Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 40

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


ĐOÀN THỤC QUYÊN

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


ĐOÀN THỤC QUYÊN

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... i
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............................................ 1

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp sản xuất ................................... 1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất ................................................... 6
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế quốc dân ........... 9
1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................... 13

1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh ............................... 13
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh ........................................................... 17
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản
xuất ............................................................................................................... 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất............................................................................................. 32
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ......................................................................................... 43

1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................ 43
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................ 46
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................. 49
1.3.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................... 51
1.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ............................................. 53
Kết luận chương 1 .......................................................................................................... 55



3.1.1. Những cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh
nghiệp sản xuất niêm yết ............................................................................ 125
3.1.2. Những thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các
doanh nghiệp sản xuất niêm yết ................................................................. 128
3.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM......................... 132


3.3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ...................................................................................................... 134

3.3.1. Giải pháp về tái cấu trúc doanh nghiệp làm cơ sở cho việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh. .................................................................................. 135
3.3.2. Giải pháp về huy động vốn để mở rộng quy mô vốn, nâng cao năng
lực tài chính và đảm bảo an toàn tài chính................................................. 141
3.3.3. Giải pháp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị - công nghệ, khai thác sử
dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. ...................... 150
3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................ 154
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp .... 159
3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành của
Ban lãnh đạo doanh nghiệp ........................................................................ 163
3.3.7. Giải pháp đầu tư bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân ...... 166
3.3.8. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ và kiểm soát chi phí ........................... 167
3.4. GIẢI PHÁP VĨ MÔ TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC ................................................. 171

3.4.1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh171
3.4.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế theo hướng: khuyến khích, thúc
đẩy nâng cao HQKD của các DNSXNY ................................................... 172

CSH

:

Chủ sở hữu

DNSX

:

Doanh nghiệp sản xuất

DNSXNY

:

Doanh nghiệp sản xuất niêm yết

DTT

:

Doanh thu thuần

EBIT

:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế


KL

:

Kim loại

LNST

:

Lợi nhuận sau thuế

NCS

:

Nghiên cứu sinh



:

Nghị định

NH

:

Ngắn hạn


VCĐ

:

Vốn cố định

VLĐ

:

Vốn lưu động

VND

:

Việt Nam đồng

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng



Tên hình

Trang

Hình 1.1: Quá trình sản xuất .............................................................................. 1
Hình 2.1: Số lượng DNSXNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 . 59
Hình 2.2: Tỷ trọng DNSXNY trên TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2013 ...... 59
Hình 2.3: Số lượng DNSXNY mới và hủy niêm yết năm 2009-2013 ............. 60
Hình 2.4: Tỷ trọng DNSXNY hoạt động nhiều lĩnh vực năm 2013 ................. 63
Hình 2.5: So sánh quy mô vốn bình quân và vốn CSH bình quân của
DNSXNY với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 - 2013 ..... 64
Hình 2.6: Quy mô doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế bình quân của
DNSXNY giai đoạn 2009-2013 ....................................................... 67
Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của
DNSXNY giai đoạn 2009-2013 ....................................................... 70
Hình 2.8: Hiệu suất sử dụng VCĐ của các DNSXNY giai đoạn 2009-2013 .. 71
Hình 2.9: Số vòng quay vốn lưu động của các DNSXNY giai đoạn 2009-2013 .. 74
Hình 2.10: Số vòng hàng tồn kho của các DNSXNY giai đoạn 2009-2013 ..... 78
Hình 2.11: Tỷ trọng DNSXNY theo mức tín nhiệm của ngân hàng ................. 79
Hình 2.12: Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn của DNSXNY 2009-2013 . 80
Hình 2.13: Tỷ trọng DNSXNY theo mức tín nhiệm của ngân hàng ................. 82
Hình 2.14: Vòng quay tổng vốn kinh doanh của DNSXNY giai đoạn 2009-2013 84
Hình 2.15: Tỷ trọng DNSXNY theo mức tín nhiệm của ngân hàng ................. 85
Hình 2.16: Thị phần sữa bột của Vinamilk (VNM) năm 2013 .......................... 87
Hình 2.17: Tỷ suất LNST trên DTT của các DNSXNY giai đoạn 2009-2013.. 89
Hình 2.18: Tỷ trọng DNSXNY theo mức tín nhiệm của ngân hàng ................. 90
Hình 2.19: Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của một số nước ........ 92
Hình 2.20: Tỷ suất LNST trên tài sản (ROA) của DNSXNY giai đoạn 2009-2013. 96
Hình 2.21: Tỷ trọng DNSXNY theo mức tín nhiệm của ngân hàng ................. 96

cho nhà đầu tư, góp phần phát triển TTCK Việt Nam nói riêng và phát triển nền
kinh tế nói chung.
Trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, HQKD của các DNSXNY trên
TTCK Việt Nam còn thấp, không ổn định và có xu hướng giảm nên chưa thực
sự thu hút được các nhà đầu tư trong nền kinh tế và chưa giúp cho các doanh
nghiệp này thực hiện tốt vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế
phát triển. Tính đến thời điểm 31/12/2013 có tổng số 219 DNSXNY nhưng có
đến 21 DNSXNY bị hủy niêm yết (chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số
DNSXNY) do lỗ 3 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu (CSH), số lỗ lũy kế lên đến
hàng trăm tỷ đồng. Có 14 DNSXNY đang trong diện bị kiểm soát giao dịch do
đã lỗ 2 năm liên tiếp. Các chỉ tiêu phản ánh HQKD của DNSXNY đều có xu
hướng giảm. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) năm
2009 là 9,95% giảm xuống còn 7,03% năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên


ii
tài sản (ROA) năm 2013 là 7,02% trong khi đó năm 2009 là 11,46%. Tỷ suất lợi
nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản của DNSXNY năm 2013 là 11,1% thấp
hơn so với lãi suất vay vốn bình quân trên thị trường liên ngân hàng công bố tại
cùng thời điểm (lãi suất cho vay bình quân khoảng 14,28%). Cho thấy khả năng
sinh lời trên từng đồng vốn vay không đủ trang trải cho chi phí sử dụng những
đồng vốn vay đó, làm cho khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng ngày càng
giảm (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2009 là
23,04% nhưng đến năm 2013 chỉ là 16,06%). Bên cạnh đó, căn cứ theo tiêu
chuẩn đánh giá về HQKD mà các tổ chức tín dụng uy tín trong nước đưa ra để
đánh giá mức độ tín nhiệm đối với khách hàng thì chỉ khoảng 30% DNSXNY
có các chỉ tiêu phản ánh HQKD đạt tiêu chuẩn.
Hoạt động kinh doanh của các DNSXNY kém hiệu quả là một trong những
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Do
vậy, việc nâng cao HQKD của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam sẽ nâng cao

đến HQKD của doanh nghiệp và HQKD của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam. Luận án đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp. Trên cơ sở thực trạng HQKD của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nâng cao HQKD của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, luận án cũng mới chỉ tập trung
nghiên cứu về HQKD trong phạm vi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
mà chưa đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, trong đó
có các DNSXNY.
- Đoàn Minh Phụng (2009), Giải pháp nâng cao HQKD bảo hiểm phi
nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện
mở cửa và hội nhập. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Tác giả đã bàn về
HQKD của loại hình doanh nghiệp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nghiên cứu
thực trạng HQKD bảo hiểm phi nhân thọ tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhà
nước ở Việt Nam. Như vậy, luận án tập trung nghiên cứu đưa ra các giải pháp
nâng cao HQKD bảo hiểm phi nhân thọ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhà
nước ở Việt Nam mà chưa đề cập đến HQKD của các doanh nghiệp sản xuât,
trong đó có các DNSXNY.


iv
- Nguyễn Thanh Hải (2011), Nâng cao HQKD của các doanh nghiệp
thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh
tế, trường Đại học Thương mại. Trong luận án này, tác giả đã đề cập đến HQKD
của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những nội dung liên quan đến lý luận về HQKD trong các doanh nghiệp thương
mại bán lẻ, thực trạng về HQKD của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên
địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp cần thiết để nâng cao HQKD của các
doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội được tác giả đề
cập đầy đủ và chi tiết trong luận án. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ tập trung
nghiên cứu về HQKD của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ là những doanh

giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phân tích HQKD của các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này cũng đi
sâu đề cập đến việc hoàn thiện quy trình phân tích HQKD của các công ty cổ
phần niêm yết trên TTCK Việt Nam mà không đi sâu vào việc đánh giá thực
trạng HQKD cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao HQKD cho doanh
nghiệp niêm yết.
Như vậy, tuy có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề HQKD nhưng
chủ yếu đề cập đến các giải pháp nâng cao HQKD cho một ngành, một lĩnh vực,
một doanh nghiệp cụ thể, hay chỉ nghiên cứu HQKD bị tác động bởi một số nhân
tố, hoặc chỉ nghiên cứu việc hoàn thiện quy trình phân tích về HQKD của doanh
nghiệp. Chưa có công trình nào nghiên cứu, đề cập đến khái niệm, nội dung cũng
như nghiên cứu một các toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về HQKD và các giải
pháp nâng cao HQKD đối với các DNSXNY trên TTCK Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu HQKD và đánh giá HQKD của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam
thời gian qua để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao HQKD của các
DNSXNY trên TTCK Việt Nam của tác giả là không trùng lặp với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào về nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
HQKD của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới.


vi
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về doanh nghiệp
sản xuất, về HQKD và bản chất HQKD của doanh nghiệp. Đưa ra hệ thống chỉ
tiêu đánh giá HQKD trong doanh nghiệp sản xuất. Khái quát các nhân tố ảnh
hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp sản xuất. Các bài học kinh nghiệm trong

các DNSXNY trên TTCK Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất: Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về
doanh nghiệp sản xuất, về HQKD của doanh nghiệp; đưa ra hệ thống chỉ tiêu
đánh giá HQKD của doanh nghiệp sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới HQKD
của doanh nghiệp sản xuất.
Thứ hai: Luận án đã khái quát kinh nghiệm một số nước (Nhật Bản,
Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc) và rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam trong việc nâng cao HQKD của các doanh nghiệp sản xuất.
Thứ ba: Luận án đã làm rõ thực trạng về HQKD của các DNSXNY trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2009-2013, trong đó trọng tâm là hiệu suất và khả
năng sinh lời tổng quát và thành phần của DNSXNY. Đồng thời chỉ ra những
kết quả đạt được và những hạn chế về HQKD của các DNSXNY, nguyên nhân
của những hạn chế đó, làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất những giải pháp
nâng cao HQKD của các DNSXNY. Ngoài những phân tích định tính, tác giả
còn sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế
lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lời
trên vốn CSH (ROE) của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam.
Thứ tư: Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức trong hoạt động
kinh doanh đối với các DNSXNY trên TTCK Việt Nam, tác giả đã đề xuất các
quan điểm và hai nhóm giải pháp từ phía DNSXNY và từ phía Nhà nước để
nâng cao HQKD của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam. Về phía doanh
nghiệp cần tập trung các giải pháp chủ yếu: (i) Tái cấu trúc doanh nghiệp; (ii)
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động giúp mở rộng quy mô vốn, nâng cao năng lực
tài chính và đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp; (iii) Đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị - công nghệ, khai thác sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả


viii
sử dụng vốn cố định; (iv) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động; (v) Hoàn

Thống kê Tài khoản quốc gia 1993 của Liên Hợp Quốc (SNA) tại mục
1.20 đã đưa ra khái niệm sản xuất như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao
động và máy móc thiết bị của các đơn vị thực thể để chuyển những chi phí là vật
chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa và
dịch vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả
năng cung cấp cho một đơn vị thực thể khác có thu tiền hoặc không thu tiền”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy: sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào
như nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ,
tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển nó thành các đầu ra dưới dạng
các sản phẩm và dịch vụ khác có khả năng cung cấp trên thị trường có thu tiền
hoặc không thu tiền. Quá trình này được thể hiện trong hình 1.1. như sau:
Hình 1.1: Quá trình sản xuất
Đầu vào

Theo nghĩa

- Nguồn nhân lực
- Nguyên liệu
- Công nghệ
- Máy móc, thiết bị
- Tiền vốn
- Khoa học và nghệ thuật
quản trị

Chuyển hóa
- Làm biến đổi
- Tăng thêm giá trị

Đầu ra
Sản phẩm

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào [39]
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành
viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.


3

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty
TNHH không được phép phát hành cổ phần [49]
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty. Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu [49]
+ Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp, trong đó, vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân,
số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành
chứng khoán các loại để huy động vốn [49]
+ Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp, trong đó, phải có ít nhất hai thành
viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; thành viên
hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không
được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào [49]
(2) Phân loại theo quy mô

nghiệp vừa

20 tỷ đồng trở
xuống

Từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng

Từ trên 10
người đến 200
người

Từ trên 200
Từ trên 300
người đến 300 người
người

Doanh
nghiệp lớn
Từ trên 100
tỷ đồng

(Nguồn: Trích khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)
(3) Phân loại theo giới hạn trách nhiệm
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn: Loại hình doanh nghiệp
mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp
bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các
nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có
chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Sản xuất nông nghiệp được phân thành ba hoạt động chính: trồng trọt, chăn nuôi
và chế biến. Bên cạnh các hoạt động chính nêu trên, các doanh nghiệp ngành
nông nghiệp còn có những hoạt động sản xuất phụ có tính đặc thù để phục vụ
cho hoạt động sản xuất chính như: sản xuất phân bón, thực hiện công việc vận
chuyển, làm đất, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm…
+ Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hai hoạt động chính, được chia
theo hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự
nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác
gỗ…) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật
phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến giấy, chế biến vật liệu
xây dựng,…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức
tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, sản xuất công nghiệp bao
gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để
tạo ra sản phẩm cuối cùng.


6

+ Doanh nghiệp sản xuất xây dựng
Doanh nghiệp sản xuất xây dựng có hoạt động chính là tạo ra, bảo trì, sửa
chữa nâng cấp các sản phẩm đặc thù như nhà ở, xưởng máy, trường học, cầu
đường,…Hoạt động xây dựng được chia làm ba bộ phận chủ yếu: xây dựng
chung (công trình dân dụng, công nghiệp); xây dựng nặng và công trình kỹ thuật
(đường ống dẫn khí, bể chứa dầu, lưới điện cao áp…) và xây dựng mang tính
chuyên môn hóa (mộc, kính, kính, sơn, điện, nước). Doanh nghiệp này có mối
quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp ngành sản xuất vật liệu và tư vấn thiết
kế, giám sát.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất
Do tính chất sản xuất công nghiệp chi phối nên các doanh nghiệp sản

Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của
khoa học công nghệ
Trong sản xuất thì năng suất lao động, chất lượng sản phẩm bị chi phối
bởi tất cả các yếu tố tạo ra sản phẩm như tư liệu lao động, đối tượng lao động và
sức lao động. Tuy nhiên, tư liệu lao động là yếu tố tác động nhiều nhất. Do vậy,
sự phát triển của khoa học công nghệ quyết định đến năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp sản xuất khó thay đổi quy mô và mặt hàng kinh
doanh nhanh chóng
Khác với các doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh chỉ là việc
mua bán các loại hàng hóa có sẵn trên thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất,
để hoạt động được cần phải đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và
thuê lao động. Việc đầu tư các yếu tố đầu vào phải phù hợp với mục đích sản xuất
những loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã chọn. Do vậy, các doanh nghiệp sản
xuất không dễ sản xuất các mặt hàng mới mà không phù hợp với các yếu tố sản
xuất có sẵn của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng hàng hóa tiêu
thụ kém, các doanh nghiệp thương mại nhanh chóng thu hẹp quy mô kinh doanh
nhưng doanh nghiệp sản xuất khó làm được điều này.
Trên đây là những đặc điểm chung của doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán là những công ty



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status