skkn một số BP nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non - Pdf 37

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng giao tiếp
cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội.
3. Tác giả:
Họ và tên:

Vũ Thị Hồng Hạnh

Giới tính: Nữ.

Ngày tháng/năm sinh: 11/06/1989.
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Sao Mai.
Điện thoại: 0969761989
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường mầm non Sao Mai
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trẻ mầm non, cơ sở vật
chất của lớp học, sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/2014 đến tháng
2/2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Vũ Thị Hồng Hạnh

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Những biện pháp trong sáng kiến được tôi tiến hành trực tiếp bằng cơ sở vật
chất tại lớp và trên trẻ lớp tôi qua các hoạt động tôi xây dựng hàng ngày. Đã mang lại
những hiệu quả vô cùng thiết thực, có khả năng áp dụng đồng bộ cao, tôi mong muốn
sẽ được áp dụng trong trường tôi cũng như các trường mầm non nói chung.
Với những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn
áp dụng các biện pháp mới nhằm phát triển và tăng cường khả năng giao tiếp
cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy
khả năng giao tiếp của học sinh tăng từ mức trung bình ở thời điểm khảo sát lúc
ban đầu, đã đạt mức tốt, khá ở thời điểm khảo sát nghiệm thu kết quả của việc
áp dụng sáng kiến. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng giao
tiếp cho trẻ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp trẻ tự tin hơn trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Sau khi áp dụng những biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6
tuổi trong trường mầm non, tôi nhận thấy trẻ có những tiến bộ rõ rệt về giao
tiếp. Trẻ mạnh dạn, tự tin và có những kĩ năng giao tiếp cơ bản với mọi người
xung quanh đồng thời hình thành ở trẻ thói quen văn minh góp phần chuẩn bị
tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết với nghề và quan
trọng hơn nữa là sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình. Cô đóng
vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt trẻ, là người trung gian kích thích trẻ
giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy, cô cần tìm tòi, khám phá, tự
nâng cao vốn hiểu biết và nâng cao năng lực làm việc của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu giảng dạy. Việc đầu tư các phương tiện, trang thiết bị, vật liệu, đồ
dùng đồ chơi cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc rèn kĩ năng giao tiếp
cho trẻ. Đặc biệt, là sự phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường là
vô cùng quan trọng. Đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành kĩ năng giao
tiếp cho trẻ.
3

cùng quan trọng. Qua thực tế, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều
bất cập. Trẻ chưa biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Một số
4


trẻ có kĩ năng thì cũng chỉ dừng ở kĩ năng cơ bản như chào, hỏi, cảm ơn, xin lỗi.
Với những kĩ năng khó hơn như: trao đổi, chia sẻ, nghe và hiểu …trẻ vẫn rất bỡ
ngỡ. Điều này, khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong
học tập. Và giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong qua trình truyền thụ
kiến thức cho học sinh. Vì vậy, tôi đã đúc rút những kinh nghiệm của mình qua
những năm tháng giảng dạy để đưa ra một số biện pháp phát triển kĩ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là
những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn
ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ
học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học
sau này.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi, đây là giai đoạn mà trẻ
mẫu giáo phát triển cao độ nhất. Mọi kĩ năng về ngôn ngữ và giao tiếp đều đã
cứng cáp, khả năng tri giác và tưởng tưởng đều phát triển nên trẻ càng khao khát
thể hiện bản thân. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin, có ý thức
tốt về giá trị bản thân, và duy trì các mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung
quanh. Giao tiếp là cách duy trì và phát triển tất cả các mối quan hệ thông qua
việc trẻ thể hiện bản thân bằng cách bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình
và kết nối với những người xung quanh. Mặt khác, đây đã là năm cuối cùng của
trẻ tại trường mầm non, trẻ đã quen với việc đi học, quen với phương pháp học
mà chơi tại trường mầm non. Các khái niệm sống xung quanh trẻ đã được hình
thành rõ ràng, trẻ lại càng khao khát được bộc lộ, được thể hiện. Hơn nữa vốn

Trẻ mẫu giáo lớn vốn hiếu động mà nhu cầu phát triển kĩ năng giao tiếp ở
trẻ thường diễn ra tự phát, khiến trẻ khó khăn trong việc tiếp nhận các phương
pháp mới mà cô đưa ra.
Với những bất cập trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển kĩ
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi đầu năm học 2014 – 2015 như sau:
Nội dung khảo
Thời

Tổng

điểm

số trẻ

sát

Xếp loại
Tốt
S.trẻ
%

6

Khá
S.trẻ
%

ĐYC
S.trẻ
%


40

6

17

8

23

7

20

11

31

9

26

7

20

8

23

nhiều trẻ chưa đạt yêu cầu. Ngay từ đầu năm học tôi đã đúc rút kinh nghiệm,
đồng thời tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu qua quá trình quan sát trẻ hàng ngày để
đưa ra các biện pháp mới, nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong trường
mầm non một cách tốt nhất.
4. Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non :
4.1. Tạo môi trường để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua
hoạt động vui chơi.
Việc tạo môi trường vui chơi nhằm hình thành cho trẻ những ấn tượng,
cảm xúc cho trẻ về giao tiếp. Tôi tạo cho trẻ môi trường phong phú, đa dạng để
khi trẻ đến trường, điều tác động đầu tiên đến trẻ là môi trường của lớp học, là
cách tôi trang trí, sắp xếp lớp học cho trẻ. Đây là tác động cần thiết cho trẻ khi
muốn kích thích ý muốn giao tiếp ở trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu kế hoạch của chủ
đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6
tuổi để tạo môi trường hoạt động xung quanh trẻ.
Hoạt động vui chơi là một trong những loại hình hoạt động của trẻ ở trong
trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất. Đây là hoạt
động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên lên kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn
nhằm giúp trẻ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm
giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Vì vậy, việc tổ chức tốt
7


các hoạt động góc sẽ giúp trẻ học được rất nhiều điều, trẻ phản ánh những điều
mình quan sát được ở thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp của trẻ.
4.1.1. Xây dựng nội dung chơi cụ thể và trang trí các góc theo từng chủ đề.
Tôi xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ đề. Đặc biệt
lưu ý các góc trẻ có thể phát triển kĩ năng giao tiếp nhiều như: Góc phân vai, góc
xây dựng, góc nghệ thuật.
Tôi thiết kế góc, bố trí tạo không gian hợp lí ở các góc chơi cho trẻ.

thấy có hay không? Con có thuộc bài hát không?..
Trò chuyện và tăng cường khả năng nghe, hiểu của trẻ qua các bài thơ,
câu chuyện. Tôi gợi ý cho trẻ về các bài thơ và câu chuyện mà trẻ đã biết. Có thể
là cho trẻ luân phiên đọc thơ, cùng kể nối tiếp một câu chuyện hoặc xem các bạn
đóng kịch. Dù áp dụng phương pháp nào, cũng sắp xếp sao cho khi có bạn biểu
diễn thì sẽ có bạn đóng vai khán giả và sẽ cùng nhận xét về nội dung mà các bạn
vừa thể hiện.
Ở góc chơi này tôi thường xuyên thay đổi các phương thức lắng nghe
bằng cách áp dụng phương pháp kể nối, đọc nối, đóng kịch sáng tạo. Các hình
thức này kích thích trẻ nghe rất tốt và rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin.
VD: Cho trẻ kể nối câu chuyện: Mèo con học chải răng. Muốn tham gia
kể chuyện, trẻ phải lắng nghe bạn kể. Tôi chia số thứ tự cho trẻ và yêu cầu trẻ:
Khi bạn kể xong câu của bạn, con cần nối tiếp câu của mình luôn. Có thể kết
hợp cùng biểu cảm khuôn mặt và hành động nếu trẻ đã thuộc câu chuyện cho
thêm phần sinh động.
Góc phân vai: Đây là góc dễ dàng tạo sự hứng thú cho trẻ. Khi rèn kĩ năng
nghe, hiểu cho trẻ, tôi hướng trẻ chơi các vai chơi như Bác sĩ khám bệnh, cô
giáo, hướng dẫn viên du lịch…
VD: Với mỗi vai chơi, tôi thường nhắc nhở trẻ: Bác sĩ muốn khám bệnh
tốt cần lắng nghe bệnh nhân trò chuyện và miêu tả biểu hiện, qua đó mới chẩn
đoán được bệnh. Và bệnh nhân, muốn nhanh khỏi bệnh thì cần chú ý lắng nghe
xem bác sĩ dặn dò mình những gì, uống thuốc khi nào…
* Kĩ năng trao đổi:
Bé đi siêu thị ( Góc phân vai): Ở góc chơi này, kĩ năng trao đổi sẽ được
thể hiện rõ ràng nhất. Tôi hướng dẫn trẻ cách trao đổi với nhau để trẻ có thể thể
hiện ý muốn của mình bằng hành động, lời nói. Với những vai chơi mới, tôi
9


thường nhập vai chơi cùng trẻ để trẻ có thể cảm nhận tốt nhất về cách chơi vai



bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Với lứa tuổi này, chủ yếu là
hình thành các nhóm kĩ năng cơ bản như: biết giới thiệu về bản thân, về gia
đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo. Biết chào hỏi lễ phép trong nhà
trường, ở nhà và ở nơi công cộng. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi… Thực tế trong
nhà trường, thông qua các môn học, các hoạt động tập thể trẻ được dạy cách
chào hỏi lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp,
không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có
nhiều trẻ còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi làm sai.
4.2.1. Rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ trên các tiết học.
Ở trường mầm non, trẻ được học tập nhiều môn học chia thành 5 lĩnh vực
phát triển. Với các môn học này, giáo viên đều có thể lồng ghép các nội dung
tích hợp như tích hợp giáo dục phát triển các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp. Bản
thân tôi, thường lồng ghép vào các tiết học như: tạo hình, khám phá khoa học-xã
hội…Việc lồng ghép nội dung này vào các tiết học đảm bảo việc trẻ vẫn có thể
tiếp thu được các kiến thức cô truyền đạt đồng thời có được các kĩ năng cô lồng
ghép.
VD: Khi cho trẻ tham gia tạo hình. Trẻ được cùng cô thảo luận về đề tài
mà cô đưa ra, qua đó trẻ được nói, được thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của
bản thân về đề tài. Sau khi trẻ hoàn thiện sản phẩm, cô cho trẻ xem và nhận xét
về bài của mình và bài của bạn. Quá trình nhận xét sản phẩm trẻ sẽ thể hiện
được khả năng giao tiếp của mình, tôi cũng có cơ hội để uốn nắn và rèn kĩ năng
giao tiếp cho trẻ.
Ngoài lồng ghép vào các môn học chủ đạo, tôi còn đưa nội dung phát
triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ vào các tiết hoạt động hàng ngày như: Hoạt động
ngoài trời, hoạt động chiều. Với hoạt động chiều, thời gian hoạt động ngắn và
tâm lí trẻ còn chưa thoải mái sau khi ngủ dậy, tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng
hoặc chơi một trò chơi vận động. Sau đó, tôi triển khai các nội dung giáo dục

tiếp cho trẻ.
4.2.3. Rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các buổi trò chuyện hàng
ngày.
Hàng ngày, khi trẻ đến lớp, tôi thường dành thời gian đón trẻ và thời gian
rảnh rỗi trong ngày để cùng trò chuyện với trẻ. Đây là cách tôi quan sát trẻ giao
12


tiếp và quan tâm đến những trẻ giao tiếp kém. Với các hoạt động khác, tôi cần
bao quát toàn bộ lớp học, nhưng với hoạt động này, tôi có thể chú ý đến những
trẻ nhút nhát trong lớp. Với những trẻ này, tôi có thể tăng cường trò chuyện về
những chủ đề xoay quanh cuộc sống của trẻ, về những việc trẻ đã làm hay về
chủ đề mà làm đang thực hiện. Trong quá trình trò chuyện, tôi thường lựa chọn
ngôn ngữ dễ hiểu, câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, kích thích trẻ nói. Bên cạnh việc
phát triển giao tiếp qua ngôn ngữ nói, tôi cũng chú ý đến việc rèn cho trẻ ngôn
ngữ giao tiếp cơ thể như cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Khi cùng trẻ trò chuyện, tôi
thường yêu cầu trẻ nhìn tôi và hỏi trẻ khi con vui con sẽ làm gì hay khi con buồn
con sẽ biểu hiện như thế nào? Ngoài ra, tôi còn làm một bộ đồ chơi biểu cảm
cho trẻ được treo ở vị trí trẻ dễ thấy để trẻ có thể quan sát và bắt chước. Khi cho
trẻ chơi trò chơi bắt chước, tôi sẽ nói biểu cảm và trẻ sẽ thể hiện biểu cảm giống
icon đã được tôi làm và treo sẵn. Việc trò chuyện hàng ngày, sẽ giúp nâng cao
khả năng trò chuyện của trẻ với người xung quanh.
Trong các kĩ năng giao tiếp cơ bản, lễ giáo là kĩ năng quan trọng và
thường gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ nhưng lại là kĩ năng trẻ tiếp thu
rất chậm. Trẻ có thói quen chào hỏi nhưng không phải là thường xuyên, đôi khi
với người lạ, người trẻ ít gặp trẻ thường không chào hỏi khi gặp, hoặc không
muốn trò chuyện cùng. Vì vậy, tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ, trò chuyện cùng
trẻ để duy trì các kĩ năng này cho trẻ.
VD: Khi có khách đến thăm lớp, tôi theo dõi cách trẻ giao tiếp với khách
và nhận thấy trẻ không chào hỏi khách. Hoặc có trẻ chào nhưng chỉ chào khi

tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói. Từ đó sự hiểu biết của trẻ ngày càng được
nâng cao.
Trước tiên, tôi tăng cường cho trẻ trò chuyện với mọi người xung quanh
về các chủ đề cô dự định muốn tăng cường vốn từ cho trẻ về lĩnh vực mà trẻ còn
yếu. Đây là cách dễ dàng nhất để trẻ bắt chước, học tập và thu lượm được những
từ mà trẻ chưa biết. Qua quá trình trò chuyện hàng ngày, vốn từ của trẻ sẽ được
tăng thêm. Đặc biệt, trong quá trình trò chuyện cùng trẻ, cô có thể gợi ý về một
số chủ đề khác nhau, từ đó đưa ra các câu hỏi mở, để trẻ đưa ra những nhận
định, những hiểu biết của mình. Trong khi trẻ nói, cô có thể bổ sung cho trẻ
những từ khó khi trẻ bí từ. Từ đó, thiết lập thêm cho trẻ hệ thống từ vựng.
14


Ngoài ra, kho tàng văn học rộng lớn với đầy đủ các chủng loại phong phú
như: Thơ, truyện, đồng dao, ca dao… chính là chìa khóa mở cánh cửa tri thức
cho trẻ, đồng thời có thể hoàn thiện hệ thống vốn từ cho trẻ. Trẻ có thể học mà
chơi, chơi mà học. Những bài đồng dao, ca dao cũng cung cấp cho trẻ lượng từ
vựng phong phú, từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp. Tuy nhiên, trẻ ở độ
tuổi này thường chỉ hát hay đọc các bài đồng dao, ca dao trong lúc vui chơi mà
chưa phát huy hết được vai trò của chúng trong việc phát triển ngôn ngữ, đặc
biệt là làm giàu vốn từ. Có nhiều trẻ hát và đọc các bài đồng dao thuộc lòng mà
không hiểu hết được ý nghĩa và các từ trong đó. Vì vậy, trong quá trình giảng
dạy, tôi thường giảng cho trẻ nghe nhiều lần về nội dung của bài đồng dao, ca
dao và ý nghĩa của các từ khó. Từ đó tăng cường vốn từ cho trẻ.
Tích lũy vốn từ cho trẻ là cả một quá trình dài đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù của
cô giáo và sự ham hiểu biết của trẻ. Có được vốn từ phong phú trẻ mới có thể dễ
dàng biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình. Thúc đẩy ở trẻ óc tưởng tượng, khả
năng phân tích, ghi nhớ. Giúp trẻ có được thêm những kĩ năng sống bổ ích.
4.4 Phối kết hợp với phụ huynh:
Giáo dục mầm non đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà

cháu tự cô lập mình, tôi đã trò chuyện và trao đổi cùng phụ huynh của cháu để
có thể nắm rõ được những đặc điểm tâm sinh lí của cháu khi ở nhà. Sau khi có
được những thông tin đầy đủ, tôi chia sẻ với phụ huynh cháu về những hiểu biết
và biện pháp của tôi để khiến cháu hòa đồng hơn như: Ở lớp, tôi thường ghép
cháu với nhóm bạn mạnh dạn và nhanh nhẹn để cháu được các bạn cùng hoạt
động, tăng cường trò chuyện với cháu, đưa cháu vào các hoạt động tập thể của
lớp… Ngoài ra, tôi cũng yêu cầu phụ huynh cần trò chuyện với cháu về những
việc cháu đã làm trên lớp hàng ngày cùng bạn và cô giáo. Qua một thời gian,
cháu đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cùng cô và bạn.
Qua quá trình đó, phụ huynh sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc
giáo dục trẻ khi ở nhà. Khuyến khích trẻ học tập trong những thời gian rỗi ở nhà
bằng cách trò chuyện giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhờ vậy kĩ năng của
trẻ sẽ tăng lên rõ ràng.
Tóm lại, muốn trẻ đạt được kĩ năng tốt đòi hỏi người giáo viên cần có sự sáng
tạo trong giàng dạy, có sự tìm tòi, đưa ra những phương pháp, biện pháp mới giúp trẻ
tiếp thu được tri thức mà cô truyền đạt bằng cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất.
16


5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp:
Sau một thời gian thực hiện các phương pháp trên tôi nhận thấy trẻ
lớp mình đã có những tiến bộ rõ ràng. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tương đối
đồng đều và tốt. Khả năng lắng nghe, kĩ năng chia sẻ, trao đổi và sự hình
thành các thói quen giao tiếp của trẻ tăng cao. Những đề tài cô đưa ra được
trẻ hứng thú đón nhận và đưa những ý kiến sáng tạo của mình. Thêm vào đó,
qua quá trình tự nghiên cứu, bản thân tôi cũng đúc kết được rất nhiều kinh
nghiệm.
* Kết quả đạt được trên trẻ như sau:
Số trẻ hứng thú với các hoạt động có yêu cầu giao tiếp chiếm đến 90%,
tiết học nhờ đó mà sôi nổi hơn.

Tổng

khảo

số trẻ

sát
Đầu
năm

35

T9/
2014
Thời

Khá

ĐYC

KĐYC

Nội dung khảo
sát

S.trẻ

%

S.trẻ

17

8

23

7

20

11

31

9

26

7

20

8

23

9

26


điểm

Tổng

Nội dung khảo

khảo

số trẻ

sát

S.trẻ

%

S.trẻ

%

S.trẻ

%

S.trẻ

%

K/n nghe hiểu
K/n chia sẻ


2

6

20

57

8

23

5

14

2

6

30

86

3

8

2


Các biện pháp trong sáng kiến được tôi áp dụng trên trẻ lớp tôi với những
cơ sở vật chất có sẵn của lớp học. Để nhân rộng sáng kiến:
* Về cơ sở vật chất:
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất lớp học. Đảm bảo
trường lớp theo đúng tiêu chuẩn quy định về diện tích và không gian. Có đủ đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
* Về phía giáo viên:
Cô cần tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về giáo dục phát
triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt
nhất. Đặc biệt, giáo viên cần có sự tâm huyết với nghề, yêu nghề. Có trình độ
năng lực làm việc, thường xuyên tìm tòi các biện pháp và phương pháp giảng
dạy mới. Linh hoạt trong việc sử lí các tình huống sư phạm, tạo điều kiện cho trẻ
phát triển một cách toàn diện nhất.
Thường xuyên học hỏi các chuyên đề, các đề tài khoa học về phát triển kĩ
năng sống cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh các biện pháp, kinh nghiệm để cùng
chăm sóc và giáo dục trẻ. Góc tuyên truyền có nhiều bài viết mới nhiều hình ảnh
đẹp mắt cho phụ huynh cùng tham khảo và tham gia.
* Về phía trẻ:
Trẻ phải có vốn sống, có nhu cầu hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt
động cô đưa ra ./.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
19


Kĩ năng sống trong trường mầm non là một trong những yếu tố giúp trẻ
phát triển toàn diện, giúp trẻ có tâm lí và những chuẩn bị sẵn sàng để đi học.
Hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là một trong những việc làm cấp

Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ
công tác giảng. Đặc biệt, cần mở rộng các sân chơi, các hình thức hoạt động tập
thể, tạo môi trường thân thiện cho học sinh được giao lưu, học hỏi, trao đổi để
nâng cao kĩ năng giao tiếp.
Tổ chức các chuyên đề dạy kĩ năng sống cho trẻ để giáo viên được học
tập, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.
Rất mong ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để sáng
kiến của tôi không chỉ được áp dụng tại lớp mà con được áp dụng đối với tất cả
trẻ 5-6 tuổi trong trường.
*Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên có cơ hội học tập, nâng
cao trình độ chuyên môn.
Rất mong các cấp lãnh đạo và ban hướng dẫn nghiệp vụ của phòng xây
dựng, đóng góp ý kiến để cho bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và có
thể được áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non trong thị xã.
Trên đây là kinh nghiệm " một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp
cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non " của tôi, trong quá trình bồi dưỡng,
nghiên cứu giảng dạy ở lớp mà tôi đã áp dụng vào thực tế trong năm học qua.
Nhưng đề tài không tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo cũng như đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn
trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Đề tài
Chủ đề


- Khi các con ra đường các con thường
làm gì nếu đi với người lớn tuổi nhỉ? Có
cầm tay không nào?
- khi đi chơi với bạn thì sao nhỉ? Có cầm
tay bạn không?
- Cái nắm tay là thể hiện của sự yêu
thương, gắn bó đấy. Ngoài ngôn ngữ của
đôi bàn tay, hôm nay cô sẽ cùng các con
tìm hiểu xem ngôn ngữ nói quan trọng
như thế nào nhé.
* Cô mời các con hãy cùng cô xem một
đoạn clip để xem bạn nhỏ trong clip đang
làm gì nhé?
- Các con vừa xem xong clip rồi, bạn nào
cho cô biết bạn nhỏ trong clip vừa làm gì
nhỉ?
- À, đúng rồi bạn ấy vừa đến lớp.
- Vậy bạn nào quan sát tinh ý cho cô biết
22

Hoạt động của trẻ
- Trẻ chơi trò
chơi.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ xem clip
- Trẻ trả lời

gì nhỉ?
- Vậy còn khi chúng mình nhận được sự
giúp đỡ của người khác hay là được nhận
quà thì chúng mình cần làm gì nhỉ?
- Đúng rồi đấy, lời nói cảm ơn, xin lỗi
cũng có tác dụng rất lớn trong cuộc sống
vì nó thể hiện sự tôn trọng của các con
đối với mọi người. Nên chúng mình cần
phải luôn nhớ nói lời xin lỗi khi làm sao
nhỉ? Còn nói lời cảm ơn khi nào nhỉ?
* Bây giờ cô mời các con hãy cùng
hướng mắt lên màn hình để xem bạn nhỏ
trong clip của cô chào hỏi mọi người như
thế nào nhé.(Cho trẻ xem các hình ảnh về
các tư thế trẻ khi chào)
- Trẻ nằm
23

- Trẻ trả lời

- Trẻ chào mẹ,
chào cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đóng kịch

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời




3. Chương trình học kĩ năng giao tiếp tự tin cho trẻ mầm non và học sịnh tiểu
học.
4. Giáo trình kĩ năng giao tiếp. Ts Nguyễn Thị Bích Thu.(Năm 2010)

MỤC LỤC
Mục

1

Nội dung
Thông tin chung về sáng kiến
Tóm tắt sáng kiến
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
25

Trang
1
2
2



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status