Đề tài nghiên cứu khoa học: CƠ HỘI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT – GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI (Nghiên cứu trường hợp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN

Đề tài:

CƠ HỘI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT – GIẢI PHÁP
CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu trường hợp thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên)

Thái Nguyên, 4/2015


LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
MỤC LỤC...................................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU...................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................7
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1
2. Tổng quan vấn về nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................5

2.3.2. Cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục.................................................................................32
2.4.3. Cơ hội tiếp cận các công trình công cộng...................................................................38
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................40
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
...................................................................................................................................................40
3.1. Giải pháp 1: Giúp NKT tiếp cận các dịch vụ xã hội tại địa phương thông qua vai trò trung
gian kết nối của NVXH.............................................................................................................40
3.2. Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của NKT và cộng đồng xã hội về pháp luật và quyền
của NKT thông qua giáo dục, phổ biến về pháp luật................................................................41


3.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả của các DVXH cho NKT thông qua vai trò triển khai,
thực thi và hoạch định các chính sách xã hội của NVXH.........................................................43
3.4. Giải pháp 4: Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận với các
DVXH thông qua vai trò vận động, huy động nguồn lực của NVXH......................................44
3.5. Giải pháp 5: Gắn việc xây dựng các chương trình, dịch vụ xã hội với sự góp sức của nhân
viên xã hội.................................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................46
1. Kết luận.................................................................................................................................46
2. Khuyến nghị..........................................................................................................................46
2.1. Đối với Đảng,Nhà nước.................................................................................................46
2.2. Với chính quyền địa phương..........................................................................................47
2.3.Đối với cộng đồng xã hội................................................................................................47
2.4. Đối với gia đình và bản thân NKT.................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................48


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2

1.4. Khái quát về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên..................................................20
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................23
THỰC TRẠNG VỀ CƠ HỘI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN...........................................23
2.1. Khái quát chung về người khuyết tật tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.......23
2.2. Nhu cầu của người khuyết tật thành phố Thái Nguyên......................................................26
2.3. Thực trạng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................29
2.3.2. Cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục.................................................................................32
2.4.3. Cơ hội tiếp cận các công trình công cộng...................................................................38
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................40
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
...................................................................................................................................................40
3.1. Giải pháp 1: Giúp NKT tiếp cận các dịch vụ xã hội tại địa phương thông qua vai trò trung
gian kết nối của NVXH.............................................................................................................40
3.2. Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của NKT và cộng đồng xã hội về pháp luật và quyền
của NKT thông qua giáo dục, phổ biến về pháp luật................................................................41


3.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả của các DVXH cho NKT thông qua vai trò triển khai,
thực thi và hoạch định các chính sách xã hội của NVXH.........................................................43
3.4. Giải pháp 4: Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận với các
DVXH thông qua vai trò vận động, huy động nguồn lực của NVXH......................................44
3.5. Giải pháp 5: Gắn việc xây dựng các chương trình, dịch vụ xã hội với sự góp sức của nhân
viên xã hội.................................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................46
1. Kết luận.................................................................................................................................46
2. Khuyến nghị..........................................................................................................................46
2.1. Đối với Đảng,Nhà nước.................................................................................................46


Mã số SV: xxxxxxxxxxxxxxx

..........................

Mã số SV: xxxxxxxxxxxxxx

- Lớp: xxxxxxxxxx

Khoa: xxxxxxxxxxxxxxxxx

- Năm thứ: x

Số năm đào tạo: x

- Người hướng dẫn: ThS. xxxxxxxx
2. Mục tiêu đề tài: Đề tài nhằm đi sâu tìm hiểu và làm rõ thực trạng về người khuyết
tật (NKT), xác định nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật; Đánh giá
cơ hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của NKT tại thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, nhóm tác giả đề ra các giải pháp của Công tác xã hội trong
việc trợ giúp cho NKT nâng cao khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Tính mới và sáng tạo: Bài nghiên cứu đã chủ động đi sâu tìm hiểu về cơ hội tiếp
cận các DVXH của NKT mà hầu như chưa có tiền lệ trước đó. Mặc dù đây là một
hướng đi mới nhưng nhóm nghiên cứu đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn đề tìm hiểu
vấn đề này và thông qua đó, nhóm cũng mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhỏ nhưng
có ích để góp phần nhỏ bé nâng cao hơn nữa cơ hội tiếp cận các DVXH của NKT
nhằm cải thiện cuộc sống cho NKT cả về vật chất và tinh thần và giúp họ hòa nhập với
cộng đồng, không còn tâm lý tự ti, mặc cảm.
4. Kết quả nghiên cứu: NKT tại thành phố Thái Nguyên có ít cơ hội tiếp cận với các
dịch vụ y tế, giáo dục, các công trình công cộng,…từ những khó khăn trong việc tiếp


(kí, họ và tên)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi con người khi sinh ra đều muốn mình được lành lặn, khỏe mạnh và có một
cuộc sống hạnh phúc. Người ta thầm cám ơn tạo hóa đã cho một khuôn mặt đẹp, một
đôi tay khéo léo hay một đôi mắt sáng...nhưng không phải tạo hóa đều đối xử tốt với
tất cả mội người, có những người sinh ra bị khiếm khuyết tay, chân, mắt mù lòa hoặc
tâm trí không được ổn định...gọi chung là khuyết tật. Họ gặp khó khăn trong việc đi
lại, học tập, giao tiếp... mặc dù vậy, họ vẫn là con người, là một công dân trong xã
hội, họ cũng có ước mơ, hoài bão và nhu cầu như bất cứ ai, họ rất cần sự quan tâm,
giúp đỡ của xã hội, của những người xung quanh.
Có thể khẳng định, NKT là vấn đề quan trọng nhận được sự quan tâm của toàn
xã hội. Hiện nay, số lượng NKT ở Việt Nam là khá lớn và có xu hướng gia tăng.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã cung cấp nhiều dịch vụ xã hội (DVXH) để
hỗ trợ cho họ, như: y tế, giáo dục, sinh kế, việc làm...tuy nhiên, không phải NKT nào
cũng được hưỏng các dịch vụ hỗ trợ này và cơ hội tiếp cận các dịch vụ của mỗi đối
tượng và vùng miền là không giống nhau do những rào cản về thông tin, nhận thức, sự
kì thị, phân biệt đối xử...
Như nhiều địa phương khác trên đất nước, thành phố Thái Nguyên cũng là một
nơi có nhiều NKT đang sinh sống và làm việc... Các cơ quan chính quyền địa phương
đã triển khai nhiều DVXH để trợ giúp cho NKT, tuy nhiên cơ hội tiếp cận các DVXH
của NKT còn nhiều hạn chế.
Từ những khó khăn nêu trên, chúng ta khẳng định được rằng NKT rất cần sự
quan tâm từ các cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt cần nhấn mạnh vai
trò của nhân viên xã hội trong việc trợ giúp cho NKT có cơ hội được tiếp cận và mở
rộng cơ hội tiếp cận các DVXH một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Dựa trên cơ sở những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã mạnh dạn đi

đồng từ đó nhằm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà
nước, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho NKT
ở hiện tại và tương lai.
Tiếp đến là “Báo cáo chính sách giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với
NKT” (trong hai năm 2011 và 2012) của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội thuộc Ban
Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Báo cáo đã
chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa khuyết tật, kỳ thị và nghèo đói. Khẳng định việc xây
dựng và thực hiện các chính sách, chương trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ kỳ thị và
2


phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật sẽ hạn chế được các chi phí liên quan đến
khuyết tật, thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng của NKT, giảm thiểu các tác động tiêu cực
của khuyết tật và xóa bỏ được tình trạng nghèo đói liên quan đến khuyết tật.
Hội thảo “Đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ sinh
kế cho NKT tại cộng đồng” của Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam.
Nội dung chủ yếu là đánh giá hiệu quả của một số mô hình thí điểm hỗ trợ sinh kế cho
NKT tại một vài địa phương, đưa ra những bài học kinh nghiệm từ những mô hình đã
được triển khai, từ đó, đề xuất những giải pháp mới cho việc thực hiện các mô hình
tiếp theo.
Hay hội thảo “Phát triển mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho NKT” tổ
chức ngày 24/6/2013, tại Hà Nội, dưới sự phối hợp của Cục Bảo trợ Xã hội thuộc Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Trong hội
thảo, các đại biểu đã được chia sẻ một số mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho
NKT của các tổ chức hội như: Hội chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, Hội Vì sự phát triển của
NKT tỉnh Quảng Bình, Hội NKT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)… Đồng thời, thảo luận
xung quanh các vấn đề như khả năng áp dụng các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho
NKT ở địa phương, hình thức dạy nghề, những điều kiện cần thiết để việc học nghề và
tạo việc làm cho NKT đạt hiệu quả.
Vấn đề về dịch vụ xã hội cho người khuyết tật được đề cập đến nhiều trong các

xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” để có
thể làm rõ vấn đề này.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật
tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Khách thể nghiên cứu:
+ NKT đang tham gia sinh hoạt Hội NKT thành phố Thái Nguyên.
+ Chủ tịch Hội NKT thành phố Thái Nguyên
+ Chính quyền tại thành phố Thái Nguyên.
+ Người dân tại thành phố Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát Hội Người khuyết
tật thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4


Phạm vi về nội dung: Với đề này này, nhóm tác giả chỉ tập trung đi sâu vào
nghiên cứu 3 dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục và các công trình công cộng.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: tháng 6/ 2014 đến tháng 3/2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ thực trạng về NKT tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cho NKT tại thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Từ đó, nhóm tác giả đề ra các giải pháp của Công tác xã hội trong việc trợ
giúp cho NKT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài: NKT, CTXH
với NKT, DVXH với NKT...

Đề tài nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm có bao quát và có được cái
nhìn tổng quan toàn diện nhất về vấn đề nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong xã hội học và sử dụng
những kỹ năng đặc thù của ngành CTXH vào quá trình nghiên cứu. Trong đó có những
phương pháp nghiên cứu đã được vận dụng của nghiên cứu xã hội học như phương
phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu...để nhằm thu
thập hiệu quả thông tin phục vụ hữu ích tiện lợi cho qua trình nghiên cứu đạt hiệu quả
như mong đợi và đảm bảo tính xác thực khách quan của kết quả nghiên cứu. Những kỹ
năng đặc thù của ngành đã được vận dụng như kỹ năng vãng gia, kỹ năng lắng nghe
tích cực, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề... nhằm giúp nhóm
nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu về đối tượng về vấn đề tài nghiên cứu thêm xác thực,
qua đó đánh giá được đúng nhu cầu của đối tượng NKT, tìm hiểu về đời sống, các mối
quan hệ của NKT với các dịch vụ xã hội, sự cần thiết và tiện ích của các DVXH hiện
hành mang lại...
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu đã được nhóm tác giả sử dụng hiệu quả, đây là
phương pháp nghiên cứu dựa trên những tư liệu, tài liệu, các văn bản, các tác phẩm
như sách, báo, các công trình ngiên cứu trước đó, liên quan đến đề tài nghiên cứu
nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu đạt hiệu quả.
6


Trong bài nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã sử dụng các danh mục tài liệu
phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình như các giáo trình CTXH với cá nhân, CTXH
với NKT, CSXH, ASXH, CTXH với nhóm... nhóm tác giả còn sử dụng công cụ tìm
kiếm tìm hiểu các tài liệu trên các trang mạng tailieu.vn, trang mạng socialwork.vn,
các pháp lệnh của chính phủ như Pháp lệnh NKT, Luật NKT,... trên cơ sở khai thác,
tìm hiểu và phân tích các tài liệu kể trên đã giúp nhóm nghiên cứu thêm hiểu biết được
nhiều thông tin hơn, có thể hiểu rõ về vấn đề nghiên để có thể vận dụng vào quá trình

nghiên cứu, sự cần thiết của các DVXH, nhu cầu về các DVXH của NKT...
5.2.4. Các kỹ năng vận dụng
- Kỹ năng vãng gia
Vãng gia là một trong những kỹ năng thường được sử dụng trong tác nghiệp
công tác xã hội đó là tác giả đến trực tiếp gia đình gặp gỡ đối tượng đến nơi mà đối
tượng đang sinh sống, làm việc để thể hiện sự quan tâm và cũng là để có thể hiểu rõ
hơn về hoàn cảnh sống của đối tượng.
Người nghiên cứu sử dụng kỹ năng vãng gia để có thêm sự hiểu biết thực tế
hơn về hoàn cảnh, gia cảnh, thực tế cuộc sống cũng như môi trường mà đối tượng
đang sống, cũng như giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ của đối tượng với
cộng đồng nơi mà đối tượng đang sinh sống, mối quan hệ của các DVXH đối với đối
tượng NKT. Vãng gia còn giúp cho nhà nghiên cứu tìm hiểu được sự tác động trợ giúp
của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể nơi NKT cư trú trong việc hỗ trợ
NKT tiếp cận với các DVXH đang hiện hành. Trên cơ sở vãng gia tìm hiểu thực tế về
đối nhà cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các DVXH
của NKT tại thành phố Thái Nguyên sao cho hiệu quả nhất.
- Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và để lắng nghe một cách có
hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có được kỹ năng lắng nghe tốt. Kỹ năng lắng nghe là
một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết phải có ở mỗi nhân viên công tác xã hội
lắng nghe không chỉ đơn thuần là bằng đôi tai để thu nhận thông tin mà lắng nghe ở
đây là hình thức lắng nghe bằng cả đôi tai, bằng đôi mắt và tâm hôn của nhân viên xã
hội. Người nghe phải chú ý đến những gì được nói ra và thẩm chí cả những gì không
được nói ra, lắng nghe và thấu hiểu cả những điều ẩn chứa trong những câu nói, cử chỉ
cho đến nết mặt của đối tượng giao tiếp. Trong suốt quá trình lắng nghe người nhân
viên xã hội phải biết thể hiện cho thân chủ biết được là họ đang được lắng nghe, phải
tạo được sự tin tưởng đối với đối tượng và biết cách khơi gợi họ chia sẻ về bản thân về
vấn đề đang gặp phải. Người nhân viên xã hội phải biết lắng nghe có chọn lọc, đồng
thời phải loại hoàn toàn những định kiến cá nhân và những suy nghĩ chủ quan của bản
thân về đối tượng để có thể hiểu về suy nghĩ và lời nói của thân chủ một cách chính

Kỹ năng này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin về đối tượng
nhân viên xã hội phải biết sàng lọc thông tin và phải biết cách nhận diện và đánh giá
đúng về vấn đề của đối tượng nghiên cứu. trên cơ sở nhận diện, đánh giá nhà nghiên
cứu phải chỉ ra được đâu là vấn đề cần có biện pháp giải quyết để thúc đẩy về cơ hội
tiếp cận các DVXH của NKT tại địa phương nghiên cuus một cách hiệu quả nhất.

9


6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng NKT tại thành phố Thái Nguyên hiện nay ra sao? NKT có nhu cầu
tiếp cận với các dịch vụ xã hội không?
- Thực trạng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của NKT tại thành phố Thái
Nguyên hiện nay như thế nào?
- Những giải pháp nào góp phần thúc đẩy và nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch
vụ xã hội của NKT tại thành phố Thái Nguyên?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- NKT tại thành phố Thái Nguyên đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Hầu hết NKT đều có nhu cầu lớn về các dịch vụ
xã hội.
- NKT tại thành phố Thái Nguyên có ít cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Bên
cạnh đó, các DVXH tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT. Hiệu quả của
các DVXH chưa cao, vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục.
- Các giải pháp của CTXH sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao cơ hội tiếp cận với
các DVXH của NKT.
8. Tính mới của đề tài
Bài nghiên cứu đã chủ động đi sâu tìm hiểu về cơ hội tiếp cận các DVXH của
NKT mà hầu như chưa có tiền lệ trước đó. Mặc dù đây là một hướng đi mới nhưng
nhóm nghiên cứu đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn đề tìm hiểu vấn đề này và thông
qua đó, nhóm cũng mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhỏ nhưng có ích để góp phần

tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản
trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng
như những người khác trong xã hội”.
Theo Luật NKT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011, đã ghi rõ: “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả lựa chọn khái niệm
NKT theo Luật NKT của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm cơ
sở trong nghiên cứu đề tài.

11


1.1.2. Tiếp cận – Dịch vụ - Dịch vụ xã hội
Khái niệm “Tiếp cận”:
Đề tài sử dụng khái niệm “Tiếp cận” theo Điều 2, Chương I, Luật người khuyết
tật số 51/2012/QH12 ngày 17/6/2010: Tiếp cận được hiểu là việc người khuyết tật sử
dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch
vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.
Khái niệm “Dịch vụ - Dịch vụ xã hội”:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (NXB Từ điển Bách khoa, 2007): “Dịch vụ
là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt”.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [Từ điển Tiếng Việt,
2004, NXB Đà Nẵng, tr256].
Theo PGS. TS. Trần Hậu, PGS và TS. Đoàn Minh Huấn (Phát triển dịch vụ xã
hội ở nước ta đến năm 2020 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, 2012) thì “Dịch vụ
xã hội là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu công cộng và cá nhân nhằm phát triển

người khuyết tật.
Vậy người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ xã hội được hiểu là việc người khuyết
tật sử dụng được các dịch vụ xã hội nhằm phòng ngừa - hạn chế và khắc phục rủi ro,
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã
hội cho nhóm đối tượng là người khuyết tật.
1.1.3. Công tác xã hội
Trong quá trình vận động và phát triển với tư cách là một khoa học và một hoạt
động thực tiễn ở những thời điểm khác nhau, những quốc gia khác nhau đã xuất hiện
những khái niệm khác nhau về CTXH. Nhóm tác giả xin đưa ra một số khái niệm phổ
biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Công tác xã hội như sau:
Theo Từ điển bách khoa ngành Công tác xã hội (1995) có ghi: “Công tác xã hội là
một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những
chuyển biến xã hội và đem lại an sinh cho người dân trong xã hội”.
Theo khái niệm của Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội tại Mỹ (NASW 1970): “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chất chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá
nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng
xã hội của họ và tạo điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy”.
13


Theo Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (IFSW – tháng 7/2000):
“Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, thúc đẩy
việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và
giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội
can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và
công bằng xã hội là nguyên tắc cơ bản của Công tác xã hội”.
Theo Từ điển Xã hội học (G. Endruweit và G. Trommsdorff – NXB Thế giới,
Hà Nội, 2001) thì “Công tác xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, một việc giúp
đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt”.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CTXH song các khái niệm đưa ra

dành cho NKT… mà ít ai nghĩ tới các hoạt động CTXH với NKT và điều đó không có
nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ, giúp đỡ NKT. Vì
vậy, cần hiểu khái niệm CTXH với NKT là gì?
“CTXH với NKT là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên CTXH giúp đỡ
những NKT tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ,
huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ NKT, gia đình và cộng
đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những
rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công
bằng như những người khác trong xã hội”.(Tập bài giảng “Công tác xã hội với người
khuyết tật”, TS. Trần Văn Kham, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, [Trang 19]).
Vận dụng lý thuyết về CTXH với NKT sẽ giúp quá trình nghiên cứu, đánh giá
về cơ hội tiếp cận một số dịch vụ xã hội của người khuyết tật tại thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp của công tác xã hội được phù hợp,
chính xác, khách quan hơn.
1.2. Các lý thuyết vận dụng
1.2.1 Lý thuyết hệ thống- sinh thái
Lý thuyết hệ thống chỉ ra các mối liên hệ tương tác giữa con người với môi
trường xã hội mà họ đang sinh sống, rằng con người sống trong môi trường xã hội
chịu tác động từ phía môi trường, nói lên sự tác động mà các tổ chức, chính sách, cộng
đồng và các nhóm xã hội ảnh hưởng lên cá nhân. Lý thuyết hệ thống xem xét mỗi cá
nhân con người được cấu thành từ các tiểu hệ thống như sinh học, tâm lý- xã hội. Mọi
15


hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng
tới những hệ thống nhỏ nằm trong nó. CTXH khi tiếp cận với các đối tượng cần phải
quan tâm tới hệ thống môi trường xung quanh, đặt các đối tượng trong mối quan hệ
tương quan với các hệ thống môi trường xung quanh một cách có hệ thống. Lý thuyết
sinh thái nêu lên các mức độ can thiệp chính trong hệ thống gồm ba mức độ chủ yếu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status