Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa - Pdf 44

MỤC LỤC
TT

TIÊU ĐỀ

TRANG

MỤC LỤC
I

MỞ ĐẦU

1-3

1

Lý do chọn đề tài

1-2

2

Mục đích nghiên cứu

2

3

Đối tượng nghiên cứu

2


2.2

Khó khăn

5-6

2.3

Kết quả khảo sát

3
3.1
3.2

3.3

3.4

3.5
4
III

6

Các giải pháp thực hiện

6-16

Giải pháp 1: Thủ thuật tăng cường cơ sở vật chất,


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non chiếm một vị trí rất quan trọng,
là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của quá
trình giáo dục thường xuyên và đặt nền móng ban đầu của việc giáo dục nhân
cách con người mới thật sự khoẻ mạnh, có tấm lòng nhân hậu, yêu quý cái
đẹp, thông minh, ham hiểu biết và giàu trí tưởng tượng, thích tìm tòi khám
phá thế giới xung quanh.
Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục trẻ lứa tuổi mầm
non là cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá thế giới xung quanh. Thế
giới xung quanh là một thế giới luôn cuốn hút sự chú ý của trẻ, đây là những
cảm nhận đầu tiên trong cuộc sống của trẻ, từ đây mở ra cho trẻ một thế giới
mới, hướng trẻ tiếp cận và lĩnh hội được toàn diện thế giới xung quanh vô
cùng phong phú đó.[1]
Đặc điểm của trẻ độ tuổi mầm non, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc
tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ rất say mê với những trò chơi
đuổi bướm, hái hoa… Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những
giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu
điều thắc mắc như: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Mây từ đâu
bay đến và mây sẽ bay về đâu? Tối mây có đi ngủ như mình không? Cây
xanh có từ đâu? Vì sao cây xanh lại sống được?.....
Cho trẻ khám phá khoa học sẽ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng
phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh
sinh động là vậy, tích cực là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá,
tìm hiểu về chúng. Mặt khác cho trẻ khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ
vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ, cây,
hoa, lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối
quan hệ của con người với nhau)…..Từ đó sẽ là tạo điều kiện hình thành và
phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu

chất lượng dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Để cùng trao đổi
và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ trước đến nay, trong trường mầm non khi dạy trẻ hoạt động Khám
phá khoa học nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của
các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, trẻ chỉ được sờ, mó, nếm các
đồ vật, nhưng ít khi trẻ được thí nghiệm hoặc giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở
để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Chính vì vậy trẻ chưa được trải
nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Qua nghiên cứu
bản thân tôi muốn đưa ra các biện pháp để trẻ được khám phá thế giới xung
quanh đạt hiệu quả tốt nhất bằng các thủ thuật vào bài gây hứng thú cho trẻ.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ thực sự làm chủ những gì
trẻ biết tức là trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống
xung quanh để thực hiện nhu cầu của mình giúp trẻ hiểu được phần nào về
cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ.
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số thủ thuật gây hứng thú
cho trẻ trong hoạt động Khám phá khoa học, giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non Đông Hòa hứng thú tham gia hoạt động và đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông
Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua việc quan sát hoạt động
của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Thông qua việc trực tiếp giảng dạy hàng
ngày của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp.

thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn
trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi
trường xung quanh.
Mục tiêu cơ bản của giáo dục mầm non là phát huy tính chủ động và
tích cực của trẻ, làm chủ mọi tri thức và khoa học. Vì thế, khám phá khoa học
luôn là hoạt động chủ đạo trong các trường mầm non. Khi trẻ được làm quen
với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ có được những kiến thức, kinh nghiệm về
môi trường tự nhiên và xã hội, trẻ sẽ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh
nghiệm, tích lũy được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp
trẻ được phát triển toàn diện về các mặt. Ngoài ra, cho trẻ khám phá khoa học
còn tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vào cuộc sống và khám phá thế giới xung
quanh.[1]
Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ thực sự làm chủ những gì
trẻ biết tức là trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống
xung quanh để thực hiện nhu cầu của mình giúp trẻ hiểu được phần nào về
3


cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ.Với trẻ mầm non thế giới xung quanh
không có một giới hạn nào cả. Trẻ quan tâm đến mọi vật, mọi hoạt động xảy
ra xung quanh mình và trẻ thường xuyên đặt ra những câu hỏi: “Tại sao? Ai?
Cái gì?...” Tạo điều kiện cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh vừa giúp
trẻ phát triển về mọi mặt như phát triển: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ
và thể lực... và quan trọng hơn là giúp trẻ tự tin hòa nhập vào môi trường
thiên nhiên, môi trường xã hội một cách thuận lợi hơn. Khám phá với môi
trường xung quanh để trẻ được giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và
đồng thời là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều
phương pháp để cho trẻ tiếp cận với thể giới xung quanh.
Môi trường xung quanh vô cùng phong phú. Nó là một thế giới rộng
lớn với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp luôn luôn mời gọi, thôi thúc tâm


4


quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và
chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển.
2. Thực trạng của việc sử dụng các thủ thuật để tổ chức hoạt động
học khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa,
huyện Đông Sơn
2.1. Thuận lợi
Địa điểm trường nằm ngay trung tâm xã nên rất thuận lợi cho phụ
huynh khi đưa đón con, vì thế lớp tôi trẻ đi học rất đều, hàng tháng tỷ lệ
chuyên cần đạt cao.
Năm học 2016 - 2017 này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi với tổng số trẻ là 30, trong đó có 19 nam và 11 nữ,
đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm tạo điều kiện phối hợp giữa nhà trường
và gia đình, cùng với cô chăm sóc giáo dục trẻ.
Hàng năm nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn các
lớp chuyên đề để nhằm nâng cao về chất lượng, nhà trường đã phân trẻ theo
đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp trong quá
trình giảng dạy chăm sóc .
Điều kiện cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn
uống đảm bảo vệ sinh…. Trường có trang bị thiết bị hiện đại, có sân chơi rất
thuận lợi cho trẻ hoạt động…tổ chức tốt về chăm sóc giáo dục trẻ, có môi
trường trong và ngoài lớp học khang trang, ngăn nắp, gọn gàng.
Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, luôn tận tình giảng
dạy và chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của phụ huynh, được học sinh
yêu mến, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất
và tinh thần rất lớn, điều này là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho bản


Trẻ tham gia tích cực vào giờ học

30

Trẻ tìm ra đặc điểm rõ nét của sự
vật, đối tượng quan sát.
Khả năng so sánh đặc điểm của
đối tượng quan sát.
Khả năng phân loại đối tượng.

Số trẻ đạt
Số trẻ Tỷ lệ
(%)
14
46.7

Số trẻ không đạt
Số trẻ Tỷ lệ
(%)
16
53.3

30

13

43.3

17

tượng quan sát của trẻ mới chỉ đạt 40.0 %.
Ở nội dung thứ tư, về khả năng phân loại đối tượng của trẻ mới chỉ đạt
53.3 %.
Trước thực trạng này bản thân vô cùng lo lắng về chất lượng của lớp.
Bởi vậy tôi đã tìm tòi, học hỏi, tham khảo tài liệu, học tập kinh nghiệm của
đồng nghiệp và vận dụng vào thực tế quá trình giảng dạy của mình, tôi nghĩ
rằng muốn nâng cao chất lượng của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ chỉ
bằng cách phải tìm ra những thủ thuật vào bài thật hấp dẫn, bất ngờ để lôi
cuốn, tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động học, có như thế mới có chất lượng
tốt nhất ở trẻ. Qua quá trình thực hiện với một số giải pháp đã sử dụng bản
thân tôi thấy có tính khả thi cao xin chia sẻ cùng đồng nghiệp.
3. Một số giải pháp tìm những thủ thuật gây hứng thú của giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn.

6


3.1. Giải pháp 1: Thủ thuật tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ
Như chúng ta đã biết đối với trẻ lứa tuổi mầm non vui chơi là hoạt động
chủ đạo đối với trẻ, trẻ học, trải nghiệm thông qua chơi. Khi trẻ chơi đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ hoạt động được ví như sách giáo khoa đối với trẻ. Vì thế việc
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để đưa vào hoạt động dạy học cũng như cho trẻ
tham gia vào các hoạt động chơi một cách hiệu quả, tích cực là rất quan trọng,
đó như tài liệu lên lớp của mỗi giáo viên, nên khi bước vào năm học, tôi đều
tự giác coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của mình, kết hợp với việc chỉ đạo của
nhà trường phát động mỗi tháng ít nhất giáo viên có 2 đồ dùng, đồ chơi tự tạo
có hiệu quả, vừa là phục vụ dạy học và cũng là kết quả mà nhà trường chỉ đạo
đưa ra để kiểm tra xem giáo viên có thực hiện không? Và thực hiện có hiệu

trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, tôi và trẻ cùng làm thể
7


hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về thế giới xung quanh. Từ đó tôi hỏi trẻ
đã tạo được gì? Trẻ hứng thú kể và có những biểu tượng về đối tượng được
khám phá.
Ví dụ: Ở góc phân vai: “Bé với con vật đáng yêu” góc chơi có các hình
ảnh con vật do cô và trẻ tự làm từ nguyên vật liệu giấy dạ, xốp màu, vỏ hộp
sữa chua…, khi trẻ chơi ở góc này trẻ sẽ biết được đặc điểm các con vật đó
như: con vật này sống ở đâu, các con vật này có mấy chân, chúng thường ăn
gì.

Hình ảnh: Trẻ đang chơi ở góc chơi phân vai với các đồ chơi tự tạo.
Tiêu chí tôi đặt ra khi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là đồ dùng, đồ chơi
của trẻ phải đẹp, hấp dẫn, phong phú, sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò
mò lòng ham hiểu biết của trẻ. Tăng cường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình
ảnh động cho hoạt động học sinh động. Khi sưu tầm được nguyên vật liệu tôi
phân loại các nguyên vật liệu, đựng trong từng hộp riêng biệt, có gắn kí hiệu
và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, đặt trên giá ở vị trí trẻ dễ lấy, dễ tìm.
Tóm lại: Ngoài những đồ chơi được cấp, phát, mua sẵn, với thủ thuật
làm những đồ dùng, đồ chơi do trẻ được trực tiếp tạo ra đã giúp trẻ hình thành
và củng cố những biểu tượng cơ bản về đối tượng. Đặc biệt khi tôi đưa vào sử
dụng trong hoạt động học khám phá khoa học, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng
thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa
ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch.

8



9


Để tránh nhàm chán đối với trẻ trong mỗi đề tài tôi chọn mỗi bài với
mỗi mẫu vật, hay tranh ảnh, để cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý
kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu.
Ví dụ 2: Cho trẻ làm quen với Con cua, tôi có thể đọc câu đố để đố trẻ
nghe
“ Con gì tám cẳng hai càng
Đầu thì không có bò ngang cả đời” [2]
Trẻ đoán ngay được đó là con cua, nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về
con cua đã được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò
ngang nữa. Kết hợp tôi cho trẻ xem hình ảnh minh họa về con cua.

Hình ảnh: Con cua [5]
Tôi cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm của con cua: có hai càng to, tám
chân… Sau đó tôi đặt câu hỏi gợi mở “Các con có biết con cua nó đi như thế
nào không ? ” Trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng
que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng…
Như vậy không những trẻ biết được những đặc điểm của con cua; mà
trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động (Đi như thế nào ?
Các bộ phận cơ thể ra sao?). Khi trẻ đã nắm rõ đặc điểm trẻ sẽ quan sát dễ
hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.
Trong hoạt động khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các hoạt
động khác như: “Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học … để trẻ thêm hứng thú,
ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ 3: Hay với đề tài làm quen với động vật sống dưới nước.
Tôi cho trẻ thi “Đố vui” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.
10


Như vậy: Có thể nói sử dụng câu đố, bài hát, hình ảnh... để gây thủ
thuật vào bài cho trẻ, vì vậy trẻ vừa được giải câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích
thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc. . . Trong quá trình
dạy trẻ tôi cũng lồng ghép kiến thức về toán sơ đẳng như: Sau khi làm quen
với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua.
3.3. Giải pháp 3: Thủ thuật sử dụng thí nghiệm để nâng cao khả
năng phán đoán, suy luận, quan sát, so sánh, và phân loại ở trẻ
Trẻ 5- 6 tuổi là giai đoạn ở trẻ có những biến đổi quan trọng trong sự
phát triển tâm lí, nhận thức, là lứa tuổi trẻ chuyển từ nhận thức cảm tính sang
nhận thức lý tính. Khi đó, khả năng phán đoán, suy luận ở trẻ cũng được hình
thành và phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ có nhu cầu rất lớn trong nhận
thức và phản ánh thế giới xung quanh, trong việc tìm hiểu, khám phá về các
sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc.[4]
Mặc dù khả năng phán đoán, suy luận đã được hình thành và phát triển,
song trẻ 5-6 tuổi vẫn thường phán đoán, suy luận theo lối tương tự (khi suy
luận, trẻ nhận ra quy luật và hiểu rằng quy luật đó sẽ lặp lại ở những tình
huống tương tự). Trẻ có thể phán đoán, suy luận những hiện tượng đơn giản
nhưng chưa có khả năng phán đoán trước kết quả nếu hoạt động đó chưa diễn
ra.
Ví dụ: Khi chưa làm thí nghiệm về đặc tính của nước, trẻ sẽ không thể
phán đoán được dầu ăn có tan trong nước hay không?
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể đưa ra những suy luận đơn giản dựa trên
kết quả quan sát trực quan và có thể kiểm nghiệm được. Khi trẻ suy luận
nghĩa là trẻ đã quan sát rất nhiều hiện tượng, hệ thống chúng lại và gắn cho
chúng một ý nghĩa nào đó. Vì thế, khi được tham gia hoạt động khám phá, trẻ
rất thích trả lời những câu hỏi gợi mở như: “Tại sao? Như thế nào? Để làm
gì? Nếu... thì...” để được đưa ra những phán đoán và được kiểm nghiệm kết
quả phán đoán của mình.
Ở trường mầm non, phát triển khả năng phán đoán, suy luận được diễn
ra thông qua tất cả các hoạt động, trong đó hoạt động khám phá, đặc biệt là

Sau khi trẻ được làm quen 3 đến 4 đối tượng trong một đề tài tôi cho trẻ
so sánh từng cặp 2 đối tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ
phân loại trong các trò chơi.
Tổ chức các trò chơi trong mỗi hoạt động, tôi tổ chức đan xen trò chơi
động với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào hứng và hiệu
quả. Trong các hoạt động học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức về khám phá
khoa học để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.
Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận
dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.
Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên: trẻ tưới cây, nhặt
lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều
đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắn,
ngửi… Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ.
Như vậy, thủ thuật sử dụng thí nghiệm do trẻ trực tiếp làm hay trực tiếp
quan sát sẽ tạo ghi nhớ lâu ở trẻ. Qua những thí nghiệm đó trẻ biết đưa ra
được những kết luận từ thực tế. Tùy theo đề tài cụ thể, tôi đưa thí nghiệm phù

13


hợp, tạo sự tò mò tìm hiểu ở trẻ. Đồng thời trẻ ghi nhớ lâu và nắm vững kiến
thức đó.
3.4. Giải pháp 4: Thủ thuật tổ chức cho trẻ được dạo chơi tham quan
để khắc sâu biểu tượng về sự vật, hiện tượng
Để có hoạt động học “Khám phá khoa học” đạt hiệu quả cao thì việc
cho trẻ làm quen ở mọi lúc, mọi nơi là rất cần thiết và quan trọng, giúp trẻ
bước đầu hình dung ra những nội dung sắp học. Việc trẻ được làm quen với
mọi lúc, mọi nơi có thể tiến hành trong những hoạt động hàng ngày thông qua
tiếp xúc với môi trường thiên nhiên phong phú được tận mắt nhìn thấy những
bông hoa, cây cảnh, con vật, thông qua tranh ảnh sẽ để lại trong trí nhớ của trẻ

chú công nhân rất vất vả. Ngoài ra vừa đi tôi còn vừa dạy trẻ về luật giao
thông, đi bộ như cô và các con thì phải đi sát lề đường bên phải của mình
hoặc đi trên vỉa hè, xe ô tô thì đi giữa lòng đường, xe đạp, xe máy thì đi sát lề
đường tay phải. Ngoài ra trẻ còn được nhìn thấy những bác nông dân đang vất
vả gặt lúa để có những hạt cơm ngon cho các con ăn, vì vậy các con phải
thương yêu bác nông dân, ăn hết suất cơm, không đánh rơi cơm.
Có những buổi đi tham quan như thế sẽ tạo được những hình ảnh sự
thật, vật chất, những cảm xúc khó quên đối với trẻ tạo cho trẻ hiểu biết được
công việc cuộc sống, thế giới xung quanh trẻ thật là hấp dẫn. Những sự vật,
hiện tượng xảy ra xung quanh buổi dạo chơi.

Hình ảnh: Bác nông dân đang gặt lúa
Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại… khi
trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn
đối tượng đó .
15


Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời không những để trẻ khám phá
thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo
vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của
mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục về
an toàn giao thông với trẻ tạo cho trẻ thói quen và ý thức khi tham gia giao
thông. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản. Đi trên đường không chạy,
không nô đùa, đi bên tay phải, hoặc là nhìn những tín hiệu giao thông…
3.5. Giải pháp 5. Phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được, giúp trẻ
luyện tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội
phong phú và đa dạng hơn. Nhờ có sự quan tâm và lòng nhiệt tình của các bậc
phụ huynh như vậy nên sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh ngày một


Nội dung khảo sát
Trẻ tham gia tích cực vào giờ
học
Trẻ tìm ra đặc điểm rõ nét của
sự vật, đối tượng quan sát.
Khả năng so sánh đặc điểm
của đối tượng quan sát.
Khả năng phân loại đối tượng.

Tổng số trẻ

Số trẻ đạt
Số trẻ Tỷ lệ
(%)

Số trẻ không đạt
Số trẻ Tỷ lệ
(%)

30

30

100

0

30


Ở nội dung thứ nhất, đánh giá về hứng thú của trẻ đối với hoạt động
học ở lớp đạt 100% so với đầu năm tăng 53.3% .
Nội dung thứ hai, về khả năng tìm ra đặc điểm rõ nét của sự vật, đối
tượng quan sát của trẻ đạt 100% so với đầu năm tăng 56.7% .
Nội dung thứ ba, về khả năng so sánh đặc điểm của đối tượng quan sát
của trẻ đạt 83.3% so với đầu năm tăng 60.0% .
Ở nội dung thứ tư, về khả năng phân loại đối tượng của trẻ đạt 66.7%
so với đầu năm tăng 13.4%.
* Đối với trẻ:
Từ việc áp dụng một số thủ thuật gây hứng thú cho trẻ tôi thấy trẻ rất
hứng thú học, giờ học đạt kết quả cao, giúp cho trẻ phát triển óc tư duy, trí tưởng
tượng, sáng tạo và giàu vốn từ.
* Đối với phụ huynh:
Trước khi đưa ra các giải pháp trên tôi thấy đa số phụ huynh không quan
tâm đến việc học của con em mình, thậm chí cho con đi học theo kiểu thích đi thì
đi, thích nghỉ thì nghỉ. Nhưng sau khi đưa ra các giải pháp trên đặc biệt là việc
phối kết hợp với phụ huynh đã thành công, số phụ huynh hiểu về bậc học mầm
non cũng như việc cho trẻ “khám phá khoa học” ngày một nhiều hơn.
* Đối với nhà trường:
Luôn quan tâm giúp đỡ, đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất để phục vụ
cho tất cả các hoạt động học đặc biệt là hoạt động “khám phá khoa học”.
Tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và nâng cao trình độ chuyên
môn. Luôn luôn giúp đỡ cho tôi trong mọi hoạt động và là nguồn động viên
tinh thần giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ.

17


III. KẾT LUẬN
Qua ứng dụng những giải pháp mới vào sáng kiến bản thân tôi đã rút ra

HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Hào

Đông Sơn, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hiền

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009): Thông tư số 17/2009/TT - BGDĐT ngày
25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, ban hành
chương trình giáo dục mầm non.
[2]. Bộ GD&ĐT (2008), Tuyển chọn bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành
cho trẻ mầm non.
[3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
[4]. Huỳnh Văn Sơn. “Khả năng phán đoán, suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở nội thành TP. Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học
Đà Nẵng, số 6 (41), 2010.
[5] Sưu tầm hình ảnh trên Internet

19


Phòng

A

Năm học
đánh giá xếp
loại
2012-2013

6 tuổi hoạt động góc có hiệu
quả
2.

Một số thủ thuật gây hứng

2016-2017

thú của giáo viên nhằm nâng
cao chất lượng dạy hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non
Đông Hòa, huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.

20




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status