Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo ở trường mần non thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ) - Pdf 41

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM NHI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM NHI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Đức Hợi

để em hoàn thành quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn các trường Mầm non
trên địa bàn thị xã Chí Linh, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã cộng tác, chia sẻ, giúp
đỡ để em hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Nhi

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Tính cấ p thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể và nghiên cứu ......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở

khỏe thể chất cho trẻ ....................................................................................................29
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho
trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non ............................................................................30
1.5.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................................30
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................... 31
Kết luận chương 1 ........................................................................................................33
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG .............................................34
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu .....................................................34
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương...34
2.1.2. Một số kết quả đạt được của bậc học Mầm non thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương ....35
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở
trường Mầm non thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.......................................................36
2.2.1. Thực trạng tổ chức hình thành các hành vi, thói quen vệ sinh cho trẻ Mầm non ..........36

iv


2.2.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ Mầm non ....................38
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường Mầm
non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ...........................................................................45
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ Mầm non ..........................................................................................................45
2.3.2. Quản lý kế hoạch chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ......................................46
2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ .......................48
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ......49
2.3.5. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ.............................................................................................. 51
2.3.6. Thực trạng quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt

3.2.7. Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về kiến thức chăm sóc,
nuôi dưỡng sức khỏe của trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh ........................... 88
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ ở trường Mầm non ........................................................................................... 91
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ Mầm non ............................................................. 92
3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm ................................................................................92
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.......................................................................................92
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm .....................................................................................92
3.4.4. Thang đánh giá khảo nghiệm .............................................................................92
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp .....93
Kết luận chương 3 ........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................98
1. Kết luận ....................................................................................................................98
2. Khuyến nghị .............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102
PHỤ LỤC..................................................................................................................104

vi


CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

: Cán bộ quản lý


: Nhân viên

SKTC

: Sức khỏe thể chất

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng quy định chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường Mầm non .....22
Bảng 2.1. Thực trạng mức độ thực hiện các yêu cầu khi tổ chức cho trẻ ăn bán trú ở
trường Mầm non .........................................................................................39
Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác chăm sóc giấc ngủ
cho trẻ ............................................................................................. 40
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức vận động cho trẻ ......................43
Bảng 2.4. Đánh giá của Cán bộ quản lý, giáo viên về việc thực hiện mục tiêu, nội dung
hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non ............................. 45
Bảng 2.5. Kết quả công tác xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe thể chất ..............47
Bảng 2.6. Kết quả công tác tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất ...............48
Bảng 2.7. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên trong hoạt động
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường Mầm non Thị xã Chí Linh ..50
Bảng 2.8. Kết quả công tác tuyển dụng giáo viên .......................................................52
Bảng 2.9. Kết quả công tác sử dụng giáo viên ............................................................ 53
Bảng 2.10. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ........55
Bảng 2.11. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại các trường Mầm non
Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương .............................................................. 56
Bảng 2.12. Kết quả quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc ....57
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thê

với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo.
GD Mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em, thời kỳ Mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc
đời. Với đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ Mầm non, với vai trò quan trọng của
việc GD trẻ nên GD Mầm non có những nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học
nào có được, đó là đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc (CS) và
GD. Trong ba nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ chăm sóc cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non có vị
trí vô cùng quan trọng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu, vì sức khỏe là vốn quý giá
nhất và có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc biệt đối với trẻ Mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK)
cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non, trong những năm qua tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành GD thì hoạt động CSSK
nói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ ở các trường mầm nói chung đạt được
những thành tựu rất đáng khích lệ như: tổ chức tốt việc hình thành các kỹ xảo, thói
quen tự vệ sinh cho trẻ; tổ chức khoa học chế độ ăn, ngủ, phát triển vận động… kết
quả của các hoạt động đã góp phần quan trọng trong quá trình GD toàn diện nhân
cách cho trẻ ở các trường Mầm non. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động CSSK
cho trẻ ở các trường Mầm non của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế nhất định đặc biệt là công tác quản lý hoạt động CSSK cho trẻ như:
hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để, các chương trình

1


vẫn nặng về sách vở ít có tính thực tiễn; kế hoạch chăm sóc sức khỏe còn chung
chung khó thực hiện, đánh giá; đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên (NV) thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng
phục vụ cho hoạt động chăm sóc…
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn nội dung “Quản lý hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho trẻ Mẫu giáo ở trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải

5.3. Đề xuất, khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ ở
trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động
CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, từ
đó đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
CSSKTC thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn.
6.2. Về chủ thể quản lý
Hiệu trưởng trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ mẫu giáo
lớn ở các trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
6.4. Về khách thể khảo sát
- Tổng số khách thể khảo sát: 200 người, trong đó:
+ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 50 đồng chí.
+ Giáo viên, nhân viên: 150 đồng chí.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng các nhóm
phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến CSSK cho trẻ Mầm non.
Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý
luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động chăm sóc; quản lý hoạt động chăm sóc
của GV, NV các trường Mầm non.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn ở các

Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn
ở trường Mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường Mầm non trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường Mầm non thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Công tác CSSKTC cho trẻ em là một phần rất quan trọng của chiến lược phát
triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của
từng gia đình và của toàn xã hội.
Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu đến vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho trẻ nói chung và CSSKTC cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng.
V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26
năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của một Hiệu
trưởng. Cùng với nhiều tác giả ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối
hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để đạt được
mục tiêu của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đặt ra. Các tác giả đều khẳng
định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham
gia hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non còn có vai trò của Phó
Hiệu trưởng, các tổ trưởng và các tổ chức đoàn thể.

nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để CSSKTC cho trẻ.
Đối với giáo dục Mầm non, có một số tác giả nhấn mạnh vai trò của quản lý
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, cụ thể; công trình nghiên cứu “Khảo sát khẩu
phần ăn trưa và bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh Hoà (1983) có đưa ra khảo sát
khẩu phần ăn trưa năng lượng của trẻ ở trường Mầm non. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tình hình cung cấp năng lượng cho trẻ ở trường Mầm non còn thấp so với tiêu
chuẩn; tỉ lệ các chất sinh năng lượng chưa cân đối, chưa hợp lý, trong đó lượng
Gluxit quá cao, còn lượng Lipit thì quá thấp. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một
nguyên nhân dẫn đến tình hình trên như: bếp ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất
thiếu thốn, có nhiều quan niệm coi nhẹ việc nuôi nên các hình thức tổ chức còn nghèo
nàn. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường
Mầm non để đảm bảo cho việc tổ chức ăn cho trẻ; đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình độ
hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ….
Việc “Điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo ở một số trường phía
Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm (1989) và “tình hình cung cấp dưỡng chất
cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992) cũng cho
thấy việc cung cấp dưỡng chất cơ bản (Gluxit, Lipit) cho trẻ mẫu giáo ở các trường
Mầm non của ta hiện nay còn thấp. Chúng ta mới chỉ cung cấp được khoảng 70% nhu
cầu cần thiết tối thiểu năng lượng cho trẻ mẫu giáo và năng lượng đó chủ yếu là do
6


Gluxit mang lại. Mặt khác hai tác giả cũng nhấn mạnh việc nâng cao hơn nữa kiến
thức khoa học về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo đối với các cơ sở nuôi dạy trẻ là cần
thiết, tránh tình trạng cho ăn theo kinh nghiệm hoặc tổ chức dinh dưỡng thiếu lý luận
toàn diện, chặt chẽ và kém hiệu quả. Đồng thời, nhà trường và gia đình cần có sự hiểu
biết đúng đắn về mối quan hệ giữa nuôi và dạy, giữa sức khoẻ thể chất và sức khoẻ
tinh thần của trẻ mẫu giáo.
Năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường Mầm non
của Hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách này cung cấp những tri thức

động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[12, tr.147].
Quản lý là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật, có nhiều cách hiểu khác
nhau về quản lý:
- Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB GD, 1998, thuật ngữ quản lý được định
nghĩa là: “ Tổ chức điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [dẫn theo 22, tr.61].
- Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Quản lý là một quá trình định hướng,
quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm
đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái
mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [24, tr.124].
- Theo Hà Sỹ Hồ, “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ
đích) có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình
trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn
định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định ” [20, tr.44].
- Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đó đề ra thông qua việc điều
khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác... .
Theo Nguyễn Quốc Chí, nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý có các chức năng là kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Các chức năng này đồng thời
cũng là quy trình của quản lý. Mọi công việc quản lý đều phải bắt đầu từ việc xây dựng
kế hoạch tiếp đến là hình thành tổ chức, bố trí nhân sự và các nguồn lực khác để thực
hiện công việc tiếp đến là chỉ đạo triển khai công việc và thường xuyên kiểm tra đánh giá
các bước, các khâu trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh tiến độ của
kế hoạch, điều chỉnh nhân sự và các nguồn lực khác khi cần thiết. Khi công việc kết thúc
cần đánh giá kết quả tổng thể để rút kinh nghiệm trong quản lý [15].
Tóm lại, do tính đa dạng và tính phức tạp của đối tượng quản lý và tuỳ theo
từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể mà khái niệm quản lý được định nghĩa một cách
khác nhau.
Như vậy, khái niệm quản lý có thể hiểu: Quản lý là những tác động có định
hướng của chủ thể quản lý (nhà quản lý) tới khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm
điều phối các hoạt động của các cá nhân hay tập thể để đạt được mục đích chung của tổ

GD diễn ra ở các cơ sở GD.
1.2.3. Chăm sóc
Chăm sóc là để cảm nhận và thể hiện mối quan tâm và cảm thông cho những
người khác.
Chăm sóc trẻ em là sự cung cấp đầy đủ mọi điều kiện về dinh dưỡng, an toàn,
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội để trẻ phát triển toàn diện.

9


Chăm sóc cần phù hợp với lứa tuổi, mức độ chăm sóc phù hợp với quá trình
phát triển thể chất, tinh thần, khả năng xã hội hóa và trí tuệ trẻ.
Trong Điều 24, Điều lệ trường Mầm non (ban Thành kèm theo Quyết định số
05/VBHN-BGD&ĐT ngày 13/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo) đã quy định:
“Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc
ngủ, chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ” [5].
Như vậy, chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, GD, theo dõi quá trình
phát triển của trẻ nhỏ.
1.2.4. Chăm sóc sức khỏe thể chất
1.2.4.1. Sức khỏe thể chất
Theo Nô-vi-cốp nhà sinh lý học người Nga thì người có sức khỏe là người có
trạng thái sinh vật học bình thường, đảm bảo cho cơ thể tiến hành lao động, học tập và
hoạt động xã hội khác nhau trong những điều kiện nhất định.
Như vậy, một con người khỏe mạnh phải có những điều kiện sau:
+ Cơ thể phát triển khỏe mạnh, tức là các hệ thống chức năng như hệ thần
kinh, tuần hoàn, hô hấp, vận động… đều lành mạnh, không có bệnh tật và hoạt động
bình thường.
+ Cơ thể phát triển cân đối và nhịp nhàng theo từng lứa tuổi, các chỉ số sinh lý
phát triển bình thường như: Chiều cao, cân nặng, cơ bắp chân tay tối thiểu phải đạt
được mức trung bình của người Việt Nam.

động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp
trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hoà.
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và
nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện
tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó
chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng
khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn, là một việc làm
cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
1.2.5. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ Mầm non
Hoạt động trung tâm của các trường Mầm non là hoạt động CSGD trẻ. Đây
chính là quá trình hình thành những tri thức, kỹ năng, thái độ … theo yêu cầu mục
tiêu của cấp học. Để làm tốt công việc của người cán bộ quản lý thì bên cạnh những
hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, người Hiệu trưởng trường Mầm non
còn phải am hiểu các khoa học nghiên cứu về con người, mối quan hệ giữa con người
với nhau trong cuộc sống, phải nắm vững các vấn đề thuộc về lĩnh vực phương pháp
trong nghiên cứu khoa học, phải nắm vững bản chất của lao động sư phạm, của quá
trình dạy học, quá trình phát triển về mặt sinh lý của trẻ.
Quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung
chương trình; quản lý kế hoạch; quản lý việc tổ chức các hoạt động chăm sóc; quản lý
11


đội ngũ CB, GV, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc; quản lý hoạt động kiểm
tra, đánh giá chất lượng hoạt động chăm sóc và các điều kiện phục vụ về cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc…
Như vậy, quản lý nhà trường Mầm non nói chung và quản lý hoạt động
CSSKTC cho trẻ Mầm non nói riêng là quản lý quá trình hoàn thiện và phát triển
nhân cách của trẻ. Quá trình quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận
lợi và có hiệu quả. Quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ bao gồm:
- Khái niệm Quản lý hoạt động CSSKTC cho trẻ Mầm non;

động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động nào của trẻ đều phụ thuộc vào
trạng thái sức khỏe của cơ thể. Nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời hơn, tri
giác cái đẹp sâu sắc, tinh tế hơn và trẻ có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động
và đời sống. GD thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với GD lao động. Thể dục giúp
trẻ có sức khỏe dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp
điệu và sự định hướng không gian tốt hơn.
1.3.2. Nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ Mầm non
Quyết định 55 của Bộ GD quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ mẫu giáo Hà Hội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu GD Mầm non là “… Hình thành ở trẻ
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi
(bố, mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ
đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để vào trường phổ thông,
thích đi học” [29, tr.6].
Để thực hiện mục tiêu GD Mầm non thì hoạt động CSGD thể chất trong
trường Mầm non cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1.3.2.1. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non
Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra đối với trẻ lứa tuổi Mầm non (0 - 6 tuổi) vì ở
lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò khám phá lại nghịch ngợm và chưa có
kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
* Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích.
- Do trẻ chưa có ý thức và kiến thức
- Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc
biệt là đối với trẻ sơ sinh).
- Môi trường có nhiều yếu tố, nguy cơ gây tai nạn:

13

quệt, vướng mắc;
+ Cánh cửa phòng phải có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ em không bị kẹp tay
khi đóng, mở cửa;

14



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status