biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh - Pdf 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Tường Vân

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Tường Vân

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành:Giáo dục học (Mầm non)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các
anh chị học viên.
Tp.HCM, tháng 9 năm 2013
Học viên

Hồ Thị Tường Vân

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
8. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................... 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................10
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................10
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................14

3.2. Các biện pháp tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non .............65
3.2.1. Trình tự thực hiện các biện pháp tổ chức HĐKPKH ............................................65
3.2.2. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ................................................................69
3.2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng biện pháp tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non ..............................................................................................................71
3.3. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................................71
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................................71
3.3.2. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................72
3.3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................................72
3.3.4. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................74

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 97

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BP

Biện pháp

ĐC


KNNT

Kỹ năng nhận thức

MN

Mầm non

TN

Thực nghiệm

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hướng dẫn số 5396/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và đào tạo ban
hành ngày 28 tháng 8 năm 2012 về thực hiện nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non
năm học 2012-2013 có nêu rõ “Triển khai Chương trình GDMN mới ở tất cả các cơ
sở GDMN, trong đó đảm bảo có 95% số nhóm/lớp trở lên được thực hiện chương
trình này”; “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề
nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng, tăng cường bồi dưỡng theo cụm
trường, tự bồi dưỡng tại các trường nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực, chủ
động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù
hợp với đối tượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non”. Đồng thời, Bộ cũng ra
chỉ thị “Xây dựng đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo
chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và triển khai thực hiện Phổ
cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.” Những trích dẫn trên đã nêu rõ những nhiệm vụ
trọng tâm của ngành Giáo dục mầm non hiện nay cần được thực hiện theo chương

thử nghiệm tích cực.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện .
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6
tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động khám
phá khoa học và biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học chho trẻ 5-6 tuổi.
3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

7


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa cho trẻ
5 – 6 tuổi trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu giáo viên mầm non sử dụng một số biện pháp tổ chức môi trường, xây dựng
kế hoạch và hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi tích cực trải nghiệm, thử nghiệm theo quy trình
các bước hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học, thì trẻ sẽ có kĩ năng nhận thức tốt
hơn và duy trì được thái độ hứng thú lâu hơn.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6
tuổi trong trường mầm non.

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về khoa học nói chung

Vào thời đầu của khoa học – kỹ thuật hiện đại, Francis Bacon (1561 – 1626) nêu
công thức ngắn gọn và cấp tiến: “tri thức là sức mạnh”.
Mục tiêu của khoa học và kỹ thuật là “regnum hominis”, sự thống trị của con
người, khôi phục lại vườn địa đàng đã mất, khi con người đầu tiên (Adam và Eva) đặt
tên cho muôn loài và khẳng định quyền lực của mình một cách dễ dàng.
Một “không tưởng” về kỹ thuật ra đời, lôi cuốn phương Tây, và rồi cả nhân loại,
đi vào cuộc đại trường chinh mới mẻ.
Một thế hệ sau Bacon, René Descartes (1596 – 1650), ông tổ đích thực của tư
tưởng cận đại, đề ra yêu cầu: nhờ vào sự trợ giúp của khoa học và kỹ thuật, con người
phải và có thể trở thành “chủ nhân và chủ sở hữu của thiên nhiên”. Bacon và
Descartes, về căn bản, chỉ xác định bản chất của hoạt động khoa học và hành động kỹ
thuật. Mục tiêu bản chất của kỹ thuật tất yếu hướng đến sự thống trị: cần phải buộc
thiên nhiên (và tất nhiên cả con người) chấp nhận tuân theo những quá trình không tự
nguyện.
Việc thống trị thiên nhiên bằng khoa học – kỹ thuật bao gồm ba thành tố hay ba
cấp độ: khách quan hoá thiên nhiên thành đối tượng của sự quan sát và lý thuyết; giải
thích những hiện tượng của nó dựa vào nguyên tắc nhân quả; làm chủ tiến trình vận
động của chúng bằng sự can thiệp kỹ thuật có mục đích. Việc khách quan hoá đòi hỏi
phải thay thế những cách tiếp cận theo kiểu xúc cảm, đồng nhất hoá hay mô phỏng

không thể được lược quy vào nhau hay hợp nhất với nhau được.
Karl Popper, có cái nhìn khác về sự tiến bộ của khoa học. Theo ông, thay vì dựa
theo phép quy nạp truyền thống (quan sát sự kiện, đề ra giả thuyết để giải thích rồi
tổng quát hoá thành định luật), nhà khoa học bắt đầu bằng việc đề ra các giả thuyết
11


(hay các phỏng định) khác nhau, rồi cố gắng kiểm sai chúng sau khi diễn dịch ra
những tiên đoán, những quan sát và những đo đạc, tính toán… Nếu sự phỏng định ấy
bị kiểm sai, nó sẽ bị bác bỏ và nhà khoa học đi tìm các giả thuyết khác. Bao lâu chưa
bị kinh nghiệm kiểm sai và bác bỏ, nó là một phỏng định chưa bị đánh bại, và được
thừa nhận rộng rãi. Khoa học tiến lên bằng cách tích hợp ngày càng nhiều những
phỏng định đã đứng vững được trước thử thách và, trong thực tế, là lịch sử của một
chuỗi phỏng định và bác bỏ.
Câu hỏi đặt ra: lấy gì để phân biệt giữa khoa học và không phải khoa học?
Popper gọi đó là vấn đề phân định ranh giới: khoa học thì có thể kiểm sai được, còn
ngược lại thì không phải là khoa học, thế thôi. Những gì không thể kiểm sai có thể là
sự mê tín dị đoan, những lý thuyết huyền bí (ví dụ: chiêm tinh học…), hay những
giáo điều võ đoán v.v. Ta không phủ nhận sự tồn tại của chúng, chỉ có điều không thể
đối xử với chúng như đối xử với các giả thuyết khoa học. Trong cách hiểu ấy, khoa
học có tính khiêm tốn, nhưng đồng thời cũng có tính chuẩn mực nghiêm ngặt.
Nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra chung quanh quan niệm mới mẻ của Karl
Popper. Bên cạnh việc thừa nhận các ưu điểm nổi bật của nó, nhiều ý kiến nhấn mạnh
đến mấy chỗ còn khiếm khuyết của nó:
– Popper chỉ mới cho biết nhà khoa học đạt được tri thức phản chứng, tức tri
thức về những gì không đúng sự thật, như thế nào, nhưng lại không cho biết rõ về
tiến trình thu hoạch tri thức tích cực, đúng sự thật, chẳng hạn làm sao biết được rằng
mọi vật thể đều đứng yên hoặc sẽ vận động đều theo đường thẳng nếu không có lực
tác động nào khác (định luật thứ nhất của Newton).
– Theo mô hình diễn dịch – giả thuyết của Popper, sự diễn dịch luôn đi từ những

đột biến trong diễn trình ấy. [20]
1.1.1.2. Những nghiên cứu về việc khám phá khoa học dành cho trẻ nhỏ

Những nhà khoa học giáo dục ở phương Tây ngày càng nhận thức rõ hơn về
những học thuyết, quan điểm trong đó đứa trẻ phát triển hiểu biết về các hiện tượng
tự nhiên. Những xuất bản của Driver (1983) và Osborne cùng Freyberg (1985) đã
khuyến khích trẻ khám phá thử nghiệm những gì liên quan đến “khoa học dành cho
13


trẻ nhỏ”. Tuy nhiên nó vẫn chưa phải là một chỉ báo về tiềm năng tự nhiên của trẻ
trong việc thử lĩnh hội những khám phá khoa học của chúng. Ở một khía cạnh khác,
Metz (1995) lại đưa ra tranh luận rằng điều đó phù hợp với những gì chúng ta biết về
trẻ nhỏ nhằm hỗ trợ những nỗ lực của trẻ khi xây dựng lý thuyết thông qua việc xác
thực khoa học phù hợp. [19,pp.7]
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

TS. Trần Thị Ngọc Trâm đang thực hiện đề tài “Thiết kế các hoạt động khám
phá khoa học cho trẻ mẫu giáo” từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 10 năm 2013 nhằm
làm sáng tỏ khung lí thuyết và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức các hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo; đồng thời đề xuất một số hướng tổ chức
hoạt động khám phá khoa học và thiết kế một số hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ mẫu giáo. Trong giai đoạn thực hiện đề tài, về mặt lý thuyết, tiến sĩ đã làm sáng tỏ
một số khái niệm công cụ: nhận thức, khoa học, khám phá khoa học với trẻ nhỏ; làm
sáng tỏ những vấn đề lí luận liên quan tới hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu
giáo như sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo, các quá trình khám phá khoa học
thích hợp với trẻ nhỏ, mục tiêu của tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ
mẫu giáo, tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học với trẻ nhỏ, tổng quan
chuẩn giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo của một số nước, cách tiếp cận quá trình
trong dạy khoa học cho trẻ nhỏ, và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động

cách giải quyết một vấn đề”.
Biện pháp giáo dục là một trong các thành tố của quá trình giáo dục, nó có quan
hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là với phương pháp
giáo dục.
Tiến sĩ Vũ Thị Ngân xem biện pháp là những thành tố cụ thể của phương pháp
dạy học. Biện pháp là một bộ phận, một thành phần của phương pháp nhằm hướng
đến giải quyết những nhiệm vụ đơn lẻ, cụ thể.
Các nhà giáo dục khẳng định “Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt
của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể”.
Trong phạm vi đề tài này, khái niệm “biện pháp” được xác định “là cách làm,
cách lựa chọn, cách tác động có định hướng để đi tới một mục đích nhất định nhằm
giải quyết một vấn đề cụ thể”.

15


1.2.1.2. Hoạt động khám phá khoa học
a. Hoạt động

Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ
bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu
của mình.
Về phương diện triết học, tâm lí học, người ta quan niệm hoạt động là phương
thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về
phía con người (chủ thể).
Theo lý thuyết về hoạt động của A.N.Leonchiev [3] hoạt động là một đơn vị của
đời sống mà khâu trung gian là phản ánh tâm lý có chức năng hướng dẫn chủ thể
trong thế giới đối tượng. Quan điểm này đã được khái quát hóa qua sơ đồ cấu trúc
hoạt động của ông.

thuộc tính của đối tượng. Sự phản ánh này chỉ thực hiện được do hoạt động của chủ
thể chứ không bằng cách nào khác.
Leonchiev còn nhận định hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ, động cơ xuất
phát từ nhu cầu. Nhu cầu xuất hiện với tư cách là điều kiện bên trong, là một trong
những tiền đề bắt buộc của hoạt động và nhu cầu với tư cách là cái hướng dẫn và điều
chỉnh hoạt động cụ thể của chủ thể trong môi trường đối tượng. Nhu cầu cũng xuất
hiện hai lần:
Lần thứ nhất là trạng thái thiếu thốn của cơ thể, trạng thái này chưa gây ra bất kì
hoạt động có hướng nào của cơ thể. Chức năng của nó chỉ giới hạn trong việc phát
động những chức năng sinh lý tương ứng và kích thích chung đối với lĩnh vực vận
động, biểu hiện bằng những cử động tìm tòi không có phương hướng.
Lần thứ hai: khi nhu cầu gặp được đối tượng đáp ứng, lúc này nhu cầu mới thực
sự trở thành năng lực hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động.
Bản thân đối tượng của hoạt động hiện ra trước chủ thể như là đối tượng đáp
ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác của chủ thể, nhu cầu có vai trò kích thích và
hướng dẫn hoạt động nhưng nó chỉ hoàn thành được chức năng này khi nhu cầu gặp
được đúng đối tượng thoả mãn nó (nhu cầu mang tính đối tượng).
Như vậy để hoạt động có mục đích, có ý thức, có ý nghĩa thì phải làm cho nhu
cầu gặp được đối tượng. Đối tượng có thể thoả mãn nhu cầu phải là những đối tượng
mà chủ thể đã có những hiểu biết nhất định về nó (đối tượng xuất hiện lần hai), có
như vậy thì khi nhu cầu xuất hiện chủ thể mới tạo đựơc mối liên hệ để xác định đúng
đối tượng hoạt động. Khi gặp đúng đối tượng, nhu cầu sẽ là động lực kích thích, điều
chỉnh chủ thể hoạt động để thoả mãn nhu cầu.
-Thứ hai: Hoạt động của chủ thể được thực hiện bởi những hành động do động
cơ kích thích. Động cơ bao giờ cũng hướng tới mục đích nhất định, mục đích cuối
cùng mà chủ thể muốn đạt đến. Mục đích chung này được cụ thể hóa bằng những
mục đích cụ thể mà từng hành động hướng vào và là cái thúc đẩy hoạt động.
17



chức năng xã hội riêng biệt).
18


- Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất; những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (theo Pierre
Auger -UNESCO, Paris, 1961).
- Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật
và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý, các giải pháp tác
động vào sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Theo hai tác giả Christine Chaille và Lorry Britain trong quyển sách “Trẻ em là
nhà khoa học” thì định nghĩa khoa học có rất nhiều cách hiểu đối với những người có
quan điểm khác nhau. Với một số người, khoa học là sự kết hợp những nguyên vật
liệu cụ thể gắn liền với những nội dung như nam châm và từ trường, ống nghiệm và
những giải pháp hóa học, những mẫu vật được bảo quản và kính hiển vi. Với hai tác
giả trên, đó chỉ là những biểu hiện mang tính bề mặt của khoa học. Ở mức độ sâu
hơn, một nhà khoa học phải tham gia vào quá trình khám phá để mở rộng vấn đề hoặc
để thử trả lời câu hỏi về thế giới mà chúng ta đang sống. Sự thật là bất kì ai đang học
về bất cứ điều gì theo phương pháp nhất định là một nhà khoa học.
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga trong quyển “Các hoạt
động khám phá khoa học của trẻ mầm non” thì khoa học là kiến thức, hiểu biết thế
giới; là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm
hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. [15, tr.12]
Như vậy, khoa học được xác định là hệ thống tri thức tích cực có được thông
qua quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh.
c. Khám phá

Theo GS. Vũ Cao Đàm, khám phá là một hoạt động trong nghiên cứu khoa học
nhằm nhận ra cái vốn có (phát hiện) quy luật xã hội, vật thể / trường, hiện tượng và
nhận ra cái vốn có (phát minh) quy luật tự nhiên; từ đó có thể tạo ra cái chưa từng có

Mục đích chính của HĐKPKH của trẻ ở trường MN không phải là học hỏi những
kiến thức khoa học mà là hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm
và muốn tìm hiểu. Đối với trẻ MN, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa
phải là học những quy luật của khoa học. Điều quan trọng là giáo viên giúp trẻ suy nghĩ
nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy
luận, phỏng đoán... về các sự vật và hiện tượng xung quanh. [14,tr.66]. Như vậy, mục đích
của hoạt động KPKH là:
20


-

Phát hiện các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết
và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.

-

Hình thành thái độ tích cực đối với MTXQ.

-

Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện
tượng xung quanh. [5, tr.25]
• Ý nghĩa của hoạt động KPKH

Cùng với các hoạt động khác, hoạt động KPKH góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Trước hết hoạt động KPKH góp phần phát triển nhận thức cho trẻ. Qua quá trình KPKH về các
sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng, điều đó làm thỏa
mãn tính tò mò, lòng ham hiểu biết, kích thích và nuôi dưỡng hứng thú của trẻ, mở cho trẻ cánh
cửa bước vào thế giới rộng lớn hơn. Thông qua hoạt động này trẻ được trực tiếp thao tác, hành

hứng thú.
1.2.1.4. Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Biện pháp: biện pháp là con đường, cách thức làm việc gì đó. Biện pháp của
giáo viên là cách thức tác động có định hướng của giáo viên nhằm hướng dẫn trẻ hoạt
động theo nhiệm vụ, tình huống giáo dục cụ thể.
Với cách hiểu như vậy, đề tài xác định “biện pháp tổ chức hoạt động khám phá
khoa học” là cách thức mà giáo viên sắp xếp môi trường – bày phương tiện vật chất,
lên kế hoạch, bố trí thời gian nhằm tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ hoạt động khám
phá khoa học một cách tích cực, hứng thú theo nhiệm vụ hình thành kỹ năng nhận
thức thế giới xung quanh.
Để nghiên cứu sử dụng các biện pháp tổ chức khám phá khoa học cho trẻ 5-6
tuổi, đề tài cần phải tìm hiểu đặc điểm đặc trưng của việc tổ chức khám phá khoa học
cho trẻ 5-6 tuổi.
1.2.2. Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi
1.2.2.1. Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non

Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua
tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung
quanh. Chất lượng của hoạt động nhận thức liên quan đến các thái độ nhận thức và
các kĩ năng nhận thức của trẻ. Sự phát triển của quá trình nhận thức phụ thuộc vào sự
trưởng thành của trẻ, vào các kích thích và các trải nghiệm có trong môi trường, vào

22


các vấn đề mà trẻ tiếp xúc trực tiếp trong môi trường và vào các vấn đề do người lớn
tổ chức hướng dẫn. [15, tr.9]
Với trẻ MN nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, thế giới xung quanh rất mới
mẻ, kỳ lạ và trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu. Cụ thể trong hoạt động khám phá


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status