BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề GIỚI THIỆU tác PHẨM bàn về cái gọi là THỊ TRƯỜNG - Pdf 38

59
Chuyên đề 3
Tác phẩm “BÀN VỀ CÁI GỌI LÀ VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG”
* * *
1. Mô tả chuyên đề:
Đây là chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận trong tác phẩm “Bàn
về cái gọi là vấn đề thị trường”. So với bậc học dưới, nội dung có sự phát
triển hơn và bám sát thực tiễn hiện nay. Đây là một trong những chuyên đề
trọng tâm của môn học kinh tế chính trị.
2. Mục đích:
- Nhận thức bản chất của “cái gọi là vấn đề thị trường”.
- Tiếp tục khẳng định tính cách mạng, tính khoa học của lý luận về thị
trường của V.I.Lênin.
- Làm cơ sở xem xét các hiện tượng, quá trình kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội xét lại, bảo
vệ Học thuyết kinh tế Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.
3. Yêu cầu:
Nghiên cứu vận dụng lý luận được đề cập trong tác phẩm “Bàn về cái
gọi là vấn đề thị trường” vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
4. Kết cấu chuyên đề: Gồm 2 phần
I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm
II. Nội dung chính của tác phẩm
5. Tổ chức, phương pháp nghiên cứu bài giảng:
Giảng viên xây dựng chuyên đề theo hướng bài giảng điện tử hoặc bài
giảng truyền thống. Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đối thoại
trong quá trình lên lớp để làm nổi bật nội dung của chuyên đề.
6. Hướng dẫn thu hoạch tiểu luận:
Một số định hướng sau đây, để học viên nghiên cứu lựa chọn:
- Tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường” được ra đời trong hoàn
cảnh như thế nào?

bản thuyết trình của G.B.Craxin (Một đại biểu của Dân túy) về đề tài
“Vấn đề thị trường”, Lênin đã có bài phát biểu của mình về vấn đề này và


61
đã gây ấn tượng lớn đối với những người có mặt tại cuộc họp.
Trong bài phát biểu của mình tại phiên họp của tiểu tổ và sau đó
trong bản thuyết trình với nhan đề: “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”,
Lênin đã chỉ ra những sai lầm của G.B.Craxin. Đồng thời, đã nghiêm khắc
phê phán các quan điểm của phái dân túy tự do chủ nghĩa về vận mệnh
của chủ nghĩa tư bản ở Nga cũng như quan điểm của những người đại
diện cho Chủ nghĩa Mácxít hợp pháp đang ra đời.
Tác phẩm Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường trước đây tưởng đã mất
hẳn, mãi đến năm 1937, viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác trực thuộc Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô mới tìm thấy.
Tác phẩm này được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Người bôn-sê-vích,
số 21, ra năm 1937, năm 1938 được in thành sách riêng.
2. Ý nghĩa
- Đây là một tác phẩm mẫu mực về sự vận dụng sáng tạo lý luận kinh
tế của Mác vào nghiên cứu chế độ kinh tế xã hội ở nước Nga vào cuối thế
kỷ 19.
- Đây cũng là tác phẩm mà Lênin đã tập trung phê phán quan điểm
của phái dân túy về khả năng và điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản
ở Nga, khi phái này cho rằng, ở Nga chủ nghĩa tư bản không thể phát
triển, đó là do thị trường bị thu hẹp, mà nguyên nhân thị trường bị thu hẹp
là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm phá sản người sản xuất nhỏ.
Để khắc phục tình trạng này, họ cho rằng phải mở rộng thị trường ngoài
nước bằng chiến tranh xâm lược thuộc địa, phát triển sản xuất nhỏ.
V.I.Lênin khẳng định rằng, vấn đề thị trường gắn với phân công lao
động xã hội. Phân công lao động xã hội phát triển sẽ làm phá vỡ kinh tế tự

của tư bản thay đổi.
- Tác phẩm này cũng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về đấu tranh
chống lại các quan điểm cơ hội xét lại trong điều kiện lịch sử mới và cần
phải tiếp tục phát triển học thuyết kinh tế Mác khi điều kiện đã thay đổi.
II. Nội dung chính của tác phẩm
Nội dung chính của tác phẩm không trình bày theo cách giới thiệu thông
thường ở các tác phẩm khác dưới dạng khái quát thành các vấn đề lý luận, vì
đây là tác phẩm trình bày những vấn đề lý luận dưới dạng bút chiến.


63
1. Mục I (Tr. 89 - 90)
Lênin khái quát một cách hết sức cô đọng những lập luận của phái
dân túy về khả năng phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga.
Phái dân túy nêu vấn đề: “Chủ nghĩa tư bản liệu có thể phát triển
được ở Nga không và liệu có thể phát triển hoàn toàn được không, một
khi quần chúng nhân dân thì nghèo khổ và ngày càng nghèo khổ?”
Sau đó họ lập luận rằng:
- Chủ nghĩa tư bản muốn phát triển thì phải có thị trường rộng lớn ở
trong nước; không có thị trường trong nước cho nên chủ nghĩa tư bản ở
Nga không thể phát triển.
- Còn nguyên nhân làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp là do
quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa.
2. Mục II (Tr. 90 - 94)
Lưu ý ở đây có hai nhân vật là thuyết trình viên và Lênin.
- Thuyết trình viên trình bày nội dung chương 21, quyển II, Bộ Tư
bản phần 3, Tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội.
- V.I.Lênin trình bày tóm tắt học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội của
C.Mác để làm cơ sở phê phán một số quan điểm sai lầm của thuyết trình
viên ở mục III và rút ra kết luận về qui luật ưu tiên phát triển sản xuất tư

của khu vực II phụ thuộc vào I.
- Lênin phát triển lý luận tái sản xuất của C.Mác.
Lênin cho rằng, Muốn tái sản xuất mở rộng thì cần phải có tư bản
khả biến phụ thêm, do vậy cần phải có vật phẩm tiêu dùng.
Muốn chứng minh, tư liện sản xuất phát triển nhanh hơn tư liệu tiêu
dùng chỉ cần nghiên cứu kỹ sơ đồ tái sản xuất của C.Mác với điều kiện
đưa tiến bộ kỹ thuật vào. Vì nếu không đưa tiến bộ kỹ thuật vào thì hai
khu vực đó sẽ phát triển song song. Đó chỉ là sự giả định, còn trên thực tế
thì sự tiến bộ kỹ thuật vẫn diễn ra và theo đó thì C/V tăng lên hay V/C
giảm xuống.
Sau khi phân tích sơ đồ tái sản xuất mở rộng trong điều kiện C/V
thay đổi, Lênin rút ra kết luận: “Trong xã hội tư bản chủ nghiã, sản xuất
tư liệu sản xuất tăng nhanh hơn sản xuất tư liệu tiêu dùng”.


65
4. Mục IV (101 - 106)
Lênin trình bày khái quát lập luận của phái dân túy về vấn đề thị
trường ở nước Nga.
Họ cho rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ lấn át kinh tế tự
nhiên, lấn át sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Nếu căn cứ vào sơ đồ mà họ trình bày thì sản xuất tư bản chủ nghĩa
muốn phát triển phải dựa vào thị trường bên ngoài, dựa vào tiêu dùng của
quần chúng, nhưng tiêu dùng của quần chúng càng ngày càng ít đi và chủ
nghĩa tư bản không thể phát triển đều khắp, bao trùm toàn quốc được.
5. Mục V (106 - 114)
V.I.Lênin đưa ra quan điểm của mình về kinh tế hàng hoá, kinh tế thị
trường, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Về kinh tế hàng hóa, ở Tr.106, Lênin viết: “Sản xuất hàng hóa
chính là cách tổ chức cuả kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do

lao động xã hội, vì chính khái niệm này là cơ sở của mọi nền sản xuất
hàng hóa, nó cũng là cơ sở của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- ở đâu, khi nào có phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng
hóa thì ở đó có thị trường. Có phân công lao động xã hội mới có thị
trường, muốn có thị trường phải có sản xuất hàng hóa.
- Giới hạn của thị trường trong xã hội tư bản chủ nghĩa là do giới hạn
của chuyên môn hóa lao động, mà sự chuyên môn hóa đó xét về bản chất
của nó là vô cùng vô tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy.
Từ kết luận 1 có thể rút ra:
i) Sẽ là sai lầm khi cho rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa sự mở
rộng thị trường...tất phải chấm dứt ngay khi tất cả những người sản xuất
tự cung, tự cấp đã biến thành những người sản xuất hàng hóa (Tr 116).
ii) “Không có thị trường ngoài nước chủ nghĩa tư bản không thể phát
triển được, nhưng là do khi một nền sản xuất phát triển đến một trình độ
cao thì nó không thể chỉ đóng khung trong một quốc gia dân tộc được
nữa, sự cạnh tranh bắt buộc các nhà tư bản phải ngày càng mở rộng sản
xuất và đi tìm thị trường bên ngoài để tiêu thụ được nhiều sản phẩm của
họ .
* Kết luận thứ 2:


67
Sư bần cùng hóa quần chúng nhân dân không những không làm trở
ngại cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà trái lại chính là biểu hiện
của sự phát triển đó và chính là điều kiện của chủ nghĩa tư bản và làm cho
chủ nghĩa tư bản mạnh thêm.
* Kết luận thứ 3: Lênin giải thích lại và khẳng định qui luật ưu tiên
phát triển sản xuất tư liệu sản xuất.
* Ngoài các kết luận trên Lênin còn đưa ra 2 nhận xét:
- Những phân tích ở trên không phủ nhận mâu thuẫn trong phương

những luận điểm đẩy mâu thuãn của ông Nicôlaiôn đại diện cho phái dân
túy của Nga:
Luận điểm: “Điều trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở Nga... là sự thu hẹp thị trường trong nước,, sự giảm bớt sức mua
của nông dân...thủ công nghiệp trở thành đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa đã chèn lấn việc sản xuất ở gia đình... chủ nghĩa tư bản đã tự đào
mô chôn mình đưa kinh tế nhân dân đến khủng hoảng...
Thực ra thì tình hình kinh tế Nga không phải như vậy... qui luật tư
liệu sản xuất phát triển nhanh hơn có làm phân hóa, bần cùng hóa nông
dân lại chính là điều kiện để phát triển phân công lao động xã hội và mở
rộng thị trường.
* * *




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status