Phân tích các tương tác bất lợi trên bệnh án nội trú điều trị ung thư vú tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ - Pdf 41

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

PHÂN TÍCH CÁC TƯƠNG TÁC BẤT LỢI
TRÊN BỆNH ÁN NỘI TRÚ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ VÚ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT

PHÂN TÍCH CÁC TƯƠNG TÁC BẤT LỢI
TRÊN BỆNH ÁN NỘI TRÚ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ VÚ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK60720405
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Hải
Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN

1.1.3. Dịch tễ và hậu quả của tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng . 5
1.2. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG ............................................................................................................ 7
1.2.1. Tầm quan trọng của phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ................ 7
1.2.2. Một số yêu cầu với cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc .............. 7
1.2.3. Một số cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT hiện nay ............... 9
1.2.4. Vài nét về các cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT................. 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ NGUY CƠ
TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................................................... 14
1.3.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư ............................................................ 14
1.3.2. Điều trị bệnh ung thư vú ................................................................ 16
1.3.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong điều trị ung thư ..................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
2.1.1. Danh mục các thuốc điều trị tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 21
2.1.2. Bệnh án điều trị nội trú .................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 21


2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 22
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.4. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 22
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 23
2.3.1. Xây dựng các danh mục TTT cần quản lý của các thuốc trong điều
trị ung thư được sử dụng tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ............................................................................................. 23
2.3.2. Xác định tần suất xuất hiện TTT bất lợi và một số yếu tố ảnh
hưởng tới TTT trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu - Bệnh

PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập số liệu hồi cứu bệnh án
PHỤ LỤC 2: Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác
PHỤ LỤC 3: Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc ung thư
PHỤ LỤC 4: Danh mục các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư
tại trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ
PHỤ LỤC 5: Hướng dẫn xử trí của các cặp tương tác cần quản lý tại trung
tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
PHỤ LỤC 6: Báo cáo danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm Ung bướu
PHỤ LỤC 7: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Phản ứng có hại của thuốc

CSDL

Cơ sở dữ liệu

MM 2.0

Drug interactions - Micromedex®Solutions 2.0

NSAIDs

Nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid

STT


Dược phẩm Hoa Kỳ)

CPOE

Computerized Physician Order Entry

CDSS

Clinical Decision Support Systems


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu về tra cứu tương tác thuốc .............................. 9
Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF............................. 10
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong HH ............................ 11
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM .................. 12
Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong MM.... 13
Bảng 1.6. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong Drugsite ........... 13
Bảng 1.7. Bảng phân loại mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ TTT ........... 14
Bảng 3.1. Đặc điểm về thuốc trong mẫu nghiên cứu ...................................... 26
Bảng 3.2. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác có YNLS... 28
Bảng 3.3. Danh mục các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc khác rút gọn
cần quản lý trên bệnh nhân ung thư vú tại trung tâm Ung bướu .................... 29
Bảng 3.4. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc ung thư với thuốc ung thư .............. 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư ........... 32
Bảng 3.6. Danh mục các cặp tương tác thuốc không phải là thuốc ung thư rút
gọn cần quản lý trong điều trị ung thư tại trung tâm Ung bướu ..................... 33
Bảng 3.7. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................. 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ xuất hiện TTT trong bệnh án điều trị nội trú......................... 36
Bảng 3.9. Tần suất xuất hiện các cặp tương tác thuốc ung thư và thuốc khác

điều trị khác [34]. Kết quả từ nghiên cứu của Miranda và cộng sự cho thấy có
khoảng 11% số bệnh nhân ung thư phải nhập viện liên quan đến phản ứng có
hại (ADR), trong đó có khoảng 2% liên quan đến tương tác thuốc (TTT) [24].
Điều này cho thấy TTT thực sự là một vấn đề quan trọng cần được kiểm soát
để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên bệnh nhân ung thư.
Trong thực hành lâm sàng, việc phát hiện, đánh giá, xử lý và dự phòng
TTT có vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng điều trị, nhất là trên đối
tượng bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Hiện nay, do sự
phát triển của công nghệ thông tin, để phát hiện và kiểm soát TTT các nhân
viên y tế thường sử dụng phần mềm duyệt TTT. Có rất nhiều phần mềm duyệt
TTT như: Micromedex 2.0, Drug Interaction Fact, DrugSite... Mỗi cơ sở có

1


những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
Micromedex 2.0 là cơ sở duyệt TTT ưu việt nhất trong số các cơ sở dữ liệu
còn lại [1], [12]. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng
Micromedex 2.0 là cơ sở dữ liệu dùng để tra cứu các cặp TTT.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế
tỉnh Phú Thọ. Năm 2007 Bệnh viện được xếp hạng là Bệnh viện hạng I (theo
QĐ số 2588/QĐ-UBND ngày 11/10/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ). Trung
tâm Ung bướu được thành lập tháng 02/2015. Trong năm 2015, có hơn 11
nghìn lượt người bệnh khám và điều trị tại trung tâm Ung bướu, trong đó số
lượng bệnh nhân nội trú điều trị ung thư vú tại trung tâm Ung bướu chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Đối với các bệnh nhân này, hoá trị liệu vẫn là phương pháp chủ
yếu, giúp thoái lui bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Vì vậy, để hướng tới việc hạn chế các tương tác bất lợi khi sử dụng cho
các đối tượng bệnh nhân ung thư, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư vú tại trung
tâm Ung bướu của bệnh viện và góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,

tương tác mang lại lợi ích điều trị như dùng ciclosporin để tăng sinh khả dụng
đường uống của paclitaxel [36].
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm: tương tác dược động
học

(pharmacokinetic

interactions)



tương

tác

dược

lực

học

(pharmacodynamic interactions) [2], [5].
1.1.2.1. Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là những tương tác tác động lên quá trình hấp
thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể, bao gồm:
Tương tác dược động học trong quá trình hấp thu: tương tác thuốc làm
thay đổi quá trình hấp thu thuốc theo một số cơ chế như thay đổi pH dạ dày,
thay đổi nhu động tiêu hóa, tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc, do cản trở cơ
học tạo lớp ngăn cản tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Ví dụ: tương tác giữa

hoặc mất tác dụng của thuốc dùng đồng thời thông qua cơ chế cạnh tranh hay
không cạnh tranh. Ví dụ: tương tác dexamethason đối kháng với tác dụng của
interleukin 2 làm giảm hiệu quả của cytokin này trong điều trị.

4


Tương tác hiệp đồng: xảy ra trên các thụ thể khác nhau nhưng có cùng
xu hướng tác dụng do đó hiệp đồng làm tăng tác dụng của nhau. Ví dụ: tương
tác giữa acid folinic và fluorouracil giúp tăng cường tác dụng gây độc tế bào
của fluorouracil được ứng dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng.
Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính: xảy ra khi phối hợp
các thuốc có tác dụng điều trị khác nhau nhưng lại có cùng độc tính trên cùng
một cơ quan như phối hợp cisplatin và kháng sinh aminoglycosid làm tăng
độc tính trên thận của cả 2 thuốc.
1.1.3. Dịch tễ và hậu quả của tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng
Tần xuất xuất hiện tương tác thuốc rất khác nhau giữa các nghiên cứu,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú hay
ngoại trú), phương pháp nghiên cứu (tiến cứu hay hồi cứu), loại tương tác
được ghi nhận trong nghiên cứu (tất cả tương tác hay chỉ ghi nhận tương tác
gây ra ADR) [32].
Kết quả từ nghiên cứu của Vonbach và cộng sự tiến hành tại Basde,
Thụy Sỹ trên 502 bệnh nhân nội trú và 792 bệnh nhân ngoại trú cho thấy tỷ lệ
xuất hiện TTT mức độ trung bình và nặng ở hai nhóm bệnh nhân lần lượt là
56,6% và 30,7% [30]. Trong một nghiên cứu khác thực hiện trên 18.820 bệnh
nhân tại Anh cho thấy tương tác thuốc là nguyên nhân của 16,6% (15% 19%) các ADR cần nhập viện điều trị [26].
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu trên 1502 đơn thuốc xuất viện và điều
trị ngoại trú cho thấy, tỷ lệ đơn thuốc có tương tác là 17,8% [10], ngược lại
nghiên cứu rà soát trên 165 bệnh án của bệnh nhân nội trú khoa Tim mạch
bệnh viện Đa khoa Bắc Giang lại cho thấy tỷ lệ bệnh án có TTT cao hơn rất

đến tương tác thuốc do họ hiếm khi gặp phải tương tác trên lâm sàng. Điều
này có thể dẫn đến nguy cơ gây hại cho bệnh nhân trong điều trị. Thực chất,
khi xảy ra tương tác, phần lớn thuốc vẫn có thể phối hợp với nhau nhưng cần
có biện pháp quản lý tương tác, chỉ có một số lượng nhỏ tương tác phải tránh
hoàn toàn và chống chỉ định không phối hợp [43].

6


1.2. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG
1.2.1. Tầm quan trọng của phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ
Phần mềm hỗ trợ kê đơn để giảm thiểu sai sót trong điều trị được ra đời
từ những năm 1970, các hệ thống như CPOE (Computerized Physician Order
Entry) hoặc CDSS (Clinical Decision Support Systems) được sử dụng tại Mỹ
giúp kiểm tra dị ứng thuốc, hướng dẫn liều cơ bản, hỗ trợ lựa chọn thuốc,
kiểm tra thuốc trùng lặp và rà soát tương tác thuốc [14]. Trong phân tích tổng
quan hệ thống của Kaushal và cộng sự về ảnh hưởng của CPOE và CDSS tới
thực hành an toàn thuốc cho thấy các hệ thống này đã giúp giảm thiểu sai sót
trong sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác thuốc
gặp trên bệnh nhân [32]. Các phần mềm này có thể cung cấp các thông tin cụ
thể về TTT như thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, mức độ bằng
chứng, hậu quả, cơ chế và các biện pháp quản lý tương tác. Tuy nhiên, là các
phần mềm hỗ trợ kê đơn, các phần mềm này có độ nhạy tương đối cao (để
cảnh báo những tương tác có YNLS tiềm tàng) nhưng độ đặc hiệu (để tránh
quá tải những cảnh báo không liên quan) tương đối thấp. Phần mềm thường
đưa ra quá nhiều cảnh báo, kể cả TTT không yêu cầu can thiệp hay không có
ý nghĩa lâm sàng khiến cho các bác sĩ, dược sĩ khó khăn trong việc phân biệt
những thông tin quan trọng hay những cảnh báo giả.
1.2.2. Một số yêu cầu với cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc

giúp cải thiện rất nhiều thời gian tra cứu và cho kết quả nhanh chóng. Xu
hướng chung hiện nay là sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử trong việc tìm
kiếm và tra cứu tương tác thuốc, nhất là đối với các bác sĩ trẻ [16].
+ Tính cập nhật: của CSDL đóng vai trò rất quan trọng. Số lượng thuốc
mới được nghiên cứu và đưa ra thị trường khá nhiều, do đó việc cập nhật kịp
thời CSDL tương tác thuốc để giúp cán bộ y tế sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả
và hạn chế nguy cơ tương tác thuốc cho bệnh nhân. Rõ ràng đây là thế mạnh
lớn của các CSDL tra cứu trực tuyến so với ấn bản giấy.

8


1.2.3. Một số cơ sở dữ liệu thường dùng tra cứu TTT hiện nay
Hiện nay, CSDL tra cứu tương tác thuốc có rất nhiều, mỗi CSDL có
những ưu nhược điểm riêng, sự không đồng thuận các cơ sở dữ liệu tra cứu
TTT đã được đánh giá và khẳng định trong nhiều nghiên cứu [6], [11]. Dưới
đây là một số CSDL thường dùng tra cứu tương tác thuốc được trình bày ở
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu về tra cứu tương tác thuốc
STT

Tên cơ sở dữ liệu

Loại CSDL

Ngôn Nhà xuất bản/
ngữ
Quốc gia

1

4

Drug Interactions Checker
(Drugsite)


Phần mềm tra
cứu trực tuyến
miễn phí

Tiếng Drugsite Trust/
Anh New Zealand

5

Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định

Sách

Tiếng NXB Y học/
Việt Việt Nam

Tiếng Woltes Kluwer
Anh Health®/Mỹ

Do hậu quả to lớn của TTT trên bệnh nhân, nhiều cơ sở dữ liệu chuyên
về tra cứu tương tác thuốc đã được xuất bản. Một số CSDL tra cứu TTT
thường được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam bao gồm: Drug Interaction
Facts, Drug interactions - Micromedex® Solutions, Hansten and Horn’s Drug


Nặng

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

2

Trung bình

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

3

Nhẹ

Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ

4

Nặng/trung bình

Có thể

Nhẹ

Có thể

Bất kỳ

Không chắc chắn


Giảm thiểu rủi ro

4

Không cần can thiệp

5

Không tương tác

Ý nghĩa
Nguy cơ luôn luôn vượt trội lợi ích.
Chỉ phối hợp trong một số trường hợp
đặc biệt.
Cần tiến hành can thiệp để giảm thiểu
nguy cơ cho bệnh nhân.
Nguy cơ xuất hiện tác dụng bất lợi nhỏ.
Dữ liệu hiện có cho thấy không xảy ra
tương tác.

Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM) [43] :

Hình 1. 1. Giao diện phần mềm tra cứu TTT của Micromedex 2.0

11


Drug interactions - Micromedex® Solutions là một phần mềm tra cứu
tương tác thuốc trực tuyến cung cấp bởi Truven Health Analytics và là một

Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể

Nhẹ

làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại
nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị.

Không rõ

Không rõ.

12


Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong MM
Mức độ y văn

Ýnghĩa

ghi nhận về tương tác

Các nghiên cứu có kiểm soát tốt đã chứng minh rõ

Rất tốt

ràng sự tồn tại của tương tác.
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại tương tác

Tốt


Trung bình

tránh kết hợp, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc
biệt
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có

Nhẹ

thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng
có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều
trị

13


Nguồn dữ liệu tra cứu của Drugsite Trust/New Zealand được tổng hợp
từ các CSDL Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer. Công cụ Drug
Interactions Checker cung cấp hai lựa chọn kết quả tra cứu dành cho bệnh
nhân hoặc dành cho cán bộ y tế. Đối với phần dành cho cán bộ y tế, kết quả
tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nghiêm trọng (nghiêm trọng,
trung bình, nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài liệu tham khảo.
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định [5]: Tương tác thuốc và chú ý
khi chỉ định là tài liệu tra cứu chuyên khảo về tương tác thuốc bằng tiếng
Việt. Đây là cuốn sách giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành
dược tốt và điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi phát hiện
biểu hiện bất thường của bệnh nhân khi dùng thuốc. Tương tác thuốc và chú ý
khi chỉ định là cuốn sách để tra cứu nhanh, thuận lợi trong thực hành, mỗi
tương tác thuốc được trình bày hai lần, mỗi lần ở một họ tương tác với nhau.
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc.
Mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ tương tác thuốc được xếp theo 4 mức độ

Phối hợp nguy hiểm

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ NGUY CƠ
TƯƠNG TÁC THUỐC
1.3.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô độ, vô tổ chức, không tuân theo

14


các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể. Ung thư không phải là một bệnh,
người ta biết có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể người [4].
Các nhóm thuốc điều trị ung thư
Hiện nay, bốn phương pháp điều trị bệnh ung thư thường dùng là: phẫu
thuật, hóa trị liệu, xạ trị và miễn dịch trị liệu. Trong điều trị ung thư, người
thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng loại bệnh, từng giai đoạn, từng tính chất của tế
bào u, từng cá thể mà áp dụng một hay nhiều phương pháp trong các phác đồ
điều trị cụ thể [4]. Dựa vào cấu trúc hóa học và cơ chế, có thể chia thuốc điều
trị ung thư thành các nhóm sau [3]:
Nhóm kháng chuyển hóa: Do có cấu trúc tương tự các chất nội sinh nên
khi vào cơ thể các thuốc này ức chế cạnh tranh hoặc ức chế tổng hợp purin,
pyrimidin hoặc acid folic, là những chất quan trọng trong tổng hợp acid
nucleic. Các thuốc trong nhóm này thường dùng là methotrexat, azathioprin,
cytarabin, fludarabin…
Nhóm alkyl hóa: những thuốc khi vào cơ thể chuyển hóa tạo ra gốc
alkyl. Các gốc alkyl sẽ liên kết cộng hóa trị với guanin tạo liên kết chéo giữa
2 mạch của phân tử ADN hoặc giữa 2 phân tử trên cùng 1 mạch nên ngăn cản
sự tách đôi và sao chép dẫn tới ức chế tổng hợp ADN, ARN làm cho tế bào
ung thư không nhân lên được, không phát triển được. Ngoài ra các thuốc này

dẫn xuất của anthraquinon tổng hợp có cấu trúc và cơ chế tác dụng giống như
nhóm kháng sinh anthracyclin…
1.3.2. Điều trị bệnh ung thư vú
Ung thư vú là bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú.
Ung thư vú là một trong hai ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là ung
thư đe dọa mạng sống của phụ nữ nhiều nhất. Bệnh liên quan nội tiết và việc
điều trị có thể gây thay đổi về hình dạng lẫn tâm lý của bệnh nhân [7].
Theo UICC: Ung thư vú hiện nay là là loại ung thư phổ biến thứ hai trên
toàn cầu, chiếm 1,7 triệu ca mắc mới trong năm 2012 tăng 20% so với năm
2008. Trong đó sự gia tăng nhanh nhất gặp ở các nước thu nhập trung bình và
thu nhập thấp. Ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế

16



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status