Tuyển chọn 1 số bài viết hay trên blog bài 1 - Pdf 42

Mặc váy giữa mùa đông gió rét
Đang hếch mặt nhìn dòng người đi lại, tôi bỗng nghe một giọng nam nói sát bên
mình: "Ôi, lạnh quá nhỉ! Thế này thì tê cứng cả chân thôi".
Tôi giật mình nhìn lại, thấy một khuôn mặt lạ hoắc đang toe toét nhìn mình rồi
phóng vút đi. À, hắn ta đang nói xỏ tôi chỉ vì tôi mặc váy giữa mùa đông giá rét.
Cattleya
Ờ, mà kể cũng nghịch lý thật. Mùa hè chị em đua nhau diện các loại váy thì tôi
lại rất ít mặc, vì tôi không thể chịu được cái nắng nóng mùa hè xuyên thẳng vào
da chân, dù chỉ là ánh nắng buổi sáng sớm. Nó làm chân tôi bỏng rát, đỏ lừ và
vốn đã chẳng trắng trẻo bằng ai giờ rồi sẽ lại càng đen hơn. Có bôi kem chống
nắng thì vẫn cảm thấy chân rát bỏng.
Mùa hè mà đi tất chân thì tôi lại khó chịu. Vậy là dù rất thích được tung tẩy váy
áo như chị em, tôi đành phải ngậm ngùi hạn chế tối đa. Nhiều hôm đi đường,
gặp chị em nào mặc váy ngắn sát đùi giữa cái nắng hơn 30 độ là tôi ngưỡng mộ
lắm (mình vốn luôn ngưỡng mộ cái đẹp mà), và cứ thắc mắc không biết người ta
có bị rát bỏng như mình không.
Chính vì thế mùa thu và mùa đông thật sự là đồng minh của tôi trong cái chuyện
ăn mặc. Chà chà, mặc váy giữa cái lạnh mà không hề bị lạnh chút nào. Váy thu
đông đương nhiên dày hơn váy mùa hè, cộng thêm quần tất ôm chân, thêm đôi
giầy hay bốt, chiếc áo len dày dặn cùng với khăn quàng cổ. Thế là tha hồ nhảy
nhót khắp nơi cả ngày chẳng sợ gì gió rét.
Mà tôi thì đặc biệt thích mùa đông từ khi còn bé xíu. Thích nhất cảm giác gió
lạnh mơn man trên da thịt mình. Gió cuốn lấy tóc mình, gió vuốt ve khuôn mặt
mình. Những lúc ấy thấy thoải mái vô cùng.
Mùa đông + gió lạnh + váy đẹp = đi chơi thật là thích.
Nhớ lại câu nói của kẻ vô tình gặp trên đường tôi lại phì cười. Chắc chắn còn
nhiều người khác cũng sẽ thắc mắc: "Lạnh thế này mà còn mặc váy?". Và cũng
giống tôi khi ngưỡng mộ những em váy ngắn dạo phố giữa nắng mùa hè, rất có
thể họ thuộc nhóm người ngưỡng mộ những em mặc váy tung tăng dạo phố giữa
gió mùa đông.
Còn bạn, bạn thuộc nhóm nào đây?

đổ lửa.
Em cũng chẳng nhớ rõ mình đã nói giời ơi đất hỡi gì với H, lại càng không nhớ H đã "buôn"
những gì với em, em chỉ thấy nụ cười H bất cần, rất lãng tử và cũng... đểu đểu nữa. Em rất ấn
tượng đôi mắt H, nó rất sáng, thi thoảng H nhìn em, nhíu mày, rất khó hiểu, như một thông điệp
ngầm về một khế ước, một tình cảm mới nhen nhúm và cũng có thể là một ý nghĩ nanh độc bên
trong. Em không chắc lắm.
Chỉ có cái miệng H là lúc nào cũng thường trực nụ cười, H cười rất tươi, và em thấy vui, buổi
gặp đầu tiên là thế, sau đó H đèo em đi khắp mọi nơi, hít no căng một phổi bụi mới đưa em về.
Người yêu em hỏi đi đâu, em nói đi với bạn, nhưng lúc đó em thấy run và ái ngại, dù H chỉ là
bạn thật, em vẫn sợ anh ấy biết em đi với một người em chẳng biết gì về họ hết.
Đến lần gặp thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi đến thứ n+1, em và H đã rất thoải mái trong giao tiếp với
nhau, khá hiểu nhau, H từng nói: "Anh là thằng khốn nạn, nhưng anh không bao giờ khốn nạn
với phụ nữ", em tin thế, chẳng có lý do gì cả, vì H thẳng thắn, thế thôi.
Em biết những người bạn của H, toàn dân chơi, sành điệu lắm, đốt tiền như phá mả, trong khi
em đi làm còm cõi cả tháng trời không bằng một lần H thua độ, nhưng em chẳng ngạc nhiên,
chuyện đó cũng bình thường thôi chứ có gì đâu mà ghê gớm. Chỉ là đôi khi em thấy sức lao
động của mình rẻ bèo và trở nên vô nghĩa, sau đó em lại suy nghĩ tích cực hơn, em khác H và
đám bạn.
Rồi H kể cho em về cuộc sống, về những mối tình của H, thoảng qua và hời hợt, những cô gái
không có chiều sâu tâm hồn, ham hố chơi bời và sống thác loạn. H bảo em khác họ, và vì thế H
thấy em hấp dẫn, em thấy thật nực cười, vớ vẩn, nhưng em cũng kệ. Có sao đâu, H cũng không
làm gì xấu với em cả. Có những lúc H gặp em trong tình trạng phê rượu bia, lảm nhảm lung
tung, rồi em dò hỏi H, do tò mò thôi, con người ai chẳng thế. Và H kể, về những cuộc vui,
những lần H cùng lũ bạn đi chơi gái, các nhà nghỉ, phòng trọ đêm.
Em rất nhớ cái chi tiết H bảo chỉ có một đứa con gái mà lần lượt bảy thằng thi nhau vần vũ. H
kể xong, em tái mét mặt, không phải vì sợ, mà là kinh tởm, chỉ nghĩ đến cái cảnh một chiếc
giường có tấm đệm cũ, bao nhiêu đôi tình nhân có yêu và không yêu ngụp lặn trên đó, rồi đến
những cảnh như H nói, nhơ nhớp, bẩn thỉu. Thế mà em vẫn không cắt đứt mối quan hệ với H,
không cắt đứt liên lạc với con người H, cái con người mà theo H bảo là: "Làm thằng đàn ông
đứa nào mà chẳng như thế!".

Đêm, em không ngủ được, em chủ động nhắn tin cho H: "Em xin lỗi!" dù không biết mình có
lỗi gì.
Ngay lập tức H reply: "Anh từng muốn tát cho em một cái".
Em không hỏi lý do tại sao H nói thế, chỉ buồn bã: "Sao anh không làm thế?"
"Vì tôi yêu cô, tôi mệt mỏi vì cô, giá cô đi khỏi cái đất này".
Em không trả lời, sáng tỉnh dậy, đã thấy tin nhắn H từ lúc nào: "Em đừng buồn, lỗi không phải
do em. Anh tham lam hơn anh tưởng".
Tối đó, em đi dạo khắp những nơi chúng em từng đi qua, để trả lại cho phố những hình ảnh về
H. Không thiết nghĩ thêm điều gì, chỉ thấy dường như Hà Nội giống hệt một chàng trai tổn
thương vì đã trở thành đàn ông không phải trong đêm của tình yêu mà của nhà thổ. Em từng
đọc nó ở đâu đó nhưng chỉ có khi ấy mới thấy thấm thía.
Ẩm thực
Trong tứ khoái của nhân gian thì ăn đứng đầu, bởi lẽ chỉ có cái sự khoái này là có thể nâng lên
hàng nghệ thuật với nhiều triết lý nhân sinh. Mà đã là nghệ thuật thì không ai gọi ăn là... ăn cả,
nghe không có tí… nghệ thuật nào. Người ta gọi là ẩm thực. Nghệ thuật ẩm thực.
Cà phê chiều thứ bảy
Ăn vốn dĩ không chỉ có cắn, nhai và nuốt, để nuôi dưỡng cơ thể. Ăn còn phải thưởng thức nữa.
Phải biết cái lẽ ngon, cái lẽ dở. Sành điệu hay không chính là ở cái lẽ ngon dở này, không thì có
khác nào gặm gỗ mục, khác nào con bò đang gặm cỏ ngoài kia? Cho nên, các cụ đã truyền lại
con cháu "mật thuật" các món ngon:
- Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà nhảy ổ
- Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà mái ghẹ.
Toàn những món ngon! Mới nghe qua là đã thèm nhỏ dãi. (Nói khí không phải, các bí quyết
mật thuật này có lẽ là do các cụ ông truyền lại. Chứ cụ bà thì đề cập cái khoản "gái một con, gái
đoạn tang" làm gì, các bác nhở?)
Món ăn có ngon còn phải nhờ ở tài người biết nấu. Người biết nấu chủ yếu là ở khâu nêm nếm
gia vị, tuỳ món, tuỳ nguyên liệu mà gia giảm, thêm vào bớt ra mà tạo nên mùi vị đặc trưng của
món. Như cái món thịt gà mà không có lá chanh, cái món thịt lợn mà không có hành, thịt chó
mà không có củ riềng thì nhạt nhẽo và vô vị biết bao.
Con gà cục tác lá chanh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status