Khóa luận tốt nghiệp phát triển du lịch tỉnh ninh bình - Pdf 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH HUY DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH HUY DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN!
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Tiến sỹ
Đỗ Thúy Mùi, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Bảng 3.2: Doanh thu và tốc độ tăng du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006
– 2010
Bảng 3.3: Lao động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2005 – 2010
Bảng 3.4: Mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020 được xác định như sau
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Tên bảng
1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh bình
2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình
3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình

38

40

44


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ...................................................... 2
2.1. Mục tiêu......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 2
2.3. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4

2.3.4. Điện và khả năng cung cấp ....................................................................... 29
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH............................................................................. 30
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình ........................................... 30
3.1.1. Khách du lịch ............................................................................................ 30
3.1.2. Doanh thu du lịch ...................................................................................... 32
3.1.3. Lao động trong ngành du lịch ................................................................... 33
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .............................................................................. 34
3.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình ............................ 36
3.1.5.1. Các điểm du lịch..................................................................................... 36
3.1.5.2. Các cụm du lịch ...................................................................................... 38
3.1.5.3. Các tuyến du lịch .................................................................................... 38
3.1.5. Những hạn chế .......................................................................................... 40
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ................................................. 41
3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp .......................................................................... 41
3.2.1.1. Chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam .............................................. 41
3.2.1.2. Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020....................... 42
3.2.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch ..................................................................... 43
3.2.1.4. Các định hướng phát triển du lịch ......................................................... 44
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch................................................................. 46
3.2.2.1. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch ........... 46


3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch ............................... 47
3.2.2.3. Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch ............... 48
3.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao............................................... 49
3.2.2.5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .......................... 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH

có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải
1


thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay
đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ
tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát
triển. Giai đoạn 2009-2012, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng mạnh, tăng
trưởng bình quân 19,46%, doanh thu tăng 46,1%. Riêng năm 2013, ngành Du
lịch đón hơn 4,5 triệu lượt khách, trong đó có 520 nghìn lượt khách quốc tế,
doanh thu từ khách quốc tế là 920 tỉ đồng.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của tỉnh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng
dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít; Quản lý nhà
nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn
hạn chế.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình, việc nghiên
cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
phát triển là việc làm quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ lí do đó tôi lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Phát triển Du lịch tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển du lịch, đề
tài đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề về du lịch
- Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình;
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, đề xuất các giải pháp để

thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí, du lịch.
Trong những năm gần đây, khi lợi ích của ngành kinh tế du lịch càng rõ rệt
và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn cầu thì việc
nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng cần thiết. Ở Pháp, Jean
Prerre Jean – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau
đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lí Anh, Mỹ gắn công
việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hoặc
một vùng cụ thể. Ngày nay, du lịch thế giới phát triển có nhiều công trình
3


nghiên cứu về du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các nghiên cứu
này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động du lịch đã
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đòi hỏi
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải chú ý đến
việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Bởi thế nên có nhiều công trình
nghiên cứu về du lịch.
Hiện nay, khi du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang đem
lại nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch ngày càng được
chú trọng. Về phương diện địa lí du lịch có một số công trình nghiên cứu của
các tác giả như: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi,
Phạm Trung Lương… Các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa
học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch biển ở Việt Nam (đề tài nghiên
cứu cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 – 1995), Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995);
luận án tiến sĩ: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La – TS. Đỗ Thúy
Mùi… và một số công trình dưới dạng sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2000), Địa lí du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn

4.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện
tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết cấu hạ tầng của
một tổng thể.
Muốn chứng minh, làm rõ vấn đề thì không thể không sử dụng bản đồ biểu đồ. Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện nghiên cứu vấn
đề. Dựa vào bản đồ - biểu đồ, người xem có thể xác được tính chất, mối tương
quan giữa các đối tượng một cách tổng thể nhất.
Đề tài này đã xây dựng một số bản đồ - biểu đồ như: Bản đồ hành chính
tỉnh Ninh Bình, bản đồ này giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về vị
trí địa lý, các đơn vị hành chính và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình; bản đồ
tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó, sẽ thấy và phân tích được những thuận

5


lợi hay khó khăn về vị trí địa lý của tỉnh trong phát triển kinh tế nói chung và
phát triển du lịch nói riêng.
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài các thông tin, tư liệu thu thập được trong sách, báo, Internet thì việc
lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng rất quan
trọng, góp phần củng cố được những thông tin thiếu sót. Từ đó, giúp tôi nhận
định chính xác về vấn đề mình đang nghiên cứu.
Tôi đã gặp gỡ một số cán bộ sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch của tỉnh Ninh
Bình, gặp gỡ, tiếp xúc một số cán bộ quản lý các điểm du lịch và một số bà con nhân
dân địa phương ở các điểm du lịch để tìm hiểu về việc quản lý, khai thác các điểm du
lịch. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
4.5. Phương pháp dự báo
Công tác dự báo dựa trên việc tính toán của tác giả trên những cơ sở thực
tiễn và tiềm năng của từng điểm, từng cụm du lịch, có tham khảo chiến lược

trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư
và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [Trích trong 7].
Năm 1985 I.I.Pirojnik định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động của cư dân
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa’’ [Trích trong 8].
Tổ chức du lịch thế giới cũng định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những
người du hành tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm và trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành
nghề và mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở
bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành có mục đích
chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường khác hẳn nơi định cư”.
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan
trọng mang nội dung kinh tế sâu sắc có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa
cao. Quan niệm này được thể chế thành luật. Luật du lịch được quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 7 Quốc hội khóa
7


11: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc di chuyển của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định” [Trích trong 2].
Du lịch ngày càng phát triển và ngày càng đa dạng về hình thức, trên thế
giới những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du
lịch văn hóa, du lịch xanh,…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ tham
gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả tổ chức kinh tế
nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả tự nhiên và kinh tế xã hội) để tăng

việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá…
1.1.2. Vai trò của du lịch
Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và
môi trường. Du lịch trong nước góp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập
quốc dân làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội, góp phần tích cực vào quá
trình phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nói cách khác, du lịch tác động tích
cực vào việc cân đối cơ cấu của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các
vùng. Du lịch nội địa phát triển góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân lao
động và điều đó là cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra, du lịch nội
địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ được lợi thế hơn.
Du lịch quốc tế làm tăng thu nhập quốc gia thông qua thu ngoại tệ, nó có
vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng
không dân dụng, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ
khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho hàng loạt quốc gia nhiều ngoại tệ. Ở
các nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ chiếm 10 - 15% hoặc hơn trong
nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
Du lịch là hoạt động „„xuất khẩu” có hiệu quả cao. Điều này trong kinh
doanh du lịch được thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch là một ngành „„xuất khẩu tại
chỗ”. Xuất khẩu theo con đường du lịch có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại
thương. Du lịch không phải chỉ là ngành „„ngành xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là
ngành „„xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên,
khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, các phong cảnh đẹp, những giá trị của
những di tích lịch sử - văn hóa tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập
quán,… Không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và thương hiệu của nó
9


còn được tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như có chất lượng tốt. Sở
dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta „„bán‟‟ cho khách không phải là tài nguyên
du lịch mà chỉ là giá trị thỏa mãn nhu cầu của du khách chứa đựng trong các tài

Du lịch còn giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn nâng cao truyền thống dân tộc.
Thông qua các chuyến tham quan, nghỉ mát… khách tham quan có điều kiện
làm quen với cảnh đẹp, lịch sử, văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước
mình. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản
văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.
Du lịch là nhân tố kích thích việc bảo vệ và khôi phục tài nguyên xung
quanh. Việc tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ
trong lành và nên thơ của cảnh quan có ý nghĩa quan trọng đối với du khách, nó
tạo ra cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự
nhiên đối với cuộc sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần
tích cực giáo dục môi trường.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình
thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó,
hàng loạt các công viên quốc gia được thành lập vừa để bảo vệ các cảnh quan
thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.
Trong lĩnh vực du lịch, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Một
mặt xã hội đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải
bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch
cũng như trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du
lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ với nhau.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch
- Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại
với nhau như nhóm khách du lịch, các tổng thể tự nhiên văn hóa, lịch sử, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ
chức quản lí. Du lịch chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên
du lịch, các điều kiện chính trị, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác
và phục vụ mục đích nào đó của con người. Theo Buchvakop - nhà địa lí học

Những điều kiện kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến ngành du lịch:

12


Dân cư là lực lượng quan trọng của xã hội. Bên cạnh công việc lao động vất
vả hàng ngày, họ cũng cần được nghỉ ngơi du lịch. Dân số càng đông, lực lượng
tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch ngày càng
có điều kiện phát triển, hoạt động du lịch ngày càng nhiều và đa dạng hơn.
Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới một trình độ
nhất định. Mức sống của con người tăng lên góp phần cho du lịch phát triển
rộng rãi.
Thời gian rỗi là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch dài ngày. Có thời
gian rỗi mới có nhiều hoạt động du lịch. Con người có thực hiện được các chuyến
du lịch của mình hay không là phụ thuộc vào thời gian rỗi.
Chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ tồn tại trong điều kiện hòa bình,
hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình là điều kiện, là đòn bẩy thúc đẩy du lịch
phát triển.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
CSHT và CSVCKT đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra
và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng
du lịch. Có tài nguyên du lịch nhưng CSHT và CSVCKT kém phát triển thì du
lịch chỉ là dạng tiềm năng.
Như vậy, có rất nhiều nhân tố tác động đến du lịch, trong đó, tài nguyên du
lịch là nhân tố có ý nghĩa lớn, quyết định đến sự phát triển du lịch.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam

Về đầu tư du lịch: Để khai thác tiềm năng du lịch, vấn đề đầu tư xây dựng
CSHT và CSVCKT là vấn đề cấp thiết. Trong những năm qua ngành du lịch đã
được đầu tư đáng kể. Số cơ sở lưu trú nhanh. Năm 2005 cả nước có 6717 cơ sở
lưu trú, trong đó có 3765 khách sạn (1418 được xếp sao). Chất lượng phòng
từng bước được nâng cao.
Cơ sở kinh doanh ăn uống phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Chất
lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Các khu vui chơi giải trí, các sân
golf,… đã được xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của du khách.
14


Mạng lưới giao thông vận tải đã được đầu tư đáng kể tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách. Các phương tiện vận tải ngày càng được hiện đại hóa góp
phần nâng cao năng lực vận chuyển khách.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng khá nhanh về số lượng và chất
lượng. Từ năm 2009 đến nay đã có 2.300 lượt lao động trực tiếp và 8.700 lượt
lao động gián tiếp trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành du
lịch. Mục tiêu đến năm 2015 lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.00010.000 người, lao động gián tiếp là 20.000 người . Tuy nhiên, lao động đào tạo
nghề và có trình độ cao còn chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn là lao động chưa qua đào
tạo, vì vậy, cần phải có chiến lược đào tạo lao động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách.
Ngoài ra, việc đầu tư vào quảng bá du lịch ngày càng được chú trọng làm cho
du lịch Việt Nam ngày càng phát triển hội nhập với ngành du lịch của thế giới.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng
Khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá quốc
gia, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống và tài
nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái phong phú, đa dạng trải qua mấy nghìn
năm lịch sử đã tạo nên nền văn minh sông Hồng đặc sắc... Nơi đây, các làng quê
thuần Việt còn chứa đựng rất nhiều các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nhất

1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 125 xã phường thị trấn.
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế
và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã, giữa Đồng bằng sông
Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây
Bắc của Tổ Quốc. Ninh Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác
tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và điều đó đã tác động lớn
đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ
10, 12A, 12B và đường sắt Bắc Nam đi qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc
như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân... tạo thành
mạng lưới giao thông đường thủy, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh
tế trong và ngoài tỉnh.
Với những lợi thế về vị trí địa lý như vậy, Ninh Bình có điều kiện phát
triển các ngành kinh tế nhất là thương mại, du lịch. Vấn đề đặt ra là phải khai
16


Người thực hiện: Đinh Huy Dũng


thác có hiệu quả những lợi thế nói trên, biến những tiềm năng thành hiện thực.
2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình
Địa hình Ninh Bình có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ vùng núi
Nho Quan, Tam Điệp đến miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra
vùng biển Kim Sơn. Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh là khu vực đồi cácxtơ xâm
thực Cúc Phương. Tiếp đó là dải đồng bằng tích tụ - xâm thực Nho Quan kéo tới
Đồng Giao - Tam Điệp. Xét về mặt địa mạo thì địa hình cácxtơ là dạng địa hình
đặc trưng, độc đáo nhất ở Ninh Bình, đồng thời lại có ý nghĩa to lớn về giá trị
kinh tế, đặc biệt đối với du lịch. Kiểu địa hình cácxtơ độc đáo nhất là khu vực


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status