SKKN một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm - Pdf 37

Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đối với giáo viên, ngoài công tác giảng dạy họ luôn được kèm theo công tác
chủ nhiệm. Đó là công việc khó khăn, dễ chán nản và mệt mỏi. Nhưng một khi
đã chọn nghề này thì chúng ta phải xác định rõ: Nghề dạy học là một nghề cao
quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề.
Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra
những lớp học sinh giỏi, những mầm non tương lai của đất nước. Trong giảng
dạy giáo viên luôn băn khoăn dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Trong
công tác chủ nhiệm đó cũng là điều băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên. Một
tiết dạy bình thường trên lớp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và
mang lại hiệu quả cao. Vậy công tác chủ nhiệm cũng cần đầu tư công phu. Tuy
nhiên bản thân tôi nhận thấy giáo viên còn chưa mặn mà cho việc đầu tư vào
công tác này.
Làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên ngoài việc làm theo các quy định
mà Bộ, trường đặt ra thì hầu hết ít có giáo viên “tâm huyết” với công việc này.
Giáo viên phải cần phải tự hào nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường
và nhân dân giao phó. Giáo viên bộ môn chỉ cần nắm bắt học sinh học môn
mình phụ trách có tốt không là đủ, nhưng chủ nhiệm phải nắm được học lực
của các em ở tất cả các môn học, tính cách, tâm tư, nguyện vọng của các em.
Hằng ngày các em đến trường sự việc diễn ra như thế nào…? Hoàn tất các loại
hồ sơ, sổ sách…liên hệ với phụ huynh…Đó là những việc vô cùng căng thẳng
mà người chủ nhiệm phải làm.
Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm chỉ làm theo
những quy định không chưa đủ. Người giáo viên có tâm huyết với học sinh
nên làm hết khả năng của mình để tạo cho các em niềm tin yêu thì việc quản lí
trên 40 em học sinh trong một lớp cũng không mấy nan giải. Bù lại chính sự
tận tâm của mình sẽ có được những niềm vui bất ngờ mà các em mang đến.
Bản thân tôi 14 năm giảng dạy kèm theo công tác chủ nhiệm mọi vui, buồn,
khó khăn, thử thách …đều trải qua. Có một điều mà tôi cảm thấy thích thú là

* Các yếu tố chủ quan:
- Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kiêm nhiệm và giảng dạy, tôi dành
nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy gẫm về chuyên môn, cũng như
công tác chủ nhiệm, tôi nắm bắt khá rõ các đối tượng học sinh.
- Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các sách về tâm lí…
- Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường
để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình
chủ nhiệm.
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước .
-Căn cứ vào hồ sơ những năm trước.
- Gần gũi với học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em.
- Trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ các em hơn.
2. Khó khăn
- Trường ở địa bàn vùng sâu xa , tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn
hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải
mái, dễ dàng.
- Các em thiếu một sân chơi đúng nghĩa, hầu như không có sự tư vấn của các
nhà tâm lí về nhiều vấn đề mà các em muốn tìm hiểu.
- Thực tế chưa có một tài liệu chuẩn nào cho công tác chủ nhiệm cũng như
một tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần.
Trang 2


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Cơ sở lý luận:
Công tác là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn nhưng rất
đỗi vinh dự. Vì sao? Vì từ sự điều hành của mình, học sinh sẽ phát triển một

5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
Trang 3


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

a. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b. Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn
luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;
c. Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh.
6. Phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức hoạt động
giáo dục cho học sinh.
Như vậy căn cứ vào điều 19, người chủ nhiệm có thể cơ bản nắm được công
việc mà mình phải hoàn thành. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa công tác chủ
nhiệm chỉ căn cứ vào điều này thì chưa đủ và nó sẽ trở nên máy móc, khô khan.
Bởi thực tế công tác chủ nhiệm không chỉ hoàn thành sổ sách mà còn vấn đề
quan trọng nữa là giáo dục đạo đức cho học sinh. Theo tôi phương pháp quan
trọng là phải biết phối kết hợp ở nhiều phía.
I. Những lỗi học sinh thường vi phạm:
Theo dõi từng “bước đi” của học sinh để nắm bắt rõ tình hình của lớp là cả
một vấn đề đối với người chủ nhiệm. Trong giờ sinh hoạt, sau những ưu điểm
là những khuyết điểm mà các em phạm phải. Ưu thì ít, khuyết thì nhiều, những
lỗi mà các em mắc phải:
- Không học bài.
- Không làm bài tập.
- Quay bài trong giờ kiểm tra.
- Nhắc bài cho bạn khi kiểm tra miệng.
- Mất trật tự trong giờ học.

vào một thực tế: các em không làm được bài tập trong sách giáo khoa là do
chưa hiểu bài, không dám hỏi sợ bị cười chê. Từ bài này không hiểu, dẫn đến
bài khác cứ thế tụt dốc. Bản thân giáo viên chưa đi sâu sát giảng giải thật kĩ cho
các em (chủ yếu ở các môn tự nhiên), chưa kích thích các em học, chưa tạo cho
các em tâm lí hỏi bài khi chưa hiểu.Việc trao đổi với học sinh, xuống tận bàn
để hỏi han các em, nhất là các em học yếu xem em nắm bài đến đâu là điều nên
làm. Các em sẽ cảm thấy gần gũi, được quan tâm, mọi mặc cảm có thể xóa đi,
các em sẽ có động lực học hơn.
Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hỏi các em vì sao không học bài, các
em trả lời do không làm được bài tập nên bị giáo viên cho điểm kém. Vậy tôi
hỏi tại sao không hiểu bài mà không chịu hỏi để thầy cô giảng lại, các em bảo
là sợ bị la. Từ chỗ không thuộc bài dẫn đến chỗ kiểm tra quay cóp, mở vở… sẽ
là điều tất yếu.
2. Gây mất trật tự trong giờ học, vô lễ…: đây chính là căn bệnh của tuổi học
trò. Hầu như em nào cũng vi phạm. Có thể do giáo viên dễ tính, chưa bao quát
lớp, giảng bài chưa gây hứng thú với các em. Lại có giáo viên quá khắt khe,
khó tính, hay bắt lỗi nên các em nói năng “lôm côm” sẽ bị tội vô lễ. Cũng có
những em cách nói năng dễ gây mất lòng giáo viên…Vậy người chủ nhiệm hãy
bình tĩnh, nghe các em và lớp trình để có cách giải quyết hợp tình hợp lí. Các
em đang ở độ tuổi muốn chứng tỏ mình nhưng cũng biết phân biệt đúng, sai.
Cách giải quyết khéo léo giúp các em khắc phục được và dần dần lối giao tiếp
sẽ tốt hơn.
3. Trốn tiết, nghỉ học, bỏ học, mê game…do mê chơi, học yếu, chán học,
không được sự quan tâm chu đáo của gia đình, do bạn bè rủ rê. Tình trạng mê
game, đua xe, ma túy…đang là vấn đề báo động trong giới học sinh. Thành
phần này đều thuộc gia đình giàu có, con quan chức, cha mẹ mê làm ăn, cho
con lên học ở các trường trên thành phố. Không người kiểm soát, thiếu sự chăm
sóc về tinh thần. Sự sa ngã này không chỉ trách các em mà trách cả phía gia
Trang 5


thỏa đáng, học sinh “tâm phục, khẩu phục”.
1. Trong nhà trường: Phối hợp với các đoàn thể:
a. Với quản sinh: Hầu như tất cả các trường đều có quản sinh. Quản sinh
là người theo dõi sát sao sĩ số lớp học, việc thực hiện nội quy của học sinh;
đồng phục, tóc, dày dép, tất cả học sinh vi phạm đều nằm trong “sổ đen” của
quan sinh. Cứ sau một hoặc hai ngày giáo viên chủ nhiệm cần gặp quản sinh
để nắm bắt tình tình của lớp đừng đợi quản sinh phản ánh mới biết sẽ khó khăn
cho việc xử lí học sinh vi phạm. Tuy nhiên không phải quản sinh đều nắm rõ
lỗi vi phạm. Có những em tìm cách qua mặt quản sinh.
Ví dụ: Nhà trường quy định mang dày ba- ta, trong tiết dạy tôi quan sát có một
vài em thường xuyên không chấp hành. Hỏi em làm sao vào trường được, có bị
Trang 6


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

thầy quản sinh ghi tên không? Em nói vì vài lần đi vào chẳng thấy thầy nói gì
nên không cần mang dày ba-ta nữa. Có em đi học bỏ vào trong cặp đôi san-đan,
khi vào lớp bỏ ba-ta và mang đôi san-đan vào. Đó là những lỗi vi phạm nhỏ, tôi
đã thuyết phục và các em không còn phạm lỗi nữa.
Có những học sinh vi phạm nhưng vì các em năn nỉ và quản sinh bỏ qua.
Những lỗi này, giáo viên có thể biết được qua sự theo dõi của cán bộ lớp hay
của chính giáo viên phát hiện ra.
Ví dụ: Học sinh trốn tiết có đôi lúc quản sinh không biết. Một hôm tình cờ tôi
gặp em Lê Trung Hiếu ( 12ª6- năm học 07-08 ) đi vào quán net khi đang học
tiết thứ 3. Biết em trốn tiết, tôi vào lớp để hỏi lớp trưởng thì em bảo bạn xin về
nhà có việc bận. Tôi cho lớp trưởng biết tình hình. Hôm sau, vào tiết của tôi, có
lẽ lớp trưởng đã trò chuyện với em, em tự nhận lỗi, làm bản kiểm điểm trước.
Cuối tuần tôi báo về phụ huynh và có những răn đe nghiêm khắc, em đã không
còn trốn học, từ đó chăm chỉ hơn. Tôi cũng thường xuyên động viên em. Từ

Tôi giải thích rất cặn kẽ những hành vi của em đã làm bằng lời lẽ chân thành và
rất tâm lí, giúp em nhận ra lỗi sai, biết nhận ra cái si để tiến bộ . Từ đó về sau
em tiến bộ hơn nhiều và cũng hay tâm sự cùng cô khi có những vấn đề vướng
mắc. Giờ thì em đã là một chiến sĩ công an.
Từ trường hợp trên nếu giáo viên xử lí không khéo, mang ra kiểm điểm trước
lớp, học sinh có cảm giác bị mất mặt với bạn bè thì sẽ rất khó cho việc sửa đổi
hành vi vi phạm.
c. Với giáo viên bộ môn:
Hằng ngày giáo viên bộ môn đều phê sổ đầu bài, những học sinh vi phạm sẽ
được mang ra kiểm điểm vào giờ sinh hoạt. Tuy nhiên có những giáo viên khi
học sinh phạm lỗi không ghi sổ đầu bài do các em năn nỉ. Hoặc giáo viên giáo
huấn được các em và bỏ qua lỗi vi phạm, chủ nhiệm sẽ không nắm được. Thế
nên có thể hai, ba ngày một lần giáo viên gặp trao đổi, hỏi thăm tình hình của
lớp thì việc nắm bắt lớp mình sẽ toàn diện.
Những trường hợp học sinh không thuộc bài, vô lễ với giáo viên bộ môn, chủ
nhiệm nên hỏi cặn kẽ nguyên nhân, hỏi cán bộ lớp cặn kẽ để việc xử lí phù hợp.
Có thể cho làm kiểm điểm yêu cầu giáo viên bộ môn kí và lưu lại.
d. Với cán bộ lớp: nếu có thể liên hệ với các em hằng ngày để biết tình hình
của lớp. Nếu biết muộn những vấn đề sai phạm thì việc xử lí sẽ trở nên khó
khăn. Nên có một hay hai em “tâm phúc” các em sẽ giúp ích cho việc theo dõi
trên lớp được dễ dàng. Tránh trường hợp bao che lẫn nhau, người chủ nhiệm
phải tinh ý trong quá trình sinh hoạt và xử lí các lỗi vi phạm.
2. Ngoài nhà trường:
a. Với phụ huynh học sinh:
Cuộc họp phụ huynh đầu năm là dịp quan trọng để nắm bắt thông tin từ gia
đình. Giáo viên sẽ lấy chữ kí mẫu, xin số điện thoại, giải đáp các thắc mắc từ
phía phụ huynh. Thường khi vào lớp 12, phụ huynh các em có nhiều lo lắng,
muốn biết nhiều thông tin. Do đó người chủ nhiệm cần trao đổi, tư vấn để phụ
huynh yên tâm về năm học cuối cấp của con em họ. Trao đổi về việc đánh giá
học tập, hạnh kiểm, thi tốt nghiệp, đăng kí hồ sơ thi đại học…

hoạt động này còn hình thức, chưa thực sự thu hút các em. Nếu tổ chức tốt thiết
nghĩ hiệu quả đạt được sẽ khá tốt
3. Một số phương pháp giúp giáo viên chủ nhiệm gắn bó gần gũi hơn với
học sinh, tạo cho các em sân chơi, sự đoàn kết:
a. Tổ chức sinh nhật: cứ ngày thứ bảy cuối tháng những em có ngày sinh
trong tháng sẽ được lớp tổ chức sinh nhật. Quà tặng là tấm thiệp có lời chúc
mừng của cô và các bạn trong lớp. Tôi thực sự xúc động khi nhiều em nói lên
tình cảm của mình trước lớp
Em Lày Phạt Ốn 12A7(NH 09-10) giọng nghẹn ngào khi phát biểu: lần đầu
tiên trong đời em được nhận quà sinh nhận. Em sẽ giữ mãi kỉ niệm đầy ý nghĩa
này. Không chỉ riêng em, nhiều học sinh chưa bao giờ được tặng quà sinh nhật
đều có chung tâm trạng này.
Em Trương Thị Thùy Dương 12A 2 ( NH 10-11) thì nói: nhiều lần sinh nhật
nhưng có lẽ đây là lần sinh nhật vui, đặc biệt nhất trong cuộc đời của em và
món quà em nhận vô cùng ý nghĩa. Em sẽ nhớ mãi lần sinh nhật này. Đây là lời
phát biểu chung của các em .
Hay như em Nguyễn Thị Hồng Nga (lớp 12A3 năn học 2012-2013) trong lần
sinh trong nhật lần thứ 17 vào cuối tháng 9 vừa qua tại lớp, lúc lên phát biểu
cảm tưởng, em cứ đứng để cho nước mắt chảy mà không nói được lời nào.
Cứ đến cuối tháng các em lại háo hức cho buổi sinh nhật đặc biệt chỉ trong
vòng 15 đến 20 phút này.
Khi các em ra trường về thăm tôi, hỏi rằng thiệp sinh nhật còn không hầu hết
Trang 9


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

các em đều trả lời : đó là món quà quý mà các em cất kĩ, có em cẩn thận còn ép
lastic để khi mở lại xem đọc lời chúc của cô và các bạn lại nhớ về thời học trò
xưa.

trọn tiền lương. Hàng ngày mỗi chiều em đều đi làm nên thời gian để học rất ít.
Trang 11


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

Tôi đã giúp đỡ tiền trường cho em trong năm học đó. Hiện tại em đang theo
học trường Cao Thắng, em đang kiếm việc làm thêm.
Hoặc em Hồ Văn Bảo Em lớp 12A 2 năm học 2010-2011 gia đình thuộc
diện đói, sống trên thuyền xuôi ngược lòng hồ Trị An kéo cá thuê. Năm 2009
nhà nước có chính sách tái định cư, gia đình em được cấp đất, trợ cấp tiền làm
nhà. Hè đến em đi kéo cá thuê cho các chủ bè từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng
hôm sau. Ba em vì bệnh nên không đi làm được, mẹ thì làm thuê. Gia cảnh em
rất đáng thương nên tôi cũng giúp đỡ em, động viên em cố gắng dành thời gian
cho việc học. Tôi cũng xin giáo viên ở các lớp học thêm miễn học phí cho em.
Tôi luôn có tâm niệm mình khó khăn nhưng người khác còn khó khăn hơn, nếu
giúp đỡ được thì cứ làm không hề tính toán thiệt hơn.
Với đối tượng học sinh này, giáo viên nên quan tâm đặc biệt thường xuyên
động viên, khuyến khích các em để các em có chỗ dựa tinh thần, vượt lên hoàn
cảnh tiếp tục học tập.
i. Vui để học: Giáo viên phân công từng tổ các chủ đề theo từng môn học.
Những em giỏi môn nào sẽ phụ trách việc ra câu hỏi, theo kiểu ô chữ, giới hạn
chương trình ngay trong sách giáo khoa. Đó là cách để các em ôn lại bài cũ,
cũng là cách phát huy khả năng tư duy, khả năng nói chuyện mạnh dạn trước
đám đông. Cử một em ghi lại điểm của các tổ, cuối học kì tổng kết các hoạt
động và phát thưởng cho tổ có điểm cao. Khi áp dụng cách này vào 10 phút
cuối giờ sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các em say mê quên cả giờ ra về.
Vì sao tôi lại kì công tổ chức như vậy đơn giản vì một lẽ thương các em, ở
vùng sau xa thiếu điều kiện, thiếu sân chơi cũng là để tạo sự đoàn kết, sự thoải
mái sau những giờ học căng thẳng , để cô trò hiểu nhau hơn. Hãy làm đi bạn sẽ

Việc phê học bạ tưởng dễ nhưng hóa khó. Khi đặt bút viết vào học bạ, giáo
viên nhận xét đầy đủ các mặt của học sinh, thấy được sự phấn đấu của học sinh
trong suốt năm học thể hiện rõ tính nhân văn. Tôi có đọc được những học bạ
Trang 14


Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm

lời nhận xét rất đơn điệu. Những câu văn ngắn, khô khan, thậm chí còn sai
chính tả. Nhiều em có lời phê giống nhau.
Ví dụ: Em Nguyễn Thị Hồng T...lớp 12ª7- năm học 09-10 (do tôi chủ nhiệm)
chuyển từ trường khác về, học bạ nhận xét ở lớp 10, 11 như sau: Học lực: trung
bình, hạnh kiểm: tốt, ngoài ra không có chữ nào khác nữa.
Có những lời phê lại mâu thuẫn ( không tiện nêu tên): Ý thức học kém, hay
mất trật tự...nhưng lại xếp hạnh kiểm tốt.
Còn nhiều những thiếu xót nữa. Vậy nên khi nhận xét học bạ của các em
người chủ nhiệm cũng chú ý để khi ra trường đọc vào học bạ các em cảm thấy
vừa lòng dù còn nhiều điều chưa tốt. Có thể nói phê học bạ cũng là một nghệ
thuật của người chủ nhiệm vậy.
c. Cách xử lí học sinh vi phạm:
Cuối tuần nhìn sổ đầu bài chủ nhiệm nhìn thấy nhiều em vi phạm thì nổi giận,
la mắng, sự thiếu kìm chế sẽ dẫn đến những điều không hay giữa giáo viên và
học sinh. Có những giáo viên quá khó làm cho học sinh sợ hãi khi đến tiết sinh
hoạt chủ nhiệm. Phải nhớ rằng đừng đòi hỏi một cách tuyệt đối ở các em, bởi
ngày xưa khi đi học, giáo viên cũng ít nhiều phạm phải những lỗi như các em
bây giờ. Giáo viên là người đi trước, nhiều kinh nghiệm, ngoài việc kiểm điểm
hãy chỉ cho các em biết cách ứng xử khi phạm lỗi phải làm như thế nào, đó
cũng là cách rèn luyện nhân cách cho các em. Nếu cứ làm khó, học sinh trở nên
chai lì.
Ví dụ: Em Quế M... lớp 12ª11(năm học 2009-2010) tâm sự với tôi: cô em trẻ

tạo cho các em niềm vui mỗi ngày khi đến trường.
Vài kinh nghiệm nhỏ trong đề tài này, mong rằng sẽ giúp ích cho giáo viên
trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên nó thực sự đạt hiệu quả khi:
- Giáo viên hết lòng vì công việc, mỗi lứa học sinh thành đạt là nguồn hạnh
phúc lớn lao mà người giáo viên có được.
- Giáo viên chịu khó tìm tòi để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên phải xử lí
nhuần nhuyễn, hướng dẫn các em kĩ lưỡng để các em khỏi ngỡ ngàng trước
những cái các em sẽ tiếp cận cũng như những lỗi các em mắc phải.
- Có thể nó sẽ mất thời gian chuẩn bị nhưng thực sự hấp dẫn với các em.
Vì học sinh thân yêu, vì công tác giảng dạy và chủ nhiệm của chính mình,
bản thân tôi sẽ cố gắng đầu tư hơn nữa để công tác giáo dục đạt kết quả cao..
KẾT LUẬN
Qua việc áp dụng các hình thức trên để làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy được
tầm quan trọng đặc biệt của mình đối với các em. Tạo cho các em tính tập thể,
sự đoàn kết, xử lí tốt các sự việc xảy ra xung quanh. Với các em là cán bộ lớp,
các em sẽ được rèn luyện khả năng “lãnh đạo” một tập thể nhỏ và các em sẽ rất
bản lĩnh trước đám đông cũng như kinh nghiệm cho các em ở ngoài nhà trường
và sau này.
Tuy nhiên, ở đây cũng đòi hỏi học sinh phải hết lòng vì tập thể nhỏ bé của
mình. Các em biết cho đi và nhận lại những giá trị tinh thần quý báu mà không
phải tất cả bạn bè đồng trang lứa đều có được.
Qua đó cũng phát hiện một số năng khiếu của các em như đóng kịch, hát,
múa, quản trò, sự khéo tay, óc sáng tạo…
Tôi hi vọng rằng với một chút kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp ích vào công tác
chủ nhiệm của đồng nghiệp. Chắc chắn bài viết sẽ có nhiều thiếu xót, mong
được sự góp ý chân thành của quý thầy cô.
* Những đề xuất:
- Với ngành giáo dục: Ngoài việc quan tâm đổi mới công tác giảng dạy thì cần
quan tâm hơn công tác chủ nhiệm của giáo viên.
Trang 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status