Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng - Pdf 43

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––

HỒ ĐÌNH TOÀN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––

HỒ ĐÌNH TOÀN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 60.62.01.16


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tụy giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Nguyên Bình, phòng Nông
nghiệp huyện Nguyên Bình, UBND xã Minh Tâm, UBND xã Minh Thanh,
UBND xã Hưng Đạo cùng toàn thể các hộ gia đình được tiến hành điều tra,
khảo sát đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trong quá trình điều tra,
khảo sát tại địa phương để tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS
Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Học viên

Hồ Đình Toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 27
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 29
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế hộ ............................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Giới thiệu chung về huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ........................ 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 34
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình ............... 39
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra.................................................. 39
3.2.2. Các nguồn lực sản xuất của nhóm hộ điều tra ...................................... 41
3.2.3. Các nguồn thu nhập của nhóm hộ điều tra ............................................. 52
3.2.4. Các khoản chi của nhóm hộ điều tra ...................................................... 57
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................ 58
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng ......................................................................................... 62
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 62
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 63
3.5. Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................ 65
3.5.1. Quan điểm, phương hướng về phát triển kinh tế hộ huyện Nguyên
Bình giai đoạn 2016-2020 ............................................................................... 65


Bộ Công thương

2

BLĐTBXH

Bộ Lao động thương binh và xã hội

3

BNV

Bộ Nội vụ

4

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

6

CT


Nghị định

12

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

13



Quyết định

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

TTg

Thủ tướng chính phủ

16

TTLT

Bảng 3.5: Quy mô lao động bình quân/hộ ...................................................... 45
Bảng 3.6: Chất lượng lao động của nhóm hộ điều tra .................................... 46
Bảng 3.7: Phương tiện, công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra ..................... 47
Bảng 3.8: Nhu cầu vốn của nhóm hộ điều tra ................................................. 50
Bảng 3.9: Thu nhập từ nông, lâm nghiệp của nhóm hộ điều tra ..................... 53
Bảng 3.10: Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ điều tra.... 55
Bảng 3.11: Tổng thu nhập của nhóm hộ điều tra ............................................ 56
Bảng 3.12: Cơ cấu chi của nhóm hộ điều tra .................................................. 58
Bảng 3.13: Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của các hộ
điều tra............................................................................................. 61
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra ....................................... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được
phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình
lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 70% dân số
đang sinh sống ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn,
chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế hộ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình
tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hộ và
những chính sách liên quan đến phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay.
- Quá trình thực hiện luận văn sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện
kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân học viên.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh và
phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
hiện nay.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các thế hệ học viên, sinh viên các
khóa tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh
đạo, các sở ban ngành liên quan của tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Bình nói riêng đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh

(Nguyễn Văn Huân,1993).
Như vậy, bản chất của kinh tế hộ là một loại hình kinh tế trong đó các
hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê)
và mục đích của loạt hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ
gia đình (không phải mục đích chính là sản xuất hàng hoá để bán).
Phát triển kinh tế hộ là sự tăng trưởng cả về mặt lượng lẫn mặt chất
của kinh tế hộ. Về mặt lượng, phát triển kinh tế hộ thông qua sự gia tăng về
số hộ, gia tăng quy mô từ đó làm gia tăng kết quả đầu ra. Về mặt chất, phát
triển kinh tế hộ được thể hiện ở sự gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
hộ gia đình, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng tích lũy; gia tăng đóng
góp cho xã hội (Nguyễn Văn Huân,1993).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

1.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ
- Kinh tế hộ không có tư cách pháp nhân: Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự
quy định một tổ chức có tư cách pháp nhân phải đủ 04 điều kiện: (1) Thành
lập hợp pháp; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá
nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4) Nhân danh mình
tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Do kinh tế hộ không đủ
điều kiện về tổ chức và tài sản nên không phải là pháp nhân.
- Kinh tế hộ là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ: Theo Nghị định số
43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 thì kinh tế hộ chỉ được sử dụng tối đa không
vượt quá 10 lao động và chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, do đó xét về
quy định của pháp luật hộ kinh doanh thường có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít.
Sản xuất của kinh tế hộ còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục

Kinh tế hộ được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên xét
theo mục tiêu nghiên cứu thì đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế hộ theo cơ
cấu ngành nghề. Theo tiêu chí này, kinh tế hộ được phân chia thành các loại:
- Hộ thuần nông: là hộ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ thuần nông là
từ nghề nông. Ngoài ra hộ thuần nông có thể tham gia và có thu nhập từ các
hoạt động khác nhưng thời gian tham gia và thu nhập mang lại cho hộ chiếm
tỷ lệ thấp so với thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Hộ kiêm nghề: là hộ vừa hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp, vừa hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp. Tỷ lệ thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hai lĩnh vực này gần
tương đương nhau.
- Hộ chuyên nghề: là hộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh
vực, ngành nghề phi nông nghiệp như cơ khí, mộc, nề, rèn, làm dịch vụ kỹ
thuật cho nông nghiệp. Ngoài ra hộ chuyên nghề có thể tham gia và có thu
nhập từ các hoạt động khác nhưng thời gian tham gia và thu nhập mang lại
cho hộ chiếm tỷ lệ thấp so với thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hoạt
động chuyên nghề của hộ (Mai Thị Thanh Xuân,2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

1.1.4. Các nguồn lực cơ bản của kinh tế hộ
- Lao động: là nguồn lực cơ sở của kinh tế hộ, là yếu tố cơ bản nhằm
phân biệt kinh tế hộ với các doanh nghiệp, công ty. Lao động của kinh tế hộ
được xác định là tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và


định rõ lượng tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ.
Trên cơ sở đó, xác định chính xác và đầy đủ các yếu tố nguồn lực phục vụ sản
xuất, từ đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác và hợp lý.
Trong nguồn vốn của hộ để sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có của
gia đình, các hộ còn huy động từ nguồn vốn vay, có thể là vay từ ngân hàng
hoặc vay từ an hem, bạn bè, người thân.
- Phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh: khi đã hội đủ các
điều kiện về đất đai, lao động, nguồn vốn thì trước khi muốn tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, bắt buộc các hộ phải có phương tiện sản xuất.
Muốn sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình phải có máy cày bừa hoặc trâu, bò để
lấy sức kéo; Máy bơm nước để phục vụ tưới tiêu; Máy tuốt lúa để thu hoạch;
Bình bơm thuốc trừ sâu để phun thuốc trừ sâu…Muốn sản xuất kinh doanh
các hoạt động chuyên nghề như làm mộc, làm cơ khí, hộ gia đình cần phải có
máy cưa, máy xẻ, máy cắt, máy hàn, máy khoan…Nếu các hộ gia đình được
trang bị đầy đủ các phương tiện sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ
trong sản xuất kinh doanh và ngược lại (Đào Thế Tuấn,1997).
1.1.5. Vai trò của kinh tế hộ
- Kinh tế hộ với vấn đề việc làm
Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng và
với cả nước nói chung, đặc biệt nước ta có tới 80% dân sống ở nông thôn.
Nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh hay sự thu hút lao động ở
các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở nước ta còn rất hạn chế.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là động
lực của nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
vẫn đang ở mức thấp. Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa
được sử dụng, chiếm khoảng 25% lao động. Do đó, kinh tế hộ có vai trò rất
quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm. Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao
động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng là nguồn cung cấp chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

thôn, nâng cao đời sống nông dân.
- Kinh tế hộ có khả năng thích ứng được với thị trường, thúc đẩy sản
xuất hàng hoá phát triển. Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất
hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và nhu
cầu của thị trường họ có thể tính toán sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
Hộ sản xuất tự bản thân mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả
kinh tế cao nhất mà không phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với
quy mô nhỏ, hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những
sản phẩm không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản
phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp
trên quy định. Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà
nhập với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất
đã từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Như vậy,
kinh tế hộ có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó
có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội (Đào Thế
Tuấn,1997).
Tóm lại, với gần 70% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ có
vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài
nguyên lâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động,
tận dụng tiềm năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường
ngày càng thể hiện rõ nét. Người lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất
kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất của

làm giàu của người dân ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của
kinh tế hộ. Đây là chỉ tiêu khó đánh giá vì học vấn cao chưa hẳn có năng lực
sản xuất kinh doanh giỏi và ngược lại. Tuy nhiên qua khảo sát phần lớn các
hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả tỷ lệ thuận với trình độ học vấn của hộ.
- Quy mô và tính chất của thị trường. Thị trường tiêu thụ quyết định
sản lượng bán ra, do đó nhu cầu thị trường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của kinh tế hộ. Trong cơ chế thị trường, các hộ hoàn toàn tự do lựa chọn loại
sản phẩm mà thị trường cần trong điều kiện sản xuất của họ. Từ đó, kinh tế hộ
mới có điều kiện để phát triển (Trần Hoàng Hà, 2014).
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ trên thế giới và bài học kinh
nghiệm với Việt Nam
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam
của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

với biển Nhật Bản, phía tây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Hàn
Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng
100,032 km2, dân số hơn 48 triệu người. Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển
mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh
Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu
Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới. Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt như
vậy là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Vào năm 1961
khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hết người dân không thể

Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế hộ là nông dân ở đâu cũng vậy, họ thích làm theo ý mình. Bổn
phận của Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ có
lợi hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy
móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy
nông nghiệp. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, phải có trợ giúp nhưng phải có
cạnh tranh mới thành công. Mô hình hợp tác xã không thích hợp với cạnh
tranh. Do đó, họ biến mỗi gia đình, mỗi làng xã thành một công ty và Hàn
Quốc đã đi theo hướng đó. Kết quả là đời sống khu vực nông thôn được cải
thiện rõ rệt. Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố.
Đến năm 1979, có tới 98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế (Nguyễn
Hoàng Anh, 2014).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm đến
80%, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là mấu chốt
nhằm thực hiện hiện đại hoá Trung Quốc. Thành tựu nổi bật trong đổi mới ở
Trung Quốc là xuất phát từ đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế
nông thôn. Ba đặc trưng quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc là phát triển công nghiệp hương trấn,
ngành nghề hóa nông nghiệp và thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Trong những năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp của Trung
Quốc thường đi kèm với phát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là
công nghiệp hương trấn. Sở dĩ công nghiệp hương trấn của Trung quốc phát
triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là
có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Một phần lớn các doanh nghiệp hương trấn
hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhờ đó lao động nông thôn có nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

tiểu nông của các hộ gia đình dần đi vào tiêu chuẩn hóa, tổ chức tiêu thụ nông
sản một cách khoa học để tối đa hóa lợi nhuận cho người dân.
- Năm là, xã hội hóa dịch vụ, đi vào thúc đẩy kết hợp chặt chẽ các yếu
tố sản xuất, cung cấp dịch vụ toàn diện cho các khâu trong dây chuyền ngành
nghề hóa. Con đường phát triển ngành nghề hóa nông nghiệp ở Trung Quốc
được tóm tắt một cách khái quát là căn cứ vào đòi hỏi của sản xuất lớn hiện
đại hóa, theo chiều dọc thì nhất thể hóa các khâu sản xuất – chế biến – tiêu
thụ; theo chiều ngang thì thực hiện kinh doanh theo chiều sâu các yếu tố sản
xuất như vốn, kỹ thuật, nhân tài,… hình thành cục diện kinh doanh chuyên
môn hóa sản xuất, thương phẩm hóa sản phẩm, xã hội hóa dịch vụ. Phát triển
ngành nghề hóa nông nghiệp Trung Quốc được tiến hành theo 5 hình thức chủ
yếu là:
- Doanh nghiệp kết hợp với hộ gia đình: Công ty đóng vai trò là đầu tàu
làm thành thực thể kinh tế kinh doanh từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
- Tổ chức kinh tế hợp tác kết hợp với hộ gia đình nông thôn: Các tổ
chức kinh tế hợp tác thông qua các tổ chức trung gian, mạng lưới dịch vụ, liên
hệ với đông đảo các hộ gia đình thực hiện gắn kết các khâu sản xuất, chế biến,
tiêu thụ.
- Hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp kết hợp với hộ gia đình
nông thôn: Hiệp hội cung cấp cho nông dân toàn bộ hoạt động từ thông tin
khoa học kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất; tư liệu sản xuất vận chuyển, tiêu thụ.
- Hợp tác xã kết hợp với hộ gia đình nông thôn: Hợp tác xã do một
hoặc nhiều hộ, hoặc các tập thể, các công ty cổ phần tạo thành, hoạt động theo

- Đối với nông nghiệp
+ Thứ nhất, Nhật Bản tập trung đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
nông nghiệp với chính sách phát triển sản xuất có chọn lọc và hoàn thiện cơ
cấu nông nghiệp. Để việc áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá có hiệu
quả, các viện nghiên cứu đã tăng cường liên kết với các trường đại học, các hệ
thống khuyến nông, các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận công
nghệ, trang thiết bị tiên tiến giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông
nghiệp tăng trưởng ổn định.
+ Thứ hai, nông nghiệp giai đoạn đầu thường tăng trưởng dựa trên
thành quả của cải cách ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng đất tạo động lực và cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status