Nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai - Pdf 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đoàn Thị Tiên

NGHIÊN CỨU SƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ CHO XÂY DỰNG MÔ
HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI Ở HUYỆN KRÔNG PA,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đoàn Thị Tiên

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ CHO XÂY DỰNG MÔ
HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI Ở HUYỆN KRÔNG PA,
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Đoàn Thị Tiên

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn .............................................................. 3
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài ........................................................................ 3
7. Cấu trúc luận văn........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................ 5
1.1 Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái trên thế giới .. 5
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái tại Việt Nam .. 7
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai ................... 8
1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan .............................................................. 9
1.2.1 Khái niệm cảnh quan ............................................................................... 9
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan ............................................................... 11
1.2.3 Đánh giá cảnh quan .............................................................................. 13
1.3 Cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái ............................................... 15
1.3.1 Khái niệm hệ kinh tế sinh thái................................................................ 15

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ CHO XÂY DỰNG
MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI Ở HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA
LAI ....................................................................................................................... 48
3.1 Đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của huyện
Krông Pa, tỉnh Gia Lai ....................................................................................... 48
3.1.1 Đặc điểm cảnh quan huyện Krông Pa .................................................... 48
3.1.2 Đánh giá cảnh quan huyện Krông Pa cho phát triển nông- lâm- nghiệp 50
3.2 Hiện trạng các mô hình hệ kinh tế sinh thái trong khu vực nghiên cứu ......... 65

ii


3.2.1 Mô hình kinh tế Vườn- Ao- Chuồng (VAC) ............................................ 67
3.2.2 Mô hình kinh tế Vườn- Chuồng (VC) ..................................................... 68
3.3.3 Mô hình kinh tế Ruộng- Nương rẫy........................................................ 69
3.3.4 Mô hình kinh tế Rừng- Vườn -Chuồng ................................................... 70
3.3.5 Mô hình Ruộng- Nương rẫy- Chuồng..................................................... 71
3.3 Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai............................................................................. 72
3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ KTST ...................................................... 72
3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái
cho huyện Krông Pa ....................................................................................... 73
3.3.3 Kiến nghị ............................................................................................... 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….72
PHỤ LỤC............................................................................................................. 83

iii



Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển trồng trọt............51
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển chăn nuôi...........53
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển rừng sản xuất....55
Bảng 3.6 . Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi các cảnh quan............................56
Bảng 3.7. Mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng huyện Krông Pa........................57
Bảng 3.8. Một số định hướng khai thác và sử dụng các dạng cảnh quan huyện
Krông Pa cho phát triển nông - lâm nghiệp............................................................64

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sau một thời kỳ dài lịch sử với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật- công
nghệ, nền kinh tế toàn cầu có nhiều bước tiến mới. Song cùng với đó, môi trường
sinh thái bị phá hủy nặng nề để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người, điều đó
đã chỉ ra rằng, các yếu tố tự nhiên không phải là một nguồn tài nguyên vô tận,
chúng chỉ có mức giới hạn nhất định. Vì vậy, để bảo toàn sự sống cần tìm ra con
đường phát triển bền vững, phải nghiên cứu cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hợp lí, vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại không đảm bảo được môi sinh. Vấn đề
toàn cầu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và mô hình hệ
kinh tế sinh thái được đề xuất là một trong các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng và thử nghiệm với nhiều
khu vực nghiên cứu dựa trên các điều kiện tự nhiên nhằm khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên sẵn có song vẫn bảo toàn môi trường. Kết quả thu được đã khẳng
định ưu thế của các mô hình hệ KTST và đưa vào áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc
gia.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam bị rơi vào tình trạng suy thoái các hệ
sinh thái do hệ thống quản lý chưa có sự đồng bộ, thiếu hiệu quả dẫn tới sự khai
thác quá mức cho phát triển kinh tế của con người nhưng lại không thể tận dụng tối

- Đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện có
của khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý để xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái
phù hợp với khu vực nghiên cứu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai gồm 14 xã, thị trấn
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã
hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng từ đó xác lập cơ sở
khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng
của khu vực nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu

2


Nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế sinh
thái của huyện Krông Pa.
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái, đánh giá
cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái).
- Tài liệu báo cáo, thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường huyện Krông Pa.
- Tài liệu về điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Krông Pa
- Các kết quả điều tra thực địa và điều tra xã hội học
- Tài liệu của đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên, Mã số
TN3/ 03
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
 Kết quả

nhiên cho các thế hệ tương lai là phụ thuộc vào việc tìm ra một giải pháp đúng đắn
trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều cuộc hội thảo giữa
các nhà kinh tế và sinh thái học đã được tổ chức, đặc biệt là ở Thụy Điển và Hoa Kỳ
nhằm khám phá ra sự liên kết giữa hai ngành nghiên cứu này [21]. Điển hình trong
các nghiên cứu liên ngành này là lý thuyết kinh tế học sinh thái của R.Costanza
trong tác phẩm kinh tế sinh thái. Trong đó, ông đã chỉ ra sự kết nối giữa kinh tế và
sinh thái song chưa thể hiện đúng đắn bản chất của chúng trong chu trình vật chất
năng lượng hay chính xác hơn là tính liên kết của hệ kinh tế sinh thái [22]. Và "Mô
hình hệ kinh tế sinh thái" của L.C.Braat và U.F.J.Vanlierop; "Mô hình hệ kinh tế
sinh thái phục vụ phát triển bền vững" của S.Ikada; vv... đã đưa ra những lý luận cơ
bản về mô hình hệ kinh tế sinh thái và tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
[20]. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác như Mukhuna, K.B.Zvorưvkin,
Leopold, Ixatsenko, lại phát triển theo hướng đi sâu vào từng khía cạnh của kinh tế
sinh thái: Thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường và bền vững
xã hội... [23]
Từ những kết quả khả quan đạt được ban đầu, các nhà nghiên cứu đã đưa
kinh tế sinh thái phát triển lên một nấc thang mới khi thành lập nên "Hiệp hội Quốc
tế Kinh tế sinh thái" (ISEE) trong một hội thảo của sinh thái học và các nhà kinh tế
được tổ chức tại Barcelona vào cuối năm 1987 với sự tham gia của Robert
Costanza, Herman Daly, Charles Hall, Ann Mari Jansson, Bruce Hannon,
H.T. Odum, và David Pimentel. Tiếp sau đó là sự ra đời của các tạp chí chuyên
ngành Kinh tế sinh thái, được khởi xướng vào năm 1989. Các hội nghị quốc tế quan
trọng về kinh tế sinh thái đã được tổ chức, nhiều viện nghiên cứu kinh tế sinh thái

5


đã được hình thành trên thế giới, và một số lượng lớn các cuốn sách đã được xuất
bản phát triển cơ sở lý luận cho ngành khoa học này [22].
Kinh tế sinh thái bao gồm kinh tế, sinh thái học và các liên kết hiện có của

thái phục vụ phát triển bền vững nông thôn” của Đặng Trung Thuận, Trương Quang
Hải.[11]
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu đã vận dụng những cơ sở lý luận
mô hình hệ kinh tế sinh thái trên những lãnh thổ cụ thể như:
- Trương Quang Hải và nnk. Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái
phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.[7]
- Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huần và nnk. Nghiên cứu vùng đất ngập nước
đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững vùng ven
đầm (2000).[12]
- Mô hình kinh tế môi trường tại một số vùng sinh thái điển hình - Báo cáo đề tài
kinh tế - 01 – 13 của Đặng Trung Thuận.
- Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình khác như: mô hình hệ KTST nông thôn bền
vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999) [11]; xây dựng mô hình
nông - lâm kết hợp tại xã Kỳ Hợp của Lê Trần Tuấn, Phạm Văn Ngạc; Xây dựng
mô hình tự nhiên – kinh tế - xã hội theo hướng Kinh tế - sinh thái - nhân văn và môi
trường cho vùng gò đồi Quảng Bình của Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng; đề
tài nhánh: “Nghiên cứu đánh giá các mô hình phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực
hiện mô hình trình diễn tại Quảng Bình, Quảng trị” của Trần Đình Lý, thuộc đề tài
KC 08-07. Đề tài dựa trên kết quả của 7 đợt khảo sát trong năm 2001 - 2003 để thu

7


thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 2 tỉnh và nghiên cứu 16 mô
hình đã có ở khu vực này, làm rõ mô hình phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi
trường của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị theo quan điểm phát triển hệ thống, đồng
thời tiếp cận hai vấn đề chung của cả nước là dân số và xóa đói giảm nghèo.
Và mối quan hệ giữa cộng đồng và các hệ sinh thái được quan tâm nghiên
cứu chi tiết trong nghiên cứu về làng sinh thái - hệ sinh thái điển hình. Trên cơ sở

tổng hợp tài nguyên môi trường và KT - XH nhằm đề xuất chiến lược KH&CN phục
vụ phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030) đã và
đang được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Kết quả của các nghiên cứu này
chính là những cơ sở cho việc thực hiện các quy hoạch, chiến lược cũng như xây
dựng, đề xuất các mô hình phát triển kinh tế phù hợp.
Ngoài ra, các ban ngành của tỉnh Gia Lai cũng có một số đề tài nghiên cứu
về các hình thức phát triển kinh tế tại địa phương: Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Gia Lai, Điều tra tình hình kinh tế trang trại tỉnh Gia Lai, 1999;
Kinh tế trang trại Gia Lai: thực trạng và giải pháp, 1999. UBND tỉnh Gia Lai, Mô
hình phát triển kinh tế - xã hội làng đồng bào dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai, 2004. Sở
Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, Nghiên cứu phát triển tiềm năng du lịch
sinh thái tỉnh Gia Lai đến năm 2020, 2009. Kết quả các nghiên cứu này giúp lãnh
đạo Gia Lai tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho tỉnh mình.
Trên địa bàn huyện Krông Pa đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về
đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên cũng như về các mô hình hệ kinh tế sinh thái.
1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan
1.2.1 Khái niệm cảnh quan
Cảnh quan học được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ
thứ XX và được quan niệm theo các cách khác nhau: Cảnh quan là một khái niệm
chung (F.N. Minkov, D.L. Armand...), là khái niệm loại hình (B.B. Plolưnov...), là
khái niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko,...) [9].
Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với khái niệm địa
tổng thể của bất kỳ cấp nào, đồng nghĩa với địa hệ. Quan điểm cảnh quan là khái
niệm chung giống như khái niệm về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thực vật và có
thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hay phân vùng địa lý địa lý tự nhiên.

9


Quan điểm cảnh quan được hiểu như là một khái niệm loại hình phản ánh các


dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương
(quả đồi - được coi như đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn [9].
Sự khác nhau trong mỗi quan điểm chỉ là xét cảnh quan theo đơn vị thuộc
cấp phân vị nào, cách thức xác định và thể hiện cảnh quan trên bản đồ.
Do vậy, cần hiểu đúng bản chất của cảnh quan, và khi nghiên cứu đánh giá
cảnh quan cần phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống.
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu để phân cấp dựa trên đặc tính của đối
tượng nghiên cứu. Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian. Hệ thống phân loại là
một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Hiện nay đã có rất
nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trước đây như: hệ thống
phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu,
lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.
Gvozdexki (1961), hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev… Tuy nhiên, vẫn
chưa có một hệ thống phân loại nào được mọi người chấp nhận là có đầy đủ cơ sở
khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp
Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan
trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và
nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có chung là tương
đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ
CQ) - Lớp (phụ lớp CQ) - Kiểu (phụ kiểu CQ) - Hạng CQ - Loại CQ.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [4]
Đơn vị
Dấu hiệu đặc trưng
Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt
Hệ cảnh quan

ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và
năng lượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status