Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh - Pdf 40

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-------------------*------------------

NGUYỄN TRUNG HÒA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG
LOÃNG XƢƠNG Ở NGƢỜI TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Mã số: 62. 72. 01. 64

HÀ NỘI - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-------------------*------------------

1.1.2. Cấu trúc và chức năng của xương .............................................................. 3
1.1.3. Sinh lý xương và bệnh loãng xương .......................................................... 4
1.1.4. Nguyên nhân và phân loại loãng xương .................................................... 5
1.1.5. Các dấu hiệu lâm sàng loãng xương nguyên phát và biến chứng .............. 5
1.1.6. Các xét nghiệm thăm dò hình ảnh và chẩn đoán loãng xương....................6
1.1.7. Điều trị và phòng bệnh loãng xương.. ....................................................... .8
1.2. Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương trên thế giới
và Việt Nam.............................. ...................................................... ...........10
1.2.1. Tỷ lệ loãng xương ở một số nước trên thế giới................... ................. ....10
1.2.2. Tỷ lệ loãng xương tại Việt Nam..................................... .................... .....15
1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương........................ ................ ........17
1.3. Các biện pháp phòng chống loãng xương trên thế giới và tại
Việt Nam ............................................................................................. .......25
1.3.1. Các biện pháp phòng chống loãng xương trên thế giới........ .............. .....25
1.3.2. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Việt Nam .......................... 31
1.4. Một số đặc điểm về thành phố Hồ Chí Minh................................................34
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu mô tả cắt ngang. ................................................... 35
2.1.2. Đối tương nghiên cứu can thiệp.................................................................35
2.1.3. Tiêu chí loại trừ khi chọn mẫu nghiên cứu .............................................. 35


6

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 35
2.2.2. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu.............................................36
2.2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37


4.1.1. Đặc điểm chung của người dân nghiên cứu trước can thiệp .................... 93
4.1.2. Tỷ lệ loãng xương của người dân nghiên cứu trước can thiệp...................94
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương................................................95
4.1.4. Yếu tố không liên quan đến loãng xương..... ......................................... 107
4.2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ..................... 108
4.2.1. Kết quả xây dựng một số biện pháp can thiệp ................................ .......108
4.2.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng......................114
4.2.3. Kết quả duy trì hoạt động mô hình can thiệp ........................ .................123
4.2.4. Hạn chế của đề tài....................................................................................124
KẾT LUẬN ......................................................................................... ............125
KIẾN NGHỊ ........................................................................................ ........... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMC

: Bone Mineral Concent - Khối lượng khoáng xương

BMD

: Bone Mineral Density - Mật độ khoáng xương

BMI


CSHQ

: Chỉ số hiệu quả

CT

: Can thiệp

CTV

: Cộng tác viên

DXA

: Dual-Energy X-ray AbsorptiometryHấp thụ năng lượng kép X quang

H.

: Huyện

HQCT

: Hiệu quả can thiệp

HRT

: Hormon Replacement TherapyLiệu pháp hormon thay thế

KT


: Odd Ratio- Tỷ suất chênh


9

RLHTÐR

: Rối loạn hấp thu đường ruột

SD

: Standard Deviation - Độ lệch chuẩn

SE

: Standard Error – Sai số chuẩn

SL

: Số lượng

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TDTT


USD

: United State Dollars – Đô la Mỹ

WHO

: World Health OrganizationTổ chức Y tế thế giới

X.

: Xã


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1. Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh loãng xương.....................................................17
2.1. Địa điểm nghiên cứu mô tả và can thiệp..................................................................36
2.2. Nội dung biện pháp can thiệp trên các nhóm đối tượng..........................................43
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo mật độ xương..........................................50
2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xẹp đốt sống theo phương pháp Genant..............................51
2.3. Phân loại BMI theo WHO năm 2000 khu vực Châu Á...........................................52
3.1. Phân bố tỷ lệ người dân nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi...................................60

3.27.Số người dân ở phường, xã can thiệp được tư vấn trong 2 năm tại các
trạm y tế.................................................................................................................81
3.28. Số lượt người dân được truyền thông trực tiếp tại cộng đồng ở các phường xã
can thiệp sau 2 năm................................................................................................81
3.29. Số hộ và người dân nghiên cứu được cộng tác viên thăm và tư vấn sau 2
năm can thiệp.........................................................................................................82
3.30. Phân bố tỷ lệ người dân nghiên cứu được truyền thông, tư vấn trực tiếp
về bệnh loãng xương..............................................................................................82
3.31. Phân bố tỷ lệ người dân can thiệp và đối chứng theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, tiền sử gia đình loãng xương và BMI.................................................83
3.32. Phân bố tỷ lệ phụ nữ can thiệp và đối chứng về kinh nguyệt và số con................84
3.33. Hiệu quả can thiệp về nguồn và thông tin nhận được của người dân....................85
3.34. Hiệu quả can thiệp về các nội dung thực hành của người dân...............................86
3.35. Hiệu quả can thiệp về kiến thức đúng của người dân............................................87
3.36. So sánh trung bình BMD, điểm kiến thức và thực hành của người dân trước
và sau can thiệp......................................................................................................88
3.37. Hiệu quả can thiệp về mật độ xương, kiến thức và thực hành của người dân
nghiên cứu trước và sau can thiệp..........................................................................88
3.38. Hiệu quả can thiệp về nhận thông tin bệnh loãng xương ở người có mật độ
xương thấp.............................................................................................................90
3.39. Hiệu quả can thiệp về nguồn thông tin nhận được ở người có mật độ xương
thấp.........................................................................................................................90
3.40. Hiệu quả can thiệp về kiến thức đúng ở người có mật độ xương thấp..................91
3.41. Hiệu quả can thiệp về thực hành phòng chống loãng xương ở người có


12

mật độ xương thấp.................................................................................................91
3.42. So sánh trung vị BMD, điểm kiến thức, điểm thực hành ở người có mật


14

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

1.1. Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện nghiên cứu.......................34

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Nội dung
Trang
2.1. Mô hình can thiệp truyền thông phòng chống loãng
xương...............................40
2.2. Thiết kế nghiên cứu mô tả và can thiệp cộng đồng............................................44


15

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn
cầu và là gánh nặng lên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ước tính toàn thế
giới có trên 200 triệu người bệnh loãng xương và đang tiếp tục gia tăng theo mức độ
già hóa dân số [58].
Đã từ lâu, người ta xem xương và cơ bị suy yếu hoặc nặng hơn là gãy xương hông
vàxẹp xương đốt sống ở người lớn tuổi là một phần bình thường của sự già hóa.

Ở nước ta, chưa có những nghiên cứu quy mô quốc gia để biết tình hình loãng
xương, nhưng với tỷ lệ người cao tuổi như hiện nay, thì thật sự loãng xương là một
vấn đề y tế công cộng quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn bảy triệu
người, là thành phố phát triển và đô thị hóa với tốc độ nhanh, mật độ dân số cao và
đa dạng mô hình bệnh tật. Thống kê năm 2009 tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh
hình thành phố Hồ Chí Minh đã có 1442 người bệnh gãy cổ xương đùi, trong đó độ
tuổi từ 50 trở lên ở nam giới tỷ lệ 83%, ở nữ giới 66% và đa số có liên quan đến
loãng xương [29]. Do đó, với thực trạng về bệnh loãng xương hiện nay, thì rất cần
thiết phải có biện pháp can thiệp phòng chống bệnh đối với quần thể những người
trung niên trở lên. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số
biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên
tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở người từ 45
tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011;
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống
loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 20112013.


17

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LOÃNG XƢƠNG
1.1.1. Định nghĩa loãng xƣơng và giảm mật độ xƣơng
Năm 1991, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa về loãng xương, là một
bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng,
dẫn đến tình trạng xương bị suy yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương [40]. Gãy
xương là hệ quả của loãng xương, hay nói một cách khác loãng xương là yếu tố
nguy cơ dẫn tới gãy xương. Các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về bệnh loãng
xương đã đưa ra khái niệm về sức bền của xương mà trong đó ngoài mật độ chất

“vi nứt” (microcrack) hay gãy xương. Xương bị suy giảm khi các tế bào hủy xương
tạo ra những lỗ phân hủy sâu hoặc khi các tế bào tạo xương không có khả năng lắp
vào những lỗ hổng do các tế bào hủy xương để lại. Trong cơ chế hoạt động xương
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như nội tiết tốestrogen và testosterone, là hai
hormone đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen
đến xương là qua thụ thể estrogen (estrogen receptor-ER). Ảnh hưởng của estrogen
đến quá trình tái mô hình là làm giảm số lượng và hoạt động của tế bào hủy xương.
Estrogen còn tác động đến sự phát sinh, hình thành các enzym và protein qua những
cơ chế phức tạp liên quan đến các hormone khác. Estrogen tác động đến các tế bào
tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương ở mọi giai đoạn trong
quá trình tái mô hình xương. Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn kinh, estrogen bị
suy giảm và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5
năm đầu sau mãn kinh. Testosterone kích thích sự tăng trưởng của cơ và tác động
tích cực đến quá trình tạo xương. Testosterone còn sản sinh ra estrogen trong quá
trình tác động đến cơ và xương.
Các chức năng tạo xương, hủy xương và chuyển hóa xương nói chung được điều
phối bởi một số yếu tố toàn thân và yếu tố nội tại. Các yếu tố toàn thân có vai trò
trong việc duy trì quân bình can-xi. Những yếu tố này bao gồm các yếu tố tại chỗ
ảnh hưởng đến sự vận hành của tế bào (các cytokin và colony stimulating factors)
và các yếu tố tăng trưởng (growth factors) kích thích sản sinh các tế bào tạo xương
và biệt hóa tế bào.
Can-xi đóng vai trò rất quan trọng trong hình thành, phát triển và duy trì bộ
xương. Các hormone cận giáp (Parathyroid hormone-PTH), calcitriol và calcitonin


19

là những hormone kiểm soát can-xi. Các hormone này đóng vai trò duy trì sức khỏe
của xương. Parathyroid hormone giúp duy trì nồng độ can-xi trong máu, tăng
trưởng cả hai quá trình tạo xương và hủy xương, giúp di chuyển can-xi khỏi xương


(1)

activation-induced

cytokine / Receptor activator of nuclear factor kappa-B ligand / Osteoprotegerin
ligand;

(2)

Macrophase

colony

stimuating

factor

(M-CSF);

(3)

Granulocyte/monocyte-colony stimulating factor (GM-CSF); (4) Interleukin 1 (IL1); (5) Interleukin 6 (IL-6). Các yếu tố tăng trưởng, IL-1, IL-6 và TNF (tumor
necrosis factor) được sản sinh bởi các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào cũng như
các hormone toàn thân như Parathyroid hormone và 1,25 D [18].
1.1.4. Nguyên nhân và phân loại loãng xƣơng
Các nhà lâm sàng thường phân loại nguyên nhân loãng xương ra 2 nhóm: Thứ nhất
là loãng xương nguyên phát còn gọi là loãng xương sau mãn kinh (típ 1) và loãng
xương do tuổi già (típ 2);Thứ hai là loãng xương thứ phát do hậu quả của một số
bệnh lý hoặc do thuốc như bệnh Basedow, cường tuyến cận giáp, glucocorticoid

phí điều trị cao làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
1.1.6. Các xét nghiệm,thăm dò hình ảnh và chẩn đoán loãng xƣơng
Trước đây các thầy thuốc lâm sàng thường sử dụng những xét nghiệm sinh
hóa định lượng một số chất ở trong máu và trong nước tiểu để chẩn đoán loãng
xương như can-xi, phốt-pho, osteocalcin, men phosphatase acid và kiềm, pyridiotindeoxypiridiotin, hydroxyprotin... nếu thử nhiều lần theo thời gian, rồi đối chiếu so
sánh thì có thể phát hiện được mức độ và tốc độ loãng xương trong 1 hoặc 2 năm
(phương pháp Christiansen).
Ngày nay, trên lâm sàng chủ yếu sử dụng phương pháp đo mật độ xương, là
phương pháp căn bản của chẩn đoán loãng xương hay giảm mật độ xương. Có thể
chia thành hai nhóm chính là kỹ thuật sử dụng bức xạ (ionising radiation) và kỹ
thuật không sử dụng bức xạ:


21

*Các kỹ thuật bức xạ thứ nhất là phương pháp radionuclide, gồm có hấp thu
năng lượng đơn (Single photon absorptiometry-SPA); Hấp thụ năng lượng kép
(Dual-photon absorptiometry-DPA) và thứ hai là phương pháp dựa vào quang tuyến
X, gồm có quang tuyến kế (radiogrammetry); Hấp thụ năng lượng đơn X quang
(Single-Energy X-ray absorptiometry-SXA); Hấp thụ năng lượng kép X quang
(Dual-Energy X-ray absorptiometry-DXA); Chụp cắt lớp điện toán (Quantitative
Computed Tomography-QCT).
*Các kỹ thuật không bức xạ bao gồm siêu âm định lượng (Quantitative
Ultrasound-QU) và cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Tomography-MRT).
Hiện nay, đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ năng lượng kép X
quang (DXA) được xem là phương pháp chuẩn để chẩn đoán loãng xương.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xƣơng bằng mật độ xƣơng
Trong giai đoạn dậy thì, mật độ xương tăng rất nhanh và đạt mức độ đỉnh
(peak Bone Mineral Density-pBMD) vào độ tuổi từ 20 đến 30. Sau độ tuổi này, mật
độ xương bắt đầu suy giảm và mức suy giảm một cách đáng kể sau thời kỳ mãn

năm 2007. Các kết quả đo mật độ xương của nghiên cứu này được thực hiện từ thiết
bị DXA ngoại biên của các nhà sản xuất Cooper Surgical, Osteometer Meditech,
Schick Technologies, GE Medical Systems, Demetech, Osteosys và Aloka. Qua so
sánh với phương pháp DXA trung tâm, kết quả cho thấy đo mật độ xương bằng các
thiết bị DXA ngoại biên có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ gãy xương ở đốt
sống và toàn cơ thể ở phụ nữ sau mãn kinh, tuy nhiên khả năng dự báo gãy đốt sống
yếu hơn so với DXA trung tâm và siêu âm gót chân. Kết quả cũng cho biết phân
loại chẩn đoán loãng xương của WHO có thể chỉ áp dụng bởi đo DXA (trung tâm
hay ngoại biên) ở cổ xương đùi, toàn bộ xương đùi, xương đốt sống thắt lưng và 1/3
(33%) vùng quan tâm xương quay qua tham chiếu từ dữ liệu của thanh niên trẻ. Cơ
sở cho sự khẳng định này do bởi trên biểu đồ so sánh cho thấy độ cong của đường
biểu diễn T-score so với tuổi ở ba vị trí đốt sống thắt lưng, xương hông và 1/3 dưới
xương quay đều giảm tương tự nhau khi qua ngưỡng T= -2,5 ở độ tuổi 75-87
[52],[59 ].
1.1.7. Điều trị và phòng bệnh loãng xƣơng
Hiện nay có nhiều thuốc có thể chống loãng xương và gãy xương một cách hữu
hiệu. Trong điều trị cần cải thiện sự tuân thủ, chủ động tìm ra những yếu tố có nguy
cơ cao nhằm can thiệp giảm tác hại đến sức khỏe xương.Cần có một chiến lược
phòng bệnh bao gồm thực hiện những thay đổi lối sống theo hướng tích cực, tăng
cường rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý, tránh lạm dụng rượu bia và hút thuốc
lá. Các loại thuốc được sử dụng trong dự phòng và điều trị loãng xương bao gồm:
-Cung cấp can-xi bằng cách duy trì lượng can-xi đủ qua ăn uống là một biện pháp
hữu hiệu, rất cần thiết cho việc ngăn ngừa can-xi bị di chuyển khỏi xương. Trong


23

chế độ ăn cần tăng cường sử dụng các sản phẩm như sữa tươi, phó-mát, sữa chua,
đậu nành, mè, vừng, bánh mỳ; Các loại rau xanh (bó xôi, bồ ngót), đậu khô, trái cây
(bưởi, cam), thức ăn có nhiều đạm như cá hộp, thịt, sò, ốc...Việc gia tăng lượng canxi hàng ngày qua sử dụng thực phẩm là lựa chọn ưu tiên, tuy nhiên bổ sung can-xi

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tỷ lệ loãng xƣơng trên thế giới
1.2.1.1. Tỷ lệ loãng xương ở Châu Âu
Châu Âu là một lục địa già hóa dân số sớm nhất, cứ mỗi 30 giây có một
người gãy xương do loãng xương. Vào năm 2000, những người 50 tuổi trở lên ở
Châu Âu ước tính có 620.000 người mới bị gãy xương hông, 574.000 người gãy
xương cẳng tay, 620.000 người xẹp đốt sống, số trường hợp gãy xương chiếm
34,8% trên thế giới [77]. Gãy xương hông là hậu quả nặng nề nhất của loãng xương,
là căn nguyên gây tàn phế nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong. Hầu hết gãy xương
hông xảy ra sau té ngã, 80% là phụ nữ và 90% ở người trên 50 tuổi [106]. Quy mô
dân số ở Châu Âu dự kiến sẽ tăng26%ở phụ nữ và36%ở nam giớitừ năm 2000 đến
2050, do đó tỷ lệ loãng xương sẽ tăng gấp đôi trong 50 năm tới do bởi sự già hóa
dân số và yếu tố lối sống [68].
Tại Vương Quốc Anh và xứ Wales, có 1,14 triệu phụ nữ sau mãn kinh đã
được chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp DXA ở cổ xương đùi, 1 trong 2
phụ nữ và 1 trong 5 người đàn ông sẽ bị gãy xương sau tuổi 50. Theo thống kê,
người dân Anh tăng tuổi thọ lên gấp đôi trong vòng 200 năm qua và nó tiếp tục gia
tăng 2 năm cho mỗi thập kỷ, tương đương thọ thêm 12 phút cho mỗi giờ trôi qua.
Hiện ở Anh có gần 20 triệu người từ 50 tuổi trở lên và đến năm 2020 sẽ là 25 triệu,
dân số càng già tỷ lệ loãng xương càng tăng [98]. Nhiều nghiên cứu cho thấy 1/3 số
người trên 65 tuổi bị té ngã một lần trong năm, 40-60% dẫn đến chấn thương, trong
đó 5% bị gãy xương (1% là gãy xương hông) [118].
Tại nước Pháp, cũng với thực trạng dân số già, số phụ nữ bị loãng xương khoảng 45 triệu người, nam giới khoảng 1,4 triệu người. Mỗi năm có từ 3 đến 5 ngàn trường
hợp bị gãy cổ xương đùi, trong đó 10% bị tàn phế và chi phí cho điều trị lên đến
1,35 tỷ Frances [30].
Năm 2003, thống kê có 7,8 triệu người Đức (6,5 triệu phụ nữ) đã bị ảnh hưởng bởi
bệnh loãng xương, trong đó 4,3% đã trải qua ít nhất một lần gãy xương lâm sàng và
chỉ có 21,7% được điều trị với một loại thuốc chống loãng xương. Theo báo cáo của



Ở Châu Á, rất nhiều trường hợp loãng xương chưa được chẩn đoán và điều
trị, ngay cả ở những người bệnh có nguy cơ cao nhất và đã thật sự bị gãy xương,


26

đặc biệt là người bệnh ở khu vực nông thôn. Trung Quốc là nước đông dân nhất trên
thế giới và sự gia tăng đáng kể dân số trong những thập niên gần đây đã dẫn đến
một số lượng lớn những người cao tuổi.Do đó, bệnh loãng xương ngày càng trở nên
phổ biến và sẽ tiếp tục tăng trên toàn Trung Quốc. Thống kê hiện nay cho thấy, tỷ lệ
chung của bệnh loãng xương ở Trung Quốc là gần 7% ở người trưởng thành, nếu từ
50 tuổi trở lên thì loãng xương ở nam là 22,5% và ở nữ là 40,1%, khu vực thành thị
chiếm từ 10-20%. Loãng xương đã ảnh hưởng gần 70 triệu người Trung Quốc trên
50 tuổi và đã gây ra 687.000 trường hợp gãy xương mỗi năm [70].
Ở Đài Loan, kết quả một nghiên cứu từ năm 2005-2008 cho thấy tỷ lệ loãng
xương ở người trên 50 tuổi nam giới là 23,9%, nữ giới 38,9%. Theo dữ liệu của Bảo
hiểm y tế quốc gia Đài Loan, trong thời gian từ năm 1996-2002, tỷ lệ gãy xương
hông ở người trên 65 tuổi tăng từ 49 đến 64 trường hợp trên một triệu người mỗi
năm [123].
Trong một nghiên cứu ở phụ nữ Ấn Độ từ 30-60 tuổi ở các nhóm có thu nhập
thấp, mật độ xương được báo cáo là thấp hơn nhiều so với các báo cáo từ các nước
phát triển, với tỷ lệ giảm mật độ xương là 52%, loãng xương là 29% và nguyên
nhân được cho là do thiếu hụt dinh dưỡng. Nhật Bản cũng có tần suất bệnh loãng
xương ở phụ nữ trong độ tuổi 50-79 được ước tính là khoảng 35% ở cột sống và
9,5% ở hông. Tình trạng gãy xương hông mới tăng 1,7 lần trong thời gian từ năm
1987-1997 và tổng số gãy xương hông được dự báo là 153.000 trường hợp trong
năm 2010, 238.000 vào năm 2030. Tại Thái Lan, qua cuộc khảo sát bằng phương
pháp DXA ở909.000phụ nữ được đo ởhông và1,3 triệuphụ nữ đo tạicột sống, thì tỷ
lệ lưu hành loãng xương là 13,6% ở xương hông và 19,8% ở cột sống[70],[75].
1.2.1.3. Tỷ lệ loãng xương ở Bắc Mỹ

độ xương ở Mỹ La-Tinh đã cho kết quả 50-70% người dân từ 50 tuổi trở lên có mật
độ xương thấp, 12-18% phụ nữ loãng xương ở cột sống, 8-22% loãng xương ở cổ
xương đùi [79].
Nghiên cứu mật độ khoáng xương tại Argentina cho thấyhai trong bốnphụ nữ sau
mãn kinh bịgiảm mật độ và một bị loãng xương. Đến năm 2025, hơn ba triệu phụ
nữdự kiến sẽ bị giảm mật độ xương và sẽ tăng lên hơn năm triệutrong năm 2050.Tại
Brazil có 33% phụ nữ sau mãn kinh và 15,4% nam giới độ tuổi từ 65 tuổi trở lên bị
loãng xương.Tỷ lệ xẹpxương đốt sống ở phụ nữ 50 tuổi trở lên được ước tính là
14,2% và trong 21 triệu người ở nhóm tuổi này thì có 2,9 triệu người đã và đang



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status