Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam - Pdf 13

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Lê Diệu Ly
Lớp : Anh 8
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Hồng Ngân
Hà Nội - 05/2010

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM 25
1. Tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 25
1.1. Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 25
1.1.1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD 25
1.1.1.1. Vấn đề độc quyền 25
1.1.1.2. Tình trạng liên kết làm giá 28
1.1.1.3. Vấn đề bán hàng đa cấp 29
1.1.1.4. Vấn đề đầu cơ găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện. 29
1.1.2. Vấn đề an toàn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ 30
1.1.2.1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm 30
1.1.2.2. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng 32
1.1.3. Vấn đề cung cấp thông tin cho NTD 38
1.1.3.1. Vấn đề nhãn hàng 38
1.1.3.2. Vấn đề về thông tin quảng cáo, khuyến mại 41
1.1.4. Vấn đề xâm phạm quyền và lợi ích kinh tế của NTD 44
1.1.4.1. Vấn đề giá cả hàng hóa 44
1.1.4.2. Vấn đề đo lường hàng hóa 45
1.1.5. Vấn đề khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho NTD 46
1.1.6. Vấn đề nhận thức của NTD và doanh nghiệp về các quyền và trách
nhiệm của mình 48
1.1.7. Vấn đề tiêu dùng bền vững 49
1.2. Đánh giá thực trạng tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 50
2. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 51
2.1. Hệ thống Pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 51
2.1.1.1. Pháp lệnh Bảo vệ NTD 51

1.7. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 80 2. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 82
2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 82
2.1.1. Tăng cường và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD và tòa án bảo vệ
NTD. 82
2.1.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD 82
2.1.3. Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi NTD của doanh nghiệp 83
2.1.4. Cải thiện hoạt động của thị trường 84
2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan tổ chức 85
2.2.1. Tăng nguồn kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng 85
2.2.2. Xây dựng nguồn nhân lực 85
2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức 86
2.2.4. Tăng cường sự liên hệ với NTD 86
2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 87
2.3.1. Nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh 87
2.3.2. Cung cấp những thông tin trung thực về hàng hóa dịch vụ của doanh
nghiệp 88
2.3.3. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm chiếm được lòng tin
của NTD. 88
2.4. Giải pháp từ phía NTD 88
2.4.1. Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hàng 89
2.4.2. Mua hàng có nguồn gốc rõ ràng 89
2.4.3. Nâng cao ý thức về ATVSTP 90
2.4.4. Lấy hóa đơn, phiếu bảo hành khi mua hàng 90
2.4.5. Phản ứng mạnh mẽ với những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU
Tên hình vẽ, bảng, biểu
Trang
Hình 1: Thang bậc nhu cầu của con người
3
Bảng 1: Mức độ tăng giá sản xuất một số sản phẩm theo mức tăng giá điện
27-28
Biểu đồ 1: Giá xăng và dầu thô ở Việt Nam từ 11/2007 đến 11/2008
Biểu đồ 2: 10 quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém nhất thế giới
Biểu đồ 3: Tỷ lệ vị phạm quy chế ghi nhãn hàng trong một số ngành.
Biểu đồ 4: Thái độ tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
26
38
41
48
1
LỜI MỞ ĐẦU

NTD là một lực lượng đông đảo và có vai trò vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung. Trong chính sách kinh
tế của quốc gia, “kích cầu” là một biện pháp mà các chính phủ thường sử dụng khi
nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi vì nó có tác dụng kích thích tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ, giúp lưu thông nền kinh tế và làm cho nền kinh tế sớm
thoát khỏi tình trạng trì trệ. Đồng thời, NTD là một mục tiêu vô cùng quan trọng
trong quá trình hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó,
khi NTD có tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia thì cũng sẽ có tác động ít
nhiều đến cả tổng thể xã hội của quốc gia đó. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát

trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua bài khóa luận, em hi vọng sẽ
mang lại một cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về tình hình bảo vệ quyền lợi NTD
ở nước ta hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động bảo vệ
quyền lợi NTD Việt Nam.
Bài khóa luận gồm có ba chương:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI
TIÊU DÙNG
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì bên cạnh các chính
sách, mục tiêu khác, chúng ta cần phải thực hiện được mục tiêu bảo vệ lợi ích của
NTD. Để làm được điều này cần có sự góp sức và phối hợp chặt chẽ của toàn xã
hội, trong đó cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD,
tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng như chính bản thân NTD.
Trong khóa luận này, thực trạng vấn đề bảo vệ NTD không chỉ được nghiên
cứu trên một phương diện nhất định mà em đã cố gắng xem xét vấn đề một cách 3
bao quát nhất. Trong bài khóa luận này, em có tham khảo một số văn bản pháp luật,
sách và tạp chí hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi NTD và thu thập số liệu trên các
trang web trên internet. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này
là phương pháp phân tích sự kiện, thu thập, xử lý, thống kê, phân tích và so sánh số
liệu
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận khó
tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét của các thầy cô
để có thể có một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nhu cầu của con người có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại
hay bên ngoài. Từ đó con người có động cơ hướng vào những đối tượng hàng hóa,
dịch vụ có khả năng thỏa mãn được nhu cầu của mình. Một số trong số những nhu 5
cầu này có những nhu cầu cơ bản như thức ăn, chỗ ở…và những nhu cầu khác cao
hơn tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống thay đổi.
Theo quan điểm cá nhân, NTD có thể hiểu đơn giản là một hay nhiều người
dùng hay “tiêu” khoản tiền của mình để mua hàng hóa, dịch vụ nào đó để sử dụng
nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của họ.
Trên thực tế, người ta có thể đưa ra khá nhiều khái niệm về NTD song những
khái niệm đó đều có điểm chung nhất định, đó là những người mua và sử dụng hàng
hóa, dịch vụ.
Theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ NTD 1999 quy định “NTD là người mua, sử
dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức.” Cụ thể
hơn, Điều 2 và Điều 3 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của chính phủ
quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ NTD đã chỉ rõ các đối tượng được
coi là NTD bao gồm:
- Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản
thân mình;
- Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ
chức sử dụng;
- Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua
hoặc do được tặng, cho;
- Người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2001/NĐ-CP.
Như vậy có thể thấy, NTD có thể là người mua và sử dụng, cũng có thể là
người chỉ mua hoặc chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng phải thỏa mãn điều kiện
là nhằm mục đích tiêu dùng chứ không phải phục vụ cho sản xuất hay mua bán trao

được tầm quan trọng của NTD đối với nền kinh tế nói riêng và đưa ra những cách
thức để củng cố vai trò của NTD nhằm điều chỉnh, củng cố và phát triển nền kinh tế
của cả quốc gia.
Thứ nhất, NTD là điều kiện cần và là cơ sở cho sự tồn tại của nền kinh tế.
Nền kinh tế được tạo ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng hàng hóa
dịch vụ. Cung và cầu tạo ra thị trường. NTD là một tập hợp lớn trong thị trường ấy 7
và là cơ sở, là điều kiện cần thiết để nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển. Hoạt
động lao động và sản xuất từ xa xưa đã gắn với sự ra đời của con người bởi vì khi
đó, con người đã có những nhu cầu cơ bản nhất để sinh tồn. Tuy nhiên, chỉ đến khi
trình độ của con người đạt đến một mức độ nhất định, theo đó là nhu cầu cũng dần
được nâng lên thì mới xuất hiện hoạt động sản xuất hàng hóa, và nền kinh tế ra đời.
Từ đó cho đến nay, mỗi hoạt động sản xuất muốn tồn tại được đều phải gắn với nhu
cầu của con người và được thực hiện hóa bằng việc tiêu dùng. Chỉ có như thế, nhà
sản xuất mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, thu hồi vốn, tạo được lợi nhuận, tái sản
xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, những hoạt động kinh tế khác
liên quan đến tiêu dùng sản phẩm đó cũng mới có thể tồn tại được. Ngược lại, khi
sản xuất không gắn với tiêu dùng, hoạt động sản xuất đó sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Trên quy mô của cả nền kinh tế, quy luật đó không hề thay đổi.
Thứ hai, NTD là mục tiêu và là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh.
NTD không chỉ là cơ sở của sự tồn tại một nền kinh tế mà còn là mục tiêu và động
lực của nền kinh tế đó. Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố
chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Do đó việc tìm hiểu về hành vi, thái độ
và quá trình ra quyết định của NTD rất cần được chú trọng. Các nhà sản xuất kinh
doanh luôn phải hướng tới NTD để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của họ. Để tồn tại,
các hoạt động sản xuất kinh doanh phải được gắn với việc tiêu dùng. Trong khi đó,
tiêu dùng lại phụ thuộc vào nhu cầu của con người mà những nhu cầu đó thì luôn
thay đổi, kéo theo đó các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng phải

trì trệ. Đồng thời, NTD là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch
định chiến lược của các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, khi NTD có tác động
lớn đến nền kinh tế của một quốc gia thì cũng sẽ có tác động ít nhiều đến cả tổng
thể xã hội của quốc gia đó. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển thì văn hóa,
chính trị, xã hội cũng có những sự tiến bộ tương ứng. Do đó, việc nghiên cứu về
hành vi tiêu dùng và củng cố hơn nữa vai trò của NTD là rất quan trọng trong việc
giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của NTD, từ
đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình và sự thịnh vượng cho nền kinh tế.

9
2. Quyền lợi và trách nhiệm của NTD
2.1. Quyền lợi của NTD
2.1.1. Theo quy định của Liên hiệp quốc
Trong nghị quyết 39/948 với tên gọi “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ NTD”
được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 9/05/1985, Liên hợp quốc đã chỉ
ra 8 quyền cơ bản của NTD, bao gồm:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Các nhu
cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn
gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người . Quyề n được thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản nghĩa là NTD có quyền có được những hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tối thiểu để con người có thể tồn tại được… Trên
thực tế, tuy những nhu cầu cơ bản là giống nhau nhưng tùy theo từng người, từng
hoàn cảnh, từng điều kiện kinh tế lại có mức độ lại khác nhau. Trong xã hội hiện đại
và phát triển, nhu cầu cơ bản cũng thay đổi, tương ứng với trình độ phát triển của xã
hội. Khi đó, nhu cầu cơ bản không chỉ là nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại mà còn
bao gồm những nhu cầu về tinh thần như giao tiếp, học hành, chăm sóc sức khỏe, đi

phải tự mình quyết định trong việc tiêu dùng của mình. Bất cứ hành vi gò ép, dụ dỗ,
mồi chài nào đối với NTD đều không được chấp nhận, thậm chí ngay cả khi dựa
vào vị thế độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Quyền được lắng nghe
Ngoài quyền được nghe hay được thông tin, NTD còn được quyền lắng nghe
bởi các nhà sản xuất kinh doanh và các cơ quan chức năng có liên quan. Họ được
quyền liên hệ, bày tỏ ý kiến với nhà sản xuất kinh doanh về các loại hàng hóa, dịch
vụ do họ cung ứng cũng như góp ý với nhà nước, các cơ quan, tổ chức có liên quan
đến những vấn đề của họ. NTD có thể trực tiếp đề xuất ý kiến của mình hoặc thông
qua các cơ quan chức năng, hội NTD, hay thông qua đại diện của mình để bày tỏ ý
kiến. NTD cần được giải đáp những thắc mắc trong quá trình tiêu dùng một cách rõ
ràng và nhanh chóng. Những hành vi không tôn trọng, phớt lờ hoặc đàn áp ý kiến
NTD đều là vi phạm quyền được lắng nghe của NTD. Tôn trọng quyền được lắng 11
nghe của NTD không chỉ là nghĩa vụ, quyền lợi của các nhà sản xuất kinh doanh mà
con là bí quyết giúp các nhà sản xuất kinh doanh củng cố và phát triển vị thế của
mình hay có được niềm tin của khách hàng bởi khi đó họ sẽ hiểu NTD cần gì hơn
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hay tạo ra những nguồn cung mới trong tương lai.
Tôn trọng quyền được lắng nghe của NTD không chỉ là nghĩa vụ, quyền lợi của các
nhà sản xuất kinh doanh mà con là bí quyết giúp các nhà sản xuất kinh doanh củng
cố và phát triển vị thế của mình hay có được niềm tin của NTD – mấu chốt để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi khi đó họ sẽ hiểu NTD cần gì hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu hiện tại hay tạo ra những nguồn cung mới trong tương lai.
- Quyền được bồi thường
Trong trường hợp NTD có những điều không vừa ý, bị thiệt thòi, thiệt hại, họ
có quyền khiếu nại. Nếu những khiếu nại đó là chính xác và hợp lý, NTD có quyền
được bồi thường những thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần do những vấn đề đó gây
ra. Các nhà sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu sản

quốc đưa ra, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Việt
Nam còn quy định một số quyền cụ thể như sau:
- Quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực
về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được bảo đảm an
toàn về tính mạng, sức khoẻ và môi trường khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được
hướng dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng.
- Quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng
tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết;
khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh
doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số
lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật.
- Quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp
luật về bảo vệ quyền lợi NTD; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.
- Quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn,
chất lượng hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, 13
bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và các hàng hoá, dịch vụ khác đã đăng ký, công
bố.
- Quyền được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
theo quy định của pháp luật. NTD trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, bên cạnh quyền được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của mình, NTD
còn có những quyền và lợi ích chính đáng khác như quyền được an toàn; quyền
được cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về hàng hóa, dịch vụ; quyền được đóng
góp ý kiến; quyền được khiếu nại, bồi thường hợp lý… NTD là một nhân tố quan
trọng trong nền kinh tế. Để cân bằng vị thế NTD trong tương quan với nhà cung cấp
cần tiến tới trao quyền cho NTD, khiến họ tự nhận thức được quyền lực và thức tỉnh

thì phải kích thích được tiêu dùng và đảm bảo nhu cầu của NTD phải được đáp ứng.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD luôn là vấn đề trọng tâm được nhiều các ngành các
cấp quan tâm.
3.1.1. Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi NTD
- Nhà nƣớc và các cơ quan có thẩm quyền
Bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý
nhà nước và được thực hiện hóa bởi một hệ thống quy định pháp lý cụ thể. Thực
tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương
mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi
NTD. Việc chờ đợi ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nếu thiếu
vắng một hệ thống quy định pháp lý là điều không thể bởi họ còn bị chi phối bởi
nhiều yếu tố liên quan đến lợi nhuận, cạnh tranh… Những quy định pháp lý sẽ là cơ
sở cho các nhà sản xuất kinh doanh ý thức được vấn đề quyền lợi NTD và trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, NTD cũng có cơ sở
để thực hiện quyền lợi của mình. Trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân
thủ đúng quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD thì hệ thống
pháp lý sẽ tạo khung quy định những biện pháp xử phạt và cưỡng chế đối với những
doanh nghiệp đó. 15
Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ thể hiện trong các văn bản pháp luật
mà còn trong thiết chế thực thi pháp luật như các cơ quan Nhà nước, cơ quan hành
chính, hệ thống tòa án các cấp, các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD. Nhà nước ở bất
cứ quốc gia nào cũng luôn có vai trò to lớn trong bảo vệ NTD. Đó là cơ quan lập ra
các chính sách, tổ chức thực hiện các chính sách và kiểm tra giám sát việc thực hiện
các chính sách bảo vệ NTD ở nước mình. Các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội
bảo vệ NTD và các cơ quan quản lý của nhà nước như Cục Quản lý cạnh tranh, Cục
quản lý thị trường phải tham gia đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ
sở sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ để họ có ý thức hơn về việc đảm bảo

NTD có quyền bày tỏ ý kiến đối với nhà sản xuất kinh doanh, đối với các cơ
quan có thẩm quyền. NTD có quyền được khiếu nại và bồi thường nếu khiếu nại
hợp lý. NTD có quyền chọn lựa không dùng hàng kém chất lượng, tẩy chay hàng
giả, hàng nhái, điều này cũng giúp các nhà sản xuất chân chính được bảo vệ. NTD
góp ý, phản ảnh về chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất thấy được khuyết điểm, khắc
phục, sửa chữa, sẽ giúp cho hàng hóa tốt hơn, chính điều này lại tạo lợi thế cho
NTD khi được sử dụng sản phẩm tốt, còn nhà sản xuất có lợi là được tín nhiệm bán
được nhiều hàng hóa, thu lợi nhuận nhiều hơn….
NTD nên phải tự bảo vệ mình, có ý thức chọn lựa hàng tốt, tẩy chay không
mua hàng giả, hàng nhái, và có ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ quyền lợi chung
của cả cộng đồng bằng hành động thiết thực như đóng góp ý kiến về chất lượng
hàng hóa, lên tiếng báo động xã hội đối với những vấn đề làm thiệt hại lợi ích
chung.
Sức mạnh to lớn của NTD là thái độ với các nhà sản xuất kinh doanh và quyền
tẩy chay sản phẩm. Quyền này chỉ được phát huy khi NTD ý thức được sức mạnh
của mình và đoàn kết lại. Khi hội NTD đã phát triển thành một lực lượng đông đảo,
sẵn sàng tham gia tổ chức bảo vệ quyền lợi của chính mình thì vấn đề xâm hại
quyền lợi NTD sẽ có xu hướng giảm.
NTD là một lực lượng đông đảo của xã hội và dư luận xã hội cũng là một
trong “vũ khí” hiệu quả mà họ tạo ra trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình. 17
Do đó, dư luận xã hội có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích các hành động góp
phần bảo vệ NTD, đồng thời lên án, phê phán những hành động xâm phạm quyền
lợi của NTD.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay được toàn thể xã hội quan tâm và được
coi là một trong những vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng luôn đi
đôi với chất lượng tăng trưởng. Bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của
toàn xã hội. Mọi quyền và lợi ích hợp pháp của NTD phải được tôn trọng và bảo vệ.

biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe của con người.
- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan
chức năng có liên quan. Một khi hệ thống pháp lý chưa đầy đủ sẽ tạo những kẽ hở
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không chân chính thực hiện những hoạt động gây
ảnh hưởng lớn đến quyền lợi NTD. Sự quản lý, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện
của Nhà nước và các cơ quan chức năng là rất cần thiết trong vấn đề tham gia bảo
vệ NTD. Thiếu sự tham gia này, quyền lợi NTD sẽ rất dễ bị xâm phạm bởi vì sẽ
không có đủ chế tài cũng như quy định để xử phạt các hoạt động gây tổn hại tới
quyền lợi NTD. Theo đó người sản xuất kinh doanh sẽ không ngần ngại lách luật và
có những hành động vi phạm tới quyền lợi NTD nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Sự thiếu kiến thức tiêu dùng, thiếu sự am hiểu về hàng hóa, dịch vụ cũng
như cách thức tiêu dùng của bản thân NTD. Họ thường không có đủ kiến thức
cũng như về điều kiện kỹ thuật để tự mình biết được hàng hóa dịch vụ có thực sự tốt
như những thông tin được công bố hay không. Nói cách khác, NTD luôn ở vào vị trí
bất lợi về thông tin so với doanh nghiệp.
Chính vì những lý do trên, những nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ có
rất nhiều động cơ gây tổn hại đến quyền lợi của NTD. Nếu sự quản lý của nhà nước
không đủ mạnh và không hiệu quả trong việc trấn áp những hoạt động đó thì quyền
lợi của NTD sẽ khó được đảm bảo.
3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD
3.2.1. Đối với chính trị - xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường, NTD là đối tượng của người sản xuất và kinh
doanh, là động lực phát triển của sản xuất và kinh doanh nói riêng và của toàn bộ 19
nền kinh tế và xã hội nói chung. Tất cả mọi người đều cần trao đổi, mua bán để có
những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của mình, tiếp đó là đáp ứng nhu cầu
của gia đinh và tổ chức của mình. Như vậy có thể thấy rằng, NTD là tất cả mọi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status