TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC - Pdf 41

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC

Hà Nội, 26/3/2015



CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức
Thời gian: 26/03/2014, 8h00 -17h00
Địa điểm: Đại học Luật Hà Nội, Phòng A.402
Thành phần tham dự: Chuyên gia pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của CHLB Đức,
Viện FES Hà Nội, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia về bảo vệ người tiêu
dùng của Việt Nam.
Đón tiếp đại biểu

08h00 – 08h45
08h45 – 09h00

Khai mạc

- Đại diện Ban giám hiệu Trường Đại học
Luật Hà Nội
- Đại diện viện FES Hà Nội
- Trung tâm Pháp luật Đức

Thời gian

Diễn giả

Thực trạng pháp luật Việt Nam về các thiết

Giám đốc Trung tâm PL

chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người

CT và bảo vệ NTD –

tiêu dùng.

Trường Đại học Luật
Hà Nội
11h05- 11h10

Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

11h:10 – 11h30

Thảo luận

11h30 – 13h00

Nghỉ ăn trưa

13h00 – 13h30 Ths. Ngô Vĩnh Bạch Dương Tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế
– Viện Khoa học xã hội

thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
của các thiết chế đó.

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

cạnh tranh
14h40 – 14h45

Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

14h45 – 15h00

Giải lao

15h00 – 15h30

TS Vũ Thị Lan Anh -

Đánh giá thực trạng năng lực của hệ thống tòa

Trường Đại học Luật

án trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi

Hà Nội

người tiêu dùng ở Việt Nam.

Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

15h30 – 15h35

15h35 – 16h05 GS. Juergen Kessler - Đại Kinh nghiệm tăng cường năng lực của các

ThS. Hoàng Minh Chiến, ThS. Nguyễn Ngọc Quyên, ThS. Phạm Phương Thảo
Chuyên đề 3: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐÓ ..................................................... 31
Ngô Vĩnh Bạch Dương
Chuyên đề 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG THỰC
THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ................ 48
PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 62
ThS. Nguyễn Văn Thành
Chuyên đề 6: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN
TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .................... 93
TS. Vũ Thị Lan Anh, Ths. Trần Quỳnh Anh
HIỆP HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG, CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC.................... 105



Chuyên đề 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
GS. Juergen Erich Kessler
Trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin
1. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
Trong luật pháp Đức không có một “Luật Bảo vệ người tiêu dùng” riêng
chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu dùng. Các quy phạm pháp
luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng
nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ. Thường thường có sự giao thoa giữa

không quy được một cách rõ ràng vào lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, bởi vì
những quy định đó nhằm cân bằng những đối ngược lợi ích mang tính đặc trưng
giữa các bên hợp đồng và như vậy không chỉ là những quy phạm bảo vệ có lợi
cho người tiêu dùng, mà bảo vệ các đối tác hợp đồng nói chung. Trong số các
quy định như vậy chẳng hạn có các quy định về Các điều kiện kinh doanh chung
(các điều 305 đến 310).
- Nhiều quy định về thể thức cũng mang động cơ bảo vệ người tiêu dùng,
ví dụ như bắt buộc phải để công chứng viên lập văn bằng hợp đồng mua bán đất
(Điều 311b Khoản 1 Bộ luật Dân sự. Qua đó sẽ đảm bảo được sự tư vấn chuyên
môn thông qua công chứng viên lập văn bằng đối với những hợp đồng được ký
kết với những khoản giá trị lớn và với ý định mua tài sản mang tính chất lâu dài.
Bên cạnh đó còn có những quy định về thể thức có thể quy rõ ràng vào pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng, chẳng hạn như hình thức văn bản đối với các hợp đồng
chia sẻ thời gian ở và các hợp đồng cho vay tiêu dùng cũng như hình thức văn
bản đối với các động tác giải thích trước cho người tiêu dùng về quyền hủy bỏ
đối với những loại hợp đồng nhất định (hợp đồng cho vay tiêu dùng, hợp đồng
chia sẻ thời gian ở) cũng như những phương thức bán hàng nhất định (bán hàng
trước cửa nhà, hợp đồng tiêu thụ từ xa).
- Nhiều quy định trong pháp luật công nằm rải rác ở nhiều luật khác nhau,
có mục đích bảo vệ người tiêu dùng (thường là liên quan đến sức khỏe). Những
luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất và người buôn bán hàng hóa
phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định liên quan đến nguyên liệu, các
2


loại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia hoặc cũng liên quan đến
công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức, quy phạm quan
trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực phẩm, các sản
phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế tục luật này
là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật này, một

Tại Berlin từ năm 2002, một sở của Bang trong tên gọi có khái niệm bảo vệ
người tiêu dùng. Khoảng 200 tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động ở thành
phố này được tập hợp trong một mạng lưới bảo vệ người tiêu dùng và được giới
thiệu trong một cuốn sách chỉ dẫn cho người tiêu dùng, một kiểu Những trang
vàng trên internet. Một Đêm dài để bảo vệ người tiêu dùng, một sự kiện được
hàng nghìn người tham dự, đã đánh dấu sự khởi đầu. Kể từ đó, sở của bang phụ
trách việc bảo vệ người tiêu dùng tổ chức đều đặn các chợ cho người tiêu dùng
nhân Ngày quốc tế người tiêu dùng, lần đầu tiên đã tổ chức khắp nước Đức
những ngày bảo vệ người tiêu dùng thanh thiếu niên và các hội nghị người cao
tuổi, đưa các tổ chức người tiêu dùng vào đóng ở các khu dân cư có tỷ lệ thất
nghiệp cao và tỷ lệ người có nguồn gốc nhập cư cao và với Lễ hội người tiêu
dùng Berlin giới thiệu một cái nhìn tổng quan tất cả những dịch vụ tư vấn và hỗ
trợ cho người tiêu dùng dưới dạng lễ hội đường phố ở đường Kurfürstendamm,
khu tập trung mua sắm của Berlin.
Về mặt khoa học, bảo vệ người tiêu dùng đến nay đã thành một bộ môn ở
các trường đại học khác nhau. Bộ môn giảng dạy này (kết hợp với môn luật
ngân hàng và luật thị trường vốn) lần đầu tiên được lập vào năm 2008 tại Đại
học Hamburg. Năm 2010, Đại học Bayreuth đã cho thành hình một bộ môn
giảng dạy về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, do Bộ Lương thực thực phẩm,
Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang tài trợ. Tại Đại học Tổng hợp
Humboldt Berlin, từ năm 2010 có một chức danh giáo sư trẻ về luật dân sự và
luật tư châu Âu với sự chú ý đặc biệt đến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và
pháp luật về cạnh tranh.

4


Chuyên đề 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

bệnh; Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Bộ khoa học và công nghệ); Các chi cục tiêu chuẩn đo
lường và chất lượng ở các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp.

5


Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ
Công Thương được Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trao cho các nhiệm
vụ, bao gồm:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội,
tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định
tại Điều 19 của Luật này.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.2
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ
Công thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao
dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai

a. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng
dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c. Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những
quy định không phù hợp với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hưởng dẫn
các Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
đ. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng và đề xuất Cục trưởng xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
7


e. Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng;
g. Đề xuất Cục trưởng giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của
pháp luật.
h. Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong
trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;
i. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
và theo sự phân công của Cục trưởng.
Mặc dù được thành lập chưa lâu, tuy nhiên những thành quả mà Cục quản lý
cạnh tranh, cụ thể là Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Phòng kiểm soát
hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đạt được rất đáng ghi nhận:
(i). Với tư cách là đơn vị được giao chủ trì xây dựng các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLCT đã chắp bút

tranh đã tiếp nhận và xử lý 78 bộ hồ sơ đăng kí hợp đồng theo mẫu và điều kiện
giao dịch chung. Đối với mỗi bộ hồ sơ đăng kí, Cục đều tiếp nhận và xử lý theo
đúng quy định pháp luật, trong đó tập trung loại bỏ các nội dung vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng trong các hồ sơ đăng kí với Cục.
Về Quy trình đăng kí, Cục cũng đã trình lãnh đạo Bộ Công thương ký và
ban hành Thông tư số 10/2013/TT – BCT ngày 30/05/2013 về ban hành mẫu
đơn đăng kí hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
(iv). Trong công tác thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD.
Chỉ riêng năm 2011, thông qua phản ánh của người tiêu dùng, các cơ quan,
tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng Cục QLCT đã can thiệp, giải
quyết nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong đó có những
vụ việc có tác động lớn đến xã hội như: vụ thu hồi xe ô tô của Công ty Toyota
Việt Nam, vụ thu hồi xe máy Honda Lead của Công ty Honda Việt Nam, vụ thu
hồi sản phẩm máy sấy tóc hiệu Philips,...Các hoạt động này nhận được sự hưởng
ứng, khích lệ của người tiêu dùng và xã hội.
Bên cạnh Cục quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý Thị trường là cơ quan trực
thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ

3

Hội thảo“Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” tổ chức
ngày 18/7/2012 tại Hà Nội

9


Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương
mại ở thị trường trong nước, từ đó góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh cho
người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày

lực lượng quản lý thị trường cả nước. Theo dõi, dự báo đề xuất giải pháp phòng
ngừa và đấu tranh ngăn chặn.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh
chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật
- Làm nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng
giả, gian lận thương mại.
Khác với Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường là cơ quan được
thành lập sớm hơn và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương,
với đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo (gần 6.000 cán bộ). Các hoạt động của
Cục quản lý thị trường rất đa dạng và phong phú, như kiểm tra xử lý hàng giả,
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng trốn thuế… nhằm tạo dựng một thị
trường lành mạnh, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài Bộ Công thương, khi đánh giá các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta cũng phải kể đến những cơ quan quản lý
ngành khác, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng như Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn…. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu các
tác giả không tỉm hiểu sâu các quy định pháp luật về hệ thống những cơ quan
này mà chỉ tập trung phân tích vị trí, chức năng nhiệm quyền hạn của những cơ
quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định tại Điều 47 khoản 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(2010), Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010),
trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban
nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi

e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;
12


h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên;
i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định
của pháp luật;
k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.4
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (2010), cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp
tỉnh cũng là cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật
của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân cấp huyện quyết định đơn vị
giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Như vậy, khác với Ủy ban nhân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân cấp huyện được tự mình chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của địa
phương mình. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rất cụ thể trách nhiệm của
đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng:
a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo

người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng
thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản
đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện
nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ
cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc giải quyết yêu cầu này của người tiêu
dùng hoặc của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 26 Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (2010), bao gồm:
- Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên
giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập
thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện
có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi
5

Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

14


người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung
sau đây: a) Nội dung vi phạm; b) Biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc
ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh
doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; hoặc buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra
khỏi hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung); c) Thời hạn thực hiện biện

động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
1.2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Về mặt pháp lý, vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo
vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày
2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (1999), sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số
55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999).
Để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn
xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) khuyến khích mọi tổ chức
xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ
quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham gia vào công
tác bảo vệ người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định rõ các tổ
chức xã hội nói chung và hội bảo vệ NTD nói riêng sẽ thực hiện các hoạt động
để giúp NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu (2010), tổ chức xã hội tham
gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích
công cộng;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ;
d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất
lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu
dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin,
16


cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm

Điều 24 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

17


Ngoài việc phải đảm bảo quyền lợi của những người tiêu dùng có liên quan
đến vụ án, tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, Luật cũng yêu cầu tổ chức
xã hội tham gia khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải chịu các chi phí
phát sinh trong quá trình khởi kiện.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng quy định tổ chức xã
hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được hưởng hỗ trợ kinh
phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ
quan nhà nước giao, bao gồm các nhiệm vụ:
(i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người
tiêu dùng.
(ii) Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
(iii) Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
(iv) Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh
nhu cầu của người tiêu dùng.7
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh là các chủ thể có thẩm quyền quyết định trong việc giao nhiệm vụ cho các
tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một trong những nhiệm vụ chính của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng đó là hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng, trở
thành cầu nối giúp giải quyết những khó khăn vướng mắc giữa người tiêu dùng và
tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, có thể thấy việc quy định
cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền thành
lập các tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh
doanh là hoàn toàn hợp lý.8 Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định chi tiết trách
nhiệm, quyền hạn của các tổ chức hòa giải này.

tham gia và hoạt động BVQLNTD nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng nói riêng rất quan trọng, nhưng cho đến thời điểm này, việc triển khai các
quy định pháp luật nói trên còn nhiều lúng túng và các tổ chức BVQLNTD vẫn
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
1.3. Hệ thống tòa án
Theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002), hệ thống tòa án
của Việt Nam được tổ chức thành các cấp, bao gồm Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án nhân dân tình thành phố trực thuộc
trung ương và Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, chỉ có tòa án nhân dân từ cấp
tỉnh trở lên mới chia thành các tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tòa dân sự,
Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Các vụ án về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng không có tòa án chuyên trách riêng để xử lý mà được xếp vào loại vụ
kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật
19



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status