Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ở học sinh 6 15 tuổi tại thành phố hà nội (2007 - Pdf 38

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mù lòa là một trong những vấn đề y tế công cộng lớn hiện nay ở trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Quốc tế về
Phòng chống mù loà (IAPB) đã đưa ra sáng kiến “Thị giác 2020: Quyền được
nhìn thấy” nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực, sự cố gắng
của Quốc tế và Chính phủ các nước để đạt mục tiêu thanh toán các bệnh gây
mù có thể phòng tránh được vào năm 2020 [41].
Theo nhiều nghiên cứu, tật khúc xạ nói chung và cận thị học đường
nói riêng đang ngày càng có xu hướng gia tăng, là mối quan tâm của từng
gia đình và toàn xã hội. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh học đường không đạt
yêu cầu và gánh nặng học tập là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ
cận thị [2], [16].
Cận thị học đường không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng
học tập, sinh hoạt của học sinh mà chi phí điều trị cận thị đã trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã xác định cận thị
học đường là một trong 5 vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình phòng
chống mù loà toàn cầu [87], [103].
Ở Việt Nam, tật khúc xạ là một vấn đề thời sự được cả xã hội quan tâm,
đặc biệt cận thị học đường đã được chú ý từ những năm 1960, nhưng đến nay
vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng nhanh, không chỉ ở khu vực
thành thị mà ở cả khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Ngô Duy Hòa và cs.
(1966) trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm 1960 cho thấy tỷ lệ cận thị
của học sinh là 4,2%. Nguyễn Thị Nhung (1980) thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh
Hà Nội chiếm tỷ lệ rất cao, có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính (tiểu
học là 11,9%, trung học cơ sở là 17,6% và trung học phổ thông là 21,6% [18].
Theo kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà và chăm sóc mắt ở Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2013 tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến, với tỷ lệ



dịch, dịch kính với các chỉ số khúc xạ khác nhau, bán kính độ cong của các bề
mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ khác nhau, tạo nên công
suất hội tụ khác nhau. Quang tâm của các bề mặt khúc xạ không cùng nằm
trên một trục chung. Đồng thời các bề mặt khúc xạ của quang hệ mắt, không
phải thực sự là những mặt cầu. Như vậy, quang hệ mắt không hoàn toàn là
một quang hệ trực tâm. Tuy nhiên, để có thể khảo sát hệ quang học của mắt,
người ta giản lược, coi mắt là một quang hệ trực tâm và các bề mặt khúc xạ
của mắt là những mặt cầu. Giác mạc được xem như một thể trong suốt có chỉ
số khúc xạ là 1,37 và công suất hội tụ từ 40 – 45D. Mặt trước và mặt sau của
giác mạc được xem như những mặt cầu song song với nhau, chỉ số khúc xạ
của thuỷ dịch và dịch kính bằng nhau và bằng 1,33 [8], [12], [13].
1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu
- Trục nhãn cầu trước sau: kích thước 23,5 -24,5 mm.
- Giác mạc: chỉ số khúc xạ: 1,37; bán kính độ cong: 7,8 mm và công
suất hội tụ trung bình: + 42,0 D.
- Thuỷ dịch: chỉ số khúc xạ: 1,33
- Dịch kính: chỉ số khúc xạ: 1,33
- Thể thủy tinh: chỉ số khúc xạ: 1,43; Bán kính độ cong mặt trước:
7,9mm và mặt sau: 5,79 mm. Có sự khác biệt về chỉ số khúc xạ giữa lớp vỏ và
nhân, các lớp vỏ không thật sự đồng tâm. Độ cong lớp vỏ ngoài lớn hơn độ
cong lớp vỏ trong. Công suất hội tụ: + 20,0 D.
- Công suất hội tụ của toàn bộ hệ quang học mắt: 52,69 - 64,27D.


4
1.1.2. Các yếu tố quyết định tình trạng khúc xạ của mắt
Sự phối hợp 4 yếu tố quan trọng nhất quyết định tình trạng khúc xạ của
quang hệ mắt là công suất giác mạc, công suất thể thủy tinh, độ sâu tiền
phòng và chiều dài trục nhãn cầu. Tất cả 4 yếu tố trên thay đổi liên tục trong
quá trình phát triển nhãn cầu. Công suất giác mạc và công suất thể thủy tinh

sinh học độ dài trục nhãn cầu ở người Việt Nam trưởng thành, tác giả Hoàng
Hồ nêu ra độ dài trục nhãn cầu trung bình là 22,95 ± 1, 06 mm.
- Độ sâu tiền phòng: Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến
công suất của mắt nhưng cũng góp phần vào sự ổn đinh công suất khúc xạ của
nhãn cầu. Độ sâu tiền phòng bình thường là từ 2,80 mm đến 3,50 mm.
1.1.3. Sinh lý thị giác
* Vai trò của điều tiết:
Điều tiết là một hoạt động quan trọng của quang hệ mắt vì có tác dụng
điều chỉnh độ hội tụ của quang hệ mắt để tiêu điểm ảnh rơi đúng trên võng
mạc khi nhìn gần hay nhìn xa. Điều tiết là cơ chế mà mắt thay đổi công suất
khúc xạ bằng cách thay đổi hình dạng của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn
hiện lên võng mạc. Trong khi điều tiết, tiêu điểm di chuyển về phía trước
võng mạc, do đó viễn điểm lại gần mắt hơn. Lực điều tiết xuất hiện khi cơ thể
mi co và các sợi dây Zinn treo thể thủy tinh trùng lại dưới tác dụng của thần
kinh đối giao cảm. Những nghiên cứu gần đây của Hội nhãn khoa Hoa Kỳ đã
khẳng định đây là cách di chuyển của thể thủy tinh khi mắt điều tiết. Như vậy
là có 2 yếu tố chi phối hiệu năng của hoạt động điều tiết: sự đàn hồi, dồn ép
của thể thủy tinh và trương lực cơ thể mi. Do vậy, khi thể thủy tinh bị lão hóa,
kém đàn hồi ở người trên 40 tuổi (lão thị) thì dù cho cơ thể mi có hoạt động
tốt cũng không còn khả năng làm thay đổi công suất của thể thủy tinh. Ngược
lại, khi cơ thể mi bị tê liệt (ví dụ: sau khi tra nhỏ thuốc liệt điều tiết) thì thể
thủy tinh dẫu chưa bị xơ hóa cũng không thể làm thay đổi công suất khúc xạ.


6
Khi nhìn gần, mắt phải điều tiết mà lực điều tiết ở trẻ em rất mạnh.
Nếu sử dụng mắt nhìn gần liên tục, kéo dài khiến mắt phải thường xuyên điều
tiết, lâu ngày có thể gây nên co quắp điều tiết dẫn đến cận thị giả. Để loại trừ
cận thị giả và co quắp điều tiết, khi xác định tật khúc xạ (TKX) cho trẻ em,
cần làm liệt điều tiết bằng cách tra nhỏ các loại thuốc gây liệt điều tiết nhanh

Mắt không chính thị là thuật ngữ chung dùng để chỉ mắt có tật khúc xạ
khi mắt đó không điều tiết. Ở những mắt có tật khúc xạ, các tia sáng không
hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ có
nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính) của
mắt khúc xạ ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị
mờ. Để phát hiện tật khúc xạ một cách sơ bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta
dùng một phương pháp đơn giản là thử thị lực với kính lỗ: nếu qua kính lỗ mà
thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt đó có tật khúc xạ. Thử kính lỗ sẽ
làm giảm vòng mờ gây nên bởi tật khúc xạ [2], [9].
Điều quan trọng là khi thử thị lực qua kính lỗ, phải để bệnh nhân có thể
nhìn qua lỗ đó lên bảng thị lực. Có một số trường hợp thấy thị lực tăng khi
nhìn qua kính lỗ nhưng lại không tăng khi đeo kính. Những trường hợp này là
do mắc các bệnh mắt như đục thể thuỷ tinh, đục hoặc sẹo giác mạc, tật giác
mạc hình chóp, hội chứng Marfan…
Tật khúc xạ bao gồm viễn thị, cận thị, loạn thị và được coi là những rối
loạn về khuất triết của mắt mà không phải là bệnh mắt.


8
1.2.2.1. Viễn thị
Mắt viễn thị (hypermetropia) là mắt có các tia sáng hội tụ sau võng mạc
khi mắt không điều tiết vì nó có trục nhãn cầu trước sau ngắn hơn bình
thường hoặc có lực khuất triết quá yếu, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ
không rõ nét [9], [30] (hình 1.2).

Hình 1.2. Mắt viễn thị.
Mắt viễn thị không thể nhìn rõ các vật ở gần. Để cố gắng nhìn rõ vật,
mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh rơi trên võng mạc. Do điều tiết liên
tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và hay chảy nước mắt [28].
Giống như cận thị, viễn thị có thể do di truyền. Trẻ mới đẻ và trẻ em nhỏ

nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây
mù. Do vậy, người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các
thay đổi ở võng mạc mắt cận thị. Nếu đã bị bong võng mạc, cần điều trị càng
sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa. Để chỉnh tật cận thị,
dùng kính cầu phân kỳ.
1.2.2.3. Loạn thị
Mắt loạn thị là mắt có công suất khúc xạ không đều nhau ở các kinh
tuyến do sự thay đổi độ cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh ở các kinh tuyến
khác nhau làm cho các tia sáng song song từ vô cực không hội tụ ở một điểm
duy nhất mà hội tụ theo hai tiêu tuyến.


10
Giác mạc bình thường hình cầu đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả
bóng tròn. Khi bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục
khác, trông giống như quả bóng bầu dục và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội
tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua một trục ít cong hơn
lại hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do thủy tinh thể bị nghiêng
trong nhãn cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị
mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Khi có loạn thị, mắt có lực khúc xạ khác nhau
ở các kinh tuyến khác nhau.
1.2.3. Một số quy ước của WHO về tật khúc xạ
- Mắt chính thị: là mắt có độ khúc xạ cầu tương đương (KXCTĐ) (SE:
spherical equivalent) lớn hơn - 0,5D và nhỏ hơn +0,5 D. KXCTĐ (SE) = Chỉ
số khúc xạ cầu + 1/2 chỉ số khúc xạ trụ.
- Mắt được coi là cận thị: khi SE từ - 0,5D trở lên. Người được coi là
cận thị khi có một mắt hoặc cả hai mắt cận thị.
- Mắt được coi là viễn thị: khi SE + 0,5D trở lên. Người được coi là
viễn thị khi có cả 2 mắt viễn thị, hoặc có một mắt viễn và mắt kia chính thị.
- Mắt được coi là loạn thị: khi lực khúc xạ của 2 trục chính của nhãn

trong độ tuổi từ 12 tuổi đến 54 tuổi là 25% [117]. Điều tra của Kleinstein R.
N. và cs. (2003) trên 2.523 học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 (5- 17 tuổi) thấy tỷ lệ
cận thị là 9,2%; viễn thị là 12,8% và loạn thị là 28,4%. Morgan A. và cs.
(2006) [92] điều tra ở 14.075 học sinh tuổi từ nhà trẻ đến lớp 4 của 70 trường
trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ cận thị là 5,8%.
* Tại Châu Âu:
Villarreal M. G. và cs. (2000) cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh ở Thụy
Điển từ 12- 13 tuổi là 49,7% [123].
Czepita D. và cs. (2007) nghiên cứu trên 5.724 học sinh ở các trường
Tiểu học, THCS và THPT tại tỉnh Szczecin Ba Lan thấy 13% số học sinh ở
độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi bị cận thị [47].


12
- Jobke S. (2008) điều tra tình hình cận thị ở học sinh từ 7- 35 tuổi ở
CHLB Đức thấy tỷ lệ cận thị ở nhóm 7- 11 tuổi là 5,5%; từ 12 - 17 tuổi là
21% và từ 18 đến 35 là 41,35%. Tỷ lệ viễn thị là 9,8% ở học sinh từ 2- 6 tuổi;
6,4% học sinh từ 7- 11 tuổi; 3,7% ở thanh thiếu niên và 2,9% ở người trưởng
thành (p= 0,380). Các tác giả cho rằng tỷ lệ cận thị ở CHLB Đức là thấp hơn
so với các nước khác ở châu Á và châu Âu [73].
* Tại Châu Phi:
Tunisia: Ayed T. và cs. (2002) điều tra trên 700 học sinh (6- 20 tuổi) ở
một số vùng của Tunisia thấy tỷ lệ cận thị là 9,1% [35]. Opubiri I. và cs.
(2012, 2013) nghiên cứu cắt ngang trên 1.242 học sinh (658 nữ và 584 nam;
5-15 tuổi) ở bang Bayelsa thấy 97,7% số mắt có thị lực bình thường (6/6);
49/56 mắt có thị lực ≤6/9; 27 học sinh bị tật khúc xạ (2,2%); Tật khúc xạ ở cả
hai mắt là 22 học sinh (81,5%), cao nhất ở lứa tuối 8- 10 tuổi (40,7%), tiếp
đến là ở lứa tuổi 11- 13 tuổi (37,0%) [101], [102].
Wedner S. H. và cs. (2002) nghiên cứu ở 2.511 học sinh trung học (1127 tuổi) ở Mwanza thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 6,1%, cận thị chiếm tỷ lệ cao
nhất (5,6%), giảm thị lực (0,4%), lác (0,2%), các bệnh mắt khác chiếm tỷ

1.681 nữ; 3 - 18 tuổi) ở 9 trường vùng Hyderabad Ấn Độ thấy tỷ lệ viễn thị là
22,6%, cận thị và loạn thị là 8,6% và 10,3%. Tỷ lệ cận thị tăng cao hơn ở
những học sinh trên tuổi (p
63,5% [38].
Rezvan F. và cs. (2012) điều tra trên 1.551 học sinh tiểu học và THCS
(41,5% nam và 58,5% nữ) ở Đông Bắc của Iran (6-17 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị,
viễn thị, loạn thị là 4,3% (CI 95%: 3,3- 5,3); 5,4% (CI 95%: 4,3- 6,5) và 11,5
% (CI 95%: 9,9- 13,1) và không liên quan đến giới tính. Các tác giả cho rằng
tỷ lệ cận thị ở học sinh vùng Đông Bắc Iran thấp hơn so với các nước Đông
Á, nhưng tương tự các nước Nam Phi, Chile và Trung Đông [106].
Al Wadaani F. A. và cs. (2012) nghiên cứu 2.246 học sinh (6- 14 tuổi)
tại Ả Rập Xê út ở 30 trường tiểu học ở vùng Al Hassa thấy tỷ lệ tật khúc xạ
là 13,7%. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ tăng cao hơn ở nhóm học sinh có độ tuổi từ
12- 14 tuổi (OR= 9,02; p
10 trường tại Phnom Penh và 26 trường ở Kandal (5.527 học sinh) ở
Campuchia thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 6,57% (CI 95%: 5,91- 7,22%). Tỷ lệ tật
khúc xạ chiếm 91,2% số mắt giảm thị lực, nguyên nhân do đục thủy tinh thể
là 1,7% và các nguyên nhân khác là 7,1%. Tỷ lệ cận thị (KXCTĐ≤ -0,50D) có
liên quan với sự tăng độ tuổi, giới tính nữ và trường học ở thành thị. Tỷ lệ tật
khúc xạ, đặc biệt là cận thị tương đối thấp so với các báo cáo trước đây ở
châu Á. Nhưng đa số học sinh không được điều chỉnh kính, do vậy cần phải
can thiệp bằng đeo kính [57].


18
1.3.2. Tình hình tật khúc xạ ở Việt Nam
1.3.2.1. Trước năm 1990
Trước những năm 60 của thiên niên kỷ trước, Việt Nam chưa có các
nghiên cứu hoặc điều tra về tình hình tật khúc xạ nói chung và cận thị học
đường nói riêng.
Năm 1966, Ngô Như Hòa điều tra trên 10.823 học sinh miền Bắc Việt
Nam thấy tỷ lệ mắc cận thị là 4,2%. Tỷ lệ cận thị ở học sinh thành phố là 5,1%
và ở nông thôn là 1%. Cận thị được phân bố theo các cấp học như sau: Tiểu
học (cấp I) có tỷ lệ mắc là 2,1%; trung học cơ sở (THCS) (cấp II) có tỷ lệ mắc
là 4,2% và trung học phổ thông (THPT) (cấp III) có tỷ lệ mắc là 9,6% [8].
Năm 1980, Hà Huy Tiến nghiên cứu trên 3.929 học sinh ở thành phố
và nông thôn thấy tỷ lệ cận thị là 5%, tỷ lệ này tăng dần từ lớp mẫu giáo
(1,7%) lên theo cấp học và ở lớp 12 tỷ lệ cận thị là 12%.
1.3.2.2. Từ năm 1991 đến nay
Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
cận thị học đường, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh có xu
hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở vùng đô thị.
* Hà Nội:
Kết quả điều tra tình hình mù lòa trong nhân dân Hà Nội của Nguyễn

1.163 HS cấp 2 ở Quận 9, thấy tỷ lệ cận thị là 16,11% và có mối liên quan
giữa cận thị và giới tính với OR: 0,45 (CI 95%: 0,32-0,64) [19].
Lê Thị Thanh Xuyên và cs. (2009) khảo sát 2.747 HS ở 20 trường (715 tuổi) thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 39,35%. Trong đó cận thị là 38,88%,
viễn thị là 0,47%, loạn thị là 30,4%. Tỷ lệ bất đồng khúc xạ (khúc xạ cầu
tương đương 2 mắt chênh nhau >1D) là 6%; khúc xạ cầu tương đương 2 mắt
chênh >3D là 3,64%. Tỷ lệ viễn thị giảm theo cấp lớp: 0,74% (cấp 1), 0,27%
(cấp 2), 0,18% (cấp 3) [30].


20
* Các khu vực khác:
Hải Phòng: Nguyễn Thị Minh Hằng và cs. (2004) khám mắt cho 1.450
học sinh các cấp bằng máy đo khúc xạ tự động có liệt điều tiết cho thấy tỷ lệ
cận thị là 23,4%; tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất ở cấp THCS. Nghiên
cứu của Đặng Anh Ngọc (2009) cho thấy tỷ lệ mắc cận thị của học sinh tiểu
học, THCS ở Hải Phòng khá cao (tỷ lệ có xu hướng tăng, tỷ lệ thuận theo
khối lớp ở cả nội thành và ngoại thành; Nội thành: tỷ lệ cận thị từ 9,32 –
37,42%; Ngoại thành: tỷ lệ cận thị: 0- 5,66%) [14].
Bắc Ninh: Phạm Hồng Quang và cs. (2011) nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 757 học sinh lớp 6 đến lớp 8 thấy tỷ lệ cận thị là 20,3% [17].
Thái Nguyên: Vũ Quang Dũng (2001) thấy tỷ lệ cận thị nói chung là
7,16%. Gần đây, Vũ Quang Dũng (2013) tiếp tục nghiên cứu tại 4 trường ở
Thái Nguyên thấy tỷ lệ cận thị là 16,8% [5].
Bắc Kạn: Mai Quốc Tùng và cs. (2011) điều tra tật khúc xạ bằng máy
đo khúc xạ tự động sau khi tra thuốc liệt điều tiết 30 phút cho 3.580 học sinh
từ lớp 1 đến lớp 12 thấy tật khúc xạ chiếm 82,86% tổng số nguyên nhân gây
giảm thị lực, trong đó chủ yếu là cận thị [28].
Huế: Nguyễn Hữu Nghị và cs. (2007) thấy tỷ lệ cận thị học đường ở
nam giới là 17,09% và ở nữ là 23,30%.
Đà Nẵng: Hoàng Ngọc Chương và cs. (2010) nghiên cứu 1.100 sinh

23% - 40%. Trong khi đó ở những trẻ không có cả cha và mẹ bị cận thị thì tỷ
lệ các em mắc cận thị chỉ có 6% - 15%. Sự khác nhau này có mối liên quan
đến tiền sử cận thị của cha/mẹ trong những năm đầu đi học.
Czepita D. và cs. (2011) nghiên cứu trên 5.533 học sinh (2659 nam và
2874 nữ; từ 6- 18 tuổi: 11,9 ± 3,2 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị (KXCTĐ ≤-0,5D)
cao hơn ở những học sinh có cha (p
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn so với nam trong
những trường hợp bị cận thị bệnh lý, còn trong những trường hợp cận thị đơn
thuần thì không có sự chênh lệch đáng kể. Lứa tuổi có tỷ lệ tăng nhiều nhất ở
HS nữ là từ 9- 10 tuổi, còn ở nam là từ 11- 12 tuổi. Nghiên cứu Sperduto R.
D. và cs. (1983) tại Mỹ cho thấy ở người da trắng thì tỷ lệ cận thị ở nữ cao
hơn so với nam và tỷ lệ này ở người da trắng cũng cao hơn so với người da
đen [74], [104], [117].
Lin L. L. và cs. (2000) nghiên cứu ở Đài Loan thấy khúc xạ cầu tương
đương của nhóm học sinh nữ 18 tuổi là - 4,12 D và ở học sinh nam là -3,15 D.


24
Tỷ lệ cận thị mức độ nặng (> -6,0 D) ở học sinh nữ (24%) và cao hơn học
sinh nam (18%) [87].
Villarreal G. M. và cs. (2003) nghiên cứu trên 1.305 học sinh (12- 13
tuổi) thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn so với nam (49% và 38%) [124].
Nghiên cứu của Morgan A. và cs. (2006) cho thấy tỷ lệ cận thị ở học
sinh nữ (8,3%; CI 95%: 6,0- 10,6%) cao hơn học sinh nam (3,1%; CI 95%:
1,6- 4,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
Fan D. S. và cs. (2004) nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc trong 12
tháng trên 7.560 học sinh ở Hồng Kông (5- 16 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị tương
quan với độ tuổi. Nguy cơ cao nhất ở nhóm trẻ 11 tuổi (OR= 2,27; CI 95%:
2,11- 2,44). Sự thay đổi khúc xạ cầu tương đương đối với học sinh bị cận thị
(≤-0,50D) là -0,63 ± 3,44D so với học sinh không bị cận thị (-0,29 ± 2,96D),
(p


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status