Tổng quan về công nghệ thông tin - Pdf 37

BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG
***
GIÁO TRÌNHTỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HÀ NỘI, 2004
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
Mục lục
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN.....................5
1. Thông tin và các quá trình thông tin..........................................................5
2. Từ thông tin đến công nghệ thông tin.......................................................7
3. Những mốc quan trọng trong sự phát triển của máy tính điện tử và công
nghệ thông tin................................................................................................9
4. Công nghệ thông tin và truyền thông - động lực của sự phát triển ........17
5. Con đường đi tới xã hội thông tin ..........................................................20
6. Những nguyên tắc cơ bản để hình thành và phát triển xã hội thông tin..22
7. Những mục tiêu cần đạt tới.....................................................................26
III. CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở MỘT
SỐ NƯỚC.......................................................................................................27
1. Phần Lan..................................................................................................27
2. Nhật Bản..................................................................................................28
3. Cộng hoà Liên bang Đức.........................................................................30
4. Đan Mạch................................................................................................31
5. Ấn Độ......................................................................................................32
6. Cuba.........................................................................................................32
7. Côxta Rica...............................................................................................33
8. Extonia.....................................................................................................33
9. Mali.........................................................................................................34

2- Mục tiêu cụ thể .......................................................................................59
1- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung .......................................61
2- Xây dựng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp................................63
3- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo..................................................................63
4- Mở rộng, hoàn thiện và nâng cấp mạng thông tin diện rộng của Đảng.. 64
5- Xây dựng hệ thống an toàn, bảo mật.......................................................64
6- Bổ sung, hoàn chỉnh quy định, quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng và
bảo vệ mạng ................................................................................................65
IV- ĐẦU TƯ...................................................................................................65
1- Yêu cầu đầu tư........................................................................................65
2- Phân cấp đầu tư.......................................................................................65
3- Dự toán kinh phí......................................................................................66
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................................................................66
1- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể....................................66
2- Tổ chức bộ máy.......................................................................................67
3- Về cán bộ................................................................................................67
4- Về chính sách..........................................................................................68
5- Tiến độ thực hiện....................................................................................68
6- Trách nhiệm thực hiện............................................................................68
Trang
3
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
I. MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động hiện nay đang
tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của hầu
khắp các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân
loại bước vào thế kỷ XXI. Nội dung chủ đạo của bước chuyển biến lần này là
sự phát triển từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin và
trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền
thống sang nền kinh tế thông tin. Về cơ bản, bước chuyển biến này được nẩy

trong khu vực đã giải quyết câu hỏi đó một cách tích cực với những chính
sách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin trong những thập niên gần đây,
đưa đến những kết quả to lớn đáng cho chúng ta học tập.
Ở nước ta, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển mới của thế giới hiện đại, việc phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới và phát triển mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế, xã hội trở thành rất cấp thiết. Chỉ thị 58 BCT đã chỉ rõ:
“Công nghệ thông tin nhân lên sức mạnh tinh thần, vật chất, trí tuệ của toàn
dân tộc; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và phát triển, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế…”
II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Thông tin và các quá trình thông tin
Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự kiện,
một hiện tượng nào đó, thu nhận được qua khảo sát, đo lường, trao đổi,
nghiên cứu, v.v… Kỹ thuật về thông tin được phát triển đầu tiên là kỹ thuật
truyền tin. Việc nghiên cứu lý thuyết truyền tin vào cuối những năm 40 đã
làm cho thông tin trở thành đối tượng của nghiên cứu khoa học, và lượng
thông tin thu được về việc xẩy ra một sự kiện nào đó được xác định là bằng độ
bất định của sự kiện đó trước khi biết nó xẩy ra. Như vậy, khoa học về thông
tin đã phát hiện một thuộc tính cơ bản của thông tin là đối lập với bất định và
ngẫu nhiên, do đó nó phản ánh cái tất định, trật tự của các sự vật và hiện
tượng. Trật tự cũng là thuộc tính cơ bản của tổ chức, vì vậy nói chung thông
tin phản ánh tính trật tự và tổ chức của các hệ thống. Mối quan hệ này cho ta
một “cách tiếp cận thông tin” có tính chất phổ biến khi nghiên cứu các vấn đề
về tổ chức và điều khiển, quản lý trong các hệ thống kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
sự sống…
Trong đời sống hàng ngày, các quá trình thông tin thường bao gồm các
loại hoạt động như thu thập, lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến,
truyền đưa, khai thác và sử dụng thông tin… Một quá trình gồm một số các
hoạt động đó nhằm đạt một mục đích nhất định thường được gọi chung là quá

thông tin.
Theo tiến trình của sự nhận thức, sau khi các giác quan tiếp nhận các tín
hiệu của các đối tượng ta có các dữ liệu. Tập hợp các dữ liệu này qua quá
trình tư duy lôgic ta sẽ có thông tin về đối tượng đó. Thông tin được hiểu theo
nghĩa thông thường là sự phản ánh về một vật, một hiện tượng, một sự kiện
hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua
khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp. Thông tin là nội dung của tất cả các
loại thông điệp giao tiếp. Thông tin được truyền đi dưới hình thức trao đổi
trực tiếp giữa hai người, qua các thiết bị truyền thông, tại các cuộc hội nghị,
hội thảo, hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo
Trang
6
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
chí, sách vở, các tài liệu, các tranh ảnh, các cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế…
Thông tin không nhất thiết phải dưới hình thức các từ ngữ - nó có thể là hình
ảnh, âm thanh, bản nhạc, điệu múa, cử chỉ…
Khi tiếp thu và xử lý thông tin, con người có những hiểu biết về các đối
tượng, về quy luật vận động và tương tác của đối tượng đó với thế giới vật
chất xung quanh. Những hiểu biết đó được gọi là tri thức. Hay nói một cách
đơn giản, thông tin sau khi được thu thập, xử lý để nhận thức sẽ trở thành tri
thức. Giữa thông tin và tri thức đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Để phân
biệt giữa thông tin và tri thức ta có thể hình dung mối liên hệ giản dị: thông
tin là “cái của người” còn tri thức là “cái của mình”. Tri thức có tính chất cá
nhân - nó bao gồm tất cả những hiểu biết của một người - nó tồn tại dưới
nhiều hình thức như “biết”, “biết cái gì”, “biết như thế nào”, “biết làm thế
nào”.
Phân biệt tri thức được hệ thống hoá với tri thức tiềm ẩn là điều quan
trọng. Tri thức được hệ thống hoá là tri thức được chuyển thành thông tin để
có thể dễ dàng truyền đạt, trao đổi, phổ biến rộng rãi đến mọi người. Tri thức
ở dạng tiềm ẩn, như năng khiếu, khó có thể hệ thống hoá để trở thành thông

phép toán theo trình tự quy định, bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và
dữ liệu, các thiết bị đưa dữ liệu vào và đưa kết quả ra. Cấu trúc đó tạo thành
phần cứng của máy tính điện tử, sẵn sàng tổ chức thực hiện các trình tự tính
toán được qui định bởi các chương trình bất kỳ. Tuỳ theo từng bài toán cụ thể,
người ta viết một chương trình để giải nó trong một ngôn ngữ máy tính nào đó
và chương trình được đưa vào máy để máy thực hiện. Các chương trình làm
thành phần mềm của máy tính điện tử. Tuỳ theo tính chất và phạm vi tác
động của các loại chương trình mà ta có: phần mềm hệ thống, phần mềm
tiện ích và phần mềm ứng dụng.
Máy tính điện tử là thành phần cơ bản của công nghệ thông tin. Tuy
nhiên, theo nghĩa rộng thường dùng hiện nay, công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ
yếu là máy tính điện tử và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp
tổng thể để tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
và xã hội.
Công nghệ thông tin có các chức năng quan trọng: sáng tạo (bao gồm
nghiên cứu khoa học, công trình thiết kế, giáo dục, đào tạo…), truyền tải
thông tin (bao gồm phát hành, mạng Internet, xuất bản, phát thanh truyền
hình, phương tiện thông tin đại chúng…), xử lý thông tin (bao gồm biên tập,
trình bày, phát triển phần mềm, xử lý dữ liệu, phân tích hỗ trợ ra quyết
định…) và lưu giữ thông tin (bao gồm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu…).
Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ
thông tin như máy vi tính, tia lade, vi điện tử, viễn thông và mạng Internet,...
Trang
8
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
ngành công nghệ thông tin cùng với các dịch vụ liên quan đang trở thành
ngành mang tính chủ đạo trong nền kinh tế.
3. Những mốc quan trọng trong sự phát triển của máy tính điện tử và

tin” trong những năm cuối của thế kỷ này đã trở thành hiện thực, và được
xác định trong chính sách của nhiều nước trên thế giới.
Tốc độ xử lý của máy tính tăng lên rất nhanh: Chiếc máy tính đầu tiên
ENIAC của Pítsbấc vào năm 1947 chỉ với tốc độ khoảng 6 - 7 nghìn phép
tính/giây, tiêu hao năng lượng rất nhiều và toả nhiệt rất lớn, chiếm diện tích là
Trang
9
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
1.800m
2
với giá 450 nghìn đôla Mỹ lúc đó (tương đương khoảng 4 - 5 triệu
đôla Mỹ bây giờ). Hiện nay, máy tính thông thường đã có thể xử lý hàng chục
tỉ phép tính/giây. Theo định luật của Godơn Mo, cứ sau mỗi 18 tháng, khả
năng xử lý của máy tính tăng gấp đôi, tương ứng với mật độ của bóng bán dẫn
(transitor) trên một bảng mạch (chip).
Bảng 1: Số lượng bóng bán dẫn trên một bảng mạch
qua các thế hệ bộ xử lý
Bộ xử lý Năm sản xuất Số bóng bán dẫn
4004 1971 2.250
8008 1972 2.500
8080 1974 5.000
8086 1978 29.000
286 1982 120.000
386 1985 275.000
486DX 1989 1.180.000
Pentium 1993 3.100.000
Pentium II 1997 7.500.000
Pentium III 1997 24.000.000
Pentium IV 2000 42.000.000
Năng lực xử lý của máy tính qua số MIP (triệu phép tính trong một

phát triển công nghệ thông tin có thể chia ra bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (thủ công): Việc thu thập thông tin và xử lý thông
tin được thực hiện bằng những phương pháp thủ công là chủ yếu.
Giai đoạn thứ hai (cơ giới hoá): Sử dụng máy tính tham gia vào một số
công đoạn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, như tính toán, phân
tích, thống kê, tổng hợp thông tin.
Giai đoạn thứ ba (tự động hoá): Toàn bộ quá trình thu thập thông tin và
xử lý thông tin được tự động hoá trên cơ sở sử dụng những hệ thống máy tính
mạnh. Nhờ tự động hoá, khối lượng lớn thông tin được phân tích, xử lý nhanh
hơn nhiều. Trước kia, trong phòng thí nghiệm, thí nghiệm phải có người theo
dõi, ghi chép và phải tiến hành nhiều lần để có nhiều chuỗi số liệu, sau đó tính
toán phân tích để tìm ra các mối quan hệ, rồi từ đó đi đến kết luận khoa học.
Ngày nay, những việc làm đó phần lớn được tự động hoá. Các số liệu thí
nghiệm do các máy móc tự động đo đạc, ghi chép, lưu cất và đưa vào máy
tính để tự động xử lý và kết quả là nhờ các số liệu tổng hợp, các mối quan hệ,
các phương án khả thi… có thể dẫn tới những phát hiện mới, những tri thức
mới. Tương tự như trong nghiên cứu khoa học, trong đời sống hàng ngày khối
lượng đồ sộ thông tin thương mại, thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội… cũng
được xử lý trên máy tính để cung cấp cho con người nhiều tri thức mới, gợi
mở cách làm mới, tư duy mới.
Giai đoạn thứ tư (thông tin thông minh): Hệ thống máy tính tích luỹ
được một khối lượng rất lớn thông tin và tri thức, có khả năng xử lý rất lớn,
giúp con người phân tích các tình huống, chọn ra các giải pháp, trợ giúp đắc
lực cho con người nâng cao tri thức, phát triển khả năng sáng tạo, thông minh
của con người. Chẳng hạn máy Deep Blue của hãng IBM chế tạo, nhờ tích luỹ
được nhiều thông tin và kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực cờ
vua nên đã thắng nhà vô địch cờ vua thế giới Casparốp. Nếu công nghệ cơ khí
Trang
11
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT

1999, số hộp thư điện tử lên tới 569 triệu trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ
333 triệu và các nước khác 236 triệu. Theo đà tăng trưởng này, trong vài năm
tới, số địa chỉ điện tử sẽ lớn hơn số điện thoại và trở thành một phương tiện
thông tin liên lạc đại chúng rất quan trọng.
Trang
12
SYNLOC
K
BIT
S
C&C0
8
STP
INTES
S
Calling
Center
TELLI
N
SCP
SMP/SC
E
Intelligent
Network
1969 1984
1993 2000 2005
1000
1 triÖu
280 triÖu
1 tỉ

đang có những tài liệu nào đề cập đến khái niệm đó, và ngay lập tức ta có thể
đọc tài liệu đó từ một điểm rất xa xôi trên thế giới. Sau đó lại trở lại đọc tiếp
tài liệu của mình. Sự gắn kết chặt chẽ của Internet còn làm cho con người
không còn cảm giác chia cắt khác biệt về các loại hình thông tin. Tất cả các
loại thông tin, như chữ, số, âm thanh, hình ảnh đều được trình diễn ngay cho
ta như ta mong muốn, dù rằng nó ở các điểm khác nhau đâu đó trên thế giới
của Internet.
Công nghệ Internet/Web sau khi ra đời đã được phổ biến nhanh chóng.
Để đạt mức 50 triệu người sử dụng, điện thoại phải mất 74 năm; radio mất 38
năm; máy tính cá nhân mất 16 năm; máy truyền hình mất 13 năm; còn
Internet chỉ mất có 4 năm. Số máy chủ và nước nối mạng cũng tăng rất nhanh.
Trang
13
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
Mặc dù phát triển như vũ bão, song thế hệ Internet hiện nay đang dùng
vẫn còn rất nhiều hạn chế so với yêu cầu của thương mại điện tử, của thực tế
ảo… Do đó từ 1995 hơn 150 trường đại học ở Hoa Kỳ hợp tác với nhau và
được sự hỗ trợ của Chính phủ và sự phối hợp của rất nhiều công ty hàng đầu
về công nghệ thông tin bắt đầu nghiên cứu thế hệ Internet mới gọi là Internet
2. Mục tiêu của Internet 2 là nhằm vào sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ đa
phương tiện để phát triển thư viện điện tử, chẩn đoán từ xa và phòng thí
nghiệm ảo. Muốn vậy, tốc độ xử lý và truyền phải rất lớn, phải nhanh hơn
Internet hiện nay từ 100 đến 1000 lần. Hiện nay, Internet 2 đã đã đạt tốc độ
nhiều Gigabit trong một giây, đang được sử dụng ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Với
Internet hiện nay ở nước ta, muốn lấy về một cuốn sách khoảng 1000 trang thì
cần khoảng 5-20 phút, nhưng với Internet 2 thì 1 giây truyền được 90.000 tập
bách khoa toàn thư Encyclopedia. Hiện nay các nước đang triển khai dự án
kết nối Internet 2 với châu Âu, châu Phi, châu Á. Khi Internet 2 được phổ cập
rộng rãi thì thương mại điện tử, chính phủ điện tử, làm việc từ xa (công xưởng
ảo), chữa bệnh từ xa, phòng thí nghiệm ảo, v.v… sẽ rất phát triển. Lúc đó sẽ

Những tiến bộ kỳ diệu trong công nghệ viễn thông đã nhanh chóng tăng
tốc và giảm giá các cuộc trao đổi, giao tiếp qua mạng. Theo Liên hiệp công
nghệ thông tin quốc tế, trong gần 2 thập kỷ qua, hệ thống cáp viễn thông
xuyên Đại Tây Dương tăng khả năng chuyển tải trung bình 64% và giá giảm
41% một năm. Năm 1970, chuyển tải bộ Từ điển Bách khoa Britanica 32
quyển từ New York đến San Francisco qua Internet mất 97 phút, và tốn 187
đôla Mỹ. Hiện nay, có thể gửi 8 bộ từ điển Bách khoa Britanica như thế trong
vòng 1 giây, chỉ tốn mấy chục cent; chuyển toàn bộ thông tin Thư viện Quốc
hội Hoa Kỳ giữa các bang qua hệ thống cáp quang chỉ tốn 40 đôla Mỹ. Phí sử
dụng đường truyền thông sẽ được tính trên khối lượng thông tin chuyển tải,
chứ không còn tính theo thời gian hay khoảng cách như trước đây nữa. Như
vậy, liên lạc với nhau trong cùng một thành phố hay giữa các châu lục về tốc
độ và về chi phí không khác gì nhau.
Trong mấy thập kỷ vừa qua công nghệ thông tin đã liên tục có những
bước phát triển vượt bậc, và tiếp tục có những tiến bộ dồn dập trong những
năm tiếp theo. Một số hướng chủ yếu của công nghệ thông tin được tập trung
nghiên cứu trong thời gian tới là:
- Sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ xử lý, tính toán cao với
cấu trúc song song tạo nên cách tiếp cận khác hẳn so với việc sử dụng các bộ
vi xử lý truyền thống. Cách cấu trúc này, giống như bộ não con người, tiến
hành tổ chức thông tin theo mô thức, chỉ định các chức năng khác nhau cho
các bộ phận khác nhau, cho phép nhiều bộ vi xử lý cùng hoạt động đồng thời
trong một chế độ mạng song song linh hoạt được mô phỏng theo bộ não của
con người.
- Kỹ thuật số hoá, trong đó mọi tín hiệu dưới dạng âm thanh, chữ viết,
hình ảnh, sơ đồ biểu bảng… đều được mã hoá thành các nhóm tín hiệu 1 và 0.
Phương pháp số hoá giúp cho thông tin được truyền dẫn không bị nhiễu,
không bị méo tín hiệu, bớt sự tác động của môi trường điện từ bên ngoài, đảm
bảo chất lượng cao đối với mọi loại hình thông tin. Kỹ thuật số hoá phát triển
mạnh mẽ đã là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc phát triển siêu lộ thông

truyền tiếng nói, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động và các dữ liệu, đồ hoạ, văn
bản, bảng biểu… có khả năng cung cấp đồng thời các dịch vụ truyền tin với
tốc độ thay đổi từ vài nghìn bit đến hàng tỉ bit/giây.
- Truyền thông đa phương tiện trong thế giới thông tin tương tác. Ngày
nay, máy tính không chỉ với chức năng xử lý thông tin đơn thuần mà còn là
một chiếc máy truyền thông đa phương tiện, máy “thông minh”, là nguồn kiến
thức và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp người -
máy, giao tiếp giữa các đối tác nhanh chóng gần như tức thời không phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý.
- Các hệ thống thông tin di động. Công nghệ viễn thông vũ trụ đang
Trang
16
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
được triển khai mạnh mẽ với các dự án xây dựng mạng thông tin toàn cầu. Hệ
thống thông tin di động với 840 vệ tinh thông qua một hệ thống các vệ tinh
quỹ đạo tầm thấp phủ quanh trái đất (trong khoảng 1.000 - 10.000km) đang
tạo ra cho hệ thống thông tin di động những bước phát triển đầy hứa hẹn vào
thời điểm bước sang thiên niên kỷ mới.
- Siêu lộ cao tốc thông tin. Với công nghệ viễn thông vũ trụ, công nghệ
truyền tải không đồng bộ ATM, mạng đa dịch vụ số hoá băng rộng và hệ
thống cáp quang toàn cầu đang tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc hình
thành các siêu lộ cao tốc thông tin hay còn được gọi là xa lộ thông tin điện tử
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
4. Công nghệ thông tin và truyền thông - động lực của sự phát triển
Với sự ra đời của máy tính cùng nhiều thành tựu đột phá khác trong
công nghệ sinh học, khoa học vật liệu… vào những thập kỷ cuối thế kỷ 20 đã
diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, mà đặc trưng nổi bật
của nó là cách mạng tri thức và cách mạng thông tin. Tác động của nó đên
mọi mặt đời sống xã hội loài người còn mạnh mẽ, sâu sắc hơn nhiều so với
các bước ngoặt lịch sử trước đây; máy móc không chỉ nhân lên sức mạnh cơ

quan trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức – động lực của sự phát
triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con
người…
Thương mại điện tử thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất dịch vụ trên
phạm vi toàn cầu; đặc biệt là nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước
đang phát triển, nhất là đối với các vùng xa xôi hẻo lánh, tạo cơ hội tiếp cận
với thị trường toàn cầu.
Giáo dục, đào tạo từ xa đang giúp nâng cao chất lượng các chương
trình giảng dạy và học tập, giúp cho mọi người có thể học tập suốt đời, phát
triển kỹ năng liên tục, thích ứng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa
học công nghệ.
Chính phủ điện tử, trên cơ sở điện tử hoá các hoạt động quản lý nhà
nước đang hình thành và trở nên ngày càng phổ biến. Mạng thông tin lớn và
mạnh có thể nối các cơ quan quản lý với đối tượng quản lý giúp cho quá trình
ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Chính phủ
điện tử còn cho phép mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của
nhà nước, theo dõi, kiểm soát các hoạt động của nhà nước, khích lệ sự công
khai, minh bạch, trong sáng, thúc đẩy sự phát triển dân chủ, dân biết, dân bàn,
dân kiểm tra.
An ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản do tác động của
công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã tạo ra những thế hệ vũ khí,
phương tiện chiến tranh “thông minh”; từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh,
phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều
quốc gia.
Công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình
toàn cầu hoá. Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri
thức và thông tin không biên giới làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi
phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
Trang
18

khi Internet phát triển. Điều đáng lo ngại là Internet sẽ làm mất đi bản sắc văn
hoá dân tộc, dễ làm cho các nền văn hoá trở nên pha tạp, lai căng không còn
là của chính mình nữa. Cần có biện pháp công nghệ và hành chính để kiểm
soát và ngăn chặn, nhưng quan trọng hơn là giáo dục truyền thống dân tộc, và
phát triển nền văn hoá mang bản bản sắc riêng của mình để có thể đứng vững
và phát triển trước sự xâm nhập các nền văn hoá khác. Cần đảm bảo hài hoà
giữa việc kiểm soát thông tin với quyền truy cập chia sẻ thông tin của mọi
người.
Trang
19
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
Đối với các nước đang phát triển, công nghệ thông tin không phải là
“liều thuốc tiên” chữa được bách bệnh. Phát triển công nghệ thông tin không
có nghĩa là ngay lập tức giải quyết được mọi vấn đề bức xúc về kinh tế, xã
hội; nhưng cần phải khẳng định là không thể lưỡng lự hay chờ đợi, vì như vậy
sẽ bỏ lỡ cơ hội, làm cho sự tụt hậu càng xa hơn nữa. Đầu tư để phát triển rất
tốn kém, nếu không cân nhắc kỹ lưỡng sẽ là sự lãng phí lớn. Vấn đề chủ yếu
của các nước đang phát triển trước hết là sử dụng CNTT có hiệu quả nhất cho
sự phát triển của mình.
Đứng trước những thách thức mới đó, mọi người cần có sự lựa chọn
thận trọng. Cần thiết có những cách thức mới trong làm việc, trong sản xuất
kinh doanh, cần có những hình thức mới về hợp tác, những kiểu tổ chức mới
về kinh tế xã hội và quan trọng nhất là có những cách suy nghĩ mới. Mọi
người, mọi tổ chức cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
5. Con đường đi tới xã hội thông tin
Với tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin và truyền thông, trong
mọi lĩnh vực của đời sống con người, đã có thể có những lời giải đáp mới và
tốt hơn cho những vấn dề cơ bản và lâu dài được đạt ra như giảm nghèo, làm
tăng của cải, bảo vệ môi trường, cũng như tạo sự bình đẳng và công bằng xã
hội.

- Trình độ học vấn của dân, số lượng người đi học trong độ tuổi ở
các bậc học, nhất là bậc sau trung học, số lượng người học tập tại
chức (học suốt đời)…
- Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh
vực. Thực hiện chính phủ điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng
điện tử, học tập điện tử, y tế điện tử, làm việc từ xa…
Nhiều nước đặt ra mục tiêu trở thành xã hội thông tin trước khi trở
thành xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức. Coi xã hội thông tin là một tiền đề
cho nền kinh tế dựa vào tri thức với giá trị gia tăng rất cao. Hiện nay hầu hết
các nước đều có chiến lược phát triển công nghệ thông tin, hướng tới xây
dựng xã hội thông tin.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về xã hội thông tin (sẽ họp lần đầu vào
tháng 12/2003 tại Geneve) đang được tích cực chuẩn bị sẽ có ý nghĩa đặc biệt
trong việc thực hiện mục tiêu đó. Hội Nghị và lần hai vào năm 2005 tại Tunis;
sự kiện lớn đó đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác toàn cầu nhằm khai
thác tiềm năng của tri thức và công nghệ phục vụ sự phát triển cho tất cả mọi
người.
Hàng loạt những vấn đề rộng lớn, phức tạp mà loài người đang đối mặt
trong quá trình tiến tới một xã hội thông tin toàn cầu đang được đặt ra. Xu thế
phát triển xã hội thông tin toàn cầu hoá cũng như nền kinh tế tri thức toàn cầu
hoá là xu thế tất yếu. Nhưng con đường đi tới đó còn đầy chông gai trắc trở,
các dân tộc, các quốc gia phải hợp tác và đấu tranh để vượt qua, nhất là làm
thay đổi được “trật tự thế giới” hiện nay do những thế lực cường quyền,
những kẻ bóc lột thao túng, đang làm cho bất công xã hội, khoảng cách giàu
nghèo gia tăng nhanh chóng; tri thức và thông tin tập trung về cho những
nước giàu càng làm cho các nước giàu càng giàu lên nhanh chóng, các nước
Trang
21
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
nghèo càng khó khăn hơn trong phát triển. Hội nghị thượng đỉnh về xã hội

khuôn khổ luật pháp phù hợp.
- Trong xã hội thông tin, sáng tạo là động lực chủ yếu của sự phát
triển, tốc độ đổi mới diễn ra nhanh chóng, cho nên sự phát triển
khả năng con người là yêu cầu cơ bản và thường xuyên; giáo dục
Trang
22
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
và đào tạo, khoa học và công nghệ là yếu tố quyết duy nhất, phải
luôn luôn được đẩy mạnh.
- Tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ là một tiêu chí của sự thành
công của xã hội thông tin; trong một xã hội đa dạng về văn hoá,
khả năng sáng tạo càng lớn, sản phẩm sáng tạo càng phong phú;
duy trì và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc là yếu tố hàng đầu
đảm bảo sự phát triển bền vững;
- Đảm bảo sự hài hoà giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhu cầu
sử dụng thông tin của mọi người. (Trong trật tự thế giới hiện nay,
chế độ sở hữu trí tuệ thiên về bảo vệ lợi ích người sáng tạo, hạn
chế cơ hội chia xẻ, sử dụng thông tin của các nước đang phát
triển);
- Xã hội công dân, doanh nghiệp, doanh nhân giữ vai trò then chốt
trong việc sử dụng sức mạnh của thông tin cho sự phát triển bền
vững kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Sự phát triển của mạng thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong
xây dựng xã hôi thông tin toàn cầu, trong đó mọi người tham gia
bình đẳng. Độ tin cậy và tính an toàn của mạng là rất cần thiết cho
sự hoạt động bình thường của xã hội thông tin. Cần có biện pháp
bảo vệ tính riêng tư và độ tin cậy cho người dùng mạng thông tin
và phương tiện truyền thông.
Để tiến tới xã hội thông tin, cần thực hiện những chính sách và biện
pháp sau đây:

các nhà khoa học trao đổi thông tin rộng rãi hơn; tuyên truyền phổ
biến rộng rãi lợi ích công nghệ thông tin đối với sự phát triển bền
vững; tổ chức các chương trình năng cao nhận thức cho lãnh đạo.
- Đẩy mạnh cơ hội số hoá: mở rộng khả năng truy nhập, kết nối
mạng và phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Những
tiến bộ trong công nghệ thông tin tạo cơ hội thuận lợi để mọi
người có thể truy cập thông tin và tham gia mạng thông tin nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống.
 Phục vụ cho tất cả mọi cộng đồng, mọi tầng lớp xã hội.
 Tạo sự kết nối bền vững đến mọi làng xã, mọi cộng đồng,
nhất là đối với các quốc gia kém phát triển và những quốc
đảo nhỏ.
 Tạo những trung tâm cộng đồng về thông tin và truyền
thông ở nông thôn, ở những nơi xa xôi hẻo lánh.
 Đảm bảo sự truy cập bình đẳng các dịch vụ công nghệ
thông tin cho mọi người nhất là phụ nữ và thanh niên.
 Chú ý đến những nhu cầu riêng của những người yếu thế,
tàn tật, dân tộc thiểu số, bằng cách phát triển các công
nghệ các ứng dụng và nội dung phù hợp.
 Các thiết bị đầu cuối cho người dùng phải rẻ tiền, dề sử
dụng.
 Phát triển các doanh nghiệp và nhỏ.
Trang
24
BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT
 Giảm giá truy cập các dịch vụ công nghệ thông tin nhất là
ở các nước đang phát triển, các quốc đảo nhỏ.
 Phát triển các thế hệ mới công nghệ thông tin.
 Có phương pháp theo dõi, có các chỉ số đánh giá khoảng
cách số hoá, bao gồm các chỉ số kết nối của cộng đồng.

25

Trích đoạn Mục tiờu cụ thể Mở rộng, hoàn thiện và nõng cấp mạng thụng tin diện rộng của Đảng Phõn cấp đầu tư
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status