Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng - Pdf 43

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––

HỒ ĐÌNH TOÀN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––

HỒ ĐÌNH TOÀN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn


nghiệp huyện Nguyên Bình, UBND xã Minh Tâm, UBND xã Minh Thanh,
UBND xã Hưng Đạo cùng toàn thể các hộ gia đình được tiến hành điều tra,
khảo sát đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trong quá trình điều tra,
khảo sát tại địa phương để tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS
Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Học viên

Hồ Đình Toàn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIỆT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 2
4. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ ........................................................................ 4

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 34
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình ............... 39
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra.................................................. 39
3.2.2. Các nguồn lực sản xuất của nhóm hộ điều tra ...................................... 41
3.2.3. Các nguồn thu nhập của nhóm hộ điều tra ............................................. 52
3.2.4. Các khoản chi của nhóm hộ điều tra ...................................................... 57
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................ 58
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng ......................................................................................... 62
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 62
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 63
3.5. Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................ 65
3.5.1. Quan điểm, phương hướng về phát triển kinh tế hộ huyện Nguyên
Bình giai đoạn 2016-2020 ............................................................................... 65


v

3.5.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................ 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH ............................................................ 81


vi

5

BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

6

CT

Chỉ thị

7

CP

Chính phủ

8

ĐVT

Đơn vị tính

9



Lao động


15

TTg

Thủ tướng chính phủ

16

TTLT

Thông tư liên tịch

17

TW

Trung ương

18

UBND

Ủy ban nhân dân

TT


i

LỜI CAM ĐOAN

vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Sự phát
triển kinh tế hộ gia đình đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ
và cơ cấu, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế
nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước.
Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách
thành phố Cao Bằng 45 km về phía tây. Trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển kinh tế của tỉnh, kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình đã có nhiều
chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng cao, chất lượng cuộc
sống được cải thiện. Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được trong nền
kinh tế thị trường, có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa
phương. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế hộ vẫn còn nhiều khó khăn, thách
thức như sự phát triển còn thiếu bền vững; quy mô sản xuất của hộ còn manh
mún, nhỏ lẻ; thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động; các hộ vẫn chủ


2

yếu là sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất theo hình thức trang trại còn ít; sự
chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa tập trung còn chậm, chưa thực sự rõ nét.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng" làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế hộ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình
tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ
1.1.1. Khái niệm kinh tế hộ, phát triển kinh tế hộ
Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, có nhiều khái niệm về kinh tế hộ. Tuy
nhiên, các khái niệm đều xem “hộ” là một cơ sở kinh tế có các tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản
xuất và thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc
trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với
mức độ hoàn hảo không cao. Khái niệm kinh tế hộ được hiểu như sau: “Kinh
tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong
đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động
kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ
yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm
phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng”
(Nguyễn Văn Huân,1993).
Như vậy, bản chất của kinh tế hộ là một loại hình kinh tế trong đó các
hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê)
và mục đích của loạt hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ
gia đình (không phải mục đích chính là sản xuất hàng hoá để bán).
Phát triển kinh tế hộ là sự tăng trưởng cả về mặt lượng lẫn mặt chất
của kinh tế hộ. Về mặt lượng, phát triển kinh tế hộ thông qua sự gia tăng về
số hộ, gia tăng quy mô từ đó làm gia tăng kết quả đầu ra. Về mặt chất, phát
triển kinh tế hộ được thể hiện ở sự gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
hộ gia đình, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng tích lũy; gia tăng đóng
góp cho xã hội (Nguyễn Văn Huân,1993).


5

6

- Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và công cụ
truyền thống, do đó năng suất lao động thấp. Do vậy, tích lũy của hộ chủ yếu
chỉ dựa vào lao động gia đình là chính.
- Trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế,
chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời trước truyền lại cho đời sau. Vì vậy, nhận
thức của chủ hộ về luật pháp, về kinh doanh, cũng như về kinh tế thị trường
rất hạn chế (Mai Thị Thanh Xuân,2013).
1.1.3. Phân loại kinh tế hộ
Kinh tế hộ được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên xét
theo mục tiêu nghiên cứu thì đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế hộ theo cơ
cấu ngành nghề. Theo tiêu chí này, kinh tế hộ được phân chia thành các loại:
- Hộ thuần nông: là hộ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ thuần nông là
từ nghề nông. Ngoài ra hộ thuần nông có thể tham gia và có thu nhập từ các
hoạt động khác nhưng thời gian tham gia và thu nhập mang lại cho hộ chiếm
tỷ lệ thấp so với thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Hộ kiêm nghề: là hộ vừa hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp, vừa hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp. Tỷ lệ thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hai lĩnh vực này gần
tương đương nhau.
- Hộ chuyên nghề: là hộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh
vực, ngành nghề phi nông nghiệp như cơ khí, mộc, nề, rèn, làm dịch vụ kỹ
thuật cho nông nghiệp. Ngoài ra hộ chuyên nghề có thể tham gia và có thu
nhập từ các hoạt động khác nhưng thời gian tham gia và thu nhập mang lại
cho hộ chiếm tỷ lệ thấp so với thời gian tham gia và thu nhập mang lại từ hoạt
động chuyên nghề của hộ (Mai Thị Thanh Xuân,2013).


để phân biệt hộ nông dân với các doanh nghiệp hoặc công ty. Cần phải xác


8

định rõ lượng tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ.
Trên cơ sở đó, xác định chính xác và đầy đủ các yếu tố nguồn lực phục vụ sản
xuất, từ đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác và hợp lý.
Trong nguồn vốn của hộ để sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có của
gia đình, các hộ còn huy động từ nguồn vốn vay, có thể là vay từ ngân hàng
hoặc vay từ an hem, bạn bè, người thân.
- Phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh: khi đã hội đủ các
điều kiện về đất đai, lao động, nguồn vốn thì trước khi muốn tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, bắt buộc các hộ phải có phương tiện sản xuất.
Muốn sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình phải có máy cày bừa hoặc trâu, bò để
lấy sức kéo; Máy bơm nước để phục vụ tưới tiêu; Máy tuốt lúa để thu hoạch;
Bình bơm thuốc trừ sâu để phun thuốc trừ sâu…Muốn sản xuất kinh doanh
các hoạt động chuyên nghề như làm mộc, làm cơ khí, hộ gia đình cần phải có
máy cưa, máy xẻ, máy cắt, máy hàn, máy khoan…Nếu các hộ gia đình được
trang bị đầy đủ các phương tiện sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ
trong sản xuất kinh doanh và ngược lại (Đào Thế Tuấn,1997).
1.1.5. Vai trò của kinh tế hộ
- Kinh tế hộ với vấn đề việc làm
Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng và
với cả nước nói chung, đặc biệt nước ta có tới 80% dân sống ở nông thôn.
Nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh hay sự thu hút lao động ở
các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở nước ta còn rất hạn chế.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là động
lực của nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
vẫn đang ở mức thấp. Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa

từng loại cây trồng vật nuôi để từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế ở nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân.
- Kinh tế hộ có khả năng thích ứng được với thị trường, thúc đẩy sản
xuất hàng hoá phát triển. Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất
hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tụy giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Nguyên Bình, phòng Nông
nghiệp huyện Nguyên Bình, UBND xã Minh Tâm, UBND xã Minh Thanh,
UBND xã Hưng Đạo cùng toàn thể các hộ gia đình được tiến hành điều tra,
khảo sát đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trong quá trình điều tra,
khảo sát tại địa phương để tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS
Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Học viên

Hồ Đình Toàn



của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp


12

với biển Nhật Bản, phía tây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Hàn
Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng
100,032 km2, dân số hơn 48 triệu người. Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển
mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh
Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu
Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới. Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt như
vậy là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Vào năm 1961
khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hết người dân không thể
đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, nền kinh tế thuần nông lúc đó cũng phải
chịu những trận lũ lụt nối tiếp, hạn hán triền miên, nạn đói đã từng xảy ra
không bỏ sót một vùng đất nào, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee
nhận ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân
không có quyết tâm tự lực. Chính vì vậy, ông đã ban hành chính sách tập
trung phát triển nông thôn, xây dựng phong trào Saemaeul (còn gọi
là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cư dân mới ra đời). Saemaul
Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là “chuyên cần – tự giác – hợp tác”.
Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói
riêng và sự phát triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung.
Cụ thể là chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng
lên, sản xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh ‘nông dân là người chủ đích
thực’. Ban đầu chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính
quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng số xi măng này. Người dân
tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xây dựng làng xã. Kết quả là sau một
thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có những cải thiện rõ rệt về bộ
mặt nông thôn. Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư

Trong những năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp của Trung
Quốc thường đi kèm với phát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là
công nghiệp hương trấn. Sở dĩ công nghiệp hương trấn của Trung quốc phát
triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là
có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Một phần lớn các doanh nghiệp hương trấn
hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhờ đó lao động nông thôn có nhiều


14

cơ hội tiếp cận việc làm, qua đó thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở nông
thôn. Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh
tế quốc tế, bản thân nông nghiệp của Trung Quốc cũng phải tự đổi mới để
thích nghi để giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nông dân
với những thay đổi nhanh chóng và khó dự báo trước của thị trường. Qua một
số thử nghiệm và chọn lọc, Trung Quốc đưa ra chính sách về “ngành nghề
hóa nông nghiệp” nhằm tìm lời giải cho phát triển nông nghiệp và nông thôn
Trung Quốc. Ngành nghề hóa nông nghiệp ở Trung Quốc được hiểu là việc tổ
chức kết hợp giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông
hộ cùng với các tổ chức kinh tế khác tiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, kết
nối các khâu thành một dây chuyền. Ngành nghề hóa nông nghiệp ở Trung
Quốc bao gồm 5 đặc trưng cơ bản sau:
- Một là, nhất thể hóa ngành nghề, liên kết hữu cơ giữa các ngành nông
nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất; thực hiện nhất thể hóa
thương mại, gia công và chế biến nông sản hàng hóa, liên kết nhiều hộ gia
đình sản xuất nhỏ với thị trường lớn, liên kết giữa công nghiệp tiên tiến và
nông nghiệp truyền thống, liên kết thành thị với nông thôn, thúc đẩy chuyên
môn hóa sản xuất, dịch vụ hóa xã hội, kết nối các khâu sản xuất - gia công vận chuyển - tiêu thụ nông sản hàng hóa thành một dây chuyền cùng thúc đẩy
và phối hợp phát triển.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ................................................... 11
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ trên thế giới và bài học kinh
nghiệm với Việt Nam ...................................................................................... 11
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số địa phương trong nước
và bài học kinh nghiệm với huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng ................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26


16

Ngành nghề hóa nông nghiệp đã hóa giải được nhiều nhân tố kìm hãm
sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc vì:
- Thứ nhất, đây là lối thoát cơ bản để giải quyết mâu thuẫn giữa sản
xuất nhỏ và thị trường lớn. Kinh tế hộ có đặc điểm là sản xuất nhỏ do chủ thể
phân tán, yếu kém, cơ sở mỏng manh nên khó đối phó với rủi ro thị trường,
không nắm bắt được các thông tin của thị trường, dẫn đến sản xuất mù quáng,
khó sử dụng kỹ thuật mới, giá thành sản phẩm cao. Phát triển kinh doanh
ngành nghề hóa sẽ có thể bù đắp những thiếu sót trên.
- Thứ hai, đây là biện pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả tổng hợp
của nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Sản xuất nông
nghiệp nhờ gắn bó với các khâu gia công, tiêu thụ nên không ngừng tăng giá
trị nhất là các công đoạn chế biến. Đồng thời, lượng công việc trong lĩnh vực
nông nghiệp cũng tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
- Thứ ba, làm cho cơ cấu nông nghiệp và nông thôn được điều chỉnh để
đạt hiệu quả cao nhất, thu nhiều giá trị nhất (Việt Hà, 2007).
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ, Nhật Bản đã thực hiện nhiều
chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cụ thể như sau:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status