguyên".

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được
nhiều giống ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh
thái. Các giống ngô lai của Việt Nam cơ ưu thế hơn các giống ngô nhập nội là
có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận tốt hơn và giá
thành rẻ hơn.
Hiện nay, thị phần hạt giống ngô lai được lai tạo trong nước mới chỉ
chiếm khoảng 40%, còn lại là do các công ty nước ngoài phân phối. Chính vì
vậy, để giảm chi phí nhập khẩu hạt giống, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước,
giảm chi phí cho người sản xuất, các nhà khoa học Việt Nam vẫn đang nỗ lực
tìm kiếm các nguồn vật liệu tốt, tạo giống lai có nhiều ưu điểm tốt, phục vụ
sản xuất.
Tuy nhiên, các giống mới trước khi đưa ra sản xuất, cần đánh giá đầy đủ,
khách quan khả năng thích nghi của giống với vùng sinh thái cũng như khả
năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi
khác nhau. Để có những giống ngô đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, phải
đánh giá các tổ hợp lai mới lai tạo, Trong quá trình đánh giá sẽ loại được các
tổ hợp lai có những yếu điểm về các đặc tính nông sinh học như: năng suất
thấp, thời gian sinh trưởng quá dài, cây quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm
sâu bệnh, …
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trong các cây lương thực chính, ngô có tốc độ tăng trưởng về năng suất
cao nhất. Sản xuất ngô trên thế giới phát triển khá vững chắc từ thế kỷ 20 đến
nay do không ngừng cải tiến các biện pháp kỹ thuật canh tác và đặc biệt ứng
dụng những thành tựu mới trong chọn tạo giống.


48,09

706,84

2007

158,31

49,90

789,93

2008

162,87

50,98

830,26

2009

158,84

51,63

820,15

2010


Năm

(Nguồn: FAO, 2014[39])
Trong gần 10 năm qua, diện tích trồng ngô trên thế giới tăng 24,85%,
năng suất tăng 14,12% và sản lượng tăng 42,48%. Sự gia tăng sản lượng rất
lớn vào năm 2013 là do tăng về diện tích gieo trồng ngô, mặt khác còn do
việc ứng dụng những thành tựu chọn tạo giống và kỹ thuật công nghệ cao
trong canh tác nên năng suất ngô được cải thiện đáng kể.
Đặc biệt với những thành công trong nghiên cứu tạo giống biến đổi gen
nên các giống ngô biến đổi gen đã được phát triển trong sản xuất. Năm 2013,
sản lượng ngô biến đổi gen trên toàn thế giới đã chiếm 32% tổng sản lượng
ngô (GMO-COMPASS, 2013) [41].
Vị trí của cây ngô đã được khẳng định ở nhiều vùng, nhiều quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu và kỹ thuật
canh tác nên sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các châu lục.


6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


71,61

Châu lục

(Nguồn: FAO, 2014 [39])
Trên thế giới, diện tích trồng ngô tập trung chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu
Á, chiếm 70,63% diện tích, 81,33% về sản lượng ngô của toàn thế giới. Khu
vực có năng suất và sản lượng cao nhất là Châu Mỹ. Năm 2013, năng suất của
Châu Mỹ đạt 70,7 tạ/ha, cao hơn 28,08% so với năng suất trung bình của thế
giới, sản lượng đạt 522,63 triệu tấn, chiếm 51,4% sản lượng ngô toàn thế giới.
Hai châu lục có năng suất cao nhất là Châu Âu và Châu Mỹ (đạt 61,9-73,9
tạ/ha) vì có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có khả năng đầu tư thâm canh hơn
các nước đang phát triển.
Khu vực có diện tích ngô lớn thứ 2 trên thế giới là châu Á với 59,39 triệu
ha. Mặc dù diện tích trồng ít hơn châu Mỹ không đáng kể (11,31 triệu ha),
nhưng năng suất ngô ở khu vực này thấp chỉ đạt 51,2 tạ/ha, nên sản lượng ngô
của Châu Á chỉ bằng 58,23% sản lượng ngô của Châu Mỹ.
Châu Phi có năng suất ngô thấp nhất thế giới, năm 2013 đạt 20,40 tạ/ha,
bằng 37,0% năng suất trung bình của thế giới và bằng 27,6% năng suất trung
bình của Châu Mỹ.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 75 nước trồng ngô, bao gồm cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong số 25 nước sản xuất ngô
hàng đầu thế giới, có 8 nước phát triển, 17 nước đang phát triển (9 nước châu
Phi, 5 nước châu Á và 3 nước châu Mỹ La tinh). Những nước sản xuất ngô
hàng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Mexico...


7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2013

15,32

52,6

80,54

Mexico

7,10

31,9

22,66

Ấn Độ

9,50

24,5

23,29

Indonesia

3,82

48,4

18,51


ngô toàn thế giới. Sản xuất ngô ở Mỹ phát triển rất mạnh là do Mỹ là quốc gia
hàng đầu ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học trong chọn tạo và phát triển các
giống ngô ưu tú. Từ những năm 1950, 100% diện tích ở vùng vành đai ngô
Mỹ đã trồng các giống ngô lai kép và năm 1960 các giống lai kép đã được
thay thế bằng các giống lai đơn (Jenkins, 1978) [44].
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu năng suất ngô ở
hầu hết các nước phát triển tăng không đáng kể, nhưng năng suất ngô ở Mỹ
vẫn gia tăng. Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong
sản xuất. Năm 2013, diện tích canh tác cây trồng CNSH là 70,2 triệu ha, trong
đó có 50.000 ha là ngô chịu hạn [1].
Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 trên thế giới, đứng
đầu châu Á với diện tích là 35,28 triệu ha, sản lượng 217,83 triệu tấn, chiếm


8
21,38% tổng sản lượng ngô của thế giới. Mặc dù, diện tích trồng ngô của
Trung Quốc năm 2013 chỉ ít hơn Mỹ 0,2 triệu ha, nhưng do năng suất ngô của
Trung Quốc thấp, chỉ bằng 61,89% năng suất ngô của Mỹ nên sản lượng ngô
của Trung Quốc chỉ bằng 61,59% sản lượng ngô của Mỹ.
Isarel là quốc gia có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích trồng ngô
nhỏ (0,05 triệu ha) nhưng với trình độ khoa học cao, đầu tư lớn nên Isarel có
năng suất ngô cao nhất thế giới đạt 225,6 tạ/ha cao gấp 4,1 lần so với năng
suất trung bình của thế giới (năm 2013).
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là cây trồng có vai trò quan trọng đối với tất cả các
quốc gia chính vì vậy nhu cầu sử dụng ngô ngày càng tăng. Theo thống kê
của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), niên vụ 2013-2014, ngô được tiêu thụ
nhiều nhất ở Mỹ (chiếm 30,7%), Trung quốc (24,25%) và Brazil (21,2%) so
với tổng sản lượng ngô toàn thế giới. Ở các quốc gia này ngô chủ yếu được sử
dụng làm thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Mỹ

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1961-2013
Năm
1961
1975
1990
1994
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
Năng suất
(1.000 ha)
(tạ/ha)
260,20
11,2
267,0
10,5
432,0
15,5
534,6
21,4
730,2

4250,9
4573,0
4371,7
4606,8
4835,7
4803,2
5190,9


10
Trong suốt 20 năm (1961-1980), năng suất ngô của nước ta gần như
không thay đổi, điều này cho thấy các tiến bộ kỹ thuật ở giai đoạn này còn
hạn chế, chủ yếu sử dụng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác
lạc hậu. Năm 1980, năng suất ngô Việt Nam chỉ bằng 34% so với trung
bình thế giới.
Từ năm 1990 đến nay sản xuất ngô ở Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc. Năm 1990, diện tích trồng ngô ở nước ta là 432.000 ha với tỉ lệ
giống lai chưa đến 1% nhưng đến năm 2013 diện tích đạt 1118,2 nghìn ha
trong đó diện tích trồng ngô lai đã chiếm khoảng 95%. So với năm 2008, diện
tích trồng ngô giảm 269,9 nghìn ha, đây cũng là xu hướng chung của các
nước trên thế giới. Dân số tăng, công nghiệp phát triển, những biến đổi bất
thường của điều kiện ngoại cảnh, là những yếu tố hạn chế đến việc mở rộng
diện tích đất canh tác. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngô ngày càng tăng
của xã hội, giải pháp quan trọng nhất là tăng năng suất.
Việc tăng cường chọn tạo phát triển các giống ngô lai mới và áp dụng
kỹ thuật canh tác phù hợp đã giúp năng suất ngô nước ta tăng liên tục với tốc
độ nhanh hơn so với năng suất trung bình của thế giới. Từ năm 1993 đến nay
các giống ngô thụ phấn tự do năng suất thấp đã được thay thế bằng các
giống ngô lai năng suất cao. Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê năm
1993 cả nước mới chỉ có 12% diện tích được sử dụng giống ngô lai thì đến

Giá trị
(1000USD)
75.087,30

Số lượng
(1000 tấn)
1.019,68

Giá trị
(1000USD)
304.430,43

Braxin

59,86

16.885,44

779,84

212.764,76

Thái Lan

12,24

25.903,98

123,05


6.194,56

0,50

468,84

0,57

437,29

1614.47

500.343,87

2.188,98

674.843,57

Hoa Kỳ
Tổng

Nguồn : Tổng cục hải quan, năm 2014 [30]
Việt Nam nhập khẩu ngô từ 7 thị trường khác nhau trên thế giới. Năm
2013, lượng ngô nhập khẩu tăng 574.506 tấn so với năm 2012.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam với 1.019.681
tấn, trị giá 304.430.430 USD. Brazil là thị trường thứ hai với lượng ngô cung
cấp cho Việt Nam, năm 2013 tăng 719.981 tấn, tăng 13,0 lần về lượng và 12,6
lần về giá trị so với năm 2012.
Trong tám tháng đầu năm 2014 lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam đã
đạt tới 2,9 triệu tấn, lớn gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.


(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

88,3

46,1

406,7

Trung du và miền núi phía Bắc

505,8

37,6

1904,2

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

205,6

43,2

888,9

Tây Nguyên

252,4

khắc nghiệt nhất, phần lớn ngô được trồng trên nương rẫy, địa hình dốc, tập
quán canh tác còn theo kiểu trồng “chay”. Ngoài ra còn do một số nguyên
nhân như:
Phần lớn diện tích trồng ngô của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
tập trung chủ yếu trong vụ Xuân, Xuân Hè và Hè Thu không chủ động nước
tưới, ít thâm canh. Do đó, năng suất cây ngô đạt thấp so với tiềm năng năng
suất của giống và không ổn định, dễ mất mùa khi gặp hạn và mưa lũ. Hầu hết
diện tích ngô vụ Hè Thu tại các tỉnh Bắc Trung bộ thường bị hạn hán cuối vụ
và diện tích ngô vụ Đông bị mưa lũ đầu vụ gây mất mùa
Diện tích sản xuất ngô tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc
Trung Trung bộ có độ dốc cao, hiện tượng rửa trôi lớp đất bề mặt là rất lớn, suy
thoái dinh dưỡng đất ngày càng nhanh qua nhiều năm canh tác ngô.
Thiếu các giống ngô có đặc tính thích nghi với điều kiện bất thuận của
thời tiết: ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp và không đồng đều giữa các vùng
trồng ngô, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Việc đưa
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều hạn chế.
Phần lớn địa bàn sản xuất ngô xa, diện tích sản xuất ngô manh mún ở
vùng đồng bằng sông hồng nên hiệu quả sản xuất bị giảm do tăng chi phí vận
chuyển (đầu vào và đầu ra), tăng chi phí lao động (khó thực hiện cơ giới hóa
sản xuất).
Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu, hàng năm tổn thất
sau thu hoạch đối với ngô là khá lớn (13 - 15%).
Chưa gắn kết giữa sản xuất và tổ chức tiêu thụ của các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (Cục Trồng Trọt, 2011) [7].


14
Vùng có năng suất ngô đạt cao nhất là Đông Nam Bộ với 57,6 tạ/ha, cao
hơn 30,02% so với năng suất ngô trung bình của cả nước và cao hơn 4,35% so

diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một
phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất
ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc
theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ
thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác [17].
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm
69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm
30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
Những diện tích này nếu biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý
có thể mở rộng được diện tích trồng ngô [17].
Khí hậu ở Thái Nguyên có sự biến động giữa các tháng trong năm. Nhiệt
độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất
(tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tổng số
giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối
đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8
và thấp nhất vào tháng 1. Chính vì vậy đầu vụ Xuân và cuối vụ Đông sản xuất
nông nghiệp thường gặp khó khăn vì hạn và rét.
Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là
779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001
người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854
người, chiếm 8,45% [17]. Trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên có 46 dân tộc anh
em cùng chung sống trong đó đa số dân cư là người Kinh (73,1%). Đây cũng
là thuận lợi rất lớn để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp trong đó có cây ngô.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status