Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và hiệu quả một số biện pháp can thiệp hạn chế cận thị ở học sinh 6- 15 tuổi tại Hà Nội (2007- 2009) FULL TEXT - Pdf 39

1

B GIO DC V O TO
HC VIN QUN Y

B QUC PHềNG

V TH THANH

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC TậT KHúC Xạ
Và ĐáNH GIá HIệU QUả MộT Số BIệN PHáP CAN THIệP
ở HọC SINH 6 - 15 TUổI TạI THàNH PHố Hà NộI (2007- 2009)

LUN N TIN S Y HC

H NI 2016


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mù lòa là một trong những vấn đề y tế công cộng lớn hiện nay ở trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Quốc tế về
Phòng chống mù loà (IAPB) đã đưa ra sáng kiến “Thị giác 2020: Quyền được
nhìn thấy” nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực, sự cố gắng
của Quốc tế và Chính phủ các nước để đạt mục tiêu thanh toán các bệnh gây
mù có thể phòng tránh được vào năm 2020 [41].
Theo nhiều nghiên cứu, tật khúc xạ nói chung và cận thị học đường
nói riêng đang ngày càng có xu hướng gia tăng, là mối quan tâm của từng
gia đình và toàn xã hội. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh học đường không đạt
yêu cầu và gánh nặng học tập là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ

nói chung và cận thị học đường nói riêng vẫn là vấn đề cần thiết [18], [22],
[23], [30]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài với
các mục tiêu nghiên cứu sau:
1- Mô tả dặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh 6 - 15 tuổi tại một số
trường tiểu học và trung học cơ sở của Hà Nội năm 2007 - 2008.
2- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp hạn chế cận thị học
đường ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội (2008 2009).


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. HỆ THỐNG QUANG HỌC CỦA MẮT

Mắt là một hệ thống quang học phức tạp mà công suất hội tụ và trục
nhãn cầu tạo cho ảnh của vật ở vô cực được hội tụ trên võng mạc. Quang hệ
mắt bao gồm nhiều thành phần khúc xạ như giác mạc, thể thủy tinh, thuỷ
dịch, dịch kính với các chỉ số khúc xạ khác nhau, bán kính độ cong của các bề
mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ khác nhau, tạo nên công
suất hội tụ khác nhau. Quang tâm của các bề mặt khúc xạ không cùng nằm
trên một trục chung. Đồng thời các bề mặt khúc xạ của quang hệ mắt, không
phải thực sự là những mặt cầu. Như vậy, quang hệ mắt không hoàn toàn là
một quang hệ trực tâm. Tuy nhiên, để có thể khảo sát hệ quang học của mắt,
người ta giản lược, coi mắt là một quang hệ trực tâm và các bề mặt khúc xạ
của mắt là những mặt cầu. Giác mạc được xem như một thể trong suốt có chỉ
số khúc xạ là 1,37 và công suất hội tụ từ 40 – 45D. Mặt trước và mặt sau của
giác mạc được xem như những mặt cầu song song với nhau, chỉ số khúc xạ
của thuỷ dịch và dịch kính bằng nhau và bằng 1,33 [8], [12], [13].
1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu

đến tuổi già. Khi trẻ mới sinh, thể thủy tinh có hình cầu và công suất khúc xạ
rất cao tới + 42,7D, sau đó thể thủy tinh dẹt dần và đến 15-16 tuổi công suất
khúc xạ chỉ còn 16-24 D. Vì vậy, trẻ em thường viễn thị (sinh lý) sau đó sẽ
giảm dần và đến 6-7 tuổi thì sẽ trở thành mắt chính thị. + Thể thủy tinh chịu
tác động của lực điều tiết do cơ thể mi chi phối (cơ chế điều tiết). Thông qua
điều tiết mà thể thủy tinh có thể co giãn làm tăng hoặc giảm lực khuất triết để
điều chỉnh nhìn xa và nhìn gần cho rõ. Khi điều tiết, lực khuất triết cuả thể thủy
tinh có thể thay đổi từ 19-24D làm tăng tổng công suất khúc xạ của hệ quang
học mắt. Như vậy, cơ chế điều tiết đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi
công suất khúc xạ của hệ quang học mắt [1], [23].


6
- Chiều dài trục nhãn cầu: tính từ cực trước của giác mạc đến cực sau
của võng mạc, trục nhãn cầu ở trẻ em nam lúc mới sinh là 17,9 ± 0,10 mm, ở
học sinh nữ lúc mới sinh 17,7 ± 0,20 mm. Đến 3 tuổi, trục nhãn cầu đã phát
triển 23,22 ± 0,26 mm ở trẻ em nam và 22,50 ± 0,12 mm ở trẻ em nữ. đến 6
tuổi, trục nhãn cầu đã ổn định ở mức gần bằng 24mm. Nghiên cứu hằng số
sinh học độ dài trục nhãn cầu ở người Việt Nam trưởng thành, tác giả Hoàng
Hồ nêu ra độ dài trục nhãn cầu trung bình là 22,95 ± 1, 06 mm.
- Độ sâu tiền phòng: Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến
công suất của mắt nhưng cũng góp phần vào sự ổn đinh công suất khúc xạ của
nhãn cầu. Độ sâu tiền phòng bình thường là từ 2,80 mm đến 3,50 mm.
1.1.3. Sinh lý thị giác
* Vai trò của điều tiết:
Điều tiết là một hoạt động quan trọng của quang hệ mắt vì có tác dụng
điều chỉnh độ hội tụ của quang hệ mắt để tiêu điểm ảnh rơi đúng trên võng
mạc khi nhìn gần hay nhìn xa. Điều tiết là cơ chế mà mắt thay đổi công suất
khúc xạ bằng cách thay đổi hình dạng của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn
hiện lên võng mạc. Trong khi điều tiết, tiêu điểm di chuyển về phía trước


1.2.1. Mắt chính thị
Khi mắt ở trạng thái không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các
vật ở xa sẽ hội tụ ở võng mạc. Bình thường, để mắt có thể nhìn thấy rõ vật,
các tia sáng phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị khuất triết” khi đi qua các môi
trường quang học trong suốt của mắt như giác mạc và thể thuỷ tinh để hội tụ
đúng trên võng mạc - là lớp màng thần kinh của vỏ nhãn cầu. Mắt như vậy
gọi là mắt chính thị (có độ khúc xạ bình thường). Mắt chính thị có chiều dài
trục nhãn cầu từ 22,5- 23mm, tương ứng với độ hội tụ của mắt khoảng 62D.


8
Trên mắt chính thị, tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Các tia sáng
song song xuyên qua mắt sẽ hội tụ trên võng mạc. Viễn điểm xa ở vô cực [2],
[9], (hình 1.1).

Hình 1.1. Mắt chính thị.
1.2.2. Mắt không chính thị
Mắt không chính thị là thuật ngữ chung dùng để chỉ mắt có tật khúc xạ
khi mắt đó không điều tiết. Ở những mắt có tật khúc xạ, các tia sáng không
hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ có
nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính) của
mắt khúc xạ ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị
mờ. Để phát hiện tật khúc xạ một cách sơ bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta
dùng một phương pháp đơn giản là thử thị lực với kính lỗ: nếu qua kính lỗ mà
thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt đó có tật khúc xạ. Thử kính lỗ sẽ
làm giảm vòng mờ gây nên bởi tật khúc xạ [2], [9].
Điều quan trọng là khi thử thị lực qua kính lỗ, phải để bệnh nhân có thể
nhìn qua lỗ đó lên bảng thị lực. Có một số trường hợp thấy thị lực tăng khi
nhìn qua kính lỗ nhưng lại không tăng khi đeo kính. Những trường hợp này là

10
Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở
khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em từ 8
đến 12 tuổi. Từ 10 đến 20 tuổi, khi cơ thể phát triển, thì mắt cũng dài ra và
cận thị cũng tiến triển nhanh, từ 20- 40 tuổi, độ cận thị ít thay đổi [93], [107].
Khi nhìn gần, mắt phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thuỷ
tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi
nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thuỷ tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng
cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách, vở hoặc máy vi tính là 3340 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong
ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng
thì thể thuỷ tinh của mẳt luôn luôn ở trong tình trạng phải điều tiết, bị căng
phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không được
nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng không thể xẹp xuống
được nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, lúc đó mắt
đã trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận
thị học đường (CTHĐ) [8].
Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị
cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt
nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây
mù. Do vậy, người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các
thay đổi ở võng mạc mắt cận thị. Nếu đã bị bong võng mạc, cần điều trị càng
sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa. Để chỉnh tật cận thị,
dùng kính cầu phân kỳ.
1.2.2.3. Loạn thị
Mắt loạn thị là mắt có công suất khúc xạ không đều nhau ở các kinh
tuyến do sự thay đổi độ cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh ở các kinh tuyến
khác nhau làm cho các tia sáng song song từ vô cực không hội tụ ở một điểm
duy nhất mà hội tụ theo hai tiêu tuyến.




12
* Tại Châu Mỹ:
Maul E. và cs (2000) nghiên cứu trên 5.303 học sinh (5- 15 tuổi) ở Chi
Lê thấy tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh 5 tuổi là 3,4% và ở học sinh nam
15 tuổi là 19,4%; ở học sinh nữ 15 tuổi là 14,7% [90]. Villarreal G. M. và cs.
(2003) điều tra 1.305 học sinh từ 12 đến 13 tuổi ở Monterrey (Mexico) thấy tỷ
lệ cận thị là 44% [124].
Carter M. J. và cs. (2013) điều tra tật khúc xạ ở 190 học sinh người
Mennonite, 118 học sinh người bản địa và 168 học sinh mang cả hai dòng
máu thấy có 2 trường hợp cận thị ở nhóm người Mennonite (1,2%) và 2
trường hợp ở nhóm mang hai dòng máu (1,4%) (SE ≤ -0,5 D). Tỷ lệ viễn thị
(SE ≥ 0,5 D) là 40,6%, 34,2% và 46,3% đối với chủng tộc người Mennonite,
bản địa và học sinh mang hai dòng máu. Tỷ lệ loạn thị tương ứng là 3,2%,
9,5% và 12,7%. Tỷ lệ viễn thị ở nữ cao hơn nam giới và nhóm tuổi thường
gặp là 9 - 11 tuổi [43].
Sperduto R. D. và cs. (1983) phân tích các số liệu từ Chương trình Dinh
dưỡng và Sức khỏe quốc gia (1971- 1972) thấy tỷ lệ mắc cận thị ở người Mỹ
trong độ tuổi từ 12 tuổi đến 54 tuổi là 25% [117]. Điều tra của Kleinstein R.
N. và cs. (2003) trên 2.523 học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 (5- 17 tuổi) thấy tỷ lệ
cận thị là 9,2%; viễn thị là 12,8% và loạn thị là 28,4%. Morgan A. và cs.
(2006) [92] điều tra ở 14.075 học sinh tuổi từ nhà trẻ đến lớp 4 của 70 trường
trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ cận thị là 5,8%.
* Tại Châu Âu:
Villarreal M. G. và cs. (2000) cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh ở Thụy
Điển từ 12- 13 tuổi là 49,7% [123].
Czepita D. và cs. (2007) nghiên cứu trên 5.724 học sinh ở các trường
Tiểu học, THCS và THPT tại tỉnh Szczecin Ba Lan thấy 13% số học sinh ở
độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi bị cận thị [47].



14
học sinh (9,4%). Cận thị thấp là tật khúc xạ phổ biến nhất: 61 học sinh
(49,2%) ở mắt phải và 68 học sinh (50%) ở mắt trái [134].
Mehari Z. A. và cs. (2013) nghiên cứu cắt ngang ở 4.238 học sinh (7-18
tuổi) thấy 405 học sinh (9,5%) giảm thị lực, trong đó có 267 học sinh (6,3%)
có tật khúc xạ (6,1% ở nam và 6,6% ở nữ). Cận thị là tật khúc xạ phổ biến
nhất (6,0%). Nguyên nhân gây giảm thị lực ≤ 6/12 chủ yếu là tật khúc xạ
(65,9%) và tổn thương giác mạc (12,8%). Các tác giả cho rằng tật khúc xạ
chưa được điều chỉnh là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực ở học sinh
nông thôn của Ethiopia [91].
Rushood A. A. và cs. (2013) sàng lọc các bệnh mắt 671.119 học sinh ở
Sudan (56,7% nam; 6 - 15 tuổi) thấy có 20.321 học sinh mắc bệnh mắt
(3,03%). Ba địa phương có tỷ lệ bệnh mắt cao nhất là Karary (26,2%),
Ummbada (21,0%) và Jabal Awlia (15,7%). Tỷ lệ tật khúc xạ là 2,19%. Cận
thị gặp ở 10.064 học sinh (1,50%) và viễn thị gặp ở 4.661 học sinh (0,70%).
* Tại Châu Á:
Kalikivayi V. và cs. (1997) điều tra 4.029 học sinh (2.348 nam và
1.681 nữ; 3 - 18 tuổi) ở 9 trường vùng Hyderabad Ấn Độ thấy tỷ lệ viễn thị là
22,6%, cận thị và loạn thị là 8,6% và 10,3%. Tỷ lệ cận thị tăng cao hơn ở
những học sinh trên tuổi (p


16
Hashemi H. và cs. (2004) ở Iran nghiên cứu tật khúc xạ trên 4.354
người (>5 tuổi) ở Tehran thấy tỷ lệ cận thị là 21,8% (CI 95%: 20,1- 23,5) và
viễn thị là 26,0% (CI 95%: 24,5- 27,6). Tỷ lệ cận thị và viễn thị sau khi làm
liệt điều tiết là 17,2% (CI 95%: 15,6- 18,8) và 56,6% (CI 95%: 54,7-58,6). Tỷ
lệ cận thị và viễn thị khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi và giới tính
(p
hơn 1% ở nhóm 15 tuổi. Tỷ lệ loạn thị (≥0,75D) là 15,7% và 21,3% [59].


18
Saw S. M. và cs. (2002) điều tra tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở 1.043 người
lớn (trên 21 tuổi) tại tỉnh Riau (Sumatra) ở Indonesia thấy tỷ lệ cận thị điều
chỉnh theo tuổi là 26,1% (CI 95%: 23,4- 28,8); viễn thị là 9,2% (CI 95%: 7,411,0%). Tỷ lệ cận thị, viễn thị và loạn thị tăng theo độ tuổi [111].
Yingyong P. (2010) nghiên cứu cắt ngang trên 2.340 hoc sinh (1.100
học sinh ở Bangkok và 1.240 ở Nakhonpathom Thái Lan) thấy tỷ lệ TKX lần
lượt là 12,7% và 5,7%. TKX là nguyên nhân làm giảm thị lực ở 97,6% số mắt
bị giảm thị lực; nguyên nhân giảm thị lực còn do loạn thị: 0,5%, nguyên nhân
khác: 0,8% và có 1,1% trường hợp không rõ nguyên nhân [137].
Casson R. J. và cs. (2012) nghiên cứu tỷ lệ tật khúc xạ và giảm thị lực
ở 2.899 học sinh tiểu học ở Viêng Chăn (6- 11 tuổi) ở CHDCND Lào thấy
KXCTĐ ở mắt phải trung bình là 0,60D (CI 95%: 0,49- 0,72) và ở mắt trái là
0,59D (CI 95%: 0.50 - 0,68). Tỷ lệ viễn thị là 2,8% (CI 95%: 1,9- 3,7%; 88
HS) và tỷ lệ cận thị là 0,8% (CI 95%: 0,3-1,4; 24 HS) [44].
Gao Z. và cs. (2012) đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ học sinh (12- 14 tuổi) ở
10 trường tại Phnom Penh và 26 trường ở Kandal (5.527 học sinh) ở
Campuchia thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 6,57% (CI 95%: 5,91- 7,22%). Tỷ lệ tật
khúc xạ chiếm 91,2% số mắt giảm thị lực, nguyên nhân do đục thủy tinh thể
là 1,7% và các nguyên nhân khác là 7,1%. Tỷ lệ cận thị (KXCTĐ≤ -0,50D) có
liên quan với sự tăng độ tuổi, giới tính nữ và trường học ở thành thị. Tỷ lệ tật
khúc xạ, đặc biệt là cận thị tương đối thấp so với các báo cáo trước đây ở
châu Á. Nhưng đa số học sinh không được điều chỉnh kính, do vậy cần phải
can thiệp bằng đeo kính [57].


19
1.3.2. Tình hình tật khúc xạ ở Việt Nam

PTTH là 29,8% [1].
Hoàng Văn Tiến ( 2003) nghiên cứu cận thị học đường ở 3 trường tiểu
học Hà Nội thấy tỷ lệ cận thị 32,3%, trong đó 84,5% là cận thị nhẹ, 15,2% là
cận thị nặng.
Vũ Thị Hoàng Lan và cs. (2012) điều tra 332 HS tại trường THCS
Phan Chu Trinh, quận Ba Đình thấy tỷ lệ cận thị là 50,3% [10]. Nguyễn Thị
Mai Lý và cs. (2012) nghiên cứu trên 250 học sinh (5- 18 tuổi) đến khám tại
bệnh viện Mắt Trung ương được chẩn đoán cận thị thấy tỷ lệ cận thị cao nhất
ở học sinh tiểu học (55,2%), khúc xạ cầu tương đương là -2,8D ± 1,53 [13].
* Thành phố Hồ Chí Minh:
Nghiên cứu của Hoàng Thị Lũy và cs. (1998) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ
là 30,5% (cận thị là 20% và loạn thị là 8%). Năm 1999, Hoàng Thị Lũy và cs.
thấy tỷ lệ CTHĐ ở học sinh THCS và THPT) là 28%, tăng gấp 3 lần so với
năm 1994 và đang có chiều hướng tăng lên [12].
Trần Hải Yến và cs (2006) nghiên cứu trên 3.444 học sinh ở 29 trường
trong 4 quận thấy tỷ lệ cận thị là 17,2% [31]. Võ Thị Ngọc Thúy và cs. (2008)
khảo sát 1.158 trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4, thấy tỷ lệ tật khúc xạ là
4,1%; trong đó cận thị là 3,4% . Trần Minh Tâm và cs. (2007nghiên cứu trên
1.163 HS cấp 2 ở Quận 9, thấy tỷ lệ cận thị là 16,11% và có mối liên quan
giữa cận thị và giới tính với OR: 0,45 (CI 95%: 0,32-0,64) [19].
Lê Thị Thanh Xuyên và cs. (2009) khảo sát 2.747 HS ở 20 trường (715 tuổi) thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 39,35%. Trong đó cận thị là 38,88%,
viễn thị là 0,47%, loạn thị là 30,4%. Tỷ lệ bất đồng khúc xạ (khúc xạ cầu
tương đương 2 mắt chênh nhau >1D) là 6%; khúc xạ cầu tương đương 2 mắt
chênh >3D là 3,64%. Tỷ lệ viễn thị giảm theo cấp lớp: 0,74% (cấp 1), 0,27%
(cấp 2), 0,18% (cấp 3) [30].


21
* Các khu vực khác:
Hải Phòng: Nguyễn Thị Minh Hằng và cs. (2004) khám mắt cho 1.450

hành trên những trẻ sinh đôi, nghiên cứu phả hệ và các mối liên quan trong
quan hệ gia đình [33], [85], [140].
Theo các nghiên cứu thì có tới 60% các trường hợp bị tật khúc xạ là do
yếu tố di truyền. Những trường hợp bị cận thị nhẹ hoặc trung bình có thể di
truyền nhiều gen còn cận thị nặng có thể di truyền một gen trong một số
trường hợp cận thị nặng kiểu di truyền là gen trội, lặn. Trong các nghiên cứu
ở học sinh sinh đôi 1 hợp tử cho thấy có sự phù hợp ở những trường hợp có
độ cận thị nhẹ: 74% cặp sinh đôi có sự khác biệt ít hơn 0,5D [127], [135].
Krause U. H. và cs. (1993), Hui J. và cs. (1995) và nhiều tác giả khác
cho rằng tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ có cả bố và mẹ bị cận thị nặng cao hơn so với
những trẻ có bố mẹ không mắc cận thị [67], [80].
Wu M. (1999) nghiên cứu ở 3.131 học sinh Trung Quốc (7- 17 tuổi)
thấy nếu ít nhất một trong các ông bà bị cận thị, tỷ lệ bị cận thị ở con và cháu
họ là 6,71% (CI 95%: 5,58- 8,06%) và 1,85% (CI 95%: 1,57- 2,19). Nếu cả
hai ông bà bị cận thị, tỷ lệ bị cận thị ở con/cháu tăng lên 12,85% (CI (95%:
8,77- 18,81) và 2,96% (CI 95%: 2,26-3,87) [128].
Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 33% - 60% tỷ lệ cận thị ở trẻ có cả bố và
mẹ đều mắc cận thị. Ở những trẻ có một người (cha hoặc mẹ) thì bị cận thị từ
23% - 40%. Trong khi đó ở những trẻ không có cả cha và mẹ bị cận thị thì tỷ
lệ các em mắc cận thị chỉ có 6% - 15%. Sự khác nhau này có mối liên quan
đến tiền sử cận thị của cha/mẹ trong những năm đầu đi học.
Czepita D. và cs. (2011) nghiên cứu trên 5.533 học sinh (2659 nam và
2874 nữ; từ 6- 18 tuổi: 11,9 ± 3,2 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị (KXCTĐ ≤-0,5D)
cao hơn ở những học sinh có cha (p
CI 95%: 0,58- 0,96; học sinh gốc Tây Ban Nha, Mỹ bản địa và da trắng không
có liên quan đáng kể). Tiến triển cận thị là -0,024 D/năm [96].
Kleinstein R. N. và cs. (2012) điều tra ở 4.556 học sinh (5- 16 tuổi)
không mắc cận thị trong giai đoạn 1989 đến 2009 thấy có 749 học sinh
(16,4%) mắc cận thị mới. Tỷ lệ mắc cận thị mới ở các chủng tộc người châu Á
(27,3%), người Tây Ban Nha (21,4%) cao hơn so với các chủng tộc người Mỹ
bản địa (14,5%), người Mỹ gốc Phi (13,9%) và người da trắng (11%) [79].
Nghiên cứu của Bakar N.F. (2012) ở 293 học sinh bản địa Iban và
người Mã Lai ở miền Đông Malaysia thấy tỷ lệ tật khúc xạ và giảm thị lực là
47,7% và 3,5%. Trong số các tật khúc xạ , 97,1% là cận thị. Học sinh người
Mã Lai có tỷ lệ cận thị nhiều hơn người bản địa Iban (U= 8240,50, p


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status