TIỂU LUẬN góp PHẦN tìm HIỂU NGUỒN gốc BỆNH KINH NGHIỆM CHỦ NGHĨA TRONG cán bộ TA - Pdf 40

GÓP PHẦN TÌM HIỂU NGUỒN GỐC BỆNH KINH NGHIỆM CHỦ
NGHĨA TRONG CÁN BỘ TA
Khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta là vấn đề có ý
nghĩa lý luận cũng như thực tiễn hết sức to lớn. Công cuộc đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng
còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết trên tầm trí
tuệ mới, chứ không thể chỉ bằng hành trang của tư duy cũ. Muốn vậy, phải
khắc phục những yếu kém trong tư duy của cán bộ ta, trong đó có bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa. Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả căn bệnh này, cân
pải hiểu rõ nguồn gốc của nó, bởi lẽ chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới đề ra được
những biện pháp phù hợp.
Theo chúng tôi, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta có những
nguồn gốc chủ yếu sau đây:
1. Trình độ tư duy lý luận của cán bộ ta nói chung thấp.
Có thể nói trình độ lý luận thấp là một trong những tác nhân trực tiếp
làm nảy sinh bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta, còn trình độ tư duy
lý luận thấp là một trong những nguồn gốc sâu xa của căn bệnh này. Tư duy
lý luận, còn gọi là tư duy lô-gích trừu tượng, là kiểu tư duy tiến hành chủ yếu
trên cơ sở không phải của hành động thao tác thực tiễn trực tiếp hay của hình
ảnh cảm tính trực quan mà của những quy tắc lô-gích giúp cho con người phải
ánh những mối liên hệ bản chất của sự vật hoặc những mối quan hệ nhân quả
sâu sắc nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Ở đây, phải
huy động không phải những hình ảnh cảm tính, kinh nghiệm mà các khái
niệm, phạm trù, quy luật về thế giới tự nhiên hay xã hội. Trình độ tư duy lý
luận cao hay thấp sẽ dẫn đến lý luận có trình độ cao hay thấp, khoa học hay
không khoa học và lý luận đó tất nhiên sẽ tác động trở lại ở những mức độ
khác nhau tới thực tiễn và tới chính tư duy. Nếu trình độ lý luận thấp thì nó


không đóng được vai trò chỉ đạo, định hướng, dẫn đường cho hoạt động thực
tiễn, và do đó dễ làm cho người ta buộc phải dựa dẫm một cách máy móc vào

bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ bảo thủ đường mòn, giản đơn nóng vội
đã được khắc phục ở mức độ nhất định, song trên thực tế vẫn còn sức sống
dai dẳng của nó. Chính vì vậy, khi quán triệt và vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, cán bộ ta vẫn chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Phải
chăng một phần là do chúng ta chưa nắm vững bản chất, linh hồn sống của
phương pháp tư duy duy vật biện chứng và yếu về năng lực vận dụng phương
pháp đó? Do dó, việc nắm vững và trau dồi cách thức vận dụng phương pháp
tư duy duy vật biện chứng cũng là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tư duy lý
luận.
Trình độ tư duy lý luận của cán bộ ta chưa cao còn thể hiện ở sự yếu
kém về năng lực phân tích, tổng hợp, khái quá, tổng kết thực tiễn. Do trình độ
tư duy lý luận chưa cao nên những kết luận được rút ra từ tổng kết thực tiễn
nhiều khi còn chưa trúng, chưa đạt đến tầm khái quát lý luận. Không phải
ngẫu nhiên mà khi đánh giá về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Bộ
Chính trị BCHTƯ Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận,
đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận một cách sáng tạo, trước hết là
tổng kết có lý luận những kinh nghiệm cơ bản trong công cuộc đổi mới...”(2).
Trình độ tư duy lý luận như vậy đã làm cho trình độ lý luận của cán bộ ta
chưa cao và do đó, đã tạo ra khoảng trống cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa có
điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển.
2. ảnh hưởng của xã hội nông nghiệp cổ truyền phương Đông.
Chủ nghĩa Mác xem tư duy như là sản phẩm của sự phát triển lịch sử của
thực tiễn xã hội, như là hình thức lý luận của hoạt động người, là sản phẩm


của hoạt động thực tiễn. Tư duy cũng không tồn tại ngoài xã hội, ngoài ngôn
ngữ, ngoài những kiến thức mà loài người tích luỹ được. Ngay những nhiệm
vụ mà con người đặt ra để tư duy cũng nẩy sinh từ các điều kiện sống của họ.
Tư duy con người luôn luôn mang bản chất xã hội.
Nền sản xuất nông nghiệp phương Đông cùng với chế độ công xã nông

thôn phương Đông ở nước ta cũng tạo nên sự kìm hãm đối với tư duy lý luận,
thúc đẩy tư duy kinh nghiệm phát triển. Khác với công xã phương Tây cổ đại,
công xã nôngthôn Việt Nam với chế độ sở hữu chủ yếu là đất công chứ không
phải là sở hữu tư nhân đã kìm hãm quá trình phân công lao động xã hội cũng
như hình thành các đô thị để sản sinh ra một tầng lớp lao động trí óc. Hơn
nữa, cũng phải thấy rằng do chưa trải qua cuộc cách mạng tư sản nên có thể
nói đất nước ta cũng chưa trải qua cuộc cách mạng về tư duy theo hướng phát
triển tư duy lý luận. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho tư duy kinh nghiệm và bệnh kinh nghiệm nảy sinh.
3. Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản.
Chế độ phong kiến đã đè nặnglên đời sống tinh thần của xã hội nước ta
hàng nghìn năm bằng các học thuyết của Nho-Phật-Lão. Các học thuyết này
đã ảnh hưởng rất lớn tới mỗi người Việt Nam, đặc biệt là Nho giáo. Do nhu
cầu củng cố chế độ phong kiến tập quyền, từ thế kỷ XV, Nho giáo đã chiếm
được vị trí độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam. Tất nhiên nó đã để lại
những tác động tích cực nhất định. Song, ở đây chúng ta chỉ xem xét khía
cạnh tác động, ảnh hưởng của nó tới việc làm nảy sinh và phát triển thực tiễn
tư duy kinh nghiệm, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở nước ta.
Có thể nói tác động rõ nét nhất của Nho giáo tới tư duy kinh nghiệm là
tinh thần phục cổ thái quá của nó. Mặc dù ông tổ của Nho giáo khuyên răn
người ta rằng “ôn cổ tri nhi tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết cái mới,
thì có thể làm thầy mọi người), nhưng lại luôn luôn khẳng định “thuật như bất


tác, tín nhi hiếu cổ” (tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu
cái cổ).
Tôn trọng quá khứ là cần thiết và đáng trân trọng, song cái quan trọng
hơn là phải biết rút ra những bài học lịch sử. Nhưng Nho giáo lại dạy người ta
chỉ biết suy nghĩ và hành động theo kinh nghiệm của người xưa, điều gì trái
với cổ nhân, không có trong sách “Thánh hiền” thì không phải chân lý. Chính

quyết thoả đáng mối quan hệ giữa chính trị và khoa học. Cùng với những
nguyên nhân khác, tư tưởng đẳng cấp phong kiến này đã làm cho bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa thêm trầm trọng và phổ biến.
Cùng với ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản cũng
có tác động tiêu cực rất lớn tới sự phát triển của tư duy lý luận của nhan dân
ta nói chung và đội ngũ cán bộ nói riêng, bởi chúng ta có tới 46% đảng viên ở
nông thôn và có tới trên 60% công nhân xuất thân từ nông dân.
ảnh hưởng trước hết của tư tưởng tiểu tư sản chính là ở tính thiển cận
tiểu tư sản. Nếu như tính thiển cận làm cho nhận thức dừng lại ở kinh nghiệm,
ở hiểu biết cũ, thì tính thiển cận tiểu tư sản lại khiến cho người ta thỏa mãn
với kinh nghiệm cũ, với những hiểu biết cũ. Từ đó làm cho người ta có thói
quen lười động não, lười suy nghĩ, ngại phức tạp, ngại khó khăn, làm cho
cách suy nghĩ nông cạn hạn hẹp càng được củng cố. Phải chăng chính tính
thiển cận tiểu tư sản đã làm cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trở nên trầm
trọng và kéo dài trong cán bộ ta? Cùng với tính thiển cận, sự ảo tưởng, kiêu
ngạo, tư cao tự đại đã dẫn nhiều cán bộ tới chỗ thiếu khiêm tốn trong học tập
để nâng cao năng lực cũng như trình độ tư duy lý luận. Những tư tưởng này
đã làm cho nhiều cán bộ ta quá say sưa với những thắng lợi trong hai cuộc
kháng chiến, thiếu mất sự tỉnh táo tưởng rằng đã thắng Pháp và Mỹ thì làm gì
cũng được. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta đóng cửa


về lý luận. Tất cả những cái đó đã trực tiếp hay gián tiếp làm cho bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Đó là những nguồn gốc chủ yếu của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong
đội ngũ cán bộ nước ta. Những nguồn gốc này có mối quan hệ biện chứng tác
động lẫn nhau, cùng nhau tạo nên điều kiện thuận lợi cho tư duy kinh nghiệm
và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta không phải là
chuyện giản đơn một sớm một chiều, nó đòi phải có thời gian và phải có

lý luận, vừa am hiểu thực tiễn, bởi lẽ “ có kinh nghiệm mà không có lý luận
cũng như một mắt sáng một mắt mù”(5), hơn nữa hoạt động thực tiễn sẽ vòng
vo, mò mẫm quanh quẩn, thậm chí mất phương hướng. Xa vời thực tiễn thì lý
luận sẽ trở nên giáo điều, sách vở, trống rỗng.
- Khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản. Để
khắc phục chúng có hiệu quả, chúng ta phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp:
kinh tế, hành chính, văn hoá, giáo dục, v.v..., trong đó biện pháp kinh tế đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ có nền sản xuất lớn với quy trình công nghệ
sản xuất tiên tiến, công cụ lao động tinh vi có hàm lượng trí tuệ cao mới khắc
phục được tâm lý sản xuất nhỏ, cũng như tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản.
Tuy vậy, ngay từ bây giờ khi chưa có đủ cơ sở vật chất to lớn ấy, chúng ta
phải từng bước tuyên truyền, cải tạo, giáo dục nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng
tiêu cực của chúng tới phong cách tư duy của cán bộ ta. Đồng thời, phải xây
dựng được bầu không khí dân chủ trong công tác nghiên cứu lý luận, nghiên
cứu khoa học và giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lý luận và chính trị.
Những giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, song điều quan trọng
là phải có được cơ chế phù hợp, tức là phải có được những chính sách cụ thể


được thể chế hoá về mặt nhà nước, tạo điều kiện cho những biện pháp đó
được thực thi trên thực tế. Có như vậy chúng ta mới dần dần khắc phục và
ngăn ngừa có hiệu quả được bệnh kinh ngiệm chủ nghĩa, góp phần nâng cao
năng lực trí tuệ của Đảng.
Chú thích:
1.Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị ngày 28-3-1992 về công tác lý luận
trong giai đoạn hiện nay, xem phần đánh giá tình hình.
2. Nghị quyết đã dẫn xem phần nhiệm vụ
3. Xem Trần Đình Hượu, “Tư tưởng hay là triết học và nội dung của
cách đặt vấn đề đó trong nghiên cứu ý thức hệ Việt Nam”. Tạp chí Triết học,
số 4/1984. Hà Văn Tấn, “Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt

mọi trường hợp thì sẽ mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Người kinh nghiệm
chủ nghĩa thường bằng lòng với kinh nghiệm cũ của mình và cho rằng với cái
vốn kinh nghiệm đó có thể giải quyết được mọi vấn đề. Từ đó họ hạ thấp vai
trò của lý luận, coi thường việc học tập nâng cao trình độ lý luận khoa học, có
thái độ không đúng đối với những người làm công tác lý luận nói riêng, đội
ngũ trí thức nói chung.
Cùng với những căn bệnh khác, bệnh kinh nghiện chủ nghĩa là một tác
nhân lợi hại tạo ra những sai lầm khuyết điểm trong hoạt động thực tiễn và
hoạt động tư tưởng, lý luận của nhiều cán bộ đảng viên.
Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở nước ta có
những biểu hiện chủ yếu sau đây:
- Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong phong cách tư duy là lối
suy nghĩ giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính lô-gích biện chứng và tính
hệ thống, hướng vào quá khứ là chủ yếu, lấy những kinh nghiệm cũ làm tiêu
chuẩn, thước đo chân lý. Kết quả của lối tư duy này là làm cho lý luận trở lên
trì trệ, bảo thủ, lạc hậu. Nó đã để lại những dấu ấn khá rõ nét trong quán triệt,
thực hiện và phát triển sáng tạo đường lối quan điểm của Đảng trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội.


- Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong hoạt động thực tiễn là
kiểu làm việc mò mẫm, tuỳ tiện, thiếu tính kế hoạch, lấy kinh nghiệm của cá
nhân, của ngành hay của đại phương làm cơ sở chỉ đạo thực tiễn. Chính vì
vậy mà trong chỉ đạo thực tiễn những cán bộ mắc bệnh kinh nghiệm thường
thiếu dự kiến, chỉ thấy việc trước mắt không thấy việc lâu dài, thấy cục bộ, bộ
phận không thấy tổng thể, thấy cái riêng không thấy cái chung, chấp hành chỉ
thị nghị quyết của cấp trên thiếu chủ động sáng tạo. Trước những sự việc đổi
mới, họ bỡ ngỡ lúng túng, mất phương hướng.
- Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong công tác tổ chức cán bộ
thể hiện ở chỗ lấy những tiêu chuẩn cán bộ thời kỳ lịch sử đã qua áp dụng cho

trọng chúng ta giành được trong công cuộc đổi mới vừa qua cũng là kết qủa
của định hướng tư duy khoa học đúng đắn. Nhưng bên cạnh những mặt tốt,
chúng ta cũng nhận thấy rằng vốn tri thức cũng như trình độ và năng lực tư
duy của cán bộ ta nói chung còn thấp.
Để nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên, trước
hết cần phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật, vốn hiểu biết nói
chung cho họ. Thực trạng trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ đảng viên cho
thấy số cán bộ có trình độ trung học và đại học ở cấp huyện, quận mới đạt
46,7%, ở cấp xã, phường là 12,9%. Trình độ văn hoá thấp đã cản trở cán bộ
đảng viên chúng ta rất nhiều trong việc trau dồi năng lực tư duy lý luận và kỹ
năng sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. Từ đó, tư duy lý luận bị hạn
chế, dễ mắc phải bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Vì vậy, cần
phải có một chiến lược tổng thể nhằm nâng cao trình độ lý luận cũng như


trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ đảng viên nói riêng,
cho nhân dân nói chung.
Thực tế chỉ ra rằng, muốn làm được điều đó trước hết phải nâng cao năng
lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận, tuyên truyền giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phải đổi mới công tác giáo dục, đào tạo, tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này. Mỗi cán bộ Đảng viên cùng với việc
trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng thì phải không ngừng nâng cao vốn tri
thức của mình. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng còn có nhiều đảng viên
thoái thác học tập lý luận; một số đảng viên đi học tại chức song chất lượng
và hiệu quả chưa cao; một số khác chỉ muốn học nghề, học văn hoá chứ
không muốn học lý luận.
Cùng với việc nâng cao trình độ lý luận, trình độ văn hoá, khoa học, kỹ
thuật, cán bộ đảng viên chúng ta phải trau dồi hơn nữa phương pháp duy vật
biện chứng. Trong nghiên cứu khoa học và trong nhận thức lý luận, tổng thể
thực tiễn có thể và cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và chúng

lý luận khopa học.
- Phải có tính khái quát cao. Nếu khái quát thực tiễn chưa đến tầm lý luận
thì chúng sẽ bị bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa chi phối. Tính khái quát trong
tổng thể thực tiễn được thể hiện ở chỗ cần tìm ra mối liên hệ bên trong của
nhiều sự kiện, nhiều dữ kiện và nhiều hiện tượng để từ đó tìm ra bản chất của
sự vật, tìm ra cái chung có tính quy của các sự kiện; những kết luận được rút
ra phải có tính phổ biến và có giá trị thực tiễn, tức là chúng phải có tác dụng
định hướng, dẫn đường, chỉ đạo hành động cách mạng tiếp theo có hiệu quả.
Tất nhiên, tính khái quát của những kết luận cụ thể được rút ra từ tổng thể
thực tiễn cũng được giới hạn bởi pham vi và quy mô của thực tiễn được tiến
hành tổng kết.


- Phải được định hướng rõ ràng vì mục tiêu xã hội chủ nghĩa, vì sự phát
triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Không quán triệt
tốt yêu cầu này thì tổng kết thực tiễn khó bảo đảm được tính khách quan và
do đó không thể có tính khái quát cao. Tổng kết thực tiễn phải phục vụ cho
mục đích đó chứ không phải phục vụ cho một ý đồ hay nguyện vọng, lợi ích
của một nhóm hay một cá nhân nào. Thực tế cho thấy, mọi biểu hiện xa rời
mục tiêu xã hội chủ nghĩa đều bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ
nghĩa xét lại... làm cho công tác tổng kết biến dạng nghiêm trọng.
- Phải quán triệt tốt sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận. Yêu cầu này
được thể hiện ở chỗ, việc tổng kết các hoạt động thực tiễn cần được định
hướng bởi các quan điểm lý luận cơ bản, cần được soi rọi bởi ánh sáng của lý
luận khoa học; và ngược lại những kết luận lý luận khoa học cần được tiếp tục
kiểm nghiệm trong hoạt động thực tiễn thông qua việc thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng. Thiếu sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn thì trong hoạt động cách mạng sớm muộn cán bộ, đảng viên ta sẽ rơi vào
chủ nghĩa kinh nghiệm.
3. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status