Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố vinh tỉnh nghệ an - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Nghệ An, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý, những
người thầy, người cô đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong
lĩnh vực khoa học quản lý giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Phòng Sau đại học, khoa Giáo
dục trường Đại học Vinh, Phòng giáo dục và đào tạo và các trường mầm non
thành phố Vinh, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của trẻ 5 -6 tuổi trong
các trường mầm non thành phố Vinh 35
Bảng 2.5: Đánh giá việc thực hiện hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên các trường mầm non thành phố Vinh
41
Bảng 2.6. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi trong trường MN, thành phố
Vinh 44
Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng CBQL, GV dạy lớp 5 tuổi ở trường mầm non
thành phố Vinh 45
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng môi trường sống, an toàn ở trường mầm non.47
thành phố Vinh 47
Bảng 2.9. Thực trạng về công tác y tế trong trường mầm non 50
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh, Nghệ
An 52
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của một số biện pháp quản lý hoạt động
77
chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 77
Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 78
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp GD-ĐT đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi
trọng. Trong điều 35 - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi rõ:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu
chiến lược phát triển GDMN từ nay đến năm 2020 đã đưa ra quan điểm xác

nhà trẻ: 5.2%; MG: 7,2%; Suy dinh dưỡng thể thấp còi: nhà trẻ: 7.7%; mẫu
giáo:8.3%;
Thực tế hiện nay cho thấy GDMN đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa
yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn
nhiều hạn chế. Đó là mâu thuẩn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ
quan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt.
Để tìm những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng chăm sóc sức khỏe trẻ trong các trường mầm non, góp phần thực hiện
tốt chương trình GDMN, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao được chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nếu đề xuất và thực
hiện được một số biện pháp quản lý có tính khoa học và khả thi.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sức

tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật, chất
lượng hoạt động giáo dục luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt trong việc
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, việc nâng cao chất lượng
hoạt động giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó bậc học
mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của mỗi con người. Người ta ví “tâm hồn trẻ như một trang giấy
trắng”, chúng ta vẽ lên đó như thế nào thì kết qủa sẽ như thế đó. Trên báo
nhân dân số 5526 ngày 1/6/1969 có bài viết của Bác về thiếu niên, nhi đồng
với tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”
Người đã khẳng định “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước
nhà. Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân”. Thấm nhuần lời dạy của Bác chúng ta phải luôn quan tâm đến chất
lượng giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non, bởi đó là cả một thế hệ của
tương lai đất nước.

chuyên môn của Ban giám hiệu và các cấp quản lý nhằm góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy vậy đề tài chưa chú ý tập trung các
biện pháp có tính toàn diện mà Hiệu trưởng trường mầm non phải vận dụng
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Nguyễn Thị Hoài An: "Biện pháp quản lý cơ sở mầm non Hà Nội nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ". Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục
năm 1999. Công trình nghiên cứu này đề cập các biện pháp quản lý trường tư
thục, một loại hình GDMN xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn hiện nay.
Trần Thị Kim Dung: “Một số biện quản lý chất lượng trường trọng điểm
trên địa bàn tỉnh Nghệ An” . Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2003);
Đề tài đã chỉ ra được một số biện pháp quản lý chất lượng trường trọng điểm
trên địa bàn tỉnh Nghệ An nên chưa đi sâu nghiên cứu chất lượng giáo dục các
trường mầm non.
Nguyễn Thị Đào: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý các trường Mầm non huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”. Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2012.
Lê Thị Quỳnh Trâm: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở
các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2013.
Qua đó chúng ta thấy các công trình nghiên cứu về quản lý chăm sóc sức
khỏe cho trẻ ở các trường MN hầu như chưa được đề cập đến. Đặc biệt là các
biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm
non trên địa bàn Thành phố Vinh.
7
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Sức khỏe
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới sức khỏe được hiểu theo
nghĩa rộng: Sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ của con người về thể chất,
tinh thần và xã hội.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm sức khỏe có 3 yếu tố: thể chất, tinh thần

lứa tuổi; Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Phòng tránh các bệnh thường
gặp; Theo dõi tiêm chủng. Đây là những hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe
cho trẻ, phát hiện ra những vấn đề về bệnh tật để kịp thời can thiệp, đồng thời
9
tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho
trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
1.2.3. Quản lý; Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
1.2.3.1. Quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với
xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo.
Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý.
Có rất nhiều quan niệm về quản lý:
- Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra theo góc độ tổ
chức.
- Theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh.
- Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con
người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực hoạt động
của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ): “Quản lý là chức năng của
những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu
trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý bao gồm những
công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc
và đạt được mục đích”.
- Theo Từ điển Tiếng Việt 1998: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định”.
- Henri Fayol (người Pháp), người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ
điển: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.

viên lại với nhau, có hình thức, phương pháp động viên khích lệ để họ hoàn
thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức, xong trong
quá trình hoạt động có điều chỉnh và thúc đẩy.
- Chức năng kiểm tra:
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng của quản lý, lãnh đạo mà
không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Kiểm tra nhằm nắm tình hình hoạt
động của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ máy theo mong muốn
của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.2.3.2. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non là hệ thống các tác
động có hướng đích của Hiệu trưởng trường mầm non đến hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong nhà trường, nhằm thực hiện được mục
tiêu giáo dục mầm non.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non là quản lý các
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường bao gồm: khám sức
khỏe định kỳ; Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo
lứa tuổi; Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Phòng tránh các bệnh thường
Kế hoạch
Chỉ đạo
Thông tin QL Tổ chứcKiểm tra
12
gặp; Theo dõi tiêm chủng. Đồng thời, quản lý các hoạt động của giáo viên
trong việc hình thành cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng
ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non
chính là thực hiện thành công 4 chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ

phối và họ hưởng lương từ ngân sách của nhà nước. Đội ngũ này được gọi là
nhân sự trong định biên. Về trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà trường
đều thuộc sở hữu của nhà nước. Ban giám hiệu chỉ là người thay mặt nhà
nước quản lý về hoạt động giáo dục chứ không được phép sang tên hay
chuyển nhượng cho bất kỳ ai làm chủ.
Về mặt chuyên môn, trường MN công lập chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã. Chương trình GDMN do Bộ
GD&ĐT biên soạn. Ban giám hiệu từng trường có trách nhiệm triển khai và
chỉ đạo thực hiện. Cấp quản lý trực tiếp về chuyên môn của trường mầm non
là Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã.
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ
5-6 tuổi

Mục tiêu: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đảm bảo tốt sức
khỏe để trẻ vào học lớp Một.
14
Nhiệm vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi là:
Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 5-6 tuổi, đảm bảo thực hiện
nghiêm túc các chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, học tập, vui chơi của trẻ. Chăm sóc tốt
bữa ăn cho trẻ nhất là trong giai đoạn hiện nay các trường đang thực hiện
chuyên đề “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” đảm
bảo cung cấp đủ lượng Kilocalo trong ngày theo quy định, đảm bảo các điều
kiện vệ sinh, an toàn cho trẻ phòng chống SDD, thừa cân, béo phì, suy dinh
dưỡng chiều cao, thực hiện đầy đủ các nội dung y tế học đường quy định.
Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ 5-6 tuổi, thực hiện nghiêm túc chế độ
tài chính, hồ sơ sổ sách, đảm bảo công khai tài chính hàng ngày.
1.3.3. Nội dung của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động chăm sóc sức khỏe có các nội dung sau đây:
- Theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát hiện sớm trẻ mắc

tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện,
giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy
nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự
kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với
kinh nghiệm sống của trẻ.
- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để
khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ
vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
16
Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng
chỗ. Biểu dương trẻ là chính nhưng không lạm dụng.
.
Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người
lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận
xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng
các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.
b) Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Tổ chức trong các hoạt động có chủ đích và các hoạt động trong ngày
của trẻ.
- Tổ chức thông qua các hình thức tuyên truyền với phụ huynh và toàn
xã hội: qua họp phụ huynh, góc tuyên truyền của nhà trường và các nhóm lớp,
các hoạt động lễ hội
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra sức khỏe cho trẻ
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ

khỏe cho trẻ mỗi năm 2-3 lần. Nếu phát hiện trẻ bị bệnh cần trao đổi với gia
đình để kịp thời điều trị theo chỉ định của y tế.
Quản lý tiêm chủng đúng lịch cho 100% số trẻ trong trường. Theo dõi
sức khỏe của trẻ sau mỗi lần tiêm chủng. Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn
kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong các bậc cha mẹ
Kết hợp chặt chẽ với gia đình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và phòng
bệnh theo mùa cho trẻ. Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ.
18
Bồi dưỡng giáo viên biết sử dụng các phương tiện, các biện pháp nhằm
giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, tổ chức các hoạt động rèn
luyện thể chất nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi thường
xuyên của môi trường.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non
Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường
mầm non. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết
định chất lượng hiệu quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trên cơ sở
phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường hiệu
trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế
hoạch của nhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề
ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi được xây dựng dựa trên
cơ sở kết quả thực hiện các mặt chăm sóc sức khỏe trẻ độ tuổi này của năm
học trước và những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới do Bộ, Sở, Thành
phố , phòng giáo dục trực thuộc quản lý triển khai hướng dẫn (chung với kế
hoạch thực hiện các mặt công tác của cả năm học của trường) có tham khảo
bàn bạc với phó hiệu trưởng phụ trách khâu chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status