Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non - Pdf 56

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
5 -6 tuổi trong trường mầm non.
- Tác giả: Nguyễn Hồng Tâm
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học

Gia Khánh, năm 2019
1


Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Hồng Tâm
- Ngày tháng năm sinh: 27/9/1985
Nam/nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh.
- Chức danh: Giáo viên - Tổ phó tổ mẫu giáo lớn.
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Hồng Tâm.
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):

Chủ đề
Trò chơi dân gian
Trường mầm non của Cướp cờ

Mèo đuổi chuột
Kéo co
Oẳn tù tì
9- 10
Bản thân- tết trung thu Chồng nụ chồng hoa
Nhảy vào nhảy ra
Rồng rắn lên mây
Bịt mắt bắt dê
Bên cạnh đó, tôi trao đổi với gia đình về các trò chơi trẻ được chơi ở lớp,
khuyến khích trẻ trẻ chơi cùng anh chị em trong nhà, vận động phụ huynh ủng
hộ nguyên vật liệu hay có thể giúp cô giúp lớp làm các đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển
khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh
trong việc phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi. Thu hút được sự quan tâm của
phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên. Ngoài ra, để phụ
huynh hiểu hơn về các hoạt động của lớp, sau mỗi học kỳ giáo viên có thể mời
phụ huynh đến tham quan lớp học, xem các trẻ học tập, vui chơi và sinh hoạt ở
lớp, nhất là hoạt động học có chủ đích và các ngày lễ hội. Thông qua đó phụ
huynh biết được trên lớp trẻ được hoạt động như thế nào, giáo viên tổ chức ra
sao, trẻ có mạnh dạn tích cực hay còn nhát so với bạn.
* Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi theo hướng đồng tâm giúp trẻ được
củng cố, rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực.
Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu các trò chơi. Trò chơi dân gian
không chỉ đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chưa đựng cả nền văn hóa
dân tộc giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ thơ
mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, giúp trẻ bồi đắp thêm

bao bố, chơi thuyền, mèo đuổi chuột, đấu vật, bịt mắt bắt dê, ném lon, lùa vịt,
cua cắp, nhảy cóc, trốn tìm, thả diều…
VD 1: Trò chơi ném còn.
- Chuẩn bị: 1 cột bằng gỗ hay tre cao 1,5m, trên đình là 1 vòng tròn đường
kính 30 - 40cm. 6 quả con làm bằng vải.
Cách làm quả còn: lấy miếng vải hình chữ nhật ( 7 x 12cm) khâu mép vào
nhau như một cái túi rồi lộn lại, nhồi bông ( vải, trấu…). Khâu kín rồi đính 3 dải
vải, kích thước 1x 25cm vào đầu của mép túi.
- Cách chơi: trẻ có thể chơi theo từng nhóm, trẻ đứng cách cột từ 2m 2,5m, rồi lần lượt từng trẻ ném quả còn vào giữa vòng ở cột ( mỗi lần trẻ được
ném 3 quả). Ai ném được nhiều quả lọt vào vòng là thắng cuộc.
Qua trò chơi này rèn cho trẻ được vận động: ném xa. Phát triển được tố
chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo léo trong quan sát để có sự phối hợp tay - mắt
ném đúng vào giữa vòng.
VD 2: Trò chơi Ô ăn quan.
- Chuẩn bị: mỗi bên 10 hòn sỏi ( hạt gấc), 2 hòn sỏi to.
- Cách chơi: vẽ xuống đất hay làm bằng giấy bìa vẽ mỗi bên đầu 1 ô to
( đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt mỗi đầu quan một quân to, mỗi ô nhỏ 2 quân. Mỗi
bên 1 trẻ chơi. Bắt đầu chơi: oẳn tù tì, ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ô
nào rồi dải mỗi ô 1quân( chỉ bốc quân ở phía mình). Rải hết quân thì bốc quân ở
ô cạnh đi tiếp, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp
theo. Nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác
đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu
về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải
rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai ăn được nhiều quân là thắng.
Qua trò chơi này phát triển tố chất: bền bỉ, khéo léo, tư duy cho trẻ. Phát
triển ở trẻ khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định để trẻ chơi tốt trong
quá trình chơi với bạn.
4



có thể sinh động hơn giáo viên xịt màu sơn lên sỏi, hạt gấc…cho đẹp và phân
biệt đồ dùng chơi của mỗi bạn chơi.
Để làm được đồ dùng đồ chơi và phong phú, đa dạng ở phương tiện sử
dụng. Giáo viên trao đổi với phụ huynh ủng hộ về nguyên vật liệu, nhờ phụ
huynh hỗ trợ cùng khi làm đồ dùng đồ chơi. Có những đồ chơi làm đơn giản hơn
giáo viên khuyến khích trẻ làm cùng cô, điều đó cũng khiến trẻ vui vẻ, hứng
khởi muốn giúp cô và hào hứng với trò chơi dân gian mà cô chuẩn bị tổ chức
cho trẻ chơi.
b. Lựa chọn địa điểm, không gian cho trẻ hoạt động phù hợp, an toàn.
5


Tùy thuộc vào cách chơi, luật chơi của trò chơi và hình thức tổ chức như
cá nhân, nhóm hay tập thể cả lớp mà giáo viên lựa chọn địa điểm phù hợp cho
trẻ hoạt động, đảm bảo trẻ được vui chơi thoải mái, an toàn.
VD: Khi cho trẻ chơi trò chơi ô ăn quan, ném còn, cua cắp, đấu vật… có thể tổ
chức cho trẻ chơi trong khu vui chơi trò chơi dân gian. Trò chơi: Thả đỉa ba ba,
trốn tìm, rồng rắn lên mây, bịt mắt đá bóng…cần không gian rộng hơn, giáo viên
tổ chức cho trẻ chơi ở thảm cỏ nhân tạo của nhà trường hay ra giữa sân trường
có khoảng không gian rộng, thoáng, không có đồ vật cản trở, không có chỗ mấp
mô….
c. Giáo viên dạy cho trẻ biết cách chơi, luật chơi, thuộc lời ca của trò chơi.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của trò chơi. Trẻ
không chơi được nếu chưa rõ cách chơi, luật chơi hay thuộc lời ca của trò chơi.
VD: Trò chơi rồng rắn lên mây.
Cách chơi: Số trẻ chơi 8- 10 trẻ. Một trẻ làm thầy thuốc đứng hay ngồi một chỗ,
các trẻ túm đuôi áo nhau làm mẹ con nhà rồng rắn. Rồng rắn đi lượn vòng vèo
vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc

Rồng rắn: Con lên chín.
Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
Rồng rắn: Con lên mười.
Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy. Xin khúc đầu
Rồng rắn: Cùn xươn cùng xẩu
Thầy thuốc: Xin khúc giữa.
Rồng rắn: Cùng máu cùng me.
Thầy thuốc: Xin khúc đuôi
Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi.
Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn. Trẻ đứng đầu hàng dang tay cản thầy thuốc.
Thầy thuốc tìm mọi cách bát khúc đuôi. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì
rồng rắn thua. Nếu rống rắn bị đứt hay bị ngã cũng thua.
Bản thân tôi nhận thấy rằng những bài có lời ca khiến trẻ chơi vui vẻ, sôi
nổi, hào hứng hơn. Trò chơi có lời ca có vần điệu nên trẻ dễ thuộc, dễ nhớ. Dạy
trẻ thuộc lời ca của trò chơi, giáo viên dạy mọi lúc, mọi nơi sao cho hợp lí, tích
hợp trong các hoạt động.
d. Thủ thuật thu hút trẻ tham gia chơi trò chơi dân gian.
Đây là như điều kiện đủ để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian được
thành công, có chuẩn bị tốt về địa điểm, đồ dùng đồ chơi, trò chơi phù hợp cho
trẻ tốt đến mấy mà trẻ chưa thực sự có hứng thú, tích cực thì quá trình tổ chức
cho trẻ chơi không thể thành công. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia chơi,
giáo viên khen ngợi trẻ, chú trọng vào quá trình tham gia chơi của trẻ mà không
nhấn mạnh vào lỗi hay kết quả của trẻ, cho phép trẻ mắc lỗi, khích lệ trẻ bằng
quà nhỏ hấp dẫn… Giáo viên cố gắng thể hiện lời khen, đánh giá, khuyến khích
trẻ một cách chân thành từ giọng nói, cử chỉ, điệu bộ. Giáo viên cần nắm được
hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa
chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm từng cá nhân trẻ, để
trẻ được học mà chơi, chơi bằng học. Ngoài ra, cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo, trẻ được làm đồ dùng được tham gia chơi khiến trẻ say mê hơn.
* Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các hoạt động

- Vui chơi trong lớp: khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian nên mang
tính chất tĩnh theo nhóm nhỏ như: ô ăn quan, xỉa cá mè, cờ lúa ngô…
- Hoạt chiều chiều: Dạy trẻ trò chơi mới hay ôn lại trò chơi trẻ đã biết.
+ Thỏa thuận bàn bạc trước khi chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, cách
chơi, luật chơi, đồ chơi của trò chơi dân gian một cách chính xác, rõ ràng, dễ
hiểu. Cho trẻ thuộc lời đồng dao, vè, giúp trò chơi thêm sinh động và thao tác có
nhịp. Chú ý ngữ âm, nhịp điệu, vần điệu.
+ Thực hiện quá trình chơi: Đối với trò chơi mới, giáo viên hướng dẫn cho
trẻ chơi nhưng đồng thời cũng làm “ trưởng trò” hoặc “nhà cái” chơi cùng trẻ.
Có thể cho một vài trẻ thử chơi trước khi chơi chính thức. Trò chơi có dụng cụ
chơi, giáo viên hướng dẫn trẻ thao tác với dụng cụ chơi. Để trò chơi hấp dẫn,
giáo viên cần tạo yếu tố thi đua giữa các nhóm chơi. Chú ý rèn cho trẻ kĩ năng tự
tổ chức trò chơi, tự điều khiển bản thân theo luật chơi của trò chơi.
+ Kết thúc trò chơi: Giáo viên có thể nhận xét hay cho trẻ tự nhận xét cuộc
chơi, điều cơ bản là trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái sau khi chơi. Khuyến khích
trẻ tự nhận xét, đánh giá cuộc chơi của các đội chơi.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
8


Tôi đã áp dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở lớp 5
tuổi A - Trường mầm non Gia Khánh từ ngày 05/09/2018 và đến ngày
25/01/2019. Tuy thời gian áp dụng sáng kiến chưa được lâu, song bằng sự cố
gắng, tâm huyết của giáo viên và sự hợp tác của trẻ tôi thấy trẻ có sự chuyển
biến rõ nét. Cụ thể:
Bảng so sánh sự thay đổi, phát triển của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
và sau khi đã áp dụng sáng kiến thực nghiệm ở trên trẻ lớp 5 tuổi A như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
T

+ Sự hứng thú, tự nguyện của trẻ lúc chưa áp dụng sáng kiến đạt: 86,1%.
Sau khi áp dụng sáng kiến qua thực nghiệm đưa đến kết quả là 100% trẻ đạt. Vì
vậy, kết quả thu được tăng 13,9% so với lúc ban đầu chưa áp dụng.
+ Thể lực của trẻ: lúc chưa áp dụng trẻ đạt 83,3%. Kết quả sau khi áp
dụng sáng kiến là: 97,2%. Tăng 13,9%.
+ Kĩ năng vận động của trẻ: lúc chưa áp dụng trẻ đạt 86,1%, sau khi áp
dụng sáng kiến đạt 100%. Tăng 13,9%.
+ Tố chất vận động: lúc chưa áp dụng trẻ đạt 83,3%. Kết quả sau khi áp
dụng sáng kiến là: 97,2%. Tăng 13,9%.
+ Cảm xúc của trẻ trong quá trình chơi: trước khi áp dụng sáng kiến đạt
88,9%. Sau khi áp dụng trẻ đạt 100%, tăng 11,1%.
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Nếu giáo viên mầm non mạnh dạn áp dụng sáng kiến: “ Một số biện pháp
tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” vào tổ chức
hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non thì:

9


- Giúp giáo viên hiểu rõ đặc điểm tâm lý, thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó
lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển và rèn
luyện những kĩ năng vận động, phát triển được tố chất thể lực ( khéo léo, mềm
dẻo, bền bỉ..) ở trẻ 5 - 6 tuổi. Giáo viên có cách thức tác động khác nhau: cá
nhân, nhóm hay tập thể. Không chỉ giúp giáo viên xây dựng được kế hoạch mà
còn giúp trẻ rèn luyện thể chất, mang đến tiếng cười vui vẻ, tinh thần sảng khoái
cho trẻ, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên
trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc
giáo dục trẻ. Cô giáo là tấm gương để cho trẻ noi theo.



- Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, luôn tìm tòi
sáng tạo cái mới để áp dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo môi trường
lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt, sáng tạo
trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ
trẻ.
- Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để tổ chức được các trò chơi dân
gian cho trẻ được thường xuyên chơi.
- Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Cha mẹ cho trẻ thực hiện thường xuyên và chú ý uốn nắn cho trẻ khi trẻ làm
chưa đúng.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có):
Lần đầu áp dụng ở lớp 5 - 6 tuổi A, ở trường mầm non Gia Khánh.
Áp dụng nhân rộng cho tất cả các giáo viên mầm non và các lớp 5 - 6tuổi
trong các trường mầm non.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Gia Khánh, ngày 26 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Hồng Tâm

11



- Giải pháp: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong trường mầm non”.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân
theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Sáng kiến: “Một số biện háp tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” đã đưa ra một số biện
pháp giúp cho giáo viên mầm tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ được tốt, phát
huy tính tự nguyện, hứng thú, tự tin, tự lực ở trẻ tại nhóm/lớp mình phụ trách,
nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, giúp trẻ phát
triển thể chất tốt.
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;
12


- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế: Không phải đầu tư nhiều chi phí mà lại nâng
cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Mang lại lợi ích xã hội: Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” giúp giáo viên mầm non hiểu
rõ về đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lí của trẻ. Từ đó lựa chọn những biện
pháp sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Giáo viên có
cách thức tác động theo các hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm hay tập thể


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status